Nhóm làm việc của Liên Hiệp Quốc: Việc bắt giữ người tuỳ tiện ở Việt Nam dẫn đến vi phạm nghiêm trọng luật quốc tế

Hình minh hoạ. Phan Kim Khánh

Hình minh hoạ. Phan Kim Khánh, Courtesy of Phan Kim Khánh’s Facebook

Nhóm làm việc chống bắt giữ người tuỳ tiện của Liên Hiệp Quốc hôm 15/5 vừa qua công bố kết luận việc bắt giữ đối với blogger Phan Kim Khánh là tuỳ tiện và vi phạm các nghĩa vụ về nhân quyền của Việt Nam trước quốc tế.

Phan Kim Khánh, 26 tuổi, bị bắt giữ tại văn phòng công ty nơi anh làm việc ở Thái Nguyên vào ngày 21/3/2017 và bị tuyên án tù 6 năm và 4 năm quản chế vào ngày 25/10/2017 với cáo buộc “Tuyên truyền chống nhà nước” theo điều 88 bộ Luật Hình sự cũ.

Tổ chức nhân quyền Freedom Now và hãng luật quốc tế Dechert LLP, thay mặt sinh viên Phan Kim Khánh, hôm 16/9 vừa gửi đơn lên Nhóm Làm việc của Liên Hiêp Quốc (UN) về bắt giữ người tùy tiện, cáo buộc chính phủ Việt Nam đã vi phạm luật quốc tế khi bắt giữ Phan Kim Khánh.

Kết luận của mới của UN phản hồi đơn kiến nghị vừa nêu xác định: “không có cơ sở pháp lý cho việc giam giữ Phan Kim Khánh vì anh bị giam giữ mà không được tiếp xúc với bên ngoài trong suốt hơn 6 tháng và cũng không có cơ hội lên tiếng về tính hợp pháp của việc bắt giam mình”.

Kết luận của UN cũng xác định điều 88 trong bộ Luật Hình sự cũ được dùng để kết tội Phan Kim Khánh là mơ hồ vì không thể xác định được hành vi phạm tội.

Theo kết luận của nhóm làm việc của UN, trường hợp của Phan Kim Khánh chỉ là một trong nhiều trường hợp của Việt Nam đã được đưa lên nhóm làm việc của UN trong các năm gần đây. Những trường hợp này đều bị xác định là không tuân theo nguyên tắc của quốc tế, việc giam giữ kéo dài trước khi ra toà, người bị giam giữ không được tiếp xúc với luật sư và bị kết tội bởi các điều luật mù mờ vì thực hiện các quyền con người của mình.

Theo kết luận của UN, tình trạng này cho thấy một vấn đề có tính hệ thống liên quan đến bắt giữ người tuỳ tiện ở Việt Nam, mà nếu tiếp tục có thể dẫn đến vi phạm nghiêm trọng luật quốc tế.

Hôm 26/5, Freedom Now ra tuyên bố về kết luận của nhóm làm việc của UN, khẳng định “Phan Kim Khánh đã bị giam giữ sai trái trong tù suốt hơn 3 năm qua, và là một nạn nhân của chiến dịch chống lại tự do mạng ở Việt Nam”. Freedom Now kêu gọi chính phủ Việt Nam tuân thủ UN và phải trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện với Phan Kim Khánh.

RFA (26.05.2020)

Ba phụ nữ gốc Việt bị Công an tố cáo ‘chống phá Nhà nước’

Các đồng sáng lập tổ chức phi chính phủ Vietnam Rise: Trinity Phạm, Trinh Nguyễn, Angelina Huỳnh. Photo Vietnam Rise

Các đồng sáng lập tổ chức phi chính phủ Vietnam Rise: Trinity Phạm, Trinh Nguyễn, Angelina Huỳnh. Photo Vietnam Rise

Vừa qua truyền thông của Bộ Công an và Bộ Quốc phòng Việt Nam đã lên án ba phụ nữ gốc Việt, đồng sáng lập viên của tổ chức phi chính phủ có trụ sở ở Mỹ, cho rằng tổ chức này là một tổ chức ngoại vi của Việt Tân, đã “lợi dụng các hoạt động dân sinh để chống phá Nhà nước.” Tuy nhiên, tổ chức phi chính phủ Vietnam Rise, còn gọi là RISE, đã bác bỏ các buộc này.

