Lời phản đối nhà thầu Trung cộng xây cao tốc mới ở Việt Nam xuất hiện trên một diễn đàn mạng, 28/5/2019

Một bản tuyên bố “phản đối dự án đường cao tốc Bắc-Nam” đang lan truyền trên mạng xã hội trong những ngày gần đây. Nêu ra một số quan ngại về chất lượng, tiến độ, an ninh, chính trị, tuyên bố của “các tổ chức xã hội dân sự và người dân khắp nơi” ở Việt Nam yêu cầu chính quyền “không vay vốn và nhận đầu tư từ Trung cộng” cho dự án này.

Nhiều người sử dụng Facebook, trong đó có các nhà hoạt động Nguyễn Thúy Hạnh và Huỳnh Ngọc Chênh, đã và đang chia sẻ bản tuyên bố trên trang cá nhân. Lời phản đối tương tự cũng được đăng trong diễn đàn Bàn luận về Kinh tế-Chính trị có hơn 190.000 thành viên và nhận được hành chục lời bình luận ủng hộ.

Theo tìm hiểu của VOA, bản tuyên bố được hơn 100 nhân sĩ, trí thức, nhà hoạt động đưa ra hồi cuối tháng 3. Bản tuyên bố xuất hiện trở lại trong những ngày này sau khi Bộ Giao thông-Vận tải Việt Nam tổ chức một hội nghị hôm 17/5 để “kêu gọi đầu tư” vào dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc-Nam phía Đông, giai đoạn 2017-2020.

Báo chí trong nước tường thuật rằng ông Nguyễn Danh Huy, Vụ trưởng Vụ Đối tác công-tư của bộ, nói với báo giới bên lề hội nghị rằng việc nhiều nhà đầu tư Trung cộng quan tâm đến dự án cao tốc Bắc-Nam là “điều hoàn toàn bình thường”.

Ông Huy nói thêm là nhà đầu tư Trung cộng “giống như” các nhà đầu tư đến từ các nước khác, vì thế “không nên phân biệt đối xử”.

Trong khi đó, một đoạn trích của tuyên bố đang lan truyền trên mạng dẫn ra một số dự án do Trung cộng thực hiện ở Việt Nam, như đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông ở thủ đô Hà Nội hay các nhà máy bauxite ở Tây Nguyên, để khẳng định rằng nhiều công trình do các nhà thầu Trung cộng thực hiện “đội vốn rất lớn”, “thi công dây dưa” và “chất lượng vô cùng tệ hại”.

Dự án Cát Linh-Hà Đông lâu nay bị xem là một ví dụ tệ hại về nhà thầu Trung cộng

Một nội dung nữa được bản tuyên bố nhấn mạnh là các nhà thầu Trung cộng thường áp dụng “thủ đoạn bỏ thầu rẻ” rồi sau đó “kết hợp với quan tham Việt Nam đẩy giá lên nhằm tham nhũng chia nhau”, gây thâm thủng ngân sách của Việt Nam, đồng thời “tạo thêm gánh nặng, góp phần làm kiệt quệ sức dân”.

Bản tuyên bố cũng nhắc lại cảnh báo bấy lâu nay rằng không ít công ty Trung cộng câu kết với quan chức có thẩm quyền trong nước để “đem các công nghệ lạc hậu và nhân lực Trung cộng, kể cả lao động phổ thông” vào Việt Nam, một mặt gây ra thiệt hại về kinh tế, mặt khác gây phức tạp an ninh xã hội.

Nhà hoạt động nữ Nguyễn Thúy Hạnh chia sẻ với VOA về suy nghĩ của bà khi ủng hộ bản tuyên bố:

“Nội dung bản tuyên bố đấy nó đúng với suy nghĩ, đúng với ý nguyện của hầu hết người dân Việt Nam. Tôi tuyệt đối không đồng ý cho nhà thầu Trung cộng ký hợp đồng để xây dựng công trình này”.

Các cá nhân và tổ chức xã hội dân sự đứng sau bản tuyên bố đưa ra yêu cầu chính quyền “không vay vốn và nhận đầu tư từ Trung cộng vì những lý do trên”.

Bên cạnh đó, trên bình diện rộng hơn, các tác giả bản tuyên bố cũng đề nghị cần tổ chức ngay việc lấy ý kiến rộng rãi từ nhân dân cũng như các chuyên gia Việt Nam trong và ngoài nước để tìm phương án tối ưu cho việc quyết định đầu tư cho các dự án.

