Hoa Kỳ cần chấm dứt chấp nhận những món quà nhân quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam
Các chính sách ân xá – và – trả tự do cho người bất đồng chính kiến không thể thay thế cho pháp quyềnSự sụp đổ từ bên trong của chính quyền apartheid ở Nam Phi đã đến gần một thập kỷ trước khi nó thực sự bắt đầu.Vào tháng 2/1985, Nelson Mandela đã được những người giam giữ thông báo rằng ông sẽ được tự do để rời đảo Robben sau 1/4 thế kỷ bị giam cầm.Ông đã từ chối lệnh ân xá này. Ông nói ông sẽ tự lựa chọn khi nào ông rời nơi giam giữ, và ông sẽ không làm điều này chỉ để cho những người giam giữ ông có thể cảm thấy hài lòng và nó sẽ không xảy ra cho đến khi tất cả các tù chính trị của chính quyền này được thả.Thực tế, quyền lực đã chuyển tay, và Mandela cho tất cả mọi người thấy rõ rằng một chính phủ không chính danh không thể ân xá cho ông vì một tội mà ông chưa bao giờ phạm.Từ câu chuyện này, thật đáng khích lệ khi đọc thông tin về việc tù chính trị Trần Huỳnh Duy Thức từ chối lệnh ân xá của chủ tịch nước khi những kẻ giam giữ ông nói với ông rằng ông được tự do. Ông đã được trả tự do trước thời hạn vào cuối tháng 9 vừa qua sau 16 năm giam cầm.“Tất nhiên, ngay lập tức tôi từ chối nhận đặc xá và không ký vào đơn từ nào cả. Lý do là vì tôi phải được trả tự do theo đúng quy định mới của Bộ luật Hình sự hiện hành về hành vi mà tội bị cáo buộc vi phạm, chứ tôi không cần ra tù nhờ sự đặc xá đó.” – ông Thức sau đó cho biết.Nhà tù phải cho 20 người vào “khiêng tôi ra khỏi cổng nhà tù trước sự phản đối của các anh em tù chính trị ở đó, rồi đưa tôi lên xe ra sân bay Vinh. Cuối cùng tôi bị buộc phải lên máy bay trong chuyến muộn vào Sài Gòn.”Ông nói thêm: “tôi bị ép chấp nhận đặc xá”, một điều “vô tiền khoáng hậu”. Và theo ông, đây là “cưỡng bức đặc xá”.Ông cũng biết được vì sao ông được thả trước thời hạn tám tháng: “góp phần quan trọng vào sự hỗ trợ chuyến công du Hoa Kỳ của ông Chủ tịch nước”.Ông Thức và bà Hoàng Thị Minh Hồng, một nhà vận động môi trường, được trả tự do một ngày trước khi Tổng bí thư Đảng Cộng sản – Chủ tịch nước Tô Lâm đáp máy bay đi New York để phát biểu tại Liên Hiệp Quốc và gặp Tổng thống Mỹ Joe Biden.
Chiến thắng của Trump, nghịch lý cho châu Âu và châu Âu cần làm gì?
Liệu chiến thắng của Donald Trump có phải là ngọn roi quất mà Âu châu cần, để tăng cường đáng kể sự đoàn kết và ít phụ thuộc hơn vào người bảo vệ vĩnh cửu bên kia Đại Tây Dương? Chiến thắng II của Donald Trump, cũng là chiến thắng của chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa biệt lập, đã đẩy phần lớn các nhà lãnh đạo Âu châu vào trạng thái tê liệt vì sợ. Trong suốt cuộc tranh cử, chiến thắng của Kamala Harris là điều mà Âu châu đã hy vọng, mong muốn và cổ vũ. Chỉ có các nhà lãnh đạo theo chủ nghĩa “hoài nghi Âu châu” của Lục địa già, do Viktor Orban đứng đầu, là hoan nghênh việc ứng cử viên Cộng hòa được bầu làm Tổng thống thứ 47 của Hoa Kỳ.Việc Trump trở lại Nhà Trắng, cùng lúc với đảng Cộng hòa giành được Thượng viện và khả năng họ tiếp tục giữ vai trò là đảng dẫn đầu tại Hạ viện, báo trước việc triển khai, trong bốn năm tới, một chương trình chính trị và ngoại giao trái ngược với các chính sách của Âu châu trong mục tiêu khí hậu, hợp tác quốc tế và liên kết xuyên Đại Tây Dương.Tuy nhiên, từng được “soi sáng” bởi nhiệm kỳ tổng thống I của Trump và giáo huấn bởi các cuộc khủng hoảng hiện tại, Âu châu có đủ phương cách để khai thác những cơ hội được mở ra bởi nhiệm kỳ tổng thống II của Trump.Miễn là chúng ta cùng nhau hành động và hành động nhanh chóng!Âu châu không hề bị kết án phải chấp nhận đau khổ. Âu châu có thể biến nhiệm kỳ tổng thống tiếp theo của Mỹ thành cơ hội cho sự tự chủ chiến lược của mình. Với những điều kiện nhất định.
Việt Nam đòi tất cả danh khoản mạng xã hội phải kèm số điện thoại
HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Dự kiến từ ngày 25 Tháng Mười Hai, tất cả danh khoản các mạng xã hội có người dùng Việt Nam đều phải xác thực danh khoản bằng số điện thoại di động tại Việt Nam theo yêu cầu của nhà cầm quyền Việt Nam.Theo báo Thanh Niên hôm 15 Tháng Mười Một, nếu không có số điện thoại di động thì người dùng các nền tảng Facebook, YouTube, TikToke… ghi danh ban đầu tại Việt Nam, bắt buộc phải khai báo “số định danh cá nhân” do Bộ Công An Việt Nam cấp.Chỉ khi đáp ứng được yêu cầu nêu trên của Bộ Thông Tin Truyền Thông thì các danh khoản mới được đăng bài, bình luận hoặc phát livestream trên mạng xã hội.Đáng lưu ý, nhà cầm quyền cũng đe dọa rằng những danh khoản mạng xã hội nếu đăng nội dung bị cho là “xâm phạm an ninh quốc gia” thì sẽ bị khóa vĩnh viễn.Việc mạnh tay siết các danh khoản mạng xã hội diễn ra trong bối cảnh Bộ Công An Việt Nam vừa yêu cầu Facebook chặn hiển thị tại Việt Nam đối với một loạt bài đăng trên nền tảng này về vụ ông Lại Đắc Tuấn, cận vệ tháp tùng ông Lương Cường, chủ tịch nước, ở Chile, bị bắt và trục xuất vì lạm dụng tình dục.Ít nhất hai trường hợp được xác nhận bị chặn hiển thị bài đăng tại Việt Nam và gỡ bài bình luận về vụ Lại Đắc Tuấn là Luật Sư Đặng Đình Mạnh, ở Mỹ, và nhà báo Nguyễn Thông, cựu biên tập viên báo Thanh Niên.
Trump tái xuất, các công ty rút khỏi Trung Quốc, lợi và hại cho Việt Nam
Nhiều công ty đã chuyển nhà máy từ Trung Quốc sang các quốc gia Đông Nam Á do lo ngại mức thuế cao mà Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ áp đối với hàng hóa từ Trung Quốc. Sự dịch chuyển này thực chất đã xảy ra trước khi cuộc bầu cử có kết quả, theo lời các nhà phát triển công nghiệp trong khu vực nói với Reuters. Trong suốt chiến dịch tranh cử, ông Trump đã tuyên bố sẽ áp thuế lên tới 60% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc – cao hơn nhiều so với mức 7,5-25% mà ông đã áp trong nhiệm kỳ đầu tiên. Các nhà quan sát nhận định động thái này đem lại nhiều rủi ro cho nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Các nhà phân tích và giám đốc điều hành trong khu vực nói với Reuters rằng các nước Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan hay Malaysia sẽ hưởng lợi lớn từ sự dịch chuyển nhà máy này, đặc biệt trong các ngành ô tô, điện tử. Những nhà phát triển, xây dựng khu công nghiệp Đông Nam Á đang tuyển thêm người nói tiếng Trung cũng như chuẩn bị mặt bằng trống cho các nhà máy mới. Đây được xem là dấu hiệu cho thấy ông Trump – người sẽ nhậm chức vào tháng 1/2025 – có thể tác động lớn đến chuỗi cung ứng toàn cầu. Khi ông Trump bắt đầu chiến dịch vận động cho cuộc đua năm nay, tập đoàn WHA – một trong những nhà phát triển khu công nghiệp lớn nhất Thái Lan – đã nhận hàng chục cuộc gọi từ các khách hàng ở Trung Quốc. “Đã có một đợt dịch chuyển (2017-2021) tới Đông Nam Á, nhưng lần này sẽ diễn ra mạnh mẽ hơn,” CEO của WHA Jareeporn Jarukornsakul trả lời Reuters. WHA đang tuyển thêm người nói tiếng Trung vào các nhóm giám sát việc bảo trì và quản lý các khu công nghiệp trải dài trên diện tích hơn 12.000 ha tại Việt Nam và Thái Lan.Ông Vikrom Kromadit, người sáng lập và chủ tịch của tập đoàn bất động sản Amata, cho biết trong số 90 nhà máy đã mở cửa trong năm 2024 tại các khu công nghiệp do Amata điều hành, khoảng 2/3 là các công ty chuyển cơ sở sản xuất ra khỏi Trung Quốc. Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ “giáng đòn” mạnh vào Trung Quốc, theo ông Vikrom Kromadit. Vị chủ tịch Amata nói thêm rằng lượng khách hàng từ Trung Quốc muốn chuyển đến các khu công nghiệp của Amata trên khắp Đông Nam Á có thể tăng gấp đôi trong lần dịch chuyển này.
