Chuyên gia: Mỹ sẽ ‘hành động mạnh hơn’ sau khi bác yêu sách Biển Đông của TC

Một hàng không mẫu hạm Mỹ hoạt động ở Biển Đông hồi tháng 5/2020

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm thứ Hai 13/7 bác bỏ hầu hết các tuyên bố chủ quyền của Trung cộng về Biển Đông. Hai chuyên gia nhận định với VOA rằng lập trường do ông Pompeo đưa ra cho thấy Washington gia tăng sức ép trong cạnh tranh chiến lược với Bắc Kinh và bước đi này dọn đường cho Mỹ hành động “mạnh mẽ hơn” ở Biển Đông.

Như VOA đã đưa tin, trang web của Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 13/7 đăng tuyên bố của Ngoại trưởng Pompeo nói rõ “Các yêu sách của Bắc Kinh đối với tài nguyên biển ở hầu hết vùng Biển Đông là hoàn toàn phi pháp, tương tự như vậy là chiến dịch bắt nạt của họ nhằm kiểm soát các tài nguyên đó”.

Trong một đoạn của tuyên bố đề cập đến Việt Nam, người đứng đầu ngành ngoại giao Mỹ nói: “Hoa Kỳ bác bỏ bất cứ tuyên bố chủ quyền nào trong vùng biển xung quanh Bãi Tư Chính (ngoài khơi Việt Nam), Bãi cạn Luconia (ngoài khơi Malaysia), vùng biển trong Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) của Brunei, và Natuna Besar (ngoài khơi Indonesia)”.

Nhà ngoại giao hàng đầu của siêu cường số 1 thế giới lưu ý với Trung cộng rằng “Thế giới sẽ không cho phép Bắc Kinh đối xử với Biển Đông như thể đó là đế chế hàng hải của họ”, và ông cảnh báo là “Mỹ sát cánh với các đồng minh và đối tác châu Á của mình trong việc bảo vệ các quyền chủ quyền của họ đối với các tài nguyên biển”.

Hai nhà nghiên cứu Hoàng Việt ở Việt Nam và Lê Hồng Hiệp ở Singagore bình luận với VOA rằng tuyên bố của Ngoại trưởng Pompeo có nguyên nhân từ cạnh tranh chiến lược ngày càng căng thẳng giữa Mỹ và Trung cộng, mà trong đó Biển Đông là một phần quan trọng, có thể xem như một “chiến trường”.

Thạc sĩ Hoàng Việt, chuyên gia về luật biển, nói rằng khác với những năm trước, khi những phát ngôn của Mỹ làm cho các nước ASEAN cảm thấy chưa đủ mạnh và Mỹ “không mặn mà”, nay ngoại trưởng Mỹ đưa ra thông điệp “mạnh mẽ” nhằm ngăn chặn tham vọng của Trung cộng, đồng thời nhắm đến khích lệ các nước liên quan trong vùng “đứng lên bảo vệ lẽ phải”.

Ông Việt tiên liệu rằng tới đây, Mỹ sẽ có hành động mạnh mẽ hơn ở Biển Đông nhưng không đến mức xung đột quân sự, điều mà ông cho là cả Mỹ và Trung cộng đều muốn tránh vì cả hai hiểu rằng “có thể dẫn đến Chiến tranh Thế giới lần thứ 3”.

Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp thuộc Viện ISEAS Yusof Ishak đánh giá rằng tuyên bố của Bộ trưởng Pompeo là bước đi tiếp theo trong chiến lược của Mỹ bác bỏ các yêu sách của Trung cộng, qua đó xác lập hình ảnh Trung cộng là nước hành động phi pháp trên Biển Đông, làm suy giảm vị thế cũng như ảnh hưởng của Bắc Kinh; trong khi đó, nâng cao vị thế của Mỹ và đồng minh trong khu vực.

Xu thế đối đầu hơn nữa giữa Mỹ và Trung cộng trên Biển Đông sau tuyên bố 13/7 là điều “hoàn toàn có thể”, ông Hiệp nói. Ông cho rằng cả về phát ngôn và hành động trên thực địa của Mỹ trong thời gian tới sẽ “mạnh mẽ hơn, xác quyết hơn”.

Thạc sĩ-luật sư Hoàng Việt đánh giá rằng tuyên bố của ngoại trưởng Mỹ tạo ra lợi thế cho Việt Nam, nhưng liệu Hà Nội tận dụng được đến đâu phải chờ thời gian trả lời.

Tuyên bố 13/7 về lập trường của Mỹ đối với các yêu sách của Trung cộng ở Biển Đông đánh dấu việc Washington rời khỏi chính sách trước đây là không đứng về bên nào trong tranh chấp Biển Đông.

Mỹ không đòi chủ quyền về vùng biển này và lâu nay thường kêu gọi các bên liên quan giải quyết tranh chấp một cách hòa bình, tuân theo luật pháp quốc tế.

VOA (14.07.2020)

Tuyên bố của Mỹ về Biển Đông: ‘Chưa từng có, nhưng cần thêm hành động cụ thể’

Nhà giàn của Việt Nam ở Trường Sa

NGUỒN HÌNH ẢNH,KIEN PHAM, Nhà giàn của Việt Nam ở Trường Sa

Dư luận Việt Nam đang hết sức quan tâm diễn biến ngày 13/7 khi Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo ra tuyên bố bác bỏ yêu sách chủ quyền của Trung cộng với hầu hết khu vực Biển Đông.

Tuyên bố dài của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói: “Các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh đối với các tài nguyên ở ngoài khơi trên hầu khắp Biển Đông là hoàn toàn bất hợp pháp, cũng giống như chiến dịch hăm dọa của họ nhằm kiểm soát tài nguyên.”

Trả lời BBC News Tiếng Việt ngay sau khi đọc tuyên bố của ông Mike Pompeo, chuyên gia Biển Đông, bà Ketian Vivian Zhang, cho biết suy nghĩ.

“Tuyên bố lần này là mạnh mẽ nhất của Hoa Kỳ từ trước tới nay.”

“Các chính phủ trước đây thường có lập trường trung lập về các vấn đề chủ quyền, và tập trung vào các hành động đe dọa của Trung cộng, và tự do đi lại cho Hoa Kỳ.”

Bà Ketian Vivian Zhang nhận bằng tiến sĩ về Chính trị học tại trường MIT năm 2018.

Năm 2016, bà có thời gian là học giả thăm viếng (visiting scholar) tại Viện nghiên cứu Nam Hải của Trung cộng (China National Institute of South China Sea Studies).

Hiện bà làm việc tại Đại học George Mason, Hoa Kỳ trong tư cách trợ lý giáo sư (assistant professor).

Trả lời BBC News Tiếng Việt, bà Ketian Vivian Zhang nhận định:

“Tuy nhiên, tuyên bố của Hoa Kỳ vẫn mơ hồ khi xét về cam kết hành động.

“Ngoại trưởng Mỹ có ý gì khi ông nói Hoa Kỳ ‘đứng cùng với các đồng minh và đối tác Đông Nam Á’? Điều này vẫn mơ hồ vì nó có thể bao hàm ủng hộ bằng lời nói, cho tới trợ giúp thật về quân sự (nhưng cái này cũng có thể gồm nhiều hình thức và mức độ khác nhau.)”

“Vì thế, chắc chắn đây là tuyên bố mạnh mẽ nhưng không chắc nó sẽ có thể kiềm chế hành vi của Trung cộng tới đâu.”

Bà Ketian Vivian Zhang cho rằng Trung cộng sẽ càng tăng cường hướng tới dùng các biện pháp pháp lý để biện minh cho chủ quyền ở Biển Đông, đồng thời duy trì sự đe dọa.

“Còn về phản ứng của các nước Đông Nam Á, tôi đoán họ có thể một phần vững tin về cam kết của Mỹ.”

“Nhưng nếu không có hành động cụ thể, Hoa Kỳ còn phải làm nhiều hơn để chứng tỏ cam kết với các đồng minh và đối tác Đông Nam Á.”