Làm được như vậy sẽ “loại bỏ dứt khoát” các dự án được vẽ ra chỉ để phục vụ cho “các cơ hội tham nhũng” như từng xảy ra ở Việt Nam trong hơn 30 năm qua, theo bản tuyên bố.

Để văn bản này phát huy hiệu quả trên thực tế, nhà hoạt động Nguyễn Thúy Hạnh đưa ra lời kêu gọi:

“Tất cả mọi người hãy tẩy chay, hãy lên án việc nhà cầm quyền Việt Nam đang có ý định ký hợp đồng với nhà thầu Trung cộng. Nên có những thỉnh nguyện thư yêu cầu phải có trưng cầu dân ý cho những quyết định lớn như thế này, liên quan đến kinh tế, an ninh quốc gia”.

Bà Hạnh nói thêm người dân khó có thể làm gì khác vì các cuộc gặp giữa cử tri với đại biểu quốc hội lâu nay chỉ là những sự kiện được dàn xếp, mang tính hình thức, còn các cuộc biểu tình sẽ “bị dập tắt ngay từ đầu”.

Đồ học của dự án cao tốc Bắc-Nam. (Ảnh chụp màn hình Người Lao Động)

Trong khuôn khổ dự án đường bộ cao tốc Bắc-Nam phía Đông, gần 119.000 tỉ đồng (hơn 5,3 tỉ đô la) sẽ được đầu tư để xây dựng mới 654 kilomet đường. Khi hoàn thành, tuyến đường được xem như xương sống của Việt Nam sẽ đi qua 13 tỉnh thành, chạy từ Hà Nội tới Vĩnh Long. Nó bao gồm phần đường sẽ xây mới kể trên nối vào một số đoạn đường bộ cao tốc đã đưa vào sử dụng, như đường Pháp Vân-Ninh Bình, hay Đà Nẵng-Quảng Ngãi.

Trong 2 tháng gần đây, trước thông tin nhà thầu Trung cộng đề xuất được tham gia dự án, nhiều chuyên gia, nhà phân tích, người có ảnh hưởng trên mạng xã hội như tiến sĩ Lê Đăng Doanh, phó giáo sư tiến sĩ Mạc Văn Trang, tiến sĩ Nguyễn Ngọc Chu, bà Phạm Chi Lan, nhà báo Hoàng Hải Vâ, v.v… đã bày tỏ lo lắng trên báo chí chính thống và mạng xã hội, thậm chí ví việc để cho Trung cộng thực hiện dự án này và các dự án lớn không khác gì đưa chủ quyền quốc gia Việt Nam “vào thòng lọng” của Trung cộng.

VOA (28.05.2019)

***

TUYÊN BỐ VỀ DỰ ÁN ĐƯỜNG CAO TỐC BẮC – NAM


Dù Tập đoàn của Trung Quốc có đề xuất ứng vốn trước làm toàn bộ tuyến đường Bắc – Nam phía Đông nhưng sau này, chúng ta vẫn phải trả lại họ tiền và tiền đó từ thuế của nhân dân. Trong khi các bài học về dự án đường sắt trên cao Hà Đông – Cát Linh hay các dự án do nhà thầu Trung Quốc thực hiện vẫn còn đó. 

TUYÊN BỐ VỀ DỰ ÁN ĐƯỜNG CAO TỐC BẮC- NAM


1. Sự việc: 

Bộ Giao thông vận tải VN đã làm việc với Cty Thái Bình Dương (TQ) về việc Cty này ngỏ ý muốn làm Đường cao tốc Bắc- Nam bằng vốn vay từ Trung Quốc (TQ). 

2. Xét rằng: 

Đường cao tốc Bắc- Nam chạy dọc mặt phía Đông nước VN là dự án chiến lược, không chỉ góp phần phát triển kinh tế mà còn liên quan chặt chẽ với an ninh quốc phòng, liên quan phòng thủ Biển Đông. 

Mọi công trình hợp tác với các nhà thầu TQ từ trước đến nay đều đội vốn rất lớn, thi công dây dưa. Thủ đoạn của họ là bỏ thầu rẻ, thi công trì trệ, kết hợp với quan tham VN đẩy giá lên. Trên thực tế, hầu hết các công trình có yếu tố TQ đều yếu chất lượng, kém an toàn khi thi công, khi vận hành và gây ô nhiễm trầm trọng môi trường. Đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông cho bài học xương máu. 

Các nhà thầu TQ luôn đem các công nghệ lạc hậu, nhân lực TQ, kể cả lao động phổ thông vào VN, đến đâu ở lì đó, gây phức tạp an ninh xã hội. 