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cvg7k7vznmgo
Tô Lâm toan tính giành trọn nhiệm kỳ trên đỉnh cao quyền lực
Tô Lâm có vẻ như đã thành công trong việc chuẩn bị để thâu tóm một nhiệm kỳ vào tháng 1 năm 2026Việc Tô Lâm từ bỏ chức chủ tịch nước Việt Nam gần đây không phải là dấu hiệu của sự thất thế hay thách thức đối với khả năng lãnh đạo của ông. Đó là một bước đi hợp lý để tiến tới việc giành trọn một nhiệm kỳ Tổng Bí thư Đảng Cộng sản.Trong một hệ thống vốn vẫn tự hào về cơ chế lãnh đạo tập thể, thì sự thâu tóm quyền lực nhanh chóng của Lâm trong năm qua đã khiến nhiều người trong Đảng Cộng sản Việt Nam tỏ ra kinh ngạc. Từ tháng 8, Quốc hội đã phát tín hiệu rằng việc chuyển giao quyền lực sẽ diễn ra.Đối với ông Tô Lâm, ghế Chủ tịch Nước chỉ là bước đệm.Mặc dù có vẻ thích thú với chức năng ngoại giao và đã đi tới tám quốc gia trong nhiệm kỳ năm tháng ngắn ngủi của mình, và theo lẽ thường thì người đại diện của quốc gia cũng là người quyền lực nhất, thế nhưng ưu tiên hàng đầu của Tô Lâm nằm ở việc được bầu giữ trọn một nhiệm kỳ ở Đại hội Đảng lần thứ 14 vào tháng 1 năm 2026.Dù có là Tổng Bí thư nhưng Tô Lâm vẫn cần sự ủng hộ của Ban Chấp hành Trung ương và ông cũng phải đối đầu với những trung tâm quyền lực khác.So với mức độ kiểm soát mà ông Tập Cận Bình nắm đối với đảng Cộng sản Trung Quốc thì Tô Lâm vẫn còn thua xa.Bộ Chính trị gồm 18 thành viên được bầu tại Đại hội Đảng lần thứ 13 vào tháng 1 năm 2021, có thời điểm đã tụt xuống mức thấp nhất là 12 thành viên. Và Tô Lâm đã tranh thủ lấp đầy các chỗ trống.Kể từ tháng 5, đã có thêm năm uỷ viên Bộ Chính trị mới được bầu, bao gồm cả Lương Tam Quang của Bộ Công an – người được Tô Lâm bảo trợ.
Trump và thách thức cho nền dân chủ
Cuộc tổng tuyển cử vô tiền khoáng hậu của Mỹ đã kết thúc: Ông Donald Trump trở lại Tòa Bạch Ốc một cách ngoạn mục, đảng Cộng Hòa chiếm đa số ở Thượng Viện và trên đà tiến tới làm chủ Hạ Viện. Cùng với một Tối Cao Pháp Viện do các thẩm phán bảo thủ chiếm đa số tuyệt đối, quyền lực được thu về một mối nằm trong tay ông Donald Trump. Đó là điềm lành hay thách thức mới cho thể chế dân chủ tự do của nước Mỹ?Cho đến nay, sau 250 năm từ ngày lập quốc, nước Mỹ vẫn là kiểu mẫu cho thế giới về thể chế dân chủ: đa đảng, tam quyền phân lập, truyền thông tự do và độc lập; tạo nên cái gọi là cơ chế kiểm tra và cân bằng. Nước Mỹ có nhiều đảng chính trị, kể cả đảng cộng sản, nhưng hai đảng lớn nhất, đảng Cộng Hòa và đảng Dân Chủ, thay nhau điều hành đất nước; hễ đảng này cầm quyền thì đảng kia đối lập, đảng này nắm hành pháp (tổng thống) thì đảng kia nắm lập pháp (quốc hội) và ngược lại…Cách tổ chức nhà nước như vậy không phải để gây chia rẽ mà nhằm kiểm soát quyền lực, không cho phép một cá nhân, một đảng phái thâu tóm toàn bộ quyền lực để trở thành độc tài chuyên chế. Cũng giống như chiếc xe hơi có động cơ đẩy xe chạy tới đồng thời cần có phanh (thắng) để xe dừng lại đúng lúc đúng chỗ, không chạy quá tốc độ; không có động cơ xe không tiến lên được nhưng nếu không có phanh xe dễ rơi xuống vực.Trong thể chế tam quyền phân lập, khi tổng thống đối mặt với một Hạ Viện hoặc Thượng Viện do đảng đối lập kiểm soát thì các đạo luật mà ông/bà ấy muốn ban hành có nhiều rủi ro bị ngăn cản, buộc tổng thống phải tìm cách thoả hiệp hoặc ban hành các “sắc lệnh hành pháp” – một thứ quy định dễ dàng bị người kế nhiệm hủy bỏ. Ngược lại, tập trung quyền lực tạo điều kiện thuận lợi cho nhà lãnh đạo và đảng cầm quyền thông qua các đạo luật mà không cần sự chấp nhận của đảng đối lập, tránh được những vụ tranh cãi gay gắt, dai dẳng và nhiều khi thất bại.
https://saigonnhonews.com/thoi-su/hoa-ky/trump-va-thach-thuc-cho-nen-dan-chu/
Học thuyết Trump: Chính sách siêu cường giao dịch?
Chỉ còn hơn hai tháng nữa, Donald Trump có thể quay lại Toà Bạch Ốc, và thế giới đứng trước một ngã rẽ. Đây không phải là Trump như trước; đây là một nhân vật đã được tôi luyện qua bốn năm đấu tranh chính trị khắc nghiệt và được tiếp thêm sức mạnh bởi khả năng trở lại quyền lực. Đối với cả các đồng minh và đối thủ của Mỹ, một câu hỏi đang tồn tại: Một nhiệm kỳ thứ hai của Trump thực sự có ý nghĩa gì đối với trật tự toàn cầu?Trong suốt nhiều thập niên, Hoa Kỳ là trụ cột vững chắc của trật tự tự do quốc tế, là người bảo vệ dân chủ, nhân quyền và thị trường tự do trên toàn cầu. Tuy nhiên, Trump lại đảo lộn truyền thống này. Thế giới quan của ông không bị chi phối bởi lý tưởng, mà bởi các giao dịch. Không có liên minh nào là thiêng liêng, không có cam kết nào là bảo đảm — chỉ có câu hỏi “Hoa Kỳ sẽ nhận được gì?” là ưu tiên hàng đầu. Học thuyết Trump có thể được hiểu tốt nhất là chính sách của một “siêu cường giao dịch”, một cường quốc sẵn sàng tham gia một cách chọn lọc nhưng ít có xu hướng lãnh đạo vì lợi ích chung.Một nhiệm kỳ thứ hai của Trump sẽ mang lại sự chú trọng mới vào “Nước Mỹ Trên Hết”, nhưng lần này với một thái độ cứng rắn hơn. NATO và Liên minh Châu Âu có thể sẽ là những đối tượng chịu tác động mạnh nhất từ sự thay đổi này. Sự khinh miệt của Trump đối với các cam kết đa phương không chỉ là vấn đề ngôn từ; đó là một niềm tin sâu sắc rằng các liên minh như NATO là những di tích của một thời kỳ đã qua, chỉ có giá trị nếu chúng phục vụ lợi ích ngay lập tức của Hoa Kỳ. Các nhà lãnh đạo châu Âu, vốn đã quen với các cam kết bảo vệ an ninh từ Washington, có thể sẽ phải đối mặt với một Hoa Kỳ giao dịch, nơi an ninh đi kèm với một cái giá đắt.