Ngoại trưởng Mỹ nói: “Mỹ sát cánh với các đồng minh và đối tác châu Á của mình trong việc bảo vệ các quyền chủ quyền của họ đối với các tài nguyên biển.”

BBC (14.07.2020)

Hoa Kỳ : Yêu sách chủ quyền của Trung cộng ở Biển Đông là « bất hợp pháp »

US rejects all major China claims in the South China Sea - The ...

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo trong cuộc họp báo tại bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, Washington, ngày 08/07/2020. AFP – TOM BRENNER

Hôm qua, 13/07/2020, ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tuyên bố rằng Hoa Kỳ xem các yêu sách chủ quyền của Trung cộng ở vùng Biển Đông là « bất hợp pháp ». Bắc Kinh bác bỏ cáo buộc « hoàn toàn không có cơ sở ».

Trong một thông cáo, ngoại trưởng Pompeo khẳng định : « Hoa Kỳ vẫn bảo vệ ý tưởng về một vùng Ấn Độ – Thái Bình Dương tự do và cởi mở. Ngày nay, chúng tôi tăng cường chính sách của Mỹ tại một khu vực thiết yếu và đang tranh chấp ở vùng này : Biển Đông ». Thông cáo của ông Pompeo nói rõ, « các yêu sách của Trung cộng về các nguồn tài nguyên trên phần lớn vùng Biển Đông là hoàn toàn bất hợp pháp, cũng như chính sách hù dọa của họ nhằm kiểm soát các nguồn tài nguyên này. »

Ngoại trưởng Mỹ còn nhắc lại phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực năm 2016 theo đó Trung cộng không có cơ sở pháp lý để khẳng định « các quyền lịch sử » ở Biển Đông. Ông Pompeo khẳng định : « Phán quyết của tòa trọng tài là chung cuộc và cả hai bên đều phải thi hành ».

Thông cáo của Ngoại trưởng Mỹ kết luận : « Thế giới sẽ không cho phép Bắc Kinh xem Biển Đông như đế chế hàng hải của họ. Nước Mỹ sẽ sát cánh với các đồng minh và đối tác ở Đông Nam Á để bảo vệ các quyền chủ quyền của họ đối với các tài nguyên trên biển, phù hợp với các quyền và các nghĩa vụ của họ chiếu theo luật quốc tế ».

Ngay lập tức, Bắc Kinh đã có phản ứng thông qua Tòa Đại sứ Trung cộng ở Hoa Kỳ, « kiên quyết bác bỏ » tuyên bố của ngoại trưởng Mỹ, xem đó là những cáo buộc « hoàn toàn không có cơ sở », đồng thời lên án Mỹ làm cho tình hình nóng lên.

Cho tới nay, Washington vẫn không đứng về phe nào trong vấn đề tranh chấp chủ quyền Biển Đông. Tuy không chấp nhận các yêu sách của Trung cộng trên vùng biển này, nhưng Mỹ vẫn kêu gọi các nước có liên quan thương lượng với nhau để giải quyết tranh chấp. Đây là lần đầu tiên mà Hoa Kỳ thẳng thừng bác bỏ các yêu sách chủ quyền của Trung cộng.

Một nhà quan sát tình hình Trung cộng được tờ Hindustan Times trích dẫn hôm nay nhận định : « Khi ghi rõ trên giấy trắng mực đen quan điểm của họ về Biển Đông, Hoa Kỳ khẳng định lại cam kết với các nước trong vùng. Điều này cho thấy là Mỹ đứng hẳn về phía các nước như Phi Luật Tân và Việt Nam, và công nhận quyền của Indonesia và Malaysia chống lại sự bành trướng của Trung cộng trong vùng ».

RFI (14.07.2020)

Trung cộng nói gì khi Mỹ bác bỏ yêu sách Biển Đông?

Tòa Đại sứ Trung cộng lên tiếng khi Mỹ bác bỏ yêu sách phi pháp của Bắc Kinh trên Biển Đông.
Hôm 14/7 (giờ Việt Nam), Tòa Đại sứ Trung cộng tại Mỹ đã đăng một tuyên bố trên Twitter phản ứng về việc Mỹ bác bỏ các yêu sách của Trung cộng trên Biển Đông.


Tuyên bố của Tòa Đại sứ Trung cộng về nhận định của Mỹ đối với yêu sách Trung cộng trên Biển Đông.

Theo đó, phía Trung cộng phản đối tuyên bố của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo về “lập trường của Mỹ với các yêu sách hàng hải ở Biển Đông”, cho rằng cáo buộc từ phía Washington đối với nước này là “hoàn toàn phi lý”.

Trung cộng lập luận rằng Mỹ đang “can thiệp vào vấn đề Biển Đông” dù không phải là quốc gia liên quan trực tiếp đến các tranh chấp, đồng thời chỉ trích Washington “phô trương sức mạnh, khuấy động căng thẳng và kích động đối đầu trong khu vực”.

Trong tuyên bố, Tòa Đại sứ Trung cộng cho rằng tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ “coi thường những nỗ lực của Trung cộng và các nước ASEAN vì hòa bình và ổn định ở Biển Đông, cố tình làm sai lệch sự thật và luật pháp quốc tế bao gồm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), phóng đại tình hình trong khu vực và cố gắng gieo rắc bất hòa giữa Trung cộng và các quốc gia khác”.

Tuy nhiên, Tòa Đại sứ Trung cộng hoàn toàn không đề cập đến thực tế rằng yêu sách “Đường chín đoạn” mà Bắc Kinh đơn phương vẽ ra trên Biển Đông không phù hợp với Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) và đã bị Tòa Trọng tài Thường trực bác bỏ trong phán quyết năm 2016. Trung cộng ngang nhiên tuyên bố sẽ không thi hành phán quyết này.

Lời bác bỏ của phía Trung cộng đưa ra sau khi Bộ Ngoại giao Mỹ ra thông điệp của Ngoại trưởng Pompeo, chỉ trích hành vi “bắt nạt” các nước láng giềng ven Biển Đông của Trung cộng và khẳng định hầu hết yêu sách hàng hải của Bắc Kinh trên Biển Đông là “trái pháp luật”.


Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo. Ảnh: Reuters

Cho rằng Trung cộng đã tuyên bố chủ quyền hàng hải phi pháp và bắt nạt láng giềng, ông Pompeo nêu rõ lập trường của Mỹ đối với Biển Đông và các yêu sách của Trung cộng.

Washington cũng bác bỏ những yêu sách của Trung cộng đối với vùng biển ngoài khu vực 12 hải lý từ những hòn đảo mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền phi pháp ở quần đảo Trường Sa (của Việt Nam). Bên cạnh đó, Washington còn bác yêu sách của Bắc Kinh đối với bãi cạn James, cách Malaysia khoảng 50 hải lý.

“Mọi hành động của Trung cộng nhằm quấy phá hoạt động đánh bắt hải sản hoặc khai thác dầu khí của những quốc gia khác trong những vùng biển này – hoặc đơn phương tiến hành những động thái này – đều là bất hợp pháp. Thế giới sẽ không để Bắc Kinh xem biển Đông là đế chế hàng hải của họ” – Ngoại trưởng Pompeo khẳng định.

“Mỹ đứng về phía các đồng minh và đối tác ở Đông Nam Á trong việc bảo vệ chủ quyền đối với những nguồn tài nguyên ngoài khơi một cách phù hợp với quyền lợi của họ, cũng như luật pháp quốc tế. Chúng tôi đứng về phía cộng đồng quốc tế trong việc bảo vệ tự do hàng hải; tôn trọng chủ quyền và bác bỏ mọi nỗ lực tạo ra quyền lợi phi pháp trên biển Đông hay khu vực rộng lớn hơn” – ông Pompeo nói thêm.