Bà Trinity Phạm, một trong các đồng sáng lập viên của RISE, nói với VOA:

“RISE rất ngạc nhiên vì trong hai bài báo đó có thông tin không chính xác về RISE. Bài báo nói RISE là tổ chức có những hoạt động dân sinh và lồng ghép các hoạt động này để “chống phá Nhà nước” là điều không đúng sự thật.”

Vào đầu tháng 05, trong chuyên mục Chống diễn biến hòa bình, trang Công an Nhân dân (CAND) của Bộ Công an có đăng hai bài liên tiếp lên án tổ chức RISE cho rằng “RISE hoạt động dưới vỏ bọc tổ chức phí chính phủ (NGO) theo mô hình tổ chức “xã hội dân sự”, bảo vệ môi trường, nhu cầu dân sinh, là những vấn đề thu hút được sự chú ý của người dân để tập hợp lực lượng, kích động bạo loạn, biểu tình trong nước; huấn luyện đào tạo cho các cá nhân, hội nhóm người Việt trong và ngoài nước nhằm gây dựng các tổ chức chính trị đối lập.”

Bà Trinity Phạm cho biết thêm về những hoạt động dân sinh, sức khỏe cộng đồng, và bảo vệ môi trường của RISE, nhất là khi dịch Covid-19 bùng phát ở Việt Nam vào đầu tháng 2 và bùng phát ở Mỹ trong thời gian gần đây.

“Trong thời gian vừa qua sau khi RISE vừa thành lập, RISE đã bắt tay làm một số công việc chỉ thuần túy mang tính hướng dẫn và hỗ trợ cho người dân trong vấn đề sức khỏe cộng đồng cũng như vấn đề môi trường sống. Điển hình là trong vụ Covid vừa rồi vào đầu tháng 2 khi dịch bùng phát ở Việt Nam, RISE đã quyên góp và mua một số vật dụng y tế để gửi về Việt Nam gồm 10 ngàn khẩu trang và 2 ngàn chai nước diệt khuẩn, phát cho sinh viên, người lao động, người nghèo vô gia cư.”

Tờ báo của ngành Công an Việt Nam cho rằng RISE sử dụng “vỏ bọc” của tổ chức NGO “với mục đích là để tập hợp lực lượng, lồng ghép các hoạt động chống phá Nhà nước.”

Công an Việt Nam cho rằng Việt Tân, một tổ chức chính trị ở Hoa Kỳ nhưng bị Việt Nam xem là khủng bố, “đã lợi dụng tình hình dịch Covid-19 để chỉ đạo Rise lên kế hoạch quyên góp khẩu trang và dung dịch sát khuẩn để hỗ trợ cho gia đình số phạm nhân đang chấp hành án phạt tù và số đối tượng có quan hệ với Việt Tân ở miền Bắc và miền Trung.”

CAND cho rằng ba sáng lập viên của RISE gồm bà Trinh Nguyễn, Trinity Phạm và Angelina Huỳnh – từng là thành viên Việt Tân – đã lập ra RISE và hoạt động với sự “chỉ đạo” của Việt Tân.

Công dân Úc bị Việt Nam phạt 12 năm tù vì tội ‘khủng bố’

 EMBED SHARE

Hôm 23/05, ông Hoàng Tứ Duy, phát ngôn viên của Việt Tân, xác nhận với VOA rằng ba phụ nữ này đã rời Việt Tân và không còn làm việc cho Việt Tân nữa.

