„Giòng sông ngôn ngữ là giòng sống của con người, không có một áp đặt giả tạo nào, dù ép buộc mạnh bao nhiêu đi nữa mà thay đổi được cái sức sống tự nhiên của nó được.“

 BS Nguyễn Hy Vọng

Hôm nay tự nhiên tôi muốn tâm sự với bạn về một chuyện của đời tôi.

Cụ Đào Đăng Vỹ mất đã được 24 năm rồi (mất 3 giờ 27 phút sáng ngày mùng 7 tháng tư năm 1987) mà hôm nay tôi nhớ Cụ quá, khi nhìn lại những quyển từ điển Pháp Việt mà tôi đã cộng tác với Cụ viết ra trong mấy năm 1951-1961.

Tôi nhớ lại chữ đầu tiên mở màn cho sự cộng tác tốt đẹp giữa tôi với Cụ là chữ presse-citron/cái ép chanh vào ngày 15 tháng 6 năm 1951 tại Huế và những tháng năm ròng rã sinh hoạt văn hóa với cụ từ đó.

***

Tôi nhớ lại những khi ăn ở trong nhà Cụ tại nhà gần Dinh Độc Lập, những đêm hôm lên phòng khách nhà Cụ nói chuyện về tiếng Việt, những khi ăn uống chung với Cụ, những khi Cụ đau ốm hay vui buồn trong cuộc sống.

Tôi nhớ mãi cái quyết tâm của Cụ, muốn giữ gìn tất cả mọi hình thức đa dạng của tiếng nói ba miền như là những nhân chứng cuối cùng về sự biến đổi của tiếng Việt qua hàng chục ngàn năm chung sống và có khi chung đụng nữa, trước khi những vật quý đó bị mất tích đi vì những toan tính ấu trĩ, vô ý thức và lưu manh văn hóa của một thiểu số tự mạo danh là những kẻ muốn giữ gìn cho sự trong sáng của tiếng Việt (sic)!

Lời Cụ Đào Đăng Vỹ và viết ra vẫn còn văng vẳng đâu đây: “Các sách cũ hay chú trọng đến những tiếng ngoài Bắc mà coi thường những tiếng Trung và Nam. Nhiều tiếng ở Trung và Nam rất đáng được chú trọng và nên đem vào kho tàng ngôn ngữ nước nhà để làm giàu thêm cho tiếng nói của một quốc gia độc lập và tự dodù những tiếng ấy không có ở Bắc Việt, vẫn không thể coi là tiếng của địa phương, dù chỉ độ một thiểu số dùng.

Như anh biết đó, thiểu số ấy hiện nay lại là đa số, vì tổng số người Trung và Nam hiện nay là 55 triệu người trong số 87 triệu người Việt. Đó là chưa kể gần 3 triệu người ở khắp thếgiới mà đại đa số lại là người miền Nam và Trung đã bỏ nước ra đi, trong khi dân miền Bắc chết cứng trong cái cạm bẫy của bọn cộng sản ngoài đó mà không nhúc nhích được cho khỏi mỏi chân, chớ đừng nói là đi đâu! Vậy mà những toan tính ngu xuẩn ấy vẫn còn .

Hiệnnay trong sách và từ điển xuất bản tại Việt Nam do bọn cộng sản canh gác, chúngnó cố tình gạt bỏ tất cả những từ ngữ Trung và Nam.Trong khi dạy tiếng Việt cho một đám sinh viên bên Mỹ qua học tiếngViệt ở Hà Nội, viện ngôn ngữ ở đó chỉ đưa thầy người Bắc chỉ dạycho các sinh viên ấy toàn là ngôn từ ngoài Bắc mà thôi đến nỗigây ra xung đột và bị 40 người sinh viên ấy, do cô Lệ Quyên dẫn đầu,chỉ trích nặng cái lối dạy ngu xuẩn đó và dọa sẽ không thèm họcnữa nếu không thay đổi cái đường lối kỳ quặc đó! Vì họ học để về làmbáo viết sách cho người Việt ở hải ngoại cho đa dạng, chứ đâu phảichỉ học kiểu „chăng xáng vườn chè“ của tụi nó!

Những cố gắng để viết cho đúng thì nên chấp nhận, chứ những ý đồ muốn thay đổi luôn cả cách nói, cách phát âm và cả cái giọng của người ta nữa thì làm sao làm cho được; hơn nữa, cái đó thật là ngu xuẩn, có khác gì tự nhiên đòi xóa bỏ một giòng sông và đắp cho một vài cái đập nước giả tạo trên dòng chảy cuồn cuộn của giòng sông đó.

Giòng sông là muôn đời muôn kiếp mà những cái đập cỏn con thì sẽ phải bị vỡ tan tành, không năm này thì năm khác!

Giòng sông ngôn ngữ là giòng sống của con người, không có một áp đặt giả tạo nào, dù ép buộc mạnh bao nhiêu đi nữa mà thay đổi được cái sức sống tự nhiên của nó được.

Bọn viện sĩ văn hóa của cái gọi là Viện Ngôn Ngữ Học Hà Nội hiện nay không đủ hiểu biết sơ đẳng để nhận thức rằng, như Cụ Đào Đăng Vỹ đã từng ý thức sâu xa điều này, những khác biệt (rất nhiều) của tiếng Việt ba miền là những hiện tượng ngôn ngữ rất quý báu để có thể tìm lại nguồn gốc của tiếng Việt, cái vốn liếng muôn đời của ông bà ta, cái lý do tồn tại của ngôn ngữ Việt, cái bằng chứng về sức sống dồi dào của sinh ngữ Việt, cái niềm hy vọng chắc chắn cho tương lai rằng tiếng Việt sẽ và không bao giờ trở thành một từ ngữ chết (như trường hợp của tiếng Gaulois, tiếng Latin hay tiếng Sanskrit)

Có thay đổi đa dạng biến chuyển ba miền thì mới sống còn, chứ hễ mà đóng khung cứng ngắc trong những cách nói cách viết gò bó thường được gọi một cách lòe loẹt giả tạo là chính thức, tiêu chuẩn, chính thống đó chỉ tổ làm cho tiếng nói của giống nòi ta mòn mỏi và nghèo nàn đi lần lần.

Chúng nó đã trắng trợn bán nước dâng đất cho Tàu, lại còn khoác lác là muốn giữ gìn cho “xự chong xáng“của tiếng Việt, như Phạm văn Đồng đã đề tựa cho một quyển từ điển.

Những toan tính kỳ quặc đó sẽ không bao giờ thực hiện được vì những hiện tượng ngôn ngữ là những hiện tượng sống động của con người, chứ không phải của tâm lý con người mà có như khoa tân ngôn ngữ học đã chứng tỏ (transformational linguistic). Nói một cách dễ hiểu là vô và vào có cái lý do (raison d’être) riêng của nó chứ không phải như quyển từ điển ấy đã cho vô là tiếng địa phương mà vào mới là tiếng Việt chính cống (sic) hoặc chúng nó định nghĩa gan là to gan!

Trời đất! Tội nghiệp cho cái kiểu định nghĩa “ếch ngồi đáy giếng” của chúng nó, những tên tự xưng là đỉnh cao trí tuệ của miền Bắc!

Nguyễn Hy Vọng