Hiện nay các nước từ châu Phi, đến Ấn Độ Dương, Đông Á… đều tẩy chay các dự án đầu tư của TQ. 

Tiếp tục thuê nhà thầu TQ là tiếp tay cho tham nhũng. 

3. Yêu cầu: 

Trước thực trạng tệ hại và nguy hiểm trên, chúng tôi – các cá nhân các tổ chức xã hội dân sự – yêu cầu: 

Tổ chức ngay việc lấy ý kiến rộng rãi trong nhân dân, các chuyên gia VN trong và ngoài nước, tham vấn các nhà thầu Mỹ, Pháp, Nhật Bản… tìm phương án tối ưu cho dự án Đường cao tốc Bắc-Nam. Loại bỏ dứt khoát nhà thầu TQ, không vay vốn và nhận đầu tư từ TQ vì những lý do trên. 

Làm mỗi công trình đều phải đem lại công ăn việc làm, tích lũy kỹ năng, điều kiện học hỏi cho lao động và kỹ thuật viên VN, để tiến tới tự làm. Các dự án Cầu dây văng Mỹ Thuận, Cầu Cần Thơ là bài học tốt. Nhà thầu Úc, Nhật chỉ mang chuyên gia đến, kỹ sư, công nhân là người VN. 

Theo cách ấy, ngăn chặn được hiện tượng di dân bất hợp pháp, gây bất ổn xã hội của lao động TQ, ngăn chặn tham nhũng. 

Chính phủ cần huy động các doanh nghiệp VN cùng tham gia vào công trình chiến lược này, ưu tiên hợp tác với các công ty Mỹ, nhằm hạ giá thành, góp phần cân bằng cán cân thương mại, tạo điều kiện phát triển nhanh và bền vững kim ngạch giao thương hai nước.

Soạn tại Sài Gòn ngày 20-3-2019 

Các tổ chức và cá nhân ký tên hưởng ứng Tuyên Bố trên xin gửi “họ, tên, nghề nghiệp (chức vụ nếu có), địa chỉ cư trú hay làm việc” về email: 

bacnamcaotoc@gmail.com 

CÁC TỔ CHỨC, CÁ NHÂN KÝ TÊN 

Tổ chức: 

1. CLB Lê Hiếu Đằng, đại diện: Lê Thân, nhà hoạt động xã hội, Sài Gòn
2. Nghiệp đoàn Báo chí Việt Nam, đại diện: Tiến sĩ Dương Thị Phương Hằng, Hoa Kỳ
3. Nhóm Vì Môi Trường, đại diện: Nguyễn Thị Bích Ngà, nhà báo tự do, Sài Gòn 

Cá nhân: 