Tổ chức Vietnam Rise cho rằng cơ quan ngôn luận của công an Việt Nam đã “suy diễn không đúng sự thật.” Bà Trinity Phạm nhấn mạnh:

“Tôi và các sáng lập viên khác như Trinh Nguyễn và Angelina Huỳnh, cả 3 người từng là thành viên của Việt Tân, và đã rời Việt Tân vào tháng 09/2019 để đi con đường riêng của mình và sau đó thành lập ra RISE.

“Việc những người trẻ năng động tham gia các hoạt động cộng đồng thì việc tham gia một tổ chức, rời đi và thành lập một tổ chức là một việc rất bình thường.

“Khi bài báo nói rằng RISE là một tổ chức “ngoại vi” và được sự “chỉ đạo” của Việt Tân thì đây là một sự suy diễn sai sự thật.”

VOA đã liên lạc với CAND để xin ý kiến về phát biểu của RISE nhưng chưa được phản hồi.

Hôm 18/05/2020, trang Quân khu II của Lực lượng Vũ trang Tây Bắc thuộc Bộ Quốc phòng nói rằng tổ chức RISE “thực chất hoạt động dưới sự chỉ đạo của Việt Tân nhằm tránh cáo buộc liên quan đến khủng bố, hoạt động chính trị chống Việt Nam; tạo điều kiện thuận lợi để móc nối với các nhóm “xã hội dân sự” tại Việt Nam, đưa lực lượng, phương tiện về nước nhằm triển khai các kế hoạch chống phá chế độ.”

Nhận định về phản ứng của chính quyền Việt Nam trước các hoạt động dân sinh của RISE, bà Trinity Phạm nói:

Tất cả những hoạt động mà công an cảm thấy rằng có thể gây nên sự đối đầu với họ thì họ lập tức cảnh báo và cô lập. Đối RISE cũng vậy, chính phủ Việt Nam tìm cách cô lập trong thời điểm này và cảnh báo, gây sợ hãi cho những người cộng tác với RISE.”

Theo một thông cáo, Vietnam Rise là một tổ chức phi lợi nhuận đăng ký theo Điều luật 501(c)3, được thành lập tại Hoa Kỳ vào cuối năm 2019, với mục tiêu kiến lập môi trường sống an toàn, công bằng và cơ hội thăng tiến cho người dân Việt Nam, bằng cách cung cấp công cụ để tổ chức hoạt động dân sinh trong các nhóm cộng đồng.

VOA (26.05.2020)

Việt Nam gia tăng đàn áp truyền thông tự do bằng bạo lực mạnh hơn!

Bìa quyển sách "Thế thiên hành đạo hay đại nghịch bất đạo" của Nhà văn Phạm Thành, do Nhà xuất bản Tên Lửa phát hành.

Bìa quyển sách “Thế thiên hành đạo hay đại nghịch bất đạo” của Nhà văn Phạm Thành, do Nhà xuất bản Tên Lửa phát hành.  Courtesy: Facebook Nhà xuất bản Tự Do

Ba vụ bắt giữ liên tiếp

Nhà văn Phạm Chí Thành, bút danh Phạm Thành, chủ trang blog Bà Đầm Xòe, bị bắt giữ vào ngày 21/5/2020 với cáo buộc làm, tàng trữ, phát tán tài liệu chống Nhà nước”, theo Điều 117 Bộ luật Hình sự. Thân nhân của Nhà văn Phạm Thành, một ngày sau đó, cho RFA biết ông bị tạm giam 4 tháng tại nhà tù Hỏa Lò, Hà Nội.

Vào sáng hôm 23/5, Nhà báo Nguyễn Tường Thụy, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập và là blogger của Đài RFA, bị Công an TP.Hồ Chí Minh khởi tố và bắt ngay tại nhà ở Hà Nội cũng cùng cáo buộc như đối với nhà văn Phạm Thành. Ông Thụy bị di lý từ Hà Nội vào Sài Gòn.