https://baotiengdan.com/2024/11/10/hoc-thuyet-trump-chinh-sach-sieu-cuong-giao-dich/
Chính phủ CSVN gây cười khi lập ‘Ban Chỉ Đạo’ về tinh gọn bộ máy
HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Mạng xã hội dấy lên nhiều ý kiến xoay quanh tin ông Phạm Minh Chính, thủ tướng CSVN, yêu cầu thành lập Ban Chỉ Đạo và Tổ Giúp Việc về “tinh gọn bộ máy chính phủ.”Theo báo VNExpress hôm 10 Tháng Mười Một, Bộ Chính Trị CSVN chỉ đạo rằng trong giai đoạn 2021-2030, Việt Nam “sẽ hoàn thiện mô hình tổ chức hành chính nhà nước phù hợp với điều kiện thực tế.”Do vậy mà chính phủ sẽ giảm bớt các ban quản lý dự án, hợp nhất các đơn vị làm việc giống nhau để cắt giảm chi phí.Các cơ quan nhà nước được giao nhiệm vụ cụ thể và phải chịu trách nhiệm với kết quả làm việc. Một số việc mà nhà nước không nhất thiết phải làm sẽ được giao cho các doanh nghiệp và tổ chức xã hội đảm nhiệm.Theo lời ông Chính, muốn “tinh gọn bộ máy chính phủ” thì trước mắt phải thành lập thêm Ban Chỉ Đạo và Tổ Giúp Việc cho mục tiêu này.Tuy vậy, bản tin không cho biết cụ thể Ban Chỉ Đạo và Tổ Giúp Việc có bao nhiêu người và liệu điều này có khiến bộ máy chính phủ cồng kềnh hơn, trái ngược với mục tiêu “tinh gọn” hay không.Nhiều ý kiến bày tỏ thắc mắc trên mạng xã hội hôm 10 Tháng Mười Một: “Khó hiểu quá, chính phủ đã muốn tinh gọn mà lại lập ra thêm ban, tổ, thì tinh gọn cái giống gì?”Facebooker “Quangbh Nguyen” bình luận dưới bài đăng trên trang cá nhân của một luật sư: “Cứ dẹp ngay các loại hội đoàn ăn bám ngân sách mà chẳng có ích gì đi, sau đó các cấp gộp ngay các sở ngành làm đa chức năng. Khống chế luôn các đầu mối mà không giảm được một nửa đội ngũ hưởng lương thì chủ tịch và bí thư mất chức.”Một số ý kiến khác thì nửa đùa nửa thật nói dự kiến là thời gian sau, chính phủ sẽ lập ra một ban khác để tinh gọn Ban Chỉ Đạo và Tổ Giúp Việc này.Ngoài ra, các Facebooker còn nhắc lại chuyện vài năm trước, chính phủ từng tuyên truyền về “cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy, cắt giảm tổng cục tại các bộ.”Thực tế, tại Bộ Công An Việt Nam, sau khi giải tán được một số tổng cục thì lại “đẻ ra” lực lượng “tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở” mang tính chính quy nên tổng biên chế phải trả lương y như cũ.
Người trẻ Việt miệt thị cờ VNCH tại bảo tàng quân sự là yêu nước hay cực đoan, thù hận?
Một loạt các trang Facebook có tổng cộng hàng triệu người theo dõi ở Việt Nam gần đây đăng các bức ảnh về nhiều thanh thiếu niên tỏ ý miệt thị lá cờ của nước Việt Nam Cộng Hòa trước đây tại một viện bảo tàng mới được xây dựng ở Hà Nội.Trong khi có vô số lời bình luận cho rằng những người trẻ tuổi đó làm như vậy để thể hiện lòng yêu nước, cũng có không ít những ý kiến ngược lại, xem đó là biểu hiện của sự cực đoan, thù hận hoặc ngu xuẩn, vô văn hóa.Bắt đầu từ hôm 3/11, các trang TOP Comments, Man TV, Vấn Đề Đa Chiều, Tôi Yêu Công An Nhân Dân Việt Nam, Vietnam Projects Construction… và nhiều trang cá nhân đăng các bức ảnh ghi lại những thanh niên, thiếu niên có cử chỉ nhạo báng, chế giễu, sỉ nhục lá cờ vàng ba sọc đỏ của Việt Nam Cộng Hòa được trưng bày tại khu phức hợp mới của Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam.Các cử chỉ đó bao gồm hai cánh tay bắt chéo trước người với hàm ý xóa bỏ, giơ nắm đấm chỉ có ngón tay giữa chĩa ra để thay cho lời chửi bậy, đặt ngón trỏ trước miệng ra hiệu không được nói…Lá cờ vàng ba sọc đỏ, thường được gọi tắt là cờ vàng, là quốc kỳ của Quốc gia Việt Nam có thủ đô là Sài Gòn, được thành lập năm 1949 và nằm trong Liên hiệp Pháp.
Đức nói với Bộ trưởng Lương Tam Quang: ‘Không được tái diễn vụ việc tương tự Trịnh Xuân Thanh’
Các quan chức an ninh Đức nói với Bộ trưởng Công an Lương Tam Quang rằng những vụ việc như vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh “không được tái diễn”.Theo thông báo của Bộ Công an Việt Nam, Bộ trưởng Công an, Đại tướng Lương Tam Quang đã có chuyến công tác tại Đức từ ngày 26-29/10/2024 và có cuộc gặp với lãnh đạo Bộ Nội vụ Đức (Bộ Nội vụ và Cộng đồng). Đại diện Bộ Nội vụ Đức nói với BBC News Tiếng Việt rằng vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh vào năm 2017 và các vấn đề nhân quyền đã được nêu lên trong cuộc họp kéo dài một tiếng giữa hai bên.Một điểm đáng chú ý là chuyến đi Đức của Đại tướng Lương Tam Quang diễn ra từ 26-29/10 nhưng tận 29/10 – ngày cuối cùng của chuyến công tác – Bộ Công an mới thông báo và báo chí đồng loạt đưa tin với cùng một nội dung. Cụ thể, Cổng thông tin điện tử của Bộ Công an viết rằng ông Lương Tam Quang đã có “các cuộc hội đàm” với Bộ Nội vụ và Cơ quan tình báo Đức. Hình ảnh do Bộ Công an Việt Nam đăng tải cho thấy Đại tướng Lương Tam Quang đã có cuộc gặp với Giám đốc Cơ quan tình báo Liên bang Đức Bruno Kahl và Quốc vụ khanh Bộ Nội vụ Hans-Georg Engelke.Ông Lương Tam Quang với tư cách là bộ trưởng Công an Việt Nam sang thăm Đức theo lời mời của các cơ quan thực thi pháp luật Đức và người đứng ra tiếp đón ông không phải là Bộ trưởng Nội vụ Nancy Faeser mà là cấp dưới của bà – ông Hans-Georg Engelke.Bộ Nội vụ Đức do bà Nancy Faeser đứng đầu có tới bốn quốc vụ khanh. Theo trang web của bộ này, ông Hans-Georg Engelke là người phụ trách các lĩnh vực bao gồm: an ninh, cảnh sát liên bang, an ninh mạng và thông tin, vấn đề ngoại giao quốc tế và châu Âu.
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cz0m95vrgg8o
Dự án The Global City, người mua nhà bị lừa như thế nào?
Dự án Khu đô thị Sài Gòn Bình An (The Global City) tại TP. Thủ Đức, do Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Sài Gòn (SDI) làm chủ đầu tư, trải rộng trên diện tích 117ha với quy mô lớn, bao gồm 1,850 căn nhà thấp tầng và 8,530 căn hộ chung cư.Trong đó, phân khu nhà phố liền kề có sân vườn, với mã số từ LK1 đến LK15, gồm 915 căn, đang là tâm điểm của một vụ việc tranh chấp phức tạp. Nhiều khách hàng tố cáo nhân viên Techcombank đã trực tiếp môi giới và giới thiệu dự án này, dẫn đến những hậu quả tài chính nghiêm trọng.Masterise Agents (MA), công ty con được giao nhiệm vụ môi giới cho dự án Global City, có hành vi vi phạm pháp luật và gây thiệt hại nghiêm trọng cho khách hàng. Mặc dù luật Bất Động Sản Việt Nam đã có quy định rất rõ về việc huy động vốn bất động sản, nhưng MA cấu kết cùng với chủ đầu tư là công ty SDI và Ngân hàng Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank – TCB) để tiến hành thu tiền của khách hàng theo một lộ trình tinh vi để chiếm đoạt số tiền này.Cụ thể, khi khách hàng mua nhà sẽ phải ký một văn bản thỏa thuận dịch vụ với bà Thái Kim Phụng, tổng giám đốc MA, để công ty cung cấp các dịch vụ như giới thiệu, tư vấn, chính sách, giá bán,… về các sản phẩm tại The Global City với mức phí dịch vụ là 0.5% giá trị sản phẩm.Mặc dù luật Bất Động Sản Việt Nam không cho phép công ty môi giới thu tiền đặt cọc và tiền thanh toán bất động sản, nhưng công ty MA lại yêu cầu khách hàng đóng tiền theo 3 đợt, được gọi là “tiền đặt cọc”: 10% vào ngày ký thỏa thuận, 80% sau đó một tháng và 10% còn lại sau hai tháng. Trong khi đó, theo quy định pháp luật thì chủ đầu tư không được huy động vốn lần đầu, tức tiền đặt cọc, không thể quá 30% giá trị tài sản.
https://saigonnhonews.com/thoi-su/viet-nam/du-an-the-global-city-nguoi-mua-nha-bi-lua-nhu-the-nao/
Thủ tướng Chính đến Trùng Khánh, bàn về mở lãnh sự quán Việt Nam
Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính hôm 8/11 đã đến thành phố Trùng Khánh, Trung Quốc, để thúc đẩy việc mở lãnh sự quán Việt Nam cũng như tìm cơ hội khai thác tuyến đường sắt liên vận quốc tế cho hàng xuất khẩu của Việt Nam, truyền thông trong nước đưa tin.
