Ngọc Trương
Xin tưởng niệm hương hồn tất cả chiến sĩ, dân, cán, chính Việt Nam Cộng Hoà.
Sau cùng chúng ta tôn vinh những người lính Nam Việt Nam đã chiến đầu sát cánh: Những người lính không còn quê hương.
Tựa bài của Jim Webb, sĩ quan Thủy Quân Lục Chiến khi chiến đấu ở Việt Nam. Cựu Bộ Trưởng Hải Quân Hoa Kỳ, cựu Nghị sĩ tiểu bang Virginia, đăng trên báo USA TODAY ngày 13 tháng 9, 2019.
Chúng ta tưởng nhớ những người đã khuất như thế nào, luôn cả những ai từng chiến đấu cạnh chúng ta. Thủ tướng Anh William Gladstone đưa ra một công thức vượt thời gian: “Cho tôi xem cách một quốc gia hay một cộng đồng quan tâm đến những người đã khuất, tôi sẽ đo lường chính xác bằng toán học lòng trắc ẩn nhân hậu của dân tộc đó, sự tôn trọng luật pháp quốc gia và sự trung thành với những ý tưởng cao cả”.
Thứ sáu 13 tháng 9, 2019 một phi cơ của Không lực Hoa kỳ sẽ chở hài cốt lẫn cát bụi của 81 binh sĩ Nhảy dù của QLVNCH từ Hawaii về California. Những hài cốt đó được cất giữ trong cơ sở quân sự tại Hawaii suốt 33 năm.
Freedom Park (Công viên Tự do) nơi an nghỉ của 81 quân nhân
Đây là sự kiện có một không hai vì không ai biết đến tên của họ và chỉ vì họ là chiến sĩ của một quân đội đồng minh. Sau buổi lễ, họ sẽ đến nơi an nghỉ có bia tưởng niệm đánh dấu trong nghĩa trang lớn nhứt của người Mỹ gốc Việt tại Hoa kỳ.
Nơi an nghỉ cuối cùng ghi dấu cuộc hành trình 54 năm đầy nhiêu khê, cuộc hành trình khởi đầu từ một chiến trường bị quên lãng của cuộc chiến tàn bạo đã xé toang nước Mỹ khiến 58000 người Mỹ thiệt mạng và hàng triệu người Việt bỏ mình.
“Những người không còn tổ quốc”
Cuối 1965, một phi cơ vận tải C123 bị bắn rơi, phi hành đoàn 4 người Mỹ thiệt mạng
cùng với 81 quân nhân binh chúng Nhảy Dù. Địa điểm máy bay rơi nằm trong vùng
giao tranh, mãi đến 1974 mới vào được.
Những mảnh xương vụn, quân trang được gom chung. Hài cốt lẫn đất cát chứa đầy trong hòm lớn chuyển về Bangkok.
DNA giúp nhận dạng phi hành đoàn Mỹ, sau đó họ được an táng.
Nhưng các quân nhân Việt Nam không có tên trong danh sách chuyến bay. Năm 1986 họ được gởi về phòng thí nghiệm ở Hawaii cho Tù binh chiến tranh và quân nhân mất tích (POW/MIA Lab). Suốt 33 năm, hài cốt của những người lính nằm yên đó, vì không bao giờ có danh sách hành khách trong các phi vụ quân sự. Có lẽ tên tuổi họ không bao giờ được biết đến, chỉ biết họ là binh sĩ của một Tiểu đoàn Nhảy dù, binh chủng thiện chiến của QLVNCH.
Nhà cầm quyền Hà Nội hai lần không cho chôn cất họ tại Việt Nam. Họ cũng không phải là binh sĩ hay công dân Hoa kỳ nên không có cách nào để chôn cất và vinh danh xứng đáng tại Hoa kỳ. Tôi biết việc nầy cách đây hai năm, câu nói của Thủ tướng Gladstone dẫn đường cho tôi.
Nếu tự cho là một quốc gia, một dân tộc, không những chúng ta phải chăm lo người của ta đã mất, chúng ta cũng phải chăm lo cho những ai từng phục vụ sát cánh với chúng ta trong lúc hết sức hiểm nghèo. Những chiến sĩ tử trận xứng đáng trong danh dự và kính trọng.
Qua nhiều tháng thương thuyết ngoại giao và luật pháp, chuyện này sẽ tiến hành vào ngày 26 tháng 10, 2019.
Ngày 26 tháng 10 sắp tới, tại Westminster được gọi là Little Saigon, nơi hàng chục ngàn người Mỹ gốc Việt đang sinh sống, sẽ có đầy đủ lễ nghi quân cách tôn vinh sự cống hiến của 81 quân nhân tử trận.
Lễ truy điệu cũng nhớ đến hàng trăm ngàn chiến sĩ khác đã bỏ mình và hàng ngàn chiến sĩ vẫn không tìm thấy hài cốt.
Đây sẽ là dịp nước Mỹ nhớ và cảm tạ đóng góp của 2 triệu hậu duệ Mỹ gốc Việt giúp xây dựng một xã hội mạnh mẽ và đầy năng lực.
NHIỆM VỤ, DANH DỰ, HY SINH
Đôi khi anh hùng khó tìm.
Ai hiểu ý nghĩa của nhiệm vụ, danh dự và tổ quốc không cần tìm đâu xa chính là người chiến đấu cho tự do và dân chủ.
*
Chú thích của người dịch:
Bài quá dài, chúng tôi lược bỏ những đoạn lập lại hoặc trùng ý. Bạn đọc có thể xem nguyên bản theo link dưới đây.
Xin bạn đọc góp thêm hình ảnh, video lễ truy điệu các chiến sĩ trận vong ngày 26 tháng 10 2019 sắp tới tại Freedom Park Westmister, California.
Nếu bạn từng biết, hay cùng đơn vị với các chiến sĩ nói trên cũng xin cho Dân làm Báo biết.
VNCH Ngọc Trương lược dịch. 14.09.2019
Tham khảo:
https://danlambaovn.blogspot.com/2018/01/nhung-nguoi-linh-du-bi-lanh-quyen.html