Trước đó 1 tháng tròn, ngày 23/4, Công an tỉnh Nghệ An bắt giữ Nhà thơ Trần Đức Thạch với cáo buộc “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”, theo điều 109 Bộ luật hình sự.

Cựu tù chính trị-Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, vào tối hôm 26/5 lên tiếng với RFA liên quan 3 vụ việc chính quyền vừa bắt giữ giới cầm bút bất đồng chính kiến tại Việt Nam:

 “Không ai năng nổ và mạnh mẽ như Nhà văn Phạm Thành. Ông đã liên tục chỉ trích Tổng Bí thư-Chủ Tịch nước Nguyễn Phú Trọng. Bởi vì ông Trọng vẫn tỏ thái độ thân Trung Quốc. Cũng như không ai giống Nhà báo Nguyễn Tường Thụy. Ông đã thay mặt cho những người đấu tranh mang tiếng nói đối lập hoàn toàn và trong một tổ chức Hội Nhà báo Độc lập để nói lên tiếng nói của người dân. Và cũng không ai như là Nhà thơ Trần Đức Thạch. Ông đã có những bài thơ để lên án Chính quyền Cộng sản.”

Với chia sẻ vừa rồi, Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa khẳng định rằng động thái bắt giữ 3 cựu chiến binh cầm bút, 3 nhà hoạt động dân chủ tại Việt Nam đã biểu thị thái độ Chính phủ Hà Nộ đối với các vấn đề mà cả 3 nhà hoạt động này đang quan tâm và đòi hỏi. Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa nhấn mạnh:

“Tức là họ muốn triệt tiêu hết tất cả những đòi hỏi của những người dân yêu nước chống Trung Quốc, muốn hòa hoãn và xích lại gần Mỹ để phát triển kinh tế và dân chủ, bảo vệ quốc gia, lãnh thổ và hải đảo.”

Gia tăng đàn áp và bạo lực

Ông Vũ Quốc Ngữ, Giám đốc Tổ chức Người Bảo vệ Nhân quyền (Defend the Defenders) nhận định rằng động thái bắt giữ mới nhất của Chính quyền Việt Nam đối với ba nhà bất đồng chính kiến Trần Đức Thạch, Phạm Thành và Nguyễn Tường Thụy nhằm hai mục tiêu:

“Tôi nghĩ rằng là một mặt họ trấn áp giới bất đồng chính kiến, đặc biệt là những người cầm bút. Thứ hai là ban lãnh đạo chính quyền Cộng sản của hai thành phố lớn nhất nước là Hà Nội và Hồ Chí Minh (Sài Gòn) muốn lập công chẳng hạn. Tôi nghĩ rằng họ có thể muốn lập công trong kỳ đại hội Đảng sắp tới. Một bên bắt giữ ông Phạm Thành. Một bên bắt giữ ông Nguyễn Tường Thụy để mở rộng vụ án của ông Phạm Chí Dũng, bị bắt hồi cuối tháng 11 năm ngoái.”

Ba nhà cầm bút bất đồng chính kiến vừa bị bắt trong tháng 4 và tháng 5/2020: Nhà văn Phạm Thành, Nhà báo Nguyễn Tường Thụy và Nhà thơ Trần Đức Thạch (bìa trái sang).

Ba nhà cầm bút bất đồng chính kiến vừa bị bắt trong tháng 4 và tháng 5/2020: Nhà văn Phạm Thành, Nhà báo Nguyễn Tường Thụy và Nhà thơ Trần Đức Thạch (bìa trái sang). RFA edited.