Theo VietBF (14.07.2020)

Trung cộng cảnh báo Mỹ dung túng Việt Nam đối trọng với Trung cộng

Hình minh hoạ. Thủ tướng VN Nguyễn Xuân Phúc (trái) bắt tay Chủ tịch TQ Tập Cận Bình tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh hôm 25/4/2019

Hình minh hoạ. Thủ tướng VN Nguyễn Xuân Phúc (trái) bắt tay Chủ tịch TC Tập Cận Bình tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh hôm 25/4/2019  AFP

Tổng biên tập tờ Hoàn Cầu Thời Báo, tiếng nói của Đảng Cộng sản Trung cộng, mới đây có bài viết chỉ trích Hoa Kỳ đang lợi dụng Việt Nam để ly gián Việt Nam với Trung cộng và dung túng cho các hành động của Việt Nam chống Trung cộng trên biển.

Bài viết của ông Hồ Tích Tiến đăng trên trang Facebook của Tòa Đại sứ Trung cộng tại Việt Nam hôm 13/7 có tựa “Nói vài lời thật lòng với người Việt Nam”, vào dịp Mỹ và Việt Nam kỷ niệm 25 năm bình thường hoá quan hệ.

Trong bài viết ngày, người đứng đầu tờ báo tiếng nói của Đảng Cộng sản Trung cộng tố Mỹ là nước đã ném hàng ngàn, hàng vạn tấn bom xuống miền Bắc Việt Nam thời chiến tranh.

Ông Hồ Tích Tiến ví quan hệ Mỹ Việt “như trò trẻ con, thích dở mặt thì dở mặt. Mỹ hiện dành muôn vàn cưng chiều cho Việt Nam, mục đích chỉ có một, đó là ly gián quan hệ Trung– Việt, dung túng Việt Nam đối trọng với Trung cộng trong vấn đề trên biển khiến Việt Nam cũng trở thành con cờ phục vụ cho chiến lược Mỹ chèn ép Trung cộng.”

Trong bài viết của mình, ông Hồ Tích Tiến nhìn nhận giữa Việt Nam và Trung cộng vẫn tồn tại những tranh chấp trong vấn đề biên giới trên đất liền và trên biển. Tuy nhiên ông cho rằng: “so sánh với việc hai nước duy trì hoà bình, hữu nghị và tăng cường hợp tác lớn, việc nào nặng việc nào nhẹ là điều hết sức rõ ràng.”

Người đứng đầu Hoàn Cầu Thời Báo nói mặc dù Trung cộng không phản đối quan hệ Việt Nam và Hoa Kỳ nhưng cảnh báo một số người Việt trong nước “đang theo đuổi chủ nghĩa dân tộc chống Trung cộng”.

Để chứng minh cho luận điểm của mình, ông Hồ Tích Tiến đã đưa ra 5 điểm cho thấy việc duy trì quan hệ tốt đẹp với Trung cộng và cảnh giác trong quan hệ với Mỹ là cần thiết. Đó là các đặc điểm như cả hai nước đều là láng giềng, đều duy trì chế độ XHCN với đảng cộng sản cầm quyền. “Trong khi Mỹ Mỹ không thể nào thật lòng mong tốt cho Việt Nam, mục đích lớn nhất của Mỹ khi phát triển quan hệ với Việt Nam là lợi dụng Việt Nam”, thì “dốc sức phát triển quan hệ tốt đẹp với Việt Nam là một phần trong chính sách láng giềng hữu nghị lâu dài của Trung cộng”.

Ông Hồ Tích Tiến cho rằng “Việt Nam có thể duy trì cục diện chính trị ổn định, sự nâng đỡ chiến lược tiềm tàng lớn nhất là đến từ ổn định chính trị của Trung cộng. Thể chế chính trị của Việt Nam rất khó trường tồn lâu dài một mình.”

RFA (13.07.2020)

Biển Đông trước thực tế Trung cộng “ỷ mạnh hiếp yếu, nuốt lời”

Một chiến đấu cơ F/A-18E hạ cánh trên tầu sân bay USS Ronald Reagan (CVN 76). Đằng xa là tầu USS Nimitz (CVN 68), cùng tập trận ở Biển Đông ngày 06/07/2020. © AP – US Navy

Từ ngày 01-05/07/2020, Trung cộng tiến hành tập trận ở ngoài khơi quần đảo Hoàng Sa, chiếm của Việt Nam vào năm 1974. Đây là một trong ba cuộc tập trận mà báo chí Trung cộng gọi là « tam đại chiến địa » ở ba vùng biển từ bắc xuống nam : Hoàng Hải, Hoa Đông và Nam Hải (Biển Đông) để phô trương sức mạnh.

Điều đáng chú ý là Trung cộng quyết định tổ chức cuộc tập trận hàng năm này ngay sau khi lãnh đạo ASEAN ra thông cáo chung, cứng rắn hơn, vào ngày 26/06 sau cuộc họp thượng đỉnh do Việt Nam làm chủ tịch và khẳng định Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) là cơ sở giải quyết bất đồng ở Biển Đông. Vừa tập trận « răn đe » xong, Bắc Kinh lại kêu gọi các nước ASEAN tiếp tục đàm phán về Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).

Vậy Bắc Kinh tính toán gì ? Lập luận của Trung cộng có đáng tin cậy không ? Liệu nguy cơ va chạm có xảy ra ở Biển Đông không, trong khi hải quân Mỹ tiếp tục tăng cường tuần tra, điều máy bay ném bom và huy động ba tầu sân bay lần lượt tham gia tập trận ?

RFI Tiếng Việt đặt câu hỏi với nhà nghiên cứu Mathieu Duchâtel, giám đốc Chương trình châu Á, Viện Montaigne (Institut Montaigne), Paris.  

Biển Đông trước thực tế Trung Quốc “ỷ mạnh hiếp yếu, nuốt lời ...

Nhà nghiên cứu Mathieu Duchâtel, giám đốc Chương trình châu Á, Viện Montaigne (Institut Montaigne), Paris. © RFI / Mathieu Duchâtel

RFI : Thưa ông Duchâtel, xin ông cho biết về quy mô cuộc tập trận của Trung cộng ngoài khơi quần đảo Hoàng Sa (01-05/07/2020) ! Trung cộng muốn gửi đến Việt Nam và ASEAN thông điệp gì ?

Mathieu Duchâtel : Về mặt chiến dịch, có nghĩa là những kịch bản và thiết bị quân sự được huy động tham gia tập trận, tôi cho rằng có hai điểm cần lưu ý.

Thứ nhất, đó là cuộc diễn tập đổ bộ từ tầu đổ bộ. Bởi vậy mà tầu đổ bộ của hải quân Trung cộng 071 đã được nhìn thấy ở đảo Phú Lâm (Woody Island) và tham gia vào cuộc tập trận. Kịch bản đổ bộ là tâm điểm của cuộc tập trận của hải quân Trung cộng.

Thứ hai là lực lượng hải cảnh Trung cộng cũng tham gia. Đây là điểm đáng chú ý : Cả hải quân và hải cảnh Trung cộng cùng tập trận trong bối cảnh vừa có một đợt cải cách, theo đó lực lượng hải cảnh được xếp dưới thẩm quyền của Quân ủy Trung ương, có nghĩa là bộ chỉ huy cao nhất của quân đội Trung cộng trong thời chiến. Có thể nhận thấy kịch bản trên phần nào đó mang tính tấn công. Đây là điểm thứ nhất !

Điểm thứ hai liên quan đến những tín hiệu chính trị được Bắc Kinh gửi đi, vào lúc có nhiều tin đồn từ phía Việt Nam về việc Hà Nội có khả năng đi theo hướng Phi Luật Tân từng làm : viện đến luật pháp quốc tế để thách thức Trung cộng về vấn đề chủ quyền ở Biển Đông. Chúng ta không biết là quyết định này có được đưa ra hay không, nhưng dù sao cuộc tập trận của Trung cộng là một tín hiệu mạnh, đầy tính chính trị, từ phía Bắc Kinh gửi đến Hà Nội vì quần đảo Trường Sa cũng đang là một vấn đề  giữa Trung cộng và Việt Nam. Nhưng theo tôi nghĩ, quyết định của Trung cộng hẳn phải có điều gì đó quan trọng : Phải làm gì nếu Việt Nam đưa vụ việc ra một tòa án quốc tế ?

