(Thư ngỏ của 10 tổ chức XHDS quốc tế yêu cầu nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam chấm dứt đàn áp giới bất đồng chính kiến, trả tự do cho tù nhân lương tâm, và thực hiện cam kết quốc tế về nhân quyền)

Chúng tôi rất mong nhà cầm quyền Việt Nam chấm dứt đàn áp truyền thông độc lập và những người thể hiện sự bất đồng chính kiến và bảo vệ cũng như thúc đẩy quyền tự do ngôn luận, tự do thông tin, phù hợp với nghĩa vụ của Việt Nam theo luật pháp quốc tế.

Chúng tôi, mười tổ chức và cá nhân được ký tên dưới đây, lo ngại về việc đàn áp leo thang của nhà cầm quyền Việt Nam đối với giới truyền thông độc lập và giới bất đồng chính kiến trước Đại hội toàn quốc của Đảng Cộng sản Việt Nam dự kiến vào đầu năm 2021.

Trong khi nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã được ca ngợi rộng rãi vì đã đối phó thành công với đại dịch COVID-19, với vị thế quốc tế cao hơn sẽ có nghĩa vụ lớn hơn: Việt Nam phải cải thiện hồ sơ nhân quyền vốn đang tồi tệ của mình.

Bây giờ là cơ hội chính cho Việt Nam phát triển.

Chúng tôi đặc biệt lo ngại trước vụ bắt giữ ít nhất 11 tù nhân lương tâm đã diễn ra trong sáu tháng qua, bao gồm:

  • Các nhà hoạt động vì quyền đất đai Cấn Thị Thêucùnghai con trai của bà là Trịnh Bá Tư và Trịnh Bá Phương, và Nguyễn Thị Tâm, những người đã chỉ trích các cáo buộc chiếm đất bất hợp pháp của nhà cầm quyền cộng sản tại Dương Nội và Đồng Tâm; nhà hoạt động nhân quyền Vũ Tiến Chi; Facebooker Nguyễn Thị Cẩm Thuý; và
  • Lê Hữu Minh Tuấn, một trong những thành viên trẻ nhất của Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam. Trước anh, Chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam Phạm Chí Dũng bị bắt vào tháng 11 năm 2019 và Phó Chủ tịch Nguyễn Tường Thuỵ bị bắt vào tháng Năm vừa qua. Thêm vào đó, cựu thành viên, nhà báo kỳ cựu Phạm Chí Thành cũng bị bắt vào cuối tháng Năm.

Theo truyền thông nhà nước, tất cả các cá nhân trên đang bị giam giữ để điều tra theo cáo buộc “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự với hình phạt có thể lên tới 20 năm tù giam.

Những vụ bắt giữ này thể hiện sự leo thang nghiêm trọng hơn nữa của nhà cầm quyền Việt Nam, sự không khoan dung từ lâu đối với giới bất đồng chính kiến và đàn áp đối với người bảo vệ nhân quyền, người hoạt động và nhà báo. Các nhóm truyền thông và xã hội dân sự độc lập – bao gồm Nhà Xuất bản Tự do và Hội Nhà báo Độc lập – đã bị đàn áp liên tục kể từ cuối năm 2019, tiếp tục làm mất môi trường để thể hiện tự do ở Việt Nam.

Chúng tôi cũng lo ngại trước các mối đe dọa đối với nhiều cá nhân, trong đó có Phạm Đoan Trang, một tác giả được quốc tế công nhận, chỉ vì thực hiện quyền tự do ngôn luận của mình một cách ôn hoà. Vào ngày 24/6, Bộ Công an coi các bài viết và sách của cô mang nội dung tuyên truyền chống nhà nước. Vào ngày 10/7, cô buộc phải rời khỏi Nhà xuất bản Tự do để bảo vệ sự an toàn của các thành viên khác. Hiện cô đang lẩn trốn và đối diện với nguy cơ bị bắt giữ cao.

Chúng tôi nhắc nhở các nhà chức trách Việt Nam rằng với tư cách là một quốc gia tham gia Công ước Quốc tế về Các Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR), Việt Nam có nghĩa vụ phải bảo vệ, thúc đẩy và thực hiện các quyền tự do biểu đạt và thông tin theo Điều 19 của ICCPR. Và trên hết, như được nhấn mạnh trong Nhận xét chung số 34 của Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc “Tự do ngôn luận và biểu đạt là điều kiện không thể thiếu cho sự phát triển toàn diện của con người và là điều cần thiết cho bất kỳ xã hội nào.”

Theo hướng này, chúng tôi yêu cầu nhà chức trách Việt Nam:

  1. Ngừng đàn áp các cá nhân và tổ chức trên;
  2. Phóng thích ngay lập tức và vô điều kiện tất cả các tù nhân lương tâm; và
  3. Tôn trọng, bảo vệ và thúc đẩy quyền con người của mọi công dân, phù hợp với nghĩa vụ của Việt Nam theo luật pháp quốc tế.

Chính phủ Việt Nam đã cải thiện danh tiếng quốc tế trong những năm gần đây, bao gồm cả việc đối phó với đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, những nỗ lực này không được làm lu mờ các vi phạm nghiêm trọng và có hệ thống về quyền con người và đang leo thang trước Đại hội toàn quốc của Đảng Cộng sản dự kiến vào tháng 1 năm 2021.

Thế giới hiện đang kỳ vọng tốt hơn về Việt Nam – đã đến lúc đất nước từ bỏ sự đàn áp để phát triển.

Các tổ chức ký tên:

Ân xá Quốc tế

Vũ Quốc Ngữ- Giám đốc Người Bảo vệ Nhân quyền

Karin Deutsch Karlekar, Tiến sĩ, Giám đốc các chương trình về tự do biểu đạt, PEN America

José Borghino – Tổng thư ký Hiệp hội các nhà xuất bản quốc tế

Tiến sĩ Nguyễn Bá Tùng- Trưởng ban Điều hành của Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam

Jaku Hon- Giám đốc Vận động của VOICE

Peter Dahlin – Giám đốc Safeguard Defenders

Šimon Pánek- Tổng Giám đốc của People In Need

Kaylee Uland- Giám đốc nghiên cứu của Project 88

Will Nguyen- Nhà tổ chức chiến dịch của Vietnamese Democracy Activist

Lưu ý: Tổ chức Ân xá Quốc tế định nghĩa tù nhân lương tâm là một người nào đó không sử dụng hoặc ủng hộ bạo lực nhưng bị cầm tù vì xu hướng tính dục, dân tộc, nguồn gốc quốc gia, xã hội, ngôn ngữ, nguồn gốc, màu da, giới tính hoặc tình trạng kinh tế hoặc niềm tin (niềm tin tôn giáo, chính trị hoặc niềm tin khác).