Blogger Lập Quyền Dân, qua bài viết có nhan đề “Bắt Phạm Thành, Nguyễn Tường Thụy: Những giọt nước tràn ly”, đăng tải trên trang Blog của RFA hôm 24/5, cũng nêu lên vấn đề rằng có thể Đảng CSVN mở chiến dịch trấn áp thẳng tay các nhà báo độc lập để “trong sạch hóa địa bàn”, chuẩn bị cho “sàn đấu” của những nhóm người tại Đại hội Đảng XIII sắp tới hoặc là cuộc ra đòn cấp tập “vỗ mặt” các nhà đấu tranh dân chủ? Tác giả Lập Quyền Dân đưa ra lập luận cũng có thể là cả hai, bởi vì “trước sau Đảng CSVN cũng sao chép cái chủ trương mà Quốc hội Trung cộng đang thảo luận về Luật An ninh cho Hong Kong”.

Trong khi đó,Giám đốc Tổ chức Người Bảo vệ Nhân quyền lưu ý tình trạng Nhà nước Việt Nam gia tăng bắt bớ truyền thông tự do, kể từ khi Luật An ninh mạng có hiệu lực. Ông Vũ Quốc Ngữcho rằng Chính quyền Việt Nam đàn áp mang tính chất hệ thống:

“Tôi nghĩ là một mặt họ bắt giữ những người tương đối nổi tiếng, có những tiếng nói nhất định trên mạng xã hội chẳng hạn; tức là truyền thông phi chính thống, không phải của Nhà nước Cộng sản hợp pháp. Bên cạnh đó thì họ cũng sẵn sàng bắt giữ những người ít nổi tiếng hơn là những người chỉ viết một vài bài hoặc nói về tự do dân chủ, tự do thông tin. Họ đàn áp mang tính chất hệ thống, không bỏ sót ‘con cá’ nào, tạo ra một không khí rất nỏng bỏng ở Việt Nam làm cho giới bất đồng chính kiến cũng phải chùn bước và người dân càng sợ hãi.”

Đồng quan điểm với Giám đốc của Defend the Defenders, Nhà báo Phạm Đoan Trang, vào tối hôm 26/5 lên tiếng với RFA:

“Chúng ta có thể thấy sự bắt giữ diễn ra dồn dập trong thời gian ngắn và chưa kể vụ bắt hai ông Thạch và ông Tường Thụy còn có màu sắc bạo lực rất là rõ. Công an không chỉ bắt mà còn đánh đập người bắt cũng như gây sự, đe dọa, khiêu khích người nhà…Đúng là không gian tự do trước giờ vốn đã hẹp thì dường như bây giờ lại càng hẹp hơn và bạo lực hơn nữa. Trước kia chỉ là bắt thì bây giờ ngoài việc bắt còn sẵn sàng đánh đập. Chúng tôi cũng lường trước được điều này và nghĩ rằng từ nay đến Đại hội Đảng CSVN sắp tới thì không gian tự do còn bị thắt chặt hơn nữa cũng như sự đàn áp sẽ còn gia tăng nữa.”

Tinh thần đấu tranh lan tỏa?

Mặc dù vậy, Nhà báo Phạm Đoan Trang nhìn nhận sau các vụ việc bắt giữ vừa xảy ra cho 3 nhà cầm bút bất đồng chính kiến thì càng có nhiều người tò mò, tìm hiểu hơn về họ và những tác phẩm viết lách của họ. Điển hình là một quyển sách của Nhà văn Phạm Thành, xuất bản hồi năm 2019 và bây giờ được đông đảo độc giả tìm kiếm. Nhà báo Phạm Đoan Trang nói về điều này với chúng tôi:

“Sau khi Nhà văn Phạm Thành bị bắt giữ thì có rất nhiều người liên hệ qua Facebook của cá nhân tôi và của Nhà Xuất bản Tự Do để mua cuốn ‘Thế thiên hành đạo hay đại nghịch bất đạo’. Ngay từ khi cuốn sách này ra đời vào mùa thu năm ngoái đã có nhiều người hỏi về nó. Và, sau khi ông Phạm Thành bị bắt thì lại càng có nhiều người hỏi về nó hơn. Tôi nghĩ những người hỏi mua, họ cũng sợ nhưng sự tò mò thắng sự sợ hãi.”

Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa bày tỏ trong xúc động rằng cả ba Nhà thơ Trần Đức Thạch, Nhà văn Phạm Thành và Nhà báo Nguyễn Tường Thụy trong những tháng ngày sắp tới có thể sẽ rất là khó nhọc cho họ ở trại giam, vì tuổi già sức yếu lẫn đau đớn về mặt tình thần. Tuy nhiên, Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa tin rằng tinh thần bất khuất và kiên cường của những người lính “thất thập cổ lai hy” này sẽ càng được loan tỏa, đặc biệt đối với thế hệ thanh niên tại Việt Nam.

“Gần suốt một đời họ theo Cộng sản. Những người này họ có lý tưởng lắm. Không phải họ bị lừa dối bởi vì những nhà văn, nhà thơ họ có một tấm lòng, có sự hiểu biết và có niềm tin. Nhưng rồi 30-40 năm qua, sống trong chế độ Cộng sản, tất cả niềm tin của họ bị mai một và bây giờ họ nhận ra chế độ Cộng sản thế nào. Khi họ nhận ra rồi thì họ rất cương quyết từ bỏ nó và đi về phía mà họ nhận thấy chính nghĩa, chính đáng cần phải làm. Và tất nhiên là chúng ta cũng thấy rằng họ đã bị trả giá, họ bị đàn áp và bắt bớ. Đây là sự đau xót của họ. Nhưng ngược lại, chúng ta nhìn thấy gương sáng bởi vì một câu hỏi đặt ra cho rất nhiều người, trong đó có lớp trẻ rằng tại sao họ họ theo Cộng sản mà không thể theo hết đời và bây giờ họ phản tỉnh?”

Tinh thần của ba cựu chiến binh đấu tranh vì lý tưởng đất nước Việt Nam độc lập và dân chủ được những người trẻ dấn thân, như Nhà báo Phạm Đoan Trang chia sẻ rằng cô sẽ vững vàng tiếp tục con đường đã lựa chọn cho đến ngày “những mầm mống tốt đẹp trong xã hội được lan rộng, để xã hội dân sự phát triển, để sự tương thân tương ái giữa những người dân với nhau là điều bình thường, để việc viết, đọc và mua bán sách không còn là tội phạm…để con người được lương thiện”.

RFA (26.05.2020)

RSF lên tiếng về việc bắt giam hai thành viên Hội Nhà báo Độc lập

https://www.datviet.com/wp-content/uploads/2020/05/4c85cda2-1e2e-420c-a5bf-b14d91b6c5be.jpeg

Tổ chức Phóng viên Không Biên giới- RSF, vào ngày 26 tháng 5 ra thông cáo báo chí về việc hai thành viên hàng đầu của Hội Nhà Báo Độc Lập tại Việt Nam bị cơ quan chức năng bắt hồi tuần qua. Đó là hai ông Phạm Thành và Nguyễn Tường Thụy.

RSF yêu cầu trả tự do ngay cho hai nhà báo độc lập vừa nêu; đồng thời kêu gọi các đối tác thương mại với Việt Nam, trong đó có Liên Minh Châu Âu và Hoa Kỳ, cần áp lực Hà Nội chấm dứt chiến dịch trấn áp mới này.

Ông Daniel Bastard, Trưởng Văn Phòng Châu Á- Thái Bình Dương của RSF, nêu rõ ‘Việc bắt giữ gần như đồng thời hai ông Phạm Chí Thành và Nguyễn Tường Thụy đưa ra một thông điệp vô cùng đáng sợ cho những người đang cố duy trì hoạt động tranh luận công khai tại Việt Nam.”