Một điểm khác liên quan đến các cuộc đàm phán trong ASEAN. Tôi nghĩ rằng lập trường của Trung cộng không thay đổi vì Bắc Kinh tìm kiếm một Bộ Quy tắc ứng xử cho phép hạn chế quyền của hải quân các nước không nằm trong khu vực, trước tiên là Hoa Kỳ, nhưng còn có Nhật Bản, các nước phương Tây, Úc và có thể là cả Ấn Độ. Có nghĩa là những nước đó không được vào Biển Đông mà không được phép trước. Đây là điểm đàm phán quan trọng của Trung cộng trong hai năm gần đây. Và dĩ nhiên, để gây sức ép về điểm này thì việc phô trương sức mạnh mang lại lợi thế trong vùng.

Điểm cuối cùng về tín hiệu chính trị, hiện đây là giai đoạn căng thẳng giữa Trung cộng với các nước láng giềng, cũng như giữa Trung cộng với Hoa Kỳ. Phía Trung cộng có thể có phần nào đó lo lắng trước thế đối đầu của Washington đối với Bắc Kinh, cũng như việc hai tầu sân bay của Mỹ hoạt động cùng lúc ở Biển Đông. Đây là lần đầu tiên kể từ năm 2014, hai cụm tầu sân bay diễn tập chung trong khu vực.

RFI : Vừa mới phô trương sức mạnh hăm dọa các nước ở Biển Đông, Trung cộng đã lại kêu gọi tiếp tục đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử (COC). Bắc Kinh có dụng ý gì ?

Với việc đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử (COC), Trung cộng trước hết tìm cách xây dựng một trật tự ở Biển Đông được tập trung chủ yếu vào ưu tiên chính : Đó là loại tất cả các lực lượng hải quân nước ngoài ra khỏi khu vực, đặc biệt là hải quân Mỹ.

Bắc Kinh tìm cách thuyết phục các nước ASEAN (dĩ nhiên trừ các nước như Việt Nam, Singapore, Phi Luật Tân không hề tin) rằng đó là một Bộ Quy tắc buộc mọi quốc gia ngoài khu vực phải xin phép trước, mà thực ra, đó là một kiểu cấm các lực lượng hải quân nước ngoài thâm nhập. Trên thực tế, đối với Bắc Kinh, Bộ Quy tắc ứng xử là cách để hải quân Trung cộng lập mạng lưới thống trị toàn bộ vùng biển này.

RFI : Trong trường hợp đàm phán COC, liệu có thể tin vào lời hứa của Trung cộng, trong khi nước này thường «nói một đằng làm một nẻo », mà ví dụ gần đây nhất là Hồng Kông ?

Có hai câu hỏi trong câu hỏi này. Thứ nhất, tôi không nghĩ là Trung cộng sẽ áp đặt được trong kiểu thỏa thuận như vậy, bởi vì trái ngược quá lớn với lợi ích của một số nước, trước hết là của Việt Nam, Phi Luật Tân, thậm chí là cả Singapore dù nước này không có tranh chấp ở Biển Đông.

Thứ hai, cộng đồng quốc tế ngày càng nghi ngờ về độ tin cậy trong lời nói của Trung cộng, đặc biệt là gần đây Bắc Kinh quyết định áp đặt luật an ninh quốc gia ở Hồng Kông bất chấp thỏa thuận với Anh Quốc khi trao trả Hồng Kông về Hoa lục, cũng như quy chế « một quốc gia, hai chế độ ». Ở điểm này, Trung cộng đã đặt cược rủi ro rất lớn : chọn sức mạnh hơn là tạo dựng niềm tin. Và dĩ nhiên, Bắc Kinh hẳn sẽ phải trả giá nào đó về mặt quan hệ đối ngoại. 

RFI : Người ta có cảm giác là cộng đồng quốc tế, đặc biệt là Hoa Kỳ, càng gây áp lực với Bắc Kinh trong nhiều hồ sơ gần đây, thì Trung cộng càng sử dụng sức mạnh để đạt được mục đích. Liệu Trung cộng có nguy cơ làm tương tự để áp đặt chủ quyền ở Biển Đông ?

Có. Nếu dịch chuyển một chút về mặt địa lý, chúng ta thấy vụ ẩu đả chết người gần đây ở biên giới với Ấn Độ trên núi Himalaya. Ngoài ra, cũng cần nhắc đến sự hiện diện bất thường của Trung cộng về tần suất và thời gian ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, điểm tranh chấp giữa Trung cộng và Nhật Bản. Thêm vào đó là những cuộc thâm nhập, ngày càng nhiều và nghiêm trọng hơn, vào không phận của Đài Loan. Tiếp theo là cuộc tập trận quân sự ở ngoài khơi quần đảo Hoàng Sa.

Theo tôi, qua những sự kiện trên, Trung cộng thực sự muốn có chiến lược phòng thủ, và đó cũng có thể là quan điểm của Bắc Kinh : Có nghĩa là không được cho thấy những điểm yếu, khả năng bị tổn thương trong giai đoạn hậu Covid-19. Trong cuộc khủng hoảng dịch tễ toàn cầu này, Trung cộng bị tấn công rất nhiều về những phát ngôn bị cho là thiếu chính xác và danh tiếng của họ bị xấu đi nhiều trên mặt ngoại giao. Vì thế, Trung cộng tìm cách thu lợi vào lúc mà nước này có thể sẽ bị suy yếu hoặc bị nhiều nước khác cho là yếu đi. Và dĩ nhiên, nhìn từ quan điểm của những nước khác, hành động của Trung cộng đầy tính chất hiếu chiến.

RFI : Chưa bao giờ Hoa Kỳ lại chứng tỏ sức mạnh ở Biển Đông như năm 2020. Liệu Việt Nam, cũng như những nước khác có tranh chấp chủ quyền với Trung cộng, có thể được hưởng lợi ?

Có một lịch trình phòng thủ và một lịch trình tấn công. Tôi cho rằng sự hiện diện của Mỹ trong khu vực, có quy mô quan trọng hơn, có thể là nhằm gây khó khăn cho các hành động đơn phương của Trung cộng mà nước này dự trù nếu như không có sự hiện diện của Mỹ, ví dụ chiếm thêm các đảo hoặc hung hăng bắt nạt các nước cũng đòi hỏi chủ quyền trong khu vực.

Về phương diện « tấn công », ví dụ thúc đẩy những đòi hỏi chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa, tôi cho rằng khuôn khổ những gì Hoa Kỳ đang làm là nhằm mục đích ngăn chặn Trung cộng đơn phương hành động, hơn là cho phép các nước khác đạt được những yêu sách chủ quyền của riêng họ. Chúng ta thấy chính sách của Mỹ là bảo vệ nguyên trạng. 

RFI : Căn cứ vào tình hình hiện nay, liệu có nguy cơ xảy ra va chạm giữa lực lượng Trung cộng và Hoa Kỳ ở Biển Đông không ?

Có, nguy cơ đó luôn hiện hữu. Thế nhưng không chỉ có nguy cơ va chạm giữa Mỹ và Trung cộng, dù hiện có một Bộ Quy tắc về ứng xử những cuộc gặp gỡ bất ngờ trên biển mà các nước trong vùng đã ký năm 2014. Bộ Quy tắc này xác định chuẩn mực ứng xử trong các chiến dịch hàng hải trong vùng để tránh sự cố va chạm.

