Thùy Linh
Bản quyền hình ảnhTHANH DANG Image captionNhững năm 1970, nhiều sinh viên Việt Nam được chính phủ Việt Nam Cộng Hòa tài trợ đi du học ở Nhật. Vào tháng 1/1974, sau khi Trung cộng chiếm quần đảo Hoàng Sa, nhiều sinh viên đã tổ chức một cuộc biểu tình ở Tokyo, Nhật Bản.
“Trung cộng tấn công và chiếm đảo Hoàng Sa của Việt Nam Cộng Hoà. Anh em chúng tôi họp lại và biểu quyết một cuộc biểu tình chống Trung cộng xâm lăng vào cuối tháng 1/1974.”
Ông Đặng Hữu Thạnh, khi đó là Hội phó Hội sinh viên Việt Nam, nói ông vẫn giữ gìn một bộ ảnh cuộc biểu tình này.
Ông nói với BBC rằng chúng là “ký ức và báu vật của tôi”.
Bản quyền hình ảnhTHANH DANG Image captionSinh viên Việt thức trắng đêm để vẽ biểu ngữ
“Chúng tôi thức suốt đêm trước vẽ biểu ngữ bằng tiếng Anh, tiếng Việt và tiếng Nhật còn các anh lớn soạn kháng cáo và xin phép với cảnh sát Tokyo,” ông Thạnh nói.
Khi đó có khoảng 150-250 sinh viên Việt Nam tham gia, nhưng vào thời điểm năm 1971-1972, số thành viên Hội sinh viên Việt Nam lên đến 700 người, chỉ riêng Tokyo, con số này là 500 người.
Bản quyền hình ảnhTHANH DANG Image captionKhoảng 150-250 sinh viên tham gia cuộc biểu tình hồi tháng 1/1974
“Bất cứ người Việt Nam qua đó du học, hay qua đi làm đẹp, nói tiếng Việt là thành viên,” ông Thạnh nói.
Bản quyền hình ảnhTHANH DANG Image captionNhững nữ sinh viên Việt Nam – được mệnh danh là “con cháu hai bà Trưng”
Khi được hỏi nữ sinh viên có đông không? Ông Thạnh cười bảo, “Ít lắm. Mỗi bà có 10 ông để lựa mà, mà toàn mấy ông có Master, PhD thôi.”
Bản quyền hình ảnhTHANH DANG Image captionNguyễn Công Sinh (trái) “nhỏ người nhưng chạy như ngựa” đi rải truyền đơn cho người Nhật.
“Ngày biểu tình chúng tôi tụ họp tại một công viên nhỏ (không nhớ tên) và đi đến toà đại sứ Trung cộng, dọc đường đầy cảnh sát đồng phục và không đồng phục. Vừa đi vừa la khẩu hiệu bằng ba thứ tiếng.”
Bản quyền hình ảnhTHANH DANG Image captionHội trưởng Hùng (trái) và Bùi Bảo Sơn cầm loa
“Chúng tôi vừa đi vừa hô ‘Đả đảo’, giống như bây giờ thôi,” ông Thạnh nói.
Bản quyền hình ảnhTHANH DANG Image captionNgười ở bìa phải đi bên ngoài giám sát đoàn biểu tình là học giả Đỗ Thông MinhBản quyền hình ảnhTHANH DANG
“Chúng tôi đi là có xin phép trước nhưng cảnh sát chìm và nổi có khi còn nhiều người đi. Cứ một ông cảnh sát với một người biểu tình.
“Họ không muốn mình bạo động, hay đi ra khỏi đường đã xin phép.”
Bản quyền hình ảnhTHANH DANG Image captionCảnh sát Nhật Bản đi giám sát người biểu tìnhBản quyền hình ảnhTHANH DANG
“Ngày biểu tình chúng tôi tụ họp tại một công viên nhỏ (không nhớ tên) và đi đến toà đại sứ Trung cộng, dọc đường đầy cảnh sát đồng phục và không đồng phục. Vừa đi vừa la khẩu hiệu bằng ba thứ tiếng.”
Bản quyền hình ảnhTHANH DANG
“Chúng tôi muốn vào toà đại sứ trao kháng cáo nhưng bị cảnh sát Nhật chặn lại tại cổng.
“Căng thẳng nhất là lúc anh em muốn nhào vô tòa đại sứ. Mà qua cái cổng đó không phải là người của Nhật mà là lãnh thổ của Trung cộng.”
Bản quyền hình ảnhTHANH DANG Image captionSinh viên bị cảnh sát Nhật vây quanh ở trước đại sứ quán Trung cộng
“Nếu tràn vô thì sẽ có chuyện giữa Nhật và Trung cộng nên cảnh sát họ bao vây không cho vào.”
“Anh hội trưởng đọc kháng cáo qua loa phóng thanh. Rất trật tự và không bạo động. Chỉ có một chút giằng co với cảnh Nhật khi chúng muốn vượt vào toà Đại sứ quán Trung cộng.”
Bản quyền hình ảnhTHANH DANG Image captionKhông vào được bên trong đại sứ quán Trung cộng, hội trường hội sinh viên Hùng (phải) cùng Bùi Bảo Sơn đọc kháng cáo bên ngoài.
Sau năm 1975, các du học sinh của Việt Nam Cộng Hòa di tản khắp nơi. Có người trở về Việt Nam, có người đang sinh sống ở Hoa Kỳ và Châu Âu.
Ông Thạnh sang Nhật vào tháng 2/1971, học ngành điện tại Đại học Waseda.
Ông sang Mỹ vào tháng 10/1975 và từng làm cho nhiều hãng lớn như NCR, Motorola, Qualcomm, LG. Hiện ông đã về hưu.
Khi đọc tin sinh viên Việt Nam vừa xuống đường ở Tokyo biểu tình phản đối Trung cộng hôm 8/9, ông Thạnh, giờ đã về hưu nói:
“Thương thế hệ trẻ ngày nay. Ở Việt Nam họ cấm, nhưng nhiệm vụ người Việt hải ngoại phải đứng lên chống ngoại xâm.”
Bản quyền hình ảnhTHANH DANG/NGUYỄN PHƯƠNG Image captionCuộc biểu tình của sinh viên Việt Nam của 45 năm trước (trái) và nay vào 8/9/2019 tại Tokyo, Nhật Bản
Các hình ảnh do các sinh viên chụp vào 1974, hiện thuộc sở hữu của ông Đặng Hữu Thạnh.
Thùy Linh BBC Việt Ngữ
(11.09.2019)