Ông Nguyễn Tường Thụy, phó chủ tịch Hội Nhà báo Độc Lập Việt Nam, bị bắt tại nhà ở Hà Nội vào ngày 23 tháng 5. Sau đó ông bị di lý vào Sài Gòn, cách thủ đô 1700 kilomet. Ông từng là một cựu chiến binh và lâu nay có đóng góp bài viết cho chuyên mục Blog của Ban Việt Ngữ, Đài Á Châu Tự Do.

Ông Phạm Chí Thành, bút anh Phạm Thành và chủ trang blog Bà Đầm Xòe, bị bắt vào ngày 21 tháng 5. Ông từng làm việc cho Đài Tiếng Nói Việt Nam (VoV).  Tác phẩm mới của ông đề cập đến người đứng đầu đảng cộng sản Việt Nam hiện nay có tên ‘Nguyễn Phú Trọng: Thế thiên hành đạo hay đại nghịch bất đạo’.

Chủ tịch Hội Nhà báo Độc Lập Phạm Chí Dũng bị bắt vào tháng 11 năm ngoái. Hội này cố gắng cổ xúy cho quyền tự do ngôn luận tại Việt Nam và được thành lập vào năm 2014.

Việt Nam lâu nay luôn đứng cuối bảng xếp hạng về Chỉ số Tự Do Báo chí do RSF thực hiện. Trong bảng chỉ số năm 2020, Việt Nam bị xếp thứ 175 trên 180 quốc gia.

Theo RFA (26.05.2020)

Tổ chức Bảo vệ Ký giả kêu gọi Chính phủ Việt Nam trả tự do cho ông Nguyễn Tường Thuỵ và Phạm Thành

Nguyen Tuong Thuy -Trần Thành

Bangkok, ngày 26 tháng 5 năm 2020 – Việt Nam cần trả tự do ngay lập tức cho các nhà báo Nguyễn Tường Thủy và Phạm Chi Thành, và bỏ mọi cáo buộc chống lại họ, Ủy ban Bảo vệ Nhà báo cho biết hôm nay.

Vào ngày 21 tháng 5, nhà chức trách đã bắt giữ ông Thành, một nhà báo tự do với bút danh Phạm Thành, tại nhà tư gia ở Hà Nội, với cáo buộc vi phạm Điều 117 của Bộ Luật Hình sự Việt Nam, một điều khoảnnhằm hình sự hóa “tội chống phá nhà nước”, theo báo chí đưa tin.

Ngày 23 tháng 5, công an Hà Nội đã bắt giữ ông Thụy, một phóng viên của ĐàiÁ Châu  Tự Do  do Quốc hội Hoa Kỳ tài trợ, và buộc ông tội “ làm, lưu trữ ,và phổ biến các tài liệu và vật phẩm với mục đích chống phá nhà nước”, theo một khoản khác của điều Điều 117, theo RFA.

Theo thông tin từ RFA và một đại diện ẩn danh của Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam, những bản án theo Điều 117 có thể nhận án tù lên tới 20 năm. Cả hai nhà báo đều là thành viên của Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam mà ông Thuỵ là phó chủ tịch Hội.

Người đại diện ẩn danh vì lý do an ninh cho biết, ông Thụy đã được di lý từ Hà Nội đến Thành phố Hồ Chí Minh trong cùng ngày bị bắt và đang bị giam giữ tại để phục vụ công tác điều tra. Ông Thành bị giam tại Hà Nội, người đại diện cho biết.

Nhà báo Nguyễn Tường Thủy và Phạm Chí Thành cần được trả tự do ngay lập tức và tất cả các cáo buộc vi phạm họ phải được bãi bỏ,” ông Shawn Crispin, đại diện cấp cao của Đông Nam Á CPJ tuyên bố. Việt Nam phải chấm dứt việc xem các nhà báo độc lập là kẻ thù của nhà nước, và phải cho phép báo chí làm việc tự do và không sợ bị cáo buộc và giam cầm.