Thế nhưng, ngoài rủi ro xảy ra va chạm, còn có nguy cơ là một ngày nào đó, vì lý do chính trị, Trung cộng cố tình chọn cách gây va chạm. Trong trường hợp này, tôi cho là có thể với một lực lượng khác, chứ không phải Hoa Kỳ vì cán cân sức mạnh bất lợi cho Trung cộng.

Nhưng nếu muốn gửi một thông điệp mạnh mẽ và gây căng thẳng nghiêm trọng ở Biển Đông, thì Trung cộng có thể gây hấn, ví dụ với hải quân Úc khi lực lượng này đi qua khu vực. Và nếu xảy ra, kịch bản khủng hoảng này cũng rất khó giải quyết cho cả phía Mỹ. Vì nếu một đồng minh của Mỹ, tôi chỉ nói đến « đồng minh » vì điểm này không áp dụng cho Việt Nam, như Úc chẳng hạn, một nước nằm ngoài Biển Đông và là một đồng minh của Mỹ, va chạm với hải quân Trung cộng ngoài khơi quần đảo Trường Sa ở Biển Đông khi tiến hành tuần tra vì tự do hàng hải, thì Mỹ phải làm gì ? Úc phải làm thế nào ? Quan điểm của những nước khác ra sao ? Đúng, đây là một nguy cơ thực sự !

RFI Tiếng Việt xin chân thành cảm ơn tiến sĩ Mathieu Duchâtel, giám đốc Chương trình châu Á, Viện Montaigne (Institut Montaigne), Paris.

RFI (13.07.2020)

Biển Đông: Kế hoạch cho ‘Vạn lý Trường thành Cát’ của Trung cộng là gì?

Mặc dù năm nay có rất nhiều vấn đề đòi hỏi sự chú ý của Trung cộng – virus corona, chiến tranh thương mại với Hoa Kỳ, luật an ninh quốc gia Hong Kong, và nhiều mối lo kinh tế khác – Biển Đông lại trỗi dậy như một lĩnh vực gây căng thẳng nghiêm trọng trong vài tháng qua.

Với việc Bộ trưởng Ngoại giao Mike Pompeo lần đầu tiên nói các tuyên bố chủ quyền của Trung cộng ở Biển Đông là bất hợp pháp, ông Alexander Neill, một nhà phân tích quân sự phân tích kế hoạch mở rộng ảnh hưởng của Trung cộng trong khu vực.

Biển Đông, nơi có nhiều tuyến đường biển quan trọng, đã là một điểm nóng tranh chấp trong nhiều năm, với một số quốc gia tuyên bố chủ quyền đối với các quần đảo và bãi đá, cũng như quyền tiếp cận các tài nguyên ngoài khơi trên vùng biển này.

Trong những năm gần đây, Trung cộng ngày càng quả quyết hơn khi khẳng định lại những lời tuyên bố chủ quyền từ nhiều thế kỷ tại khu vực có tranh chấp này, và nhanh chóng xây dựng sự hiện diện quân sự để hỗ trợ cho các tuyên bố của mình.

Cựu Tư lệnh vùng Thái Bình Dương Hoa Kỳ, Đô đốc Harry Harris đã từng nói đến vùng này như “Vạn lý Trường thành Cát” – đường chín đoạn vạch ra một vành đai bảo vệ và hệ thống cung ứng xung quanh lãnh hải Trung cộng, tương tự như bức tường thành trên cạn.

South China Sea

Nhưng trong khi Trung cộng và Mỹ có lời qua tiếng lại ngày một gay gắt về Biển Đông, nhìn chung, hai bên đã kiềm chế những khác biệt.

Mặc dù có xung đột thương mại, Hoa Kỳ từng tránh đứng về một phía trong các cuộc tranh chấp lãnh thổ với các nước khác – trừ việc yêu cầu tự do hàng hải cho tàu bè của mình.

Nhưng rồi, đại dịch Covid-19 xảy ra.

Những ý kiến chỉ trích cách Trung cộng xử lý đại dịch trong thời gian đầu, mà Mỹ dẫn đầu, đã làm Trung cộng tức giận.

Nhiều lãnh đạo phương Tây dường như bị thuyết phục bởi lý lẽ của ông Pompeo rằng Trung cộng đang lợi dụng đại dịch để tăng cường các hành động đe dọa nói chung.

Và những căng thẳng ngày một tăng này đã bùng lên ở Biển Đông.

Căng thẳng quân sự trong thời điểm đáng lo ngại

Hồi đầu tháng Tư, một tàu hải cảnh Trung cộng đâm chìm một tàu đánh cả gần quần đảo Hoàng Sa, nơi cả Trung cộng và Việt Nam đều tuyên bố có chủ quyền.

Hoạt động khai thác dầu khí của công ty Malaysia Ten cũng bị một chiếc tàu thăm dò địa chất của Trung cộng, tàu Hải Dương 8, với sự hỗ trợ của lực lượng hải cảnh và hải quân Trung cộng, làm gián đoạn.

Sau đó, tàu USS America, một tàu chiến đổ bộ, cùng một tàu khu trục nhỏ của Úc, được điều đến vùng biển lân cận.

Căng thẳng leo thang tiếp tục với việc Mỹ điều hai tàu tuần dương, USS Bunker Hill và USS Barry tới quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (mà Trung cộng gọi là Tây Sa và Nam Sa).

Các tàu chiến này tiến hành các hoạt động tự do hàng hải (FONOPs) nhằm thách thức, theo quan điểm của Mỹ, những tuyên bố bất hợp pháp của Trung cộng ở các vùng biển quốc tế.

A 2019 protest in Manila, Philippines against Chinese "aggression" in the South China Sea

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES Một cuộc biểu tình ở Manila, Phillippines phản đối “sự hiếu chiến” của Trung cộng ở Biển Đông

Gần đây nhất, Trung cộng đóng cửa một khu vực hải phận để tiến hành tập trận hải quân trên vùng biển quanh Hoàng Sa. Hoa Kỳ tức giận tuyên bố điều này vi phạm cam kết của Trung cộng tránh các hoạt động làm tăng tranh chấp.

Trong khi đó, Hải quân Hoa Kỳ triển khai không phải một mà là hai hàng không mẫu hạm – USS Nimitz và USS Ronald Reagan – cho các hoạt động chung ở khu vực.

Ngoài việc các phi cơ chiến đấu của Hải quân Hoa Kỳ từ hàng không mẫu hạm, và chiếc máy bay tuần tra chống ngầm P8-Poseidon bay lượn trên không, Không quân Mỹ còn điều thêm một chiếc B-52 để tăng thêm sức mạnh.

Truyền thông nhà nước Trung cộng phản ứng bằng các bài đả kích như dự đoán.

Hoạt động tăng cường của Hải quân Hoa Kỳ tại Biển Đông làm tăng nguy cơ đụng độ giữa hai cường quốc và sự leo thang thù địch nhanh chóng.

Tình hình đặc biệt nguy hiểm trong bối cảnh Trung cộng ngày càng quả quyết về “những lo ngại cốt lõi” của họ.

Việc Trung cộng dùng bạo lực trong tranh chấp gần đây với Ấn Độ, và áp đặt Luật An ninh Quốc gia lên Hong Kong gần đây khiến nhiều người đặt câu hỏi liệu Trung cộng sẽ kiềm chế tới mức nào trong phản ứng trước những thách thức này.

Mục tiêu của Trung cộng ở Biển Đông là gì?

Bắc Kinh coi Biển Đông là một phần quan trọng trong lãnh hải của họ, không những chỉ đóng vai trò một pháo đài cho hoạt động cản trở hạt nhân trên biển đóng trên đảo Hải Nam mà còn là cửa ngõ cho Con đường Tơ lụa Hàng hải, một phần trong kế hoạch Vành đai Con đường của Trung cộng.

Flag raising ceremony on Quanfu Island, Paracel Islands.