Trùng Khánh, vốn nằm sâu trong nội địa, là một trong 4 thành phố trực thuộc trung ương đồng thời là một trong những thành phố lớn nhất của Trung Quốc. Thành phố này được xem là cửa ngõ phía Tây Trung Quốc và cũng là một đầu mối liên vận quốc tế đi đến các nước châu Âu.Tại cuộc gặp với ông Viên Gia Quân, Bí thư Thành ủy Trùng Khánh, ông Chính đã đề nghị hỗ trợ sớm hoàn thành các thủ tục để đưa Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Trùng Khánh đi vào hoạt động, Thông tấn xã Việt Nam cho biết.Ngoài ra, ông Chính cũng ngỏ ý muốn được chính quyền Trùng Khánh tạo điều kiện khai thác tuyến đường sắt liên vận quốc tế Trung Quốc – châu Âu để đưa hàng hóa xuất khẩu Việt Nam đi sang nước thứ ba, nhập khẩu nhiều hơn hàng hóa Việt Nam, đẩy mạnh hợp tác du lịch và nghiên cứu mở thêm các đường bay thẳng giữa Trùng Khánh với các thành phố lớn của Việt Nam, cũng theo hãng tin nhà nước
Trung Quốc giành quyền phân định bãi cạn trong cuộc tranh chấp với Philippines trên Biển Đông
BẮC KINH, Trung Quốc (NV) – Trung Quốc đã công bố mức phân ranh căn bản cho một bãi cạn bị tranh chấp trên Biển Đông mà họ đã chiếm lấy của Philippines, một hành động có khả năng làm gia tăng căng thẳng do các đòi hỏi lãnh thổ trùng lấp nhau của hai quốc gia trong vùng, thông tấn xã AP loan tin hôm Chủ Nhật, 10 Tháng Mười Một.Hôm Chủ Nhật, Bộ Ngoại Giao Trung Quốc đã công bố tọa độ địa lý của các các lằn phân ranh căn bản chung quanh Bãi Cạn Scarborough. Lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế của một quốc gia thường được công nhận là khoảng cách từ lằn phân ranh căn bản đó.Cả Trung Quốc lẫn Philippines đều tuyên bố chủ quyền trên Bãi Cạn Scarborough và một số các mỏm đá khác ở Biển Đông. Hồi năm 2012, Trung Quốc đã chiếm giữ bãi cạn này, nằm ở phía Tây Đảo Luzon trong Quần Đảo Philippines, và kể từ đó đã hạn chế các hoạt động của ngư dân Philippines tại đó. Một phán quyết năm 2016 của Tòa Trọng Tài Quốc Tế chỉ rõ rằng hầu hết các yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc trên Biển Đông là bất hợp lệ, nhưng Bắc Kinh vẫn từ chối tuân thủ. Tàu thuyền từ Trung Quốc và Philippines đã va chạm nhiều lần trong các cuộc đối đầu gia tăng, và lực lượng bảo vệ bờ biển Trung Quốc đã dùng vòi rồng xịt thẳng vào các tàu của Philippines tại khu vực đó.Việc Trung Quốc áp đặt lằn phân ranh mới trên vùng biển này diễn ra hai ngày sau khi Tổng Thống Ferdinand Marcos Jr. ký hai đạo luật phân định, nêu rõ đòi hỏi của chính phủ Philippines trong vùng biển tranh chấp với Trung Quốc.Một tuyên bố của Bộ Ngoại Giao Trung Quốc nói rằng việc công bố lằn phân ranh căn bản của mình là phù hợp với một thỏa hiệp của Liên Hiệp Quốc và luật pháp của Trung Quốc.“Đây bước đi hiển nhiên của chính phủ Trung Quốc nhằm tăng cường việc quản lý biển một cách hợp pháp, phù hợp với luật pháp quốc tế và thông lệ chung,” bản tuyên bố nói rõ.
Vietnam Airlines sẽ mời thầu đối với 50 máy bay thân hẹp vào năm tới
Vietnam Airlines sẽ đưa ra yêu cầu đề xuất với các nhà sản xuất máy bay vào năm tới để mua 50 máy bay thân hẹp, Giám đốc điều hành của hãng cho biết hôm 13/11.Hãng hàng không này năm ngoái đã ký một thỏa thuận tạm thời với Boeing đối với 50 máy bay 737 MAX nhưng vẫn chưa hoàn tất.”Ở Việt Nam chúng tôi phải trải qua quá trình đấu thầu, phải mở cửa cho người khác… Cánh cửa vẫn mở cho tất cả mọi người”, CEO Vietnam Airlines Lê Hồng Hà nói với Reuters bên lề sự kiện của Hiệp hội các hãng hàng không châu Á – Thái Bình Dương ở Brunei.”Boeing là một lựa chọn, họ có một đề xuất rất tốt cho chúng tôi”.Airbus và Boeing là hai trong số các nhà sản xuất máy bay một lối đi chính trên toàn cầu, trong đó dòng A320neo của Airbus cạnh tranh với 737 MAX, mặc dù nhà sản xuất máy bay Trung Quốc COMAC đang cố gắng xâm nhập với chiếc C919 của mình.Trang web của hãng cho thấy đội bay thân hẹp hiện tại của Vietnam Airlines chỉ bao gồm các máy bay Airbus.Giám đốc điều hành của hãng cho biết, hãng hàng không này cần 170 máy bay mới vào năm 2035.Các yêu cầu đề xuất mở ra khả năng COMAC cung cấp C919. Trung Quốc ngày càng tăng cường tiếp thị máy bay của mình cho Việt Nam.Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính đã gặp một quan chức cấp cao của COMAC vào tuần trước tại Trung Quốc và nói rằng thị trường Việt Nam có tiềm năng mạnh mẽ, hãng thông tấn nhà nước Việt Nam đưa tin
https://www.voatiengviet.com/a/7862501.html
Biển Đông : Trung Quốc tập trận tại đảo có tranh chấp và công bố bản đồ mới của thành phố Tam Sa
Ngày 13/11/2024, Trung Quốc tiến hành một cuộc tập trận hải quân – không quân tại bãi cạn Scarborough đang có tranh chấp với Philippines. Vài ngày trước đó, Bắc Kinh cũng cho công bố bản đồ mới của thành phố Tam Sa nhằm củng cố quyền kiểm soát đối với các vùng biển chiến lược quan trọng ở Biển Đông vào lúc bùng phát căng thẳng tranh chấp đảo. Trong một thông báo ngắn gọn được đăng trên trang Global Times, bộ tư lệnh Chiến khu miền Nam quân đội Trung Quốc cho biết đã tiến hành một chiến dịch tuần tra sẵn sàng chiến đấu tại vùng biển và không phận xung quanh bãi cạn Scarborough mà Trung Quốc gọi là đảo Hoàng Nham, hiện đang có tranh chấp với Philippines. Theo quân đội Trung Quốc, hoạt động tuần tra này là hợp pháp.AP nhắc lại, Trung Quốc chiếm bãi cạn Scarborough, nằm ở phía tây đảo Luzon của Philipppines vào năm 2012, và kể từ đó đã hạn chế quyền tiếp cận của ngư dân Philippines. Căng thẳng giữa Manila và Bắc Kinh đã gia tăng một nấc khi hôm Chủ Nhật, 10/11, Trung Quốc đã cho công bố các đường cơ sở mới cho bãi cạn này, bao gồm cả tọa độ địa lý nhằm đáp trả việc tổng thống Philippines hôm 08/11, đã ký hai đạo luật củng cố chủ quyền biển đảo, bao gồm cả những khu vực đang có tranh chấp với Trung Quốc.Cũng trong ngày Chủ Nhật 10/11, bộ Tài Nguyên Thiên Nhiên Trung Quốc đã công bố một bản đồ cập nhật thành phố cực nam Tam Sa được thành lập vào năm 2012, có ghi nhãn cho các quận Tây Sa và Nam Sa (được lập vào năm 2020), tức quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa – mà Việt Nam có yêu sách chủ quyền.Theo South China Morning Post, bộ Nội Vụ Trung Quốc đã chỉ định mã định danh khu vực hành chính cho hai quận trên. Bưu điện Trung Quốc cấp mã bưu chính cho quận Nam Sa, trong khi ba đảo tại quận Tây Sa – đảo Phú Lâm, đảo Cây và đảo Duy Mộng, sẽ tiếp tục sử dụng các mã tương ứng.Việt Nam và Đài Loan tuyên bố chủ quyền với đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa. Trong khi tại vùng quần đảo Trường Sa, Việt Nam, Phillipines, Brunei, Malaysia và Đài Loan cũng có đòi hỏi chủ quyền tại một số đảo, bãi cạn.
