„Quyền tự quyết của nhân dân Miền Nam là quyền thiêng liêng, không thể chuyển nhượng và các quốc gia phải tôn trọng.
Nhân dân Miền Nam Việt Nam sẽ quyết định chính phủ tương lai cho Nam Việt Nam qua cuộc bầu cử thật sự tự do và dân chủ dưới sự giám sát quốc tế.“
Trần Xuân Thời
Nhân Triển Lãm 50 năm ký Hiệp Định Paris (1973-2023) tại Hotel De Ville Verrières le Buisson, Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia trên toàn thế giới tố cáo với Thế Giới Tự Do Cộng Sản Việt Nam vi phạm Hiệp Định Paris và xâm lăng Việt Nam Cộng Hòa năm 1975.
Hiệp định Paris (Paris Agreement on Ending the War and Restoring Peace in Vietnam) ngày 21 tháng 1 năm 1973 công nhận quyền Dân Tộc Tự Quyết của Miền Nam Việt Nam: Chương IV Điều 9 (a) Quyền tự quyết của nhân dân Miền Nam là quyền thiêng liêng, không thể chuyển nhượng và các quốc gia phải tôn trọng. (b) Nhân dân Miền Nam Việt Nam sẽ quyết định chính phủ tương lai cho Nam Việt Nam qua cuộc bầu cử thật sự tự do và dân chủ dưới sự giám sát quốc tế.
Trong thực tế CS Hà Nội đã vi phạm Hiệp Định Paris, xâm lăng VNCH và áp đặt chế độ độc tài CS lên nhân dân miền Nam Việt Nam từ 1975 đến nay.
Quyền “Dân Tộc Tự Quyết” (Right to Self-Determination)
(1)-Ý niệm DTTQ đã được đề cập đến từ thế kỷ thứ 16 “All nations have the right to govern themselves and can accept the political regime it wants, even if it is not the best “. Các dân tộc có quyền tự trị và chấp nhận chế độ chính trị theo ý muốn, dù chế độ đó chưa được hoàn mỹ.
Năm 1918, Tổng Thống Hoa Kỳ Woodrow Wilson (1913-1921) đã từng tuyên bố “National aspirations must be respected, people may now be determined and governed only by their own consent. “Self-determination” is not a mere phrase; it is an imperative principle of action” Nguyện vọng của các quốc gia phải được tôn trọng, các dân tộc từ nay có thể tự quản theo ý muốn của mình. Dân tộc tự quyết không phải chỉ là một câu văn, mà là một nguyên tắc hướng dẫn hành động.
(2) Chương 1, Điều 1, khoản 2 của bản Hiến Chương Liên Hiệp Quốc (United Nations Charter- 1945) đã ấn định: “The purpose of the United Nations is to develop friendly relations among nations based on the respect for the people of equal rights and self-determination of peoples, and to take appropriate measures to strengthen the universal peace”. Mục đích của bản HCLHQ là để phát triển liên hệ thân hữu giữa các quốc gia đặt căn bản trên sự tôn trọng nguyên tắc công bằng và quyền dân tộc tự quyết của các dân tộc và áp dụng những biện pháp thích nghi để thăng tiến nền hoà bình thế giới.
Chủ trương này còn được đề cập đến trong hai Công Ước về quyền chính trị (ICCPR) và quyền kinh tế xã hội (FCESCR) do LHQ ban hành: “All peoples have the right of self-determination. By virtue of that right, they freely determine their political status and freely pursue their economic, social and cultural developments”. Tất cả các dân tộc đều có quyền tự quyết. Bằng vào quyền này, họ được tự do quyết định về thể chế chính trị và tự do theo đuổi sự phát triển về kinh tế, xã hội và văn hóa của họ”.
(3) Chương 15 của bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền (Universal Declaration of Human Rights năm 1948) ấn định” Everyone has the right to self-determination and that no one should be arbitrarily deprived of a nationality or denied the right to change nationality”. Mọi người đều có quyền tự quyết, không ai bị tước đoạt quốc tịch hay bị từ chối quyền thay đổi quốc tịch.
“Right of a people to self-determination is a cardinal principle in modern international law – Jus cogens-. The right to freely choose their sovereignty and international political status with no interference”. Quyền dân tộc tự quyết là quyền căn bản trong luật quốc tế hiện đại. Quyền tự do chọn chủ quyền và vị thế chính trị trên chính trường quốc tế mà không bị can thiệp.