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES Khách du lịch Trung cộng trước cờ Trung cộng trên Quần đảo Hoàng Sa

Kế hoạch đưa dân ra sống ngoài Biển Đông của Trung cộng được mở từ năm 2012, khi “Thành phố Tam Sa”, trung tâm hành chc thể mà Trung cộng tuyên bố chủ quyền trên đảo Phú Lâm ở Hoàng Sa, được nâng cấp từ ‘huyện cấp thị’ [cấp quận] lên ‘địa cấp thị’ [thành phố cấp địa khu].

Chính phủ Trung cộng tái định cư cộng đồng ngư dân nhỏ ở đó thành các khu dân cư hiện đại, xây dựng trường tiểu học, ngân hàng, bệnh viện và lắp hệ thống liên lạc viễn thông. Khách du lịch thường xuyên tới thăm đảo này trên những chuyến du thuyền.

Giai đoạn hai của kế hoạch này bắt đầu từ tháng Tư năm ngoái, khi Trung cộng thiết lập thêm hai khu vực hành chính cấp quận trực thuộc “thành phố Tam Sa”, trong đó có việc lập chính quyền Nhân dân Quận Nam Sa, có trụ sở tại Bãi đá Chữ thập và điều hành tất cả các thực thể mà Trung cộng tuyên bố chủ quyền ở Quần đảo Trường Sa.

Trong sáu năm kể từ khi Trung cộng bắt đầu bồi đắp các bãi đá ở Trường Sa, các hình ảnh quan sát từ trên không và vệ tinh cho thấy một trong những nỗ lực xây dựng quân sự và thiết kế hàng hải lớn nhất trên thế giới.

Ngoài việc xây các cơ sở quân sự trên các đảo – gồm đường bay dài 3000 mét, các bến hải quân, nơi đỗ máy bay, các hầm chứa vũ khí kiên cố, bệ phóng tên lửa và radar – các hình ảnh còn cho thấy các khu dân cư ngay ngắn với các tòa nhà hành chính mái ngói xanh lam, các bệnh viện và thậm chí cả trung tâm thể thao trên các hòn đảo bồi đắp ngày một trở nên xanh tươi hơn.

Bãi đá Subi nay là nơi có một trang trại – gồm khu trồng rau và hoa quả rộng sáu mẫu, được thụ phấn bởi đàn ong đưa từ lục địa, một đàn lợn, nhiều đàn gà và ao nuôi cá.

Trong khi đó, Viện khoa học Trung cộng mở Trung tâm Nghiên cứu Đại dương ở Bãi đá Vành khăn vào tháng 1/2019.

Các nhà thủy văn học tuyên bố mực nước ngầm ở Bãi đá Vành Khăn – trước đây chẳng là gì ngoài một tảng đá trên biển – đã được mở rộng nhanh chóng và sẽ có khả năng tự túc về nước ngọt trong vòng 15 năm.

DigitalGlobe overview imagery of the Fiery Cross Reef located in the South China Sea.

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES Hình chụp Bãi đá Chữ thập từ trên cao

Người dân sống trên đảo này đã có sóng 5G và hoa quả tươi được chở tới từ các container đông lạnh

Các hình ảnh cũng cho thấy các các đội tàu đánh cá lớn đậu ở các phá lớn hơn trên Bãi Subi và Bãi Vành khăn.

Có lẽ chẳng bao lâu, các hộ ngư dân sẽ định cư trên các hòn đảo này, con cái của họ sẽ đi học cùng con cái các quan chức chính quyền và cán bộ đảng.

Đường biển của Trung cộng ‘không thể đảo ngược’?

Bằng chứng mang tính biểu tượng nhất trong việc xâm lấn của Trung cộng ở Biển Đông thực sự được khắc bằng đá – phiến đá được chuyển ra từ đại lục.

Tháng 4/2018, các phiến đá kỷ niệm nặng 200 tấn mỗi phiễn, được dựng ở ba đảo lớn nhất trên Quần đảo Trường Sa, được phát hiện vén màn bí mật.

Được khắc từ đá Thái Sơn và chuyển tới Quần đảo Trường Sa, các tượng đài này phản ánh Giấc mơ Trung Hoa tái tạo đất nước của Chủ tịch Tập Cận Bình.

Núi Thái Sơn được coi là một trong những ngọn núi thiêng liêng nhất của Trung cộng, biểu tưởng của nền văn minh Trung Hoa hàng ngàn năm không gián đoạn.

Tất cả cho thấy Trung cộng đã chuyển sang giai đoạn hai của một kế hoạch được toan tính nhằm biến đường biển chiến lược này của Đông Nam Á thành một đường biển của Trung cộng không thể đảo ngược.

Các cuộc tập trận gần đây của Hoa Kỳ ở Biển Đông nhằm thể hiện quyết tâm bảo vệ “tự do của các vùng biển”: cho hải quân Hoa Kỳ hoạt động ở đây và mục đích cuối cùng là bảo vệ hải phận trên các vùng biển quốc tế này.

Bên cạnh hoạt động của Hải quân Mỹ, tuyên bố chính thức của ông Pompeo rằng tuyên bố chủ quyền trên vùng này của Trung cộng là “hoàn toàn bất hợp pháp” cũng đặt câu hỏi liệu Mỹ sẽ chuẩn bị làm gì tiếp.

Ở mức tối thiểu, ông Pompeo muốn xây dựng liên minh ngoại giao để cho thấy sự tự cô lập của Trung cộng, không những chỉ với các nước khác cũng tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông mà còn với các cường quốc khác.

Hoa Kỳ có thể nhanh chóng biến quận Nam Sa của Trung cộng thành bê tông và đá san hô – nhưng điều này có nghĩa phải có cuộc chiến, điều mà cả Hoa Kỳ lẫn Trung cộng đều không muốn xảy ra.

Alexander Neill là một nhà phân tích quân sự và giám đốc một tổ chức tư vấn chiến lược ở Singapore.

BBC (14.07.2020)

4 vấn đề của bản Tuyên cáo lập trường của Hoa Kỳ về biển Đông bạn cần biết

Ảnh: Yahoo News, state.gov. Đồ họa: Luật Khoa.

Tuyên cáo lập trường về biển Đông của chính phủ Mỹ. Ảnh: Chụp màn hình state.gov.

Ngày 13 tháng Bảy năm 2020, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Michael R. Pompeo chính thức đưa ra bản Tuyên cáo lập trường của chính phủ liên bang Hoa Kỳ về các tuyên bố chủ quyền của Trung cộng ở biển Đông (tên tiếng Anh là South China Sea). Đây là một tài liệu quan trọng để tiếp tục đánh giá, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế dành cho các quốc gia nhỏ tại biển Đông. Do có nhiều tranh luận và ý kiến trái chiều liên quan đến văn bản này, dưới đây là bốn câu hỏi giúp bạn hiểu cơ bản về bản Tuyên cáo. 

Lập trường của Hoa Kỳ là gì?

Lập trường được tuyên bố khá ngắn, người viết tạm chia ra làm ba vấn đề chính.

Trước hết, họ lên án thái độ đe dọa và khả năng sử dụng vũ lực phi pháp của Trung cộng tại biển Đông. Bản Tuyên cáo có nhắc lại lời bình luận của Ngoại trưởng Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là ông Yang Jiechi (Dương Khiết Trì): “Trung cộng là đại quốc, các quốc gia còn lại trong Đông Nam Á là tiểu quốc. Đó là sự thật.”

Bản Tuyên cáo dẫn chứng những hành vi vũ lực đơn phương của Trung cộng như dọa nạt các nước láng giềng khiến họ không thể khai thác thủy hải sản và các tài nguyên xa bờ, xem thường chủ quyền và quyền chủ quyền của các quốc gia ven biển khác trong khu vực. Từ đó, Hoa Kỳ khẳng định thói hung hăng của Trung cộng là không phù hợp với pháp luật quốc tế thế kỷ 21.

Điểm thứ hai, Hoa Kỳ khẳng định lập trường của mình về “Đường chín đoạn”, cho rằng nó không có bất kỳ căn cứ nào từ pháp luật quốc tế. 