1. Võ Văn Tạo, nhà báo, TP Nha Trang, Khánh Hòa
2. Hoàng Hưng, nhà thơ-nhà báo tự do, Sài Gòn
3. Nguyễn Xuân Diện, Tiến sĩ, Hà Nội
4. Nguyễn Ngọc, nhà văn, Hội An, Quảng Nam
5. NSUT Nguyễn Thị Kim Chi, thành viên CLB LHĐ, SG
6. Trần Thế Việt, nguyên Bí thư Thành ủy Tp.DàLat, Lâm Đồng
7. Phạm Toàn, nhà nghiên cứu giáo dục, Hà Nội
8. Hoàng Dũng, PGS TS, TP HCM
9. Phan Đắc Lữ, nhà thơ, Sài Gòn
10. Trần Văn Bang, kỹ sư, Sài Gòn
11. Nguyễn Thu Giang , nguyên Phó Giám đốc Sở Tư Pháp TpHCM
12. Phạm Đình Trọng, nhà văn , Sài Gòn
13. Hà Văn Thùy, nhà văn, Sài Gòn
14. Tô Linh Giang, Hàng Chuối, Hà Nội
15. Nguyễn Thị Khánh Trâm, hưu trí, Sài Gòn
16. Ngô Kim Hoa, nhà báo tự do, thành viên CLB LHĐ, SG
17. Lại Thị Ánh Hồng, NS hưu trí, thành viên CLB LHĐ, SG
18. André Menras- Hồ Cương Quyết, nhà giáo Pháp Việt, Pháp
19. Ngụy Hữu Tâm, Nguyễn Huy Tự, Hà Nội
20. Trần Ngọc Sơn, kỹ sư, Pháp
21. Nguyễn Thanh Hằng, dược sĩ, Pháp
22. Phạm Nguyên Trường, dịch giả, Vũng Tàu
23. Trần Minh Thảo -viết văn, Bảo lộc, Lâm Đồng (CLB Phan Tây Hồ)
24. Trần Thanh Vân, kiến trúc sư, Hà Nội
25. Đào Tiến Thi, nhà nghiên cứu văn học và ngôn ngữ, nguyên Uỷ viên BCH Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, Hà Nội
26. Nguyễn Quang Nhàn, hưu trí, Đà Lạt
27. Tôn Quang Trí, nguyên PGĐ sở CN TPHCM
28. Tô Lê Sơn, CLB Lê Hiếu Đằng, SG
29. Nguyễn Nguyên Bình, nhà văn, Hà Nội
30. Tống văn Công, nhà báo, cư trú tại Hoa Kỳ
31. Trần Tiến Đức, nhà báo độc lập, đạo diễn truyền hình và phim tài liệu, Hà nội
32. Vũ Hồng Ánh – NS đàn Cello- HCMC, SG
33. Nguyễn Phú Yên, hưu trí, TP.HCM
34. Lê Ngọc Thanh, linh mục Dòng Chúa Cứu thế VN
35. Đỗ Minh Tuấn, biên tâp-đạo diễn điện ảnh, Hà Nội
36. Hoàng Minh Tường , nhà văn, Hà Nội
37. Nguyễn Tuệ Hải, hưu trí, Canberra – Australia
38. Lại Nguyên Ân, nhà nghiên cứu văn học, Hà Nội
39. Nguyễn Quý Phương, hưu trí, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội
40. Nguyễn trọng Bình, 82 tuổi, Nguyễn Văn Cừ, Long Biên,Hà nội
41. Trần Quang Tuyết, TS Vật lý, nguyên Phó Hiệu trưởng ĐH Phú Xuân, Huế
42. Hà Huy Sơn, luật sư, Cty Luật TNHH Hà Sơn, Hà Nội
43. Lê Nam Hùng, phiên dịch Tiếng Nga, TP Nha Trang
44. Đoàn Công Nghị, công chức, TP Nha Trang
45. Nguyễn văn Lịch, kỹ sư cơ khí, nghỉ hưu, Hà Nội
46. Nguyễn Đan Quế, bác sĩ, Saigon
47. Doãn Mạnh Dũng, kỹ sư, Q3, Tp HCM
48. Đỗ Ngọc Yên, nhà văn, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
49. Nguyến Trọng Hùng, P. Đông Vệ, TP Thanh Hóa
50. Nguyễn Kan Trường, họa sĩ, Q. Tây Hồ, Hà Nội
51. Nguyễn Trọng Bách, kỹ sư, TP Nam Định
52. Đinh Hữu Thuyên, lái xe, Q Gò Vấp, SG
53. Cao Trần Việt Nga, hưu trí, CC Time city, Hà Nội
54. Phan văn Phong, cử nhân Tài chính, P.Tràng Tiền, Q.Hoàn Kiếm, HN
55. Nguyễn Chỉnh Huấn, cựu chiến binh BTTM, Q3, TPHCM
56. Nguyễn Phương Hoà Bình, bác sỹ nghỉ hưu, Q2, TPHCM
57. Nguyễn Đăng Châu, giảng viên ĐH hưu trí, Sơn Trà, Đà Nẵng
58. Đào Thu Huệ, giảng viên ĐH, Hà Nội
59. Võ Hồng Ly, viên chức, Q2, Sài Gòn
60. Nguyễn Thanh Trúc, giáo viên, Hà Nội
61. Hoàng Ngọc Vinh, Như Quỳnh, Văn Lâm, Hưng Yên
62. Bùi Nghệ, kỹ sư hưu trí, Sài Gòn 