Quyền Dân Tộc Tự Quyết
Các Hiệp Ước Quốc Tế về Việt Nam.
(1)-Hiệp định Geneva ngày 20 tháng 7 năm 1954 do Cộng sản và thực dân ký kết đã tước đoạt quyền dân tộc tự quyết của nhân dân Việt Nam khi quyết định chia cắt đất nước VN thành hai miền Nam Bắc trước sự phản đối của chính phủ Quốc Gia Việt Nam do Quốc Trưởng Bảo Đại lãnh đạo.
Ngoại trưởng Trần Văn Đỗ đã bày tỏ thái độ qua lời phát biểu “Chính phủ Quốc gia Việt Nam yêu cầu Hội nghị ghi nhận một cách chính thức rằng Việt Nam long trọng phản đối cách ký kết Hiệp định cùng những điều khoản không tôn trọng nguyện vọng sâu xa của dân Việt. Chính phủ Quốc gia Việt Nam yêu cầu Hội nghị ghi nhận rằng Chính phủ tự dành cho mình quyền hoàn toàn tự do hành động để bảo vệ quyền thiêng liêng của dân tộc Việt Nam trong công cuộc thực hiện Thống nhất, Độc lập, và Tự do cho xứ sở” và đến năm 1956, chính phủ VNCH bác bỏ đề nghị hiệp thương giữa hai Miền Nam Bắc vì không thể có bầu cử tự do tại Miền Bắc do CS kiểm soát.
(2)-Hiệp định Paris (Paris Agreement on Ending the War and Restoring Peace in Vietnam) ngày 21 tháng 1 năm 1973 công nhận quyền Dân Tộc Tự Quyết của Miền Nam Việt Nam: Chương IV Điều 9 (a) Quyền tự quyết của nhân dân Miền Nam là quyền thiêng liêng, không thể chuyển nhượng và các quốc gia phải tôn trọng. (b) Nhân dân Miền Nam Việt Nam sẽ quyết định chính phủ tương lai cho Nam Việt Nam qua cuộc bầu cử thật sự tự do và dân chủ dưới sự giám sát quốc tế.
Trong thực tế CS Hà Nội đã vi phạm Hiệp Định Paris, xâm lăng VNCH và áp đặt chế độ độc tài CS lên nhân dân miền Nam Việt Nam từ 1975 đến nay.
Chapter IV, Article 9 (a): The South Vietnamese People’s right to self-determination is sacred, inalienable, and shall be respected by all countries. (b) The South Vietnamese People shall decide themselves the political future of South through genuinely free and democratic general elections under international supervision.”
Điều 19: Các quốc gia tham dự Hội nghị đồng ý triệu tập Hội Nghị quốc tế trong vòng 30 ngày kể từ ngày ký thỏa ước để công nhận thỏa ước đã được ký kết, bảo đảm chấm dứt chiến tranh, duy trì hòa bình cho Việt Nam, tôn trọng những quyền căn bản của nhân dân Việt Nam và quyền dân tộc tự quyết của nhân dân miền Nam Việt Nam, đóng góp và bảo đảm hòa bình tại Đông Dương.
Article 19: The parties agree on the convening of an international conference with 30 days of the signing of this agreement to acknowledge the signed agreements, to guarantee the ending of the war, the maintenance of peace in Vietnam, the respect of the Vietnamese people’s fundamental national rights, and the South Vietnamese people’s right to self-determination, and to contribute to and guarantee peace in IndoChina.
Thi hành điều 19 thượng dẫn, ngày 2 tháng 3 năm 1973, 12 quốc gia họp trước sự chứng kiến của Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc đã ký một văn kiện gọi là ACT of the Paris Agreement ending the War and restoring Peace for Vietnam.
(3)-Định Ước (Act of the Paris Agreement on ending the War and Restoring Peace in Viet Nam), do 12 quốc gia ký ngày 2 tháng 3 năm 1973 được xem như là bản “Tông Đồ Công Vụ” của 12 vị Bộ Trưởng Ngoại Giao của 12 thành viên tham gia vào Hòa Hội Paris, gồm có Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Việt Nam Cộng Hòa, Canada, Nam Dương, Ba Lan, Hung Gia Lợi, Trung Cộng, Cộng sản Bắc Việt và Việt Cộng.