Thứ ba, chính phủ Hoa Kỳ bác bỏ hoàn toàn một số yêu sách hàng hải của Trung cộng liên quan đến:

  • Vùng biển tại bãi cạn Scarborough và các vùng của quần đảo Trường Sa mà Trung cộng có tranh chấp với Phi Luật Tân; vốn đã được phán quyết của Tòa Trọng tài Luật Biển phủ nhận hồi năm 2016.
  • Vùng biển tại Vanguard Bank (Bãi Tư Chính, ngoài khơi Việt Nam), Luconia Shoals (cụm bãi cạn Luconia, ngoài khơi Malaysia), vùng đặc quyền kinh tế của Brunei, và tại đảo Natuna Besar (ngoài khơi Indonesia). 
  • Vùng biển xung quanh James Shoal (Bãi ngầm James, ngoài khơi Malaysia). Khu vực này cách Malaysia 50 hải lý nhưng cách Trung cộng đến 1.000 hải lý. 

Từ đó, Washington đi đến kết luận mọi hành vi gia tăng căng thẳng của Trung cộng tại những vùng này đều là vô pháp. Phía Hoa Kỳ khẳng định họ sẽ hết mình ủng hộ đồng minh của mình và các quốc gia Đông Nam Á có liên quan, theo đúng pháp luật quốc tế.

Vì sao bản Tuyên cáo lập trường này đáng chú ý?

Kể từ năm 2009, khi chính phủ Trung cộng chính thức tuyên bố chủ quyền của mình tại biển Đông với yêu sách “đường chín đoạn”, Hoa Kỳ chưa từng đưa ra bất kỳ tuyên bố pháp lý nào phủ nhận hoàn toàn các yêu sách của Trung cộng tại biển Đông.

Trong căng thẳng đỉnh điểm có khả năng leo thang quân sự tại bãi cạn Scarborough hồi năm 2016, ông Obama chỉ gặp riêng Tập Cận Bình để lên án hành vi và gây sức ép buộc quân đội Trung cộng phải tạm rút khỏi bãi cạn. 

Trước đó, ví dụ như ngay sau khi yêu sách “đường chín đoạn” ra đời, chính phủ Hoa Kỳ chỉ mới nhấn mạnh rằng họ ủng hộ tự do hàng hải, sự ổn định của biển Đông và các biện pháp giải quyết tranh chấp hòa bình.

Sau hơn 10 năm theo dõi, đây là lần đầu tiên một chính quyền Hoa Kỳ phủ nhận các tuyên bố chủ quyền của Trung cộng một cách thẳng thắn, rõ ràng và chính thức như lần này. Tuy nhiên, liệu tuyên bố này giá trị thực tiễn nào không thì cần thời gian kiểm chứng.

Hoa Kỳ có công nhận chủ quyền của Trung cộng ở Trường Sa?

Có nhiều thông tin bất ngờ cho rằng Hoa Kỳ, thông qua bản Tuyên cáo lập trường này, công nhận chủ quyền của Trung cộng ở Trường Sa.

Tuy nhiên, chúng tôi khẳng định đây chỉ là thông tin giả, và hoàn toàn không thể tìm thấy điều này trong Tuyên cáo.

Tuyên cáo nói như sau: 

“As Beijing has failed to put forth a lawful, coherent maritime claim in the South China Sea, the United States rejects any PRC claim to waters beyond a 12-nautical mile territorial sea derived from islands it claims in the Spratly Islands (without prejudice to other states’ sovereignty claims over such islands).” 

Xin hết sức lưu ý đoạn trong ngoặc.

Toàn văn đoạn tuyên cáo trên có thể được dịch như sau: Bởi vì Bắc Kinh không thể đưa ra bất kỳ tuyên bố hàng hải nào thuyết phục và hợp pháp tại vùng biển Đông, Hoa Kỳ phủ nhận bất kỳ tuyên bố chủ quyền nào của Trung cộng nằm ngoài phạm vi 12 hải lý của các đảo mà Trung cộng cho rằng mình sở hữu tại Trường Sa (nhưng không gây ảnh hưởng đến yêu sách chủ quyền chồng lấn của các quốc gia khác).

Như vậy, Hoa Kỳ tuân theo nguyên tắc của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 rằng các đảo tự nhiên sẽ có thể tạo ra vùng lãnh hải 12 hải lý, cho rằng Trung cộng có thể sẽ có những quyền hợp pháp tại đây. Tuy nhiên, tuyên bố này cũng đi kèm ngay với phần mở ngoặc diễn giải miễn là nó không gây ảnh hưởng đến tuyên bố chủ quyền của các quốc gia khác.

Tinh thần nói chung của bản Tuyên cáo lập trường vẫn là phủ nhận hoàn toàn tính pháp lý của “đường chín đoạn”, với một số nhấn mạnh liên quan đến Bãi Tư chính của Việt Nam.

Hoa Kỳ lấy quyền gì phản đối tuyên bố chủ quyền của một quốc gia tại một vùng biển cách họ hàng ngàn dặm?

Những người phản đối Hoa Kỳ can thiệp vào tranh chấp giữa Trung cộng và các quốc gia Đông Nam Á liên quan hiện đang dùng lập luận cho rằng vì Hoa Kỳ không có “mảnh đất cắm dùi” ở khu vực biển Đông, việc đưa ra các tuyên bố lập trường, chính sách liên quan đến vùng này đồng nghĩa Hoa Kỳ đã can dự vào công việc nội bộ của các bên. 

Tuy nhiên, đây là lập luận hoàn toàn đi ngược lại các nguyên tắc được đặt ra trong Công ước Luật Biển 1982 cũng như các tập quán hàng hải lâu đời trên thế giới. 

Trong phần mở đầu và các nguyên tắc chỉ đạo của Công ước Luật Biển có đoạn: 

  • “tính đến các lợi ích và nhu cầu của toàn thể loài người và đặc biệt là các lợi ích và nhu cầu riêng […] dù có biển hay không có biển;” và 
  • “khu vực đáy biển và đại dương, cũng như lòng đất dưới đáy các khu vực nằm ngoài thẩm quyền quốc gia đều là di sản chung của loài người và việc thăm dò, khai thác khu vực này sẽ được tiến hành vì lợi ích của toàn thể loài người, không phụ thuộc vào vị trí địa lý của các quốc gia…” 

Với tinh thần của Công ước, có thể thấy dù quốc gia ven biển có những đặc quyền không thể chối cãi, bất kỳ quốc gia nào trên thế giới đều có quyền khai thác, sử dụng các vùng biển trên thế giới một cách hợp pháp và hợp lý.

Các quyền này nằm trong nhóm quyền tự do biển cả (freedom of the seas – quy định tại Điều 87) bao gồm các quyền như tự do hàng hải, tự do hàng không, quyền tự do đặt dây cáp hay ống dẫn ngầm cũng như quyền thực hiện các nghiên cứu khoa học…

Ngoài ra, cơ chế vùng biển bao gồm lãnh hải (territorial sea), vùng tiếp giáp lãnh hải (contiguous zone), vùng đặc quyền kinh tế (exclusive economic zone) hay vùng thềm lục địa (continental shelf) đều chỉ cho phép quốc gia ven biển thực hiện quyền chủ quyền của mình một cách giới hạn theo đúng quy định của pháp luật quốc tế.

Ví dụ, quốc gia ven biển sẽ không thể tùy tiện bắt giữ người trên một tàu nước ngoài đi ngang qua vùng lãnh hải để thực hiện các thủ tục tố tụng hình sự theo pháp luật của quốc gia mình (Điều 27); hay quốc gia ven biển cũng không thể tùy tiện bắt giữ, thay đổi hải trình của tàu nước ngoài để thực hiện các quyền tài phán dân sự của mình đối với một người trên tàu hay chính con tàu đó… 

Vì những quyền lợi quan trọng này, bất kỳ quốc gia nào có lợi ích hàng hải tại biển Đông đều có quyền phản đối những yêu sách mà Trung cộng đặt ra đối với đường chín đoạn. 