Công ty Đại Nam của bà Hằng: phạm pháp, làm từ thiện để rửa tiền, trốn thuế
à Nguyễn Phương Hằng vốn nổi tiếng với hai từ “sao kê” khi liên tục kêu gọi giới văn nghệ sỹ sao kê quyên góp từ thiện. Những ngày qua, bà Hằng cũng kêu gọi sư Thích Minh Tuệ phải sao kê minh bạch. Một đoạn video người dân đăng lên cho thấy trong cái nồi của ông Tuệ chỉ có kim chỉ để vá áo, cái kéo cắt chỉ, cái đèn pin để rọi đường buổi tối… Như vậy, ông Minh Tuệ không cần sao kê, người dân quá rõ!Ở chiều ngược lại cũng có nhiều người yêu cầu bà Hằng phải sao kê minh bạch các khoản thu chi của công ty Đại Nam, nhứt là các quỹ từ thiện. Từ năm 2015, báo Bình Dương đưa một loạt phóng sự dài tới 5 kỳ để nói về những sai phạm của gia đình ông Huỳnh Uy Dũng và bà Nguyễn Phương Hằng. Loạt bài này đã dùng những từ ngữ hết sức cứng rắn, nặng nề khi nhắc tới những hành vi vi phạm pháp luật của Công ty Cổ phần Đại Nam.Theo đó, công ty của vợ chồng bà Hằng đã xây dựng, sang nhượng bất động sản trái phép, phá hoại môi trường, lợi dụng từ thiện để trốn thuế… Đại Nam đã cố ý hạch toán nhập nhằng chi phí bán hàng một thời gian dài từ năm 2009-2012. Tại thời điểm công bố kết luận thanh tra năm 2015, công ty này đã bị phát hiện có tới 167 hạng mục công trình trái phép. Hàng chục dự án của Đại Nam đã không chấp hành quy định pháp luật về môi trường và tài nguyên nước. Không xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải, gây ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ người dân.Vợ chồng ông Dũng cũng bị phát hiện là đã lợi dụng từ thiện để rửa tiền. Năm 2014, ông Huỳnh Uy Dũng từng nói dành 1,800 tỷ đồng làm từ thiện hay dùng toàn bộ lợi nhuận để đồng hành với chương trình mổ tim… Nhưng tới khi bị thanh tra thì mới lộ ra là tổng số tiền mà Công ty Đại Nam chi cho các hoạt động nhân đạo, từ thiện xã hội từ năm 2009 tới năm 2013 chỉ là 11,905,553,936 đồng. Số tiền này đều được hạch toán vào chi phí quản lý, không phải được trích ra từ lợi nhuận sau thuế như ông chủ của doanh nghiệp này từng tuyên bố.
Cựu Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể bị đề nghị kỷ luật Đảng trong vụ Thuận An
Cựu Bộ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể vừa bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đề nghị kỷ luật vì những sai phạm liên quan đến Tập đoàn Thuận An.Truyền thông Nhà nước cho biết, quyết định này được đưa ra tại kỳ họp của Ủy ban Kiểm tra Trung ương diễn ra từ ngày 11 đến ngày 13/11 vừa qua.Tập đoàn Thuận An hoạt động trong lĩnh vực đầu tư và xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, bất động sản. Tập đoàn này đang bị công an điều tra về một loạt các sai phạm trong những gói thầu xây lắp ở nhiều tỉnh, thành.Kết luận được đưa ra tại cuộc họp của Ủy ban Kiểm tra Trung ương xác định Ban cán sự đảng Bộ Giao thông Vận tải nhiệm kỳ 2021 – 2026 đã có “vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo để Bộ Giao thông vận tải và nhiều tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong tổ chức thực hiện các gói thầu, dự án do Công ty cổ phần Tập đoàn Thuận An thực hiện.”Kết luận cũng xác định những vi phạm đã “gây hậu quả nghiêm trọng, nguy cơ thất thoát rất lớn tiền, tài sản của Nhà nước, gây dư luận xấu, làm giảm uy tín của tổ chức đảng và cơ quan quản lý nhà nước, đến mức phải thi hành kỷ luật.”Những vi phạm và khuyết điểm này được xác định thuộc về nguyên Bộ trưởn Nguyễn Văn Thể, Thứ trưởng Lê Đình Thọ và một số tổ chức đảng, đảng viên khác. Sau cuộc họp này, 14 cán bộ thuộc Bộ Giao thông Vận tải đã bị thi hành kỷ luật Đảng. Các hình thức kỷ luật bao gồm khai trừ Đảng, cách các chức vụ trong Đảng, cảnh cáo, khiển trách.Riêng trường hợp ông Thể – người giữ nhiệm kỳ bộ trưởng từ tháng 10/2017 đến tháng 10/2022 – bị đề nghị cấp thẩm quyền xem xét, thi hành kỷ luật.
Cận vệ Chủ tịch nước Lương Cường bị bắt với cáo buộc lạm dụng tình dục trong chuyến thăm Chile
Tòa án tại Chile đã ra phán quyết vào thứ Hai rằng một thành viên trong phái đoàn của Chủ tịch nước Lương Cường, người vừa có chuyến thăm chính thức tới quốc gia Nam Mỹ này, phải rời khỏi Chile và không được phép nhập cảnh trở lại trong ít nhất hai năm sau khi bị cáo buộc lạm dụng tình dục.Bộ Ngoại giao Chile hôm 11/11 đăng thông cáo chính thức cho biết vào đêm Chủ nhật 10/11, một thành viên đội an ninh của phái đoàn Việt Nam đang thăm chính thức Chile đã bị cáo buộc lạm dụng tình dục.Người này đã ngay lập tức bị bắt giam.“Bộ Ngoại giao vô cùng lấy làm tiếc về sự việc xảy ra gây ảnh hưởng đến người khiếu nại và sẵn sàng hỗ trợ các cơ quan chức năng theo bất kỳ cách nào cần thiết,” thông cáo trên website của Bộ Ngoại giao Chile viết.BBC News Tiếng Việt đã gửi thư điện tử tới Bộ Ngoại giao Việt Nam và Bộ Ngoại giao Chile đề nghị bình luận về vụ việc.Một số trang báo tiếng Tây Ban Nha của Chile đã đồng loạt đăng tin này hôm thứ Hai 11/11.Vụ việc cũng được hãng tin AP đăng tải.Hàng loạt trang báo tiếng Tây Ban Nha ở Chile đã viết bài tường thuật rất đậm về vụ việc.Theo đó, nhân vật bị cáo buộc lạm dụng tình dục tên là Lai Dac Tuan (tiếng Việt không dấu), 59 tuổi, trưởng đội an ninh bảo vệ chuyến công du của Chủ tịch nước Lương Cường.
Dư luận nghi ngờ đơn của Sư Thích Minh Tuệ ‘đề nghị xử lý’ người đưa thông tin
GIA LAI, Việt Nam (NV) – Một lá đơn viết tay được cho là của nhà sư Thích Minh Tuệ đề gửi “các cơ quan chức năng” gây hoài nghi vì dòng chữ “đề nghị xử lý những ai đưa thông tin về con lên mạng xã hội khi chưa được phép của con.”Theo ảnh chụp do báo Gia Lai đăng tải hôm 14 Tháng Mười Một, ông Minh Tuệ làm đơn gửi nhà chức trách để bày tỏ mong muốn “mọi người không tụ tập đông người làm mất trật tự an toàn giao thông.”Theo nội dung của đơn, nhà sư thực hành theo hạnh đầu đà bình luận rằng việc nhiều người đưa hình ảnh ông lên mạng xã hội “làm ảnh hưởng đến quá trình tu học” và “việc khất thực của con.”Bên cạnh đó, ông Minh Tuệ cho biết nguyện vọng của ông hiện tại là “học tập 13 hạnh đầu đà theo lời Phật dạy” và “theo quy định pháp luật của nhà nước được tốt đẹp…”Dưới lá đơn, ông ký tên “Minh Tuệ.”Không rõ lá đơn nêu trên là do ông tự viết hay làm theo lời hướng dẫn của Công An Tỉnh Gia Lai, nơi ông bị cưỡng bức hồi hương sau khi chuyến đi khất thực thu hút sự quan tâm, ủng hộ của toàn thể xã hội hồi Tháng Sáu.Thời điểm đó, các báo trong nước đồng loạt đưa tin rằng ông Minh Tuệ “tự nguyện” dừng việc đi bộ khất thực tại thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên-Huế sau khi trao đổi với nhà chức trách.Tuy vậy, mạng xã hội dấy lên tin rằng ông bị cưỡng bức đưa lên xe hơi chở thẳng về tỉnh Gia Lai, và ngay sau đó bị công an ép lấy dấu vân tay làm thẻ căn cước.Tiếp đó, ông Minh Tuệ phải hai lần xuất hiện trên kênh VTV của đài Truyền Hình Việt Nam để nói về chuyện mình “ẩn tu.”Mạng xã hội hôm 14 Tháng Mười dấy lên một số ý kiến hoài nghi về chuyện ông Minh Tuệ “đề nghị xử lý những ai đưa thông tin về con lên mạng xã hội.”
NATO, EU thúc Trung Quốc ngăn chặn Triều Tiên hỗ trợ Nga ở Ukraine
NATO và Liên hiệp châu Âu đang tăng cường nỗ lực thuyết phục Trung Quốc giúp thuyết phục Triều Tiên ngừng gửi quân và các hỗ trợ khác sang Nga để hậu thuẫn Moscow trong cuộc chiến ở Ukraine.Theo đánh giá của tình báo Hoa Kỳ, Hàn Quốc và Ukraine, có tới 12.000 lính Triều Tiên đã được điều đến khu vực biên giới Kursk của Nga để giúp đánh bại lực lượng Ukraine tại đó. Đổi lại, NATO cho biết Nga đang gởi công nghệ phi đạn cho Triều Tiên.Với việc Nga khai thác lợi thế quân sự ở Ukraine, Hoa Kỳ muốn các đồng minh của mình gây sức ép chính trị lên Trung Quốc để kiềm chế Triều Tiên. Kể từ khi Bình Nhưỡng và Bắc Kinh thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1949, mối quan hệ của họ đã được mô tả là “gần gũi như môi với răng”.