Bản Định Ước này quy định biện pháp áp dụng trong trường hợp có sự vi phạm Hiệp Ước Ba Lê. Định ước này có tính cách quan trọng trong vấn đề đòi lại quyền dân tộc tự quyết cho Việt Nam khi Việt cộng vi phạm Hiệp Định Ba Lê xâm lăng Việt Nam Cộng Hoà, áp đặt chế độ độc tài đảng trị CS lên toàn dân Việt từ 1975 đến nay.
Điều 2 Bản Định Ước xác định nguyện vọng và các quyền cơ bản của nhân dân Việt Nam, độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, quyền dân tộc tự quyết của nhân dân Miền Nam Việt Nam phải được tôn trọng.
Article 2 The Agreement responds to the aspirations and fundamental national rights of the Vietnamese people, i.e. the independence, sovereignty, unity, and territorial integrity of Viet-Nam, to the right of the South Vietnamese people to self-determination, and to the earnest desire for peace shared by all countries in the world. The Agreement constitutes a major contribution to peace, self-determination, national independence, and the improvement of relations among countries. The Agreement and the Protocols should be strictly respected and scrupulously implemented”.
Điều 7(a) Nếu có sự vi phạm Hiệp Định Ba Lê nguy hại đến nền hòa bình, một hay nhiều quốc gia có quyền tham khảo với các quốc gia khác để quyết định biện pháp giải quyết (b) Hội Nghị Quốc Tế sẽ được tái triệu tập khi Hoa Kỳ và CS Hà Nội yêu cầu, (c) hoặc theo lời yêu cầu của sáu hay nhiều hơn trong 12 quốc gia tham dự vào bản Định Ước”. Nếu chúng ta vận động mạnh mẽ với 9 quốc gia tự do trong 12 thành viên ký vào bản Định Ước thì chúng ta có cơ hội thành công.
Article 7 (a) In the event of a violation of the Agreement or the Protocols which threatens the peace, the independence, sovereignty, unity, or territorial integrity of Viet-Nam, or the right of the South Vietnamese people to self-determination, the party signatory to the Agreement and the Protocols shall, either individually or jointly, consult with the other Parties to this Act with a view to determining necessary remedial measures. (b) The International Conference on Viet-Nam shall be reconvened upon a joint request by the Government of the United States of America and the Government of the Democratic Republic of Viet-Nam on behalf of the party signatory to the Agreement or (c) upon a request by six or more of the Parties to this Act.”.
(4)- Đạo luật Public Law 93-559 do Tổng Thống Gerald Ford ban hành ngày 30 tháng 12 năm 1974.
Điều 34(b) ấn định vấn đề tái triệu tập Hội Nghị Ba Lê “Để giảm thiểu sự đau khổ của nhân dân và mang lai hòa bình thực sự cho Đông Dương, Quốc hội khẩn thiết yêu cầu Tổng Thống và Bộ Trưởng Ngoại Giao áp dụng biện pháp sau đây (4) tái nhóm Hội Nghị Ba Lê để tìm phương cách thực thi toàn vẹn các điều khoản của Hội nghị ký ngày 27 tháng 1 năm 1973 về các thành viên liên hệ đến cuộc xung đột tại Việt Nam.
Section 34(b) (4): “In order to lessen the human suffering in Indochina and to bring about a genuine peace there, the Congress urges and requests the President and the Secretary of State to undertake the following measure …(4) to reconvene the Paris Conference to seek full implementation of the provisions of the Agreement of January 27, 1973 on the part of the Vietnamese parties to the conflict”.
Đạo luật này chưa được thực hiện hay hủy bỏ, do đó còn có hiệu lực. Mặc dù nhân sự đã thay đổi trong các chính phủ, nhưng trách nhiệm thi hành các hiệp ước, đạo luật không phải vì thế mà bị thời tiêu.
Phương cách thực thi quyền Dân Tộc Tự Quyết
Các quốc gia tự do thường tôn trọng những gì họ đã ký kết, nghĩa là dùng phương thức vương đạo, giấy trắng mực đen. Phương thức bá đao không phải sở trường của người quốc gia. Mỗi khi quyền lợi bị vi phạm, chúng ta có quyền đặt vấn đề, khiếu nại. Do đó chúng ta không ngại khi phải yêu cầu các quốc gia tự do tái xét và thực thi những điều đã ký kết, trước sự hiện diện của đại diện Liên Hiệp Quốc, hoàn trả quyền dân tộc tự quyết cho nhân dân Việt Nam như đã được quy định trong luật quốc tế và trong các văn kiện quốc tế đã được ký kết liên quan đến Việt Nam.