Trung cộng, bằng việc cho rằng mình có chủ quyền tuyệt đối không thể tranh chấp tại biển Đông dựa trên các “chứng cứ lịch sử” mà không cần phân biệt vùng biển hay cân nhắc giới hạn của vùng biển theo Công ước Luật Biển, đang loại trừ các quyền lợi chung của cộng đồng quốc tế tại biển Đông cũng như các giới hạn chủ quyền đặt ra đối với các quốc gia ven biển. Nói thẳng ra, họ đang tự mình viết lại pháp luật thế giới.

Hoa Kỳ, với tư cách là một trong những quốc gia vận chuyển đường biển lớn nhất trên thế giới, một cường quốc hải quân, và là người đi đầu trong các chiến dịch chống cướp biển, bảo vệ tự do hàng hải… rõ ràng có quyền và lợi ích hợp pháp để lên tiếng phản đối các yêu sách mà Bắc Kinh đưa ra.

 Nguyễn Quốc Tấn Trung

Luật Khoa (14.07.2020)

Trung cộng bị ghét ở Biển Đông: Mỹ, Nhật đồng loạt “mắng xối xả” Bắc Kinh

USS Montgomery, USS Gabrielle Giffords Operate in the South China Sea

Mỹ và Trung cộng lại bắt đầu cuộc chiến mới ở Biển Đông. Tố Bắc Kinh hành xử như một kẻ săn mồi, đi cướp bóc, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo hôm 13/7 khẳng định: Mỹ chính thức bác bỏ gần hết yêu sách chủ quyền của Trung cộng ở Biển Đông.

Cụ thể Mỹ cho rằng tuyên bố chủ quyền của Trung cộng ở các vùng biển xung quanh Bãi Tư Chính của Việt Nam, bãi cạn Luconia ngoài khơi Malaysia, vùng EEZ của Brunei và đảo Natuna Lớn thuộc quần đảo Natuna Indonesia là hoàn toàn bất hợp pháp.

Trước đó, cựu Ngoại trưởng Dương Khiết Trì từng tuyên bố Trung cộng là nước lớn, còn Việt Nam và các nước ở Đông Nam Á đều là nước nhỏ, nhưng Mỹ nêu rõ, thế giới sẽ không cho phép Bắc Kinh coi Biển Đông là đế chế hàng hải của mình.

Ngay sau khi bị Hoa Kỳ chính thức bác bỏ gần hết yêu sách chủ quyền ở các vùng biển tranh chấp trên Biển Đông, Trung cộng phản ứng dữ dội. Bắc Kinh cho rằng, Mỹ chẳng liên quan gì đến tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông nhưng liên tục ‘chõ mũi’ vào.

Đồng thời, Nhật Bản vừa công bố Sách Trắng Quốc phòng, trong đó cáo buộc Trung cộng lợi dụng tình hình dịch bệnh do coronavirus (Covid-19) để tăng cường độc chiếm biển Đông, thúc đẩy yêu sách chủ quyền phi lý và truyền bá thông tin sai lệch.

Mỹ bác bỏ hầu hết yêu sách chủ quyền của Trung cộng ở Biển Đông

Ngày 13/7, trong tuyên bố nêu quan điểm của Hoa Kỳ về các yêu sách hàng hải ở Biển Đông, Ngoại trưởng Mike Pompeo và Bộ Ngoại giao Mỹ chính thức bác bỏ hầu hết chủ quyền của Trung cộng ở Biển Đông.

Trong thông cáo của mình, Washington khẳng định, Hoa Kỳ quyết bảo vệ và duy trì một khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và cởi mở. Hiện nay, Mỹ đang tăng cường chính sách trong một phần quan trọng, nơi vốn gây nhiều tranh cãi của khu vực này – Biển Đông.

“Chúng tôi đang làm rõ một sự thật: Các tuyên bố, yêu sách của Bắc Kinh đối với nguồn tài nguyên ngoài khơi trên hầu hết Biển Đông là hoàn toàn bất hợp pháp, cũng như chiến thuật bắt nạt, o ép của Trung cộng để nhằm kiểm soát và độc chiếm khu vực này”, tuyên bố được Ngoại trưởng Mike Pompeo đưa ra hôm 13/7 nêu rõ.

Với khẳng định trên, lãnh đạo Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nêu rõ, ở Biển Đông, Mỹ đang tìm cách giữ gìn hòa bình và ổn định, duy trì tự do hàng hải theo phương thức phù hợp với luật pháp quốc tế, đảm bảo dòng chảy thương mại không bị cản trở và phản đối mạnh mẽ mọi nỗ lực sử dụng những biện pháp cưỡng chế hoặc ép buộc để giải quyết tranh chấp.

“Chúng tôi chia sẻ những lợi ích sâu sắc và trường tồn này với nhiều đồng minh cũng như đối tác của mình, những bên lâu nay vẫn luôn tán thành và tuân thủ một trật tự dựa trên luật pháp quốc tế”, Ngoại trưởng Pompeo viết.

“Tuy nhiên, những lợi ích chung này đã bị Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (PRC) đe dọa nghiêm trọng. Bắc Kinh sử dụng nhiều biện pháp gây hấn, bắt nạt để làm suy yếu quyền chủ quyền của các quốc gia khác ven biển Biển Đông ở khu vực Đông Nam Á, cưỡng ép và buộc họ phải từ bỏ những nguồn lực ngoài khơi, khẳng định sự thống trị đơn phương và đổi trắng thay đen, thay thế luật pháp quốc tế bằng cách ép buộc để tạo sự đã rồi”, tuyên bố khẳng định.

Bắc Kinh là kẻ săn mồi ở Biển Đông: Đường lưỡi bò (đường chín đoạn) vô nghĩa

Ông Pompeo nhấn mạnh, cách tiếp cận Bắc Kinh vốn đã kéo dài và được thể hiện rõ ràng trong nhiều năm qua.

“Vào năm 2010, Ngoại trưởng Trung cộng lúc bấy giờ là Dương Khiết Trì (Yang Jiechi) đã rỉ tai với các đối tác ASEAN của mình rằng Trung cộng là một nước lớn và những nước khác “chỉ toàn nước nhỏ” và đó chỉ là sự thật. Quan điểm độc quyền bá chủ thế giới, hành xử như kẻ săn mồi của Trung cộng không còn chỗ đứng trong thế kỷ 21 này”, thông báo của Bộ Ngoại giao Mỹ thẳng thắn.

Ông Pompeo nhấn mạnh, Trung cộng không có căn cứ pháp lý để đơn phương áp đặt ý chí chủ quan của mình lên khu vực.

Bắc Kinh không đưa ra một cơ sở pháp lý nhất quán nào cho yêu sách của mình về “đường lưỡi bò/ đường chín đoạn” ở Biển Đông kể từ khi chính thức tuyên bố vào năm 2009.

Trong khi đó, tại một quyết định có sự nhất trí vào ngày 12 tháng 7 năm 2016, Tòa Trọng tài quốc tế được thành lập theo Luật Công ước Biển 1982 – mà Trung cộng là một quốc gia thành viên – đã bác bỏ các yêu sách hàng hải phi lý của Bắc Kinh là không có cơ sở theo luật pháp quốc tế. Toà án đã xử thắng cho bên kiện là Phi Luật Tân.

Mỹ bác bỏ chủ quyền Trung cộng tuyên bố với Bãi Tư Chính của Việt Nam

Trong thông cáo của mình, Mỹ điều chỉnh quan điểm của Hoa Kỳ về các yêu sách hàng hải của Trung cộng ở Biển Đông (SCS) tương xứng với phán quyết của Toà án.

Theo đó, Trung cộng không thể tuyên bố chủ quyền hợp pháp với yêu sách hàng hải – bao gồm mọi khiếu nại liên quan đến Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) ở bãi cạn Scarborough và quần đảