Người Hồng Kông lên mạng xã hội để tìm ra một phương pháp đấu tranh chống lại chính quyền Hồng Kông, tay sai Trung cộng.

Người Mỹ , châu Âu lên mạng để bày tỏ các quan điểm chính trị cánh tả, cánh hữa của mình từ đó đảng  cầm quyền cũng như đảng đối lập điều chỉnh chính sách để giữ hoặc dành lại chính quyền bằng lá phiếu của người dân.

Người Việt Nam lên mạng.

– Phe ủng hộ chính quyền : khoe giàu sang, ăn chơi, bày tỏ và bảo vệ quan điểm an phận.

– Phe chống chính quyền : bày tỏ các vấn đề về thực trạng đất  nước.

Tuy nhiên hầu như không có người VN nào dùng  mạng xã hội để tìm ra một phương  pháp đấu tranh dân chủ. Họ mặc định  việc đảng  cộng sản cầm quyền trọn đời là điều hiển nhiên. Và ai đó nêu ra một cách thức nào đó để  thoát khỏi kiếp nô lệ đều chỉ được nghe qua rồi để  đó.

Chính vì vậy chính quyền CS không hề sợ mạng xã hội có thể lật đổ được ngai vàng. Trái lại còn dùng mạng xã hội để  củng cố ngai vàng. Chúng cũng chẳng cần tham khảo ý kiến của người  dân để điều chỉnh chính sách mà chỉ thỉnh thoảng tung ra một vài đòn lừa đảo ngoạn mục để các chú cừu ảo tưởng vào bàn phím của mình.

Do đó có thể nói người Việt Nam đa số lên mạng để  giải trí. Và bài viết nào mang tính giải trí cao bài viết đó nhận nhiều like. Bài viết nào chính trị đau đầu thì chỉ có số rất ít người  không ngại đầu  đau quan tâm.

Dương Hoài Linh (24.04.2020)

Thesaigonpost.uk