Kết quả nhanh hay chậm còn tùy hoàn cảnh, nhưng còn tốt hơn ngồi than thân trách phận, chê bai lẫn nhau hay nguyền rủa bóng tối. Chúng ta phải vận động tích cực trong tất cả các quốc gia có người Việt cư ngụ, vận động đồng loạt và liên tục. Nếu đã bắt đầu nhưng chưa thành công, thì phải bắt đầu lại, như Platon đã nói: “Hãy bắt đầu vì đó là ngưỡng cửa của sự thành công”.
Quyền dân tộc tự quyết có thể thực thi qua các cuộc tổng tuyển cử, trưng cầu dân ý, bầu cử tự do. Tổ chức bầu cử tự do tại Việt Nam là một trong những giải pháp mà các cộng đồng, đoàn thể đang chuẩn bị và vận động. Tập thể người Việt Quốc Gia còn yêu cầu LHQ, Hoa Kỳ và các quốc gia tự do hỗ trợ giải pháp tổ chức bầu cử tự do như đã quy định trong các văn kiện quốc tế. Nghĩa là không đặt vấn đề vu vơ mà nói có sách, mách có chứng.
Điều 9(b) Hoà Ước Ba Lê ký ngày 27/1/73 đã quy định:
“The South Vietnam shall decide themselves the political future of South Vietnam through genuinely free and democratic general elections under the international supervision – Miền Nam Việt Nam sẽ tự quyết định thể chế chính trị cho tương lai Miền Nam Việt Nam bằng các cuộc bầu cử thực sự tự do và dân chủ dưới sự giám sát quốc tế”. Có như vậy mới thể hiện được tinh thần tự do, dân chủ như đã được ấn định trong bản Tuyên Ngôn Quốc Tê`Nhân Quyền mà tất cả các nước hội viên đã ký kết khi gia nhập Liên Hiệp Quốc.
Điều 21 Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền ấn định:
(1) “Mọi người đều có quyền tham chính trực tiếp hoặc gián tiếp được tuyển chọn qua các cuộc bầu cử tự do.” Everyone has the right to take part in the government of his country, directly or through freely chosen representatives”. Cộng sản VN khủng bố và cấm đoán người Việt quốc gia ứng cử, các ứng cử viên đều do đảng Cộng Sản đề cử. “Đẳng cử, dân bầu”.
(2) “Mọi người đều có quyền ngang nhau trong việc sử dụng các tiện ích công cộng. “Everyone has the right of equal access to public service in his country”. Cộng Sản VN dành mọi tiện nghi, đặc quyền đặc lợi, dịch vụ công cộng cho cán bộ, đảng viên cộng sản, kỳ thị và kìm kẹp người Việt quốc gia trong mọi dịch vụ, sinh hoạt kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục.
(3) Chính quyền phải lấy ý chí chung của toàn dân làm căn bản, ý chí này sẽ được thể hiện qua các cuộc bầu cử định kỳ và thực sự bằng thể thức phổ thông đầu phiếu, kín, hoặc bằng các phương thức bầu cử tự do tương đương.” The will of the people shall be the basis of the authority of government; this will shall be expressed in periodic and genuine elections which shall be by universal and equal suffrage and shall be held by secret vote or by equivalent free voting procedures”.
Suốt 47 năm thống trị toàn cõi Việt Nam sau 1975, cộng sản Hà nội tự biên tự diễn, không do ý chí của toàn dân Việt Nam tấn phong thể hiện qua các cuộc bầu cử tự do.
Đảng Cộng Sản xâm lăng Việt Nam đã hình thành một giai cấp tài phiệt mới và quyết tâm phân chia đặc quyền, đặc lợi giữa các đảng viên, để “áo xiêm buộc trói lấy nhau”, thống trị đất nước trong cảnh bần cùng hóa nhân dân, khiến cho Việt Nam trở thành nghèo khổ nhất thế giới. Cộng sản rất sợ nhân dân giàu mạnh, vì phú quý sinh lễ nghĩa, đồng baò sẽ đòi hỏi tự do, dân chủ và mỗi khi giàu mạnh sẽ có đủ phương tiện lật đổ chế độ cộng sản.