Thượng đỉnh APEC khai mạc tại Peru trong bối cảnh Donald Trump tái đắc cử tổng thống Mỹ
Thượng đỉnh Diễn Đàn Hợp Tác Kinh Tế Châu Á – Thái Bình Dương APEC năm 2024 khai mạc tại Lima – Peru trong hai ngày 15 và 16/11/2024. Tổng thống Mỹ Joe Biden và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dự trù một cuộc họp bên lề thượng đỉnh trong ngày thứ nhì của hội nghị. Tất cả các thành viên đều chuẩn bị cho một nhiệm kỳ mới 4 năm sắp tới của Donald Trump, và nhất là chính sách bảo hộ mậu dịch của chính quyền Mỹ trong tương laiĐây là lần thứ ba Peru được tổ chức sự kiện này. Nước chủ nhà huy động hơn 13.000 cảnh sát để bảo vệ an ninh. Diễn đàn APEC quy tụ 21 thành viên có trọng lượng về kinh tế tương đương với 60 % GDP và 40 % tổng trao đổi mậu dịch toàn cầu.Mọi chú ý hướng về phía tổng thống Mỹ Joe Biden, do đây là một trong những sự kiện quốc tế cuối cùng mà ông tham dự trước khi Donald Trump nhậm chức tổng thống. Hội nghị Lima 2024 diễn ra vào lúc tổng thống tái đắc cử Hoa Kỳ đã mời những nhân vật diều hâu có lập trường cứng rắn với Bắc Kinh tham gia nội các
Tổng Thống Putin ký thành luật hiệp ước an ninh hỗ tương với Bắc Hàn
MOSCOW, Nga (NV) – Một sắc lệnh được công bố vào hôm Thứ Bảy, 9 Tháng Mười Một, cho biết Tổng Thống Nga Vladimir Putin đã ký thành luật hiệp ước an ninh hỗ tương chiến lược giữa Nga và Bắc Hàn, bao gồm các điều khoản phòng thủ chung, thông tấn xã Reuters loan tin.Thỏa thuận này, từng được hai nhà lãnh đạo Putin và Kim Jong Un ký kết vào hồi vào Tháng Sáu trong cuộc hội nghị thượng đỉnh của hai ông ở Bình Nhưỡng, kêu gọi mỗi bên hỗ trợ lẫn nhau trong trường hợp bên này hay bên kia bị tấn công võ trang.Trong tuần này, Thượng Viện Nga đã phê chuẩn hiệp ước nói trên sau khi Hạ Viện từng thông qua văn kiện này vào tháng trước. Putin đã ký sắc lệnh phê chuẩn hiệp ước đó, và tin này được công bố vào hôm Thứ Bảy trên một trang web của chính phủ chuyên loan tin về các thủ tục lập pháp.
Đức : 35 năm Bức tường Berlin sụp đổ và những tranh cãi không có hồi kết
Hôm nay, 09/11/2024, Đức kỷ niệm 35 năm ngày Bức tường Berlin sụp đổ trong bầu không khí u ám do cuộc khủng hoảng chính trị. Các lễ hội sẽ diễn ra cuối tuần này cùng với đó, Đức đã dựng lên một công trình ngoài trời trải dài 4 km dọc theo tuyến đường cũ của Bức tường Berlin với bản sao của các biển hiệu từ các cuộc biểu tình năm 1989 cũng như hàng nghìn biển hiệu khác do người dân ngày nay tạo ra với chủ đề “tự do”. Bộ trưởng Văn Hóa Claudia Roth ca ngợi rằng tối ngày 09/11/1989 khi mà bức tường sụp đổ là “một trong những khoảnh khắc vui tươi nhất trong lịch sử thế giới“. Tuy nhiên, không phải ai cũng có cùng suy nghĩ này. 35 năm sau sự kiện lịch sử, những khác biệt vẫn tồn tại giữa hai miền đất nước.Từ Berlin, thông tín viên RFI Pascal Thibault cho biết cụ thể
Nguồn tin từ Kyiv: Tổng thống Ukraine cảnh báo thủ tướng Đức về cuộc gọi với Putin
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy hôm 15/11 cảnh báo Thủ tướng Đức Olaf Scholz không nên điện đàm với Vladimir Putin, nói rằng điều đó sẽ làm giảm sự cô lập đối với nhà lãnh đạo Nga và làm chiến tranh tiếp diễn, một nguồn tin tại văn phòng tổng thống ở Kyiv cho biết.Một người phát ngôn của chính phủ Đức cho biết Thủ tướng Scholz đã thúc giục ông Putin bắt đầu các cuộc đàm phán với Kyiv để mở đường cho một “hòa bình công bằng và lâu dài” khi hai nhà lãnh đạo điện đàm lần đầu tiên kể từ tháng 12/2022 trong bối cảnh cuộc chiến ở Ukraine vẫn đang tiếp diễn.Nguồn tin tại Kyiv nói với Reuters rằng ông Scholz, một đồng minh thân cận của Ukraine trong cuộc chiến chống lại Nga, đã thông báo trước cho ông Zelenskyy về kế hoạch nói chuyện với nhà lãnh đạo Nga.
Điện Kremlin bác việc Tổng thống Putin điện đàm với ông Trump
Hãng tin RT dẫn lời phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov nói rằng, không có chuyện ông Putin điện đàm với ông Trump xoay quanh cuộc xung đột ở Ukraine vào tuần trước. “Bài báo được tờ Bưu điện Washington đưa hôm 10/11 viết ông Trump đã gọi điện cho Tổng thống Putin, là ví dụ rõ ràng về chất lượng thông tin được xuất bản ngay cả với những hãng truyền thông uy tín. Điều này không đúng với thực tế. Đây hoàn toàn là sự hư cấu. Thông tin này sai lệch”, ông Peskov nói.Trước đó, tờ Bưu điện Washington hôm 10/11 dẫn lời một số nhân vật giấu tên thân cận vấn đề nói rằng cuộc điện đàm giữa ông Trump và Tổng thống Nga Putin đã diễn ra vào ngày 7/11, ngay sau khi ông Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ.Cũng theo những nhân vật trên, ông Trump trong cuộc điện đàm “được cho là đã thúc giục nhà lãnh đạo nước Nga không leo thang xung đột, cũng như đề cập tới sự hiện diện đáng kể của quân đội Mỹ ở châu Âu”.
https://vietnamnet.vn/dien-kremlin-bac-viec-tong-thong-putin-dien-dam-voi-ong-trump-2341000.html
Chiến hạm Nga trang bị tên lửa siêu vượt âm tập trận, Anh điều tàu chiến bám sát
Hôm 12/11, hãng thông tấn Tass đưa tin tàu khu trục Đô đốc Golovko đã triển khai tập trận chống khủng bố, đẩy lùi các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái (UAV) và xuồng không người lái (USV) từ kẻ thù giả định.Truyền thông Anh cho hay, tàu Đô đốc Golovko đã xuất hiện ở eo biển Manche hôm 10/11, nhưng không có thông tin tàu chiến Nga tập trận, hay khai hỏa bất cứ loại vũ khí nào trong quá trình đi qua eo biển. Còn theo Tass, hộ vệ hạm HMS Iron Duke của Hải quân Hoàng gia Anh đã đi theo tàu chiến Nga.Bộ Quốc phòng Nga cho biết thêm, tàu Đô đốc Golovko đã rời căn cứ ở Severomorsk vào ngày 2/11 để “thể hiện sức mạnh, và đảm bảo hiện diện của Hải quân Nga tại các khu vực quan trọng ở vùng biển xa”.”Các thủy thủ trên tàu đã thực hành phòng thủ chống ngầm và phòng không, cũng như triển khai huấn luyện cứu hộ bằng trực thăng Ka-27″, kênh Zvezda của Bộ Quốc phòng Nga cho hay.Tuyên bố từ Hạm đội phương Bắc của Nga nhấn mạnh, “khu trục hạm Đô đốc Golovko thuộc Hạm đội phương Bắc đã hoàn thành hành trình đi qua eo biển Manche, và đang tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ khác tại nhiều khu vực được chỉ định ở Đại Tây Dương”. Đây là chuyến đi đường dài đầu tiên của tàu Đô đốc Golovko, kể từ khi nó được biên chế vào Hải quân Nga hồi tháng 12/2023.
Liệu nước Mỹ có xảy ra ‘ly dị’ giữa các tiểu bang?