Đài Á Châu Tự Do cho biết trong một tuyên bố rằng vụ bắt giữ ông Thụy là nhằm “ dập tắt tự do ngôn luận và củng cố nhu cầu báo chí độc lập ở Việt Nam.” Ông Thụy đã cộng tác với đài Á Châu Tự Do được sáu năm.

Trên blog của mình, ông Thành thường xuyên viết về quyền công dân và quyền tự do ngôn luận, theo Rohit Mahajan, phó chủ tịch truyền thông của RFA, người đã liên lạc với CPJ qua email.

Bộ Công an Việt Nam Việt Nam đã không trả lời ngay lập tức yêu cầu CPJ trong phần bình luận trên trang web của Bộ.

Vào tháng 11, CPJ ghi lại vào thời điểm đó, chính quyền đã bắt và tạm giam ông Phạm Chí Dũng, sáng lập viên Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam theo Điều 117. Theo đại diện của hội, Ông Dũng đang bị giam giữ tại Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian chờ xét xử và không được phép gặp vợ hoặc luật sư kể từ khi bị bắt.

Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam là một trong số 192 tổ chức đối tác đã ký thư của CPJ, ngày 5 tháng 5 kêu gọi Liên Hợp Quốc hành động để đảm bảo việc phóng thích các nhà báo trên toàn thế giới trước nguy lây nhiễm COVID-19 gia tăng.

English

Nguồn: https://cpj.org/2020/05/two-journalists-detained-on-anti-state-charges-in-.php

VNTB (26.05.2020)

Việt Nam bắt giữ hai thành viên Hội Nhà báo Độc lập

Reporterët pa Kufij, 2020": Shqipëria bën pas, agresion ndaj ...

Việt Nam đứng thứ 175/180 trong danh sách tự do báo chí thế giới của RSF 2020. Ảnh chụp màn hình minh họa. © RSF

Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới (RSF) có trụ sở tại Paris hôm nay 26/05/2020 ra thông cáo đòi hỏi trả tự do cho hai nhà báo độc lập Nguyễn Tường Thụy, Phạm Chí Thành đồng thời kêu gọi các đối tác thương mại của Việt Nam gây áp lực để chấm dứt chiến dịch trấn áp mới này.

Blogger Nguyễn Tường Thụy bị bắt tại Hà Nội hôm thứ Bảy 23/05 và di lý về Sài Gòn. Ông Thụy, 68 tuổi, là cựu chiến binh, phó chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam (IJAVN).

Hai ngày trước đó, ông Phạm Chí Thành (bút hiệu Phạm Thành) cũng đã bị bắt tại nhà ở Hà Nội theo điều 117 Luật Hình sự (tội danh chống Nhà nước) và đang bị tạm giam. Ông Phạm Thành là chủ blog Bà Đầm Xòe, và vừa công bố một cuốn sách mang tựa đề « Nguyễn Phú Trọng : Thế thiên hành đạo hay Đại nghịch bất đạo ». Ông cũng là hội viên IJAVN.

Ông Daniel Bastard, phụ trách châu Á-Thái Bình Dương của RSF tuyên bố, việc bắt giữ hai ông Nguyễn Tường Thụy và Phạm Chí Thành là một gáo nước lạnh cho những ai đang cố gắng tranh luận công khai tại Việt Nam, trong bối cảnh sắp đến Đại hội Đảng lần thứ 13. RSF kêu gọi các đối tác thương mại của Việt Nam, đứng đầu là Liên Hiệp Châu Âu và Hoa Kỳ gây áp lực để Hà Nội chấm dứt trấn áp.

Ông Bastard nhắc lại, chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam là ông Phạm Chí Dũng đã bị bắt từ tháng 11/2019, từng được RSF trao danh hiệu « Anh hùng thông tin ».

Việt Nam hiện đứng thứ 175/180 trong danh sách tự do báo chí thế giới của RSF.