Nếu giải quyết vấn đề chính trị cho Miền Nam Việt Nam theo những điều khoản của Hiệp Định Ba Lê 1973 và bản Tuyên Ngôn QTNQ thì “Toàn quốc Việt Nam” sẽ được tự do, dân chủ, phú cường và độc lập khỏi bị Hán hoá. Chúng ta hãy dồn nỗ lực vào mục tiêu chính là “Dân Chủ cho Việt Nam” (Democracy for Vietnam) trong tinh thần đánh thức lương tâm nhân loại, gây áp lực với khối Cộng sản qua nhiều lĩnh vực văn hoá, xã hội, kinh tế, chính trị, ngoại giao, công pháp quốc tế, bang giao quốc tế từ các đơn vị sinh hoạt địa phương như thành phố, quận, tiểu bang, liên bang, đến cấp quốc gia, hoàn vũ.
Trong mọi tổ chức ái hữu dân, quân, cán, chính, xã hội, tôn giáo, cộng đồng Việt Nam hải ngoại nên có một cơ cấu tổ chức phụ trách chương trình bảo vệ nhân quyền với chương trình vận động đồng bào Việt nam tự do tại hải ngoại và các cộng đồng tự do quốc tế hổ trợ công tác xây dựng dân chủ cho Việt Nam. Có như thế thì chúng ta mời thể hiện được thành tâm, thiện chí, thực sự lưu tâm đến quyền sống và nhân phẩm của đồng bào quốc nội một cách công khai, muôn người như một.
Chỉ có những chính quyền do nhân dân thực sự tự do tuyển chọn mới lưu tâm đến quyền lợi của dân chúng. Đây là vấn đề nhân đạo, là sứ mệnh thiêng liêng biểu lộ lương tâm chính trực. Chúng ta ở hải ngoại chỉ hưởng được hạnh phúc chân chính thực sự khi thấy đồng bào quốc nội được sống trong hạnh phúc.
Trong trường hợp giải pháp bầu cử tự do được thực hiện, để tránh vấn đề hợp thức hóa chế độ phi nhân CS hiện hữu, câu hỏi mà một số người quan tâm là liệu chúng ta có chuẩn bị đâỳ đủ các lực lượng quần chúng quốc nội và hải ngoại để hỗ trợ giải pháp bầu cử tự do.
Không ai đơn thương độc mã có thể hoàn thành sứ mệnh. Chúng ta cần có tổ chức, có đủ đại diện tại các quốc gia tự do, tại các tiểu bang có người Việt cư ngụ. Chúng ta vận động cán bộ địa phương trên toàn cõi VN gồm hơn 70 đơn vị hành chánh cấp tỉnh và thị xã nhằm âm thầm vận động quần chúng trong công tác “khai dân trí, chấn dân khí”. Nhất là phổ biến các tài liệu về quyền Dân Tộc Tự Quyết, bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và các văn kiện liên quan đến những quyền bất khả xâm phạm của con người, nỗ lực hỗ trợ các nhà tranh đấu cho nhân quyền ở quốc nội, một cách trực diện và qua các phương tiện truyền thông hiện đại.
Lực lượng nầy gồm những người dấn thân, không phân biệt tuổi tác, giới tính, sinh sống tại hải ngoại hay quốc nội, miễn là có khả năng hoạt động để chuẩn bị tư tưởng quần chúng vì tư tưởng lên khuôn cho hành động, nhằm ứng phó với tình thế biến chuyển và sẵn sàng hỗ trợ chính phủ, do đồng bào quốc nội tấn phong qua thủ tục bầu cử tự do. Đây là một trong những vấn đề trọng yếu cần sự hỗ trợ của các đoàn thể cộng đồng, ái hữu, tôn giáo, xã hội, chính trị, dân, quân, cán, chính hải ngoại để kiện toàn cơ cấu tổ chức, thống nhất hành động, hợp quần gây sức mạnh, vận động nội công, ngoại hợp trong giai đoạn 2, sau hơn 47 năm lưu vong ở hải ngoại.
Gần ½ thế kỷ trôi qua, thế hệ 30 phai mờ dần, thế hệ 40, 50… dù “hận nước chưa trả xong đầu đã bạc, nhưng gươm mài bóng nguyệt đã bao ngày”. Hãy cùng nhau mưu cầu đại sự, một phen tri kỷ, cùng nhau tiến thoái, trong tinh thần “Tổ Quốc-Danh Dự và Trách Nhiệm”
Được như vậy thì đại nghiệp cứu quốc mới mong chóng được viên thành. “Hãy bắt đầu, vì bắt đầu là ngưỡng cửa của sự thành công”.
Trần Xuân Thời
VNTB (14.01.2023)