Cứ sau mỗi cuộc bầu cử thì nước Mỹ lại rộ lên câu chuyện các tiểu bang muốn ly khai. Nhưng liệu điều này có thể xảy ra?Ly khai chẳng phải là chủ đề cấm kỵ, không được bàn đến trong lòng nước Mỹ.Đầu năm 2017, trong một lớp học tiếng Anh tại Trường Cao đẳng cộng đồng Tacoma, có bài đọc hiểu cho sinh viên về việc chia tách ba tiểu bang xanh (bầu cho Đảng Dân chủ) là California, Oregon và Washington thành một nước Mỹ khác. Bài tập cho sinh viên sau bài đọc là hãy xây dựng thể chế chính trị, các chính sách về đối ngoại, y tế, giáo dục, quốc phòng, môi trường, các phúc lợi xã hội cho người dân… của “nước Mỹ” mới này.Lúc đó vừa đến Mỹ không lâu, tôi nghĩ nước Mỹ thật kỳ lạ, chưa gì đã gieo mầm ly khai cho những người mới nhập cư.Ở Việt Nam, điều như thế này là đại kỵ, không được phép nói đến, bàn thảo trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Ai bàn đến chắc chắn sẽ bị kết tội phản động, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, chống phá chính quyền nhân dân theo các điều luật được quy định trong Bộ luật Hình sự.
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cjr40y3wexjo
Hội nghị Khí Hậu COP29-Baku : Nhiều lãnh đạo cấp cao vắng mặt
Hội nghị Khí Hậu Liên Hiệp Quốc COP 29 khai mạc hôm nay 11/11/2024, tại Baku, Azerbaijan, với sự tham dự của đại diện gần 150 nước. Tuy nhiên, giới quan sát tỏ ra bi quan về kết quả hội nghị do sự vắng mặt của lãnh đạo các nước như Trung Quốc, Mỹ hay Ấn Độ, của một số nước là nạn nhân đầu tiên từ hiện tượng biến đổi khí hậu như Papua New Guinea và của nhiều thành viên Liên Âu vốn rất năng động trong mục tiêu giới hạn khí thải làm hâm nóng trái đất. Khai mạc hội nghị Baku sáng nay, tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres cảnh báo « những tham vọng từ hiệp định khí hậu Paris đang bị đe dọa nghiêm trọng » vào lúc mà gần như chắc chắn 2024 là năm « nóng nhất » kể từ khi quốc tế bắt đầu thiết lập thống kê. Tổng thư ký Tổ Chức Khí Tượng Thế Giới Celeste Saulo trong thông cáo ghi nhận : « Ở khắp mọi nơi trên thế giới, những trận mưa lũ, lụt lội, hạn hán, nắng nóng, bão và những vụ cháy rừng đã trở thành những thực tế mới và đây mới chỉ là khúc dạo đầu báo trước những gì sẽ chờ đợi chúng ta trong tương lai ».
Ứng viên ngoại trưởng Mỹ: cứng rắn với Trung Quốc, từng bị Bắc Kinh trừng phạt
Tổng thống đắc cử Donald Trump dự kiến sẽ bổ nhiệm Thượng nghị sĩ bang Florida Marco Rubio cho vị trí ngoại trưởng Mỹ, nguồn tin nói với Reuters. Nếu điều này đúng sự thật thì sau khi ông Trump nhậm chức vào tháng 1/2025, ông Rubio sẽ trở thành ngoại trưởng gốc Mỹ Latinh đầu tiên trong lịch sử Hoa Kỳ. Thượng nghị sĩ Rubio được cho là lựa chọn “diều hâu” nhất trong danh sách rút gọn cho vị trí ngoại trưởng. Ông đã ủng hộ chính sách đối ngoại cứng rắn đối với các kẻ thù địa chính trị của Mỹ bao gồm Trung Quốc, Iran và Cuba.Trong vài năm qua, ông đã làm dịu đi một số lập trường của mình để phù hợp hơn với quan điểm của ông Trump. Tổng thống đắc cử Donald Trump đã cáo buộc các cựu tổng thống Mỹ dẫn dắt đất nước vào các cuộc chiến tranh tốn kém và vô ích. Ông Trump đã thúc đẩy một chính sách đối ngoại kiềm chế hơn. Mặc dù ông Trump nổi tiếng là người hay thay đổi ý định vào phút cuối, nhưng dường như ông đã đưa ra lựa chọn của mình cho vị trí ngoại trưởng vào hôm 11/11 giờ Mỹ, theo các nguồn tin giấu tên của Reuters.Các đại diện của ông Trump và ông Rubio đã không trả lời ngay lập tức các yêu cầu bình luận.
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cy9jpw1zw9zo
Donald Trump gặp Joe Biden: hòa nhã sau những đụng độ gay gắt
Tổng thống Joe Biden và Tổng thống đắc cử Donald Trump, hai đối thủ chính trị lâu năm, đã bàn về Ukraine và khu vực Trung Đông trong cuộc gặp hòa nhã hôm 13/11, theo Reuters.Sau cuộc gặp, Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan đã nói rằng “cạnh tranh với Trung Quốc nên là ưu tiên hàng đầu của chính quyền Mỹ tiếp theo”.”Nếu nhìn ở cấp độ chiến lược, cuộc cạnh tranh với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa sẽ là yếu tố quyết định định hình thế giới trong 10, 20 và 30 năm tới. Vì vậy, đây phải là ưu tiên hàng đầu của chính quyền sắp tới,” ông Sullivan phát biểu trong cuộc họp báo ở Nhà Trắng. Ông Trump cũng vừa công bố đã lựa chọn Thượng nghị sĩ bang Florida Marco Rubio cho vị trí ngoại trưởng Mỹ. Ông Rubio từng ủng hộ những chính sách đối ngoại cứng rắn đối với các đối thủ địa chính trị của Mỹ, bao gồm Trung Quốc, Iran và Cuba.
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c1dpzwk1x1go
Báo chí Mỹ: Đảng Cộng Hòa giữ được đa số ở Hạ Viện
Theo dự phóng của truyền thông Mỹ hôm qua, 13/11/2024, trong cuộc bầu cử ngày 5/11, đảng Cộng Hòa đã giành được 218 trong tổng số 435 ghế, giữ được đa số tại Hạ Viện, sau khi đã giành được quyền kiểm soát Thượng Viện. Việc nắm quyền kiểm soát cả Hạ Viện và Thượng Viện Hoa Kỳ giúp vị tổng thống tân cử Donald Trump có thể nhanh chóng thực thi các biện pháp triệt để, như đã hứa hẹn, về chống nhập cư bất hợp pháp, giảm thuếTừ Washington, thông tín viên Guillaume Naudin cho biết thêm thông tin : Tại Hoa Kỳ, việc kiểm phiếu bầu phải mất nhiều ngày và vẫn chưa kết thúc. Nhưng cho đến nay, kết quả cho thấy là phe Cộng Hòa tiếp tục giữ đa số tại Hạ Viện, ngay cả lãnh đạo phe Dân Chủ Hakim Jeffrey cũng đã thừa nhận điều này.
Truyền thông Mỹ nói các cố vấn của ông Trump ‘khó chịu’ với tỷ phú Elon Musk
Theo RT, trong ngày 14/11, đài NBC của Mỹ đã tiết lộ về việc một số cố vấn của Tổng thống đắc cử Donald Trump cảm thấy “khó chịu” với tỷ phú công nghệ Elon Musk.”Ông Musk đôi lúc hành xử như thể ông ấy là ‘đồng Tổng thống’. Ông Musk cũng không ngại thể hiện rằng mình có rất nhiều công lao trong chiến thắng bầu cử, như thể Tổng thống Trump mắc nợ ông Musk. Tổng thống Trump không mắc nợ ai cả”, nguồn tin của NBC cho biết.Một quan chức khác nói với NBC rằng tỷ phú Elon Musk “có ý kiến về tất cả mọi thứ”, và điều này đã bắt đầu khiến các cố vấn và trợ lý cấp cao của ông Trump khó chịu.”Ông Musk muốn được là người có tiếng nói trong mọi vấn đề. Nhưng việc vận động hành lang quá mức có thể làm hại đến mối quan hệ của ông Musk với ông Trump về lâu dài”, quan chức trên nói.
Nước Mỹ sững sờ trước quyết định chọn bộ trưởng quốc phòng của ông Trump
Ngày 12-11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump khiến rất nhiều người “bật ngửa” khi tuyên bố chọn nhà bình luận bảo thủ và người dẫn chương trình truyền hình Pete Hegseth làm Bộ trưởng Quốc phòng.Trước đó, họ mong đợi ứng viên được đề cử đứng đầu Lầu Năm Góc sẽ là một nhà lập pháp dày dặn kinh nghiệm hoặc một người chuyên về chính sách quốc phòng, theo Politico. Dù đã chuẩn bị tinh thần đón nhận những bất ngờ từ ông Trump sau kinh nghiệm từ nhiệm kỳ đầu tiên, các quan chức an ninh quốc gia và nhà phân tích quốc phòng vẫn không khỏi ngạc nhiên trước quyết định này. “Ông Trump coi trọng lòng trung thành nhất. Có vẻ một trong những tiêu chí chính để đánh giá nhân sự là họ bảo vệ ông ấy tốt đến mức nào khi lên truyền hình” – ông Eric Edelman, cựu quan chức trong chính quyền cựu Tổng thống George W. Bush, nhận định.”.
Marco Rubio – từ đối thủ tới ngoại trưởng của ông Trump
Từng là đối thủ năm 2016, Marco Rubio chuyển hướng thành người ủng hộ trung thành của ông Trump và được ông chọn làm ngoại trưởng trong chính quyền mới.Năm 2022, khi thượng nghị sĩ Marco Rubio vừa kết thúc cuộc tranh luận với đối thủ đảng Dân chủ Val Demings trong cuộc bầu cử giữa kỳ, cựu tổng thống Donald Trump gọi điện cho ông.Theo nguồn tin thân cận, ông Trump gọi để ca ngợi cuộc tranh luận của Rubio, nói rằng thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa đã làm rất tốt và đề nghị làm bất kỳ điều gì có thể trong những ngày cuối chiến dịch để đảm bảo ông Rubio giữ được ghế thượng nghị sĩ.Vài tuần sau, ông Trump xuất hiện tại cuộc vận động tranh cử ở Miami, nói với đám đông tham dự rằng “các bạn cần Marco Rubio chiến đấu cho các bạn ở Thượng viện. Ông ấy rất tuyệt vời”.
https://vnexpress.net/marco-rubio-tu-doi-thu-toi-ngoai-truong-cua-ong-trump-4814980.html
Ông Trump chọn quan chức chuyên trục xuất vào chính quyền mới
Ông Trump thông báo sẽ chọn cựu giám đốc cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan Tom Homan làm người phụ trách trục xuất người nhập cư trái phép vào Mỹ.”Tôi vui mừng thông báo rằng cựu giám đốc cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan (ICE) và cũng là người kiên định trong vấn đề kiểm soát biên giới, Tom Homan, sẽ tham gia chính quyền Trump, phụ trách biên giới của chúng ta”, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đăng lên Truth Social ngày 10/11.Gọi Homan là “Ông trùm Biên giới”, ông Trump thông báo quan chức này sẽ phụ trách biên giới phía nam, phía bắc, an ninh hàng hải và hàng không của Mỹ, cũng như “chịu trách nhiệm trục xuất những người bất hợp pháp về đất nước của họ”.Ông Trump nói đã biết Homan từ lâu, ca ngợi ông là người “giỏi nhất trong lĩnh vực quản lý và kiểm soát biên giới”. “Tôi tin rằng ông ấy sẽ làm tốt công việc được trông chờ từ lâu”, ông Trump viết thêm.
https://vnexpress.net/ong-trump-chon-quan-chuc-chuyen-truc-xuat-vao-chinh-quyen-moi-4814858.html
Trump chọn Musk, Ramaswamy lãnh đạo ‘Bộ Cải Tổ Chính Phủ’
WASHINGTON, DC (NV) – Tổng Thống Đắc Cử Donald Trump hôm Thứ Ba, 12 Tháng Mười Một, loan báo tỷ phú Elon Musk và thương gia Vivek Ramaswamy sẽ lãnh đạo cơ quan mới trong chính quyền của ông, tạm thời gọi là “Bộ Cải Tổ Chính Phủ (DOGE),” theo CBS News.Ông Trump ra thông báo cho hay hai người này “sẽ dọn đường để chính quyền của tôi triệt phá nạn quan liêu trong chính phủ, bỏ quy định dư thừa, giảm chi tiêu hoang phí, và tái cấu trúc cơ quan liên bang, rất cần thiết cho phong trào “Giải Cứu Hoa Kỳ.’Tổng Thống Đắc Cử Trump dường như tỏ ý cho biết có thể ông Musk và ông Ramaswamy sẽ không chính thức tham gia chính phủ, mà chỉ “cho lời khuyên và hướng dẫn từ bên ngoài chính phủ, và sẽ hợp tác với Tòa Bạch Ốc cũng như Văn Phòng Quản Trị và Ngân Sách để thực hiện cuộc cải tổ cấu trúc có quy mô lớn, và nghĩ cách quản trị theo kiểu doanh nghiệp chưa từng thấy.”
https://www.nguoi-viet.com/hoa-ky/trump-chon-musk-ramaswamy-lanh-dao-bo-cai-to-chinh-phu/
.Người Israel lo cho các con tin sau khi Qatar ngưng làm trung gian
Những người biểu tình Israel hôm 9/11 bày tỏ lo lắng cho các con tin ở Gaza, sau khi Qatar cho biết tạm dừng vai trò là bên hòa giải chính cho lệnh ngừng bắn, vốn sẽ giúp đưa những người bị bắt trở về nhà.Hàng nghìn người tập trung tại Tel Aviv, giơ cao các tấm biển ghi dòng chữ “400”, số ngày kể từ khi các con tin bị bắt khi các chiến binh Hamas tấn công miền nam Israel vào ngày 7 tháng 10 năm 2023.Những nỗ lực làm trung gian cho một lệnh ngừng bắn trong cuộc chiến sau đó giữa Hamas và Israel không mang lại kết quả, và hôm 9/11, Qatar tạm dừng việc hòa giải cho đến khi hai bên thể hiện “ý chí và sự nghiêm túc” trong các cuộc đàm phán. Người biểu tình Ruti Lior cho biết bà không chắc Qatar có ảnh hưởng đến mức nào, nhưng vẫn “rất, rất lo lắng” về quyết định rút lui khỏi các cuộc đàm phán của họ.”Với tôi, đây là bằng chứng nữa cho thấy thực sự không có sự nghiêm túc nào cả, và những thỏa thuận này đang bị phá hoại”, nhà trị liệu tâm lý 62 tuổi này nói với AFP.
https://www.voatiengviet.com/a/7858912.html
Mỹ truy tố nghi phạm làm lộ kế hoạch mật của Israel
Mỹ truy tố một cựu nhân viên chính phủ với cáo buộc làm lộ thông tin tình báo tuyệt mật về kế hoạch trả đũa của Israel nhằm vào Iran.Tài liệu tòa án được công bố hôm nay cho thấy Bộ Tư pháp Mỹ hôm 7/11 truy tố Asif W. Rahman với cáo buộc cố tình lưu trữ và phát tán thông tin mật về quốc phòng. Anh ta bị FBI bắt ở Campuchia hôm 12/11 và sẽ trình diện tòa ở Guam, trước khi được di lý đến bang Virginia để xét xử.Theo một người am hiểu công việc của Rahman, anh ta từng làm việc cho CIA, cơ quan có trụ sở tại Virginia. Trong khi đó, tài liệu của tòa án chỉ nêu anh ta từng làm việc cho chính phủ. Rahman có giấy phép an ninh tuyệt mật và có thể tiếp cận thông tin nhạy cảm.
https://vnexpress.net/my-truy-to-nghi-pham-lam-lo-ke-hoach-mat-cua-israel-4815755.html
Philippines nói Trung Quốc đang thúc ép Philippines từ bỏ các tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông
Trung Quốc đang gia tăng áp lực buộc Philippines phải nhượng bộ các quyền chủ quyền của mình ở Biển Đông, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Gilberto Teodoro nói hôm 12/11 sau khi gặp người đồng cấp Úc tại Canberra.Đây là cuộc họp thứ năm kể từ tháng 8 năm 2023, phản ánh mối quan hệ an ninh ngày càng gia tăng giữa hai nước, vốn đều lên tiếng lo ngại về hoạt động của Trung Quốc tại khu vực có tuyến đường thủy đông đúc mà Philippines và các quốc gia Đông Nam Á khác cùng tuyên bố chủ quyền.”Những gì chúng tôi thấy là Bắc Kinh ngày càng yêu cầu chúng tôi nhượng bộ các quyền chủ quyền của mình trong khu vực”, ông Teodoro nói sau khi gặp người đồng cấp Úc Richard Marles, đồng thời nói thêm rằng Philippines là “nạn nhân của hành vi xâm lược của Trung Quốc”.
https://www.voatiengviet.com/a/7860847.html
Ông Trump: Chiến sự Nga – Ukraine phải chấm dứt
Ông Donald Trump nhấn mạnh thông điệp cuộc chiến giữa Nga và Ukraine phải dừng lại, chấm dứt những giết chóc “dù là quân nhân hay dân thường”.”Chúng ta sẽ giải quyết vấn đề Trung Đông và sẽ làm việc cật lực trong vấn đề Nga – Ukraine. Phải chấm dứt. Nga và Ukraine phải dừng lại”, ông Trump phát biểu tại dinh thự Mar-a-Lago ở Florida vào ngày 14/11, trong buổi tiệc của Viện Chính sách Nước Mỹ Trước tiên (AFPI).Ông Trump nói đã xem được thông tin nói rằng hàng nghìn người bị giết trong vòng ba ngày qua. “Dường như những người đó là quân nhân. Nhưng dù đó là quân nhân hay dân thường đang ở trong các thị trấn, chúng ta cũng sẽ giải quyết”, ông nói tiếp.Đây là bài phát biểu trực tiếp đầu tiên của ông Trump kể từ sau đêm tuyên bố chiến thắng bầu cử tổng thống Mỹ.Trong chiến dịch tranh cử, ông Trump từng tuyên bố sẽ kết thúc xung đột Nga – Ukraine “trong 24 giờ”. Tổng thống đắc cử sẽ nhậm chức vào ngày 20/1/2025. Ông Trump trước đó nhiều lần phản đối viện trợ quân sự của Mỹ dành cho Ukraine, cho rằng Washington đang phải ký “séc trắng” cho Kiev.
https://vnexpress.net/ong-trump-chien-su-nga-ukraine-phai-cham-dut-4816585.htm