63. Hoàng Ngọc Giao, luật sư, Tiến sĩ Luật, Viện trưởng Viện nghiên cứu Chính sách Pháp luật & Phát triển, Hà Nội 
64. Doãn Kiều Anh, kỹ sư, Sài Gòn
65. Phạm Hồng Thắm, nhà báo nghỉ hưu, Hà Nội
66. Nguyễn Văn Dũng, giáo viên nghỉ hưu, Q Bình Tân, TPHCM
67. Đỗ Như Ly, hưu trí, Q.10, TPHCM
68. Đặng Hữu Nam, linh mục Giáo phận Vinh, Chánh xứ GX Mỹ Khánh, Nghệ An
69. Đỗ Thành Nhân, MBA – Tư vấn đầu tư, Quảng Ngãi
70. Đàm Ngọc Tuyên, nhà báo độc lập, Quảng Ngãi
71. Đinh Quang Tuyến, hướng dẫn du lịch tiếng Pháp, Q.8, SG
72. Mai Thái Lĩnh, nhà nghiên cứu, CLB Phan Tây Hồ, Đà Lạt
73. Trần Quang Lâm Sơn, Biên Hoà, Đồng Nai
74. Phan Cao Thiện, lao động tự do, Quảng Trạch, Quảng Bình
75. Nguyễn Đình Ngọc, tù nhân nhân quyền, Q.7, Sài Gòn
76. Nguyễn Mạnh Hùng, mục sư Tinh lành, Thủ Đức, Sài Gòn
77. Nguyễn Oánh, hưu trí, Hải Phòng
78. Mai Thị Thúy Nga, hưu trí, Hà Nội
79. Trương Minh Nghiêm, hưu trí, TPHCM 
80. Nguyễn Khắc Mai, nhà nghiên cứu, Trung Tâm Minh Triết, Hà Nội
81. Lê Bảo Nhi, nhà báo tự do, Thủ Đức, Sài Gòn
82. Nguyễn Thị Thương Huyền, CN may, Gò Vấp, Sài Gòn
83. Lưu Thành, cựu chiến binh, TX Phước Long, Bình Phước
84. Lê Thị Ngọc, lao động tự do, P.11, Q.5, Sài Gòn
85. Trần Song Hào, bác sỹ, cựu chiến binh (chiến trường K) nghỉ hưu, Nha Trang
86. Hồ Ngọc Nhuận, nguyên Phó CT UBMTTQ TPHCM, hưu trí, SG
87. Đào Công Tiến, GSTS, nguyên Hiệu trưởng trường ĐH Kinh Tế TPHCM
88. Võ anh Dũng, hưu trí, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định
89. Ngô Thị Thứ, giáo viên hưu trí, Thủ Đức, Sài Gòn
90. Dương Thị Mỹ, luật sư, Huế
91. Scatter Loz, 82 Stanley rd, Toronto, Canada
92. Nguyễn Quang Vinh, sĩ quan QĐ nghỉ hưu, Đội Cấn, Hà Nội.
93. Nguyễn Đăng Hưng, Giáo sư Danh dự Đại học Liège, Bỉ. Sinh sống tại Sài Gòn
94. Nguyễn Thị Mỵ, nhà thơ, P. Đông Hải, Q. Lê Chân, Hải Phòng
95. Lư Văn Bảy, CTNLT, tỉnh Kiên Giang
96. Nguyễn Tường Thụy, nhà báo độc lập, Hà Nội
97. Vũ Thư Hiên, nhà văn, Paris, France
98. Dương Văn Hải, thẩm phán Tòa án TP Huế, hưu trí, Huế
99. Lâm Quang Thiệp, Giáo sư nghỉ hưu, Hà Nội
100. Nguyễn Đình Ấm, nhà báo, Hà Nội
101. Võ Xuân Tòng, nhà văn, hội viên Hội Nhà văn Hà Nội, sống tại TPHCM
102. Lê Hoàng Linh, lao động tự do, Gò Vấp, TPHCM
103. Võ Thanh Nguyên, lao động tự do, Sài Gòn
104. Nguyễn Hồng Hưng, nhà điêu khắc – giảng viên ĐH, Q.3, TPHCM
105. Nguyễn Thúy Hạnh, nhà hoạt động xã hội, Hà Nội
106. Huỳnh Ngọc Chênh, nhà báo, Hà Nội
107. Đoàn Huy Chương, Phó chủ tịch Phong trào Lao động Việt
108. Huỳnh Quang Minh, Kế toán, Quảng Nam
109. Tô Tấn Phước, thợ điện, Đồng Tháp
110. Nguyễn Tiến Dân, nhà giáo , Hà Nội
111. Khổng Hy Thiêm, kỹ sư điện, Suối Tân – Cam Lâm – Khánh Hòa
112. Bùi Huy Ngọc, TS, nguyên Hiệu trưởng Trường CĐ Sư phạm Nam Định
113. Nguyễn Ngọc Thạch, hưu trí, Sài Gòn
114. Bình Mai, kỹ sư, Sài Gòn
115. Trần Rạng, nhà giáo, Sài Gòn
116. Nguyễn Thành Nga, bác sĩ- thương binh, BR-VT
117.Nguyễn Minh Châu, họa sĩ, hội viên Hộ i Mỹ thuật Việt Nam, HN
118. Bùi Hồng-Mạnh, cử nhân HH(73), CCB79, Blogger, Biên khảo tự do, Mu-ních, CHLB Đức
119. Mã Lam, nhà thơ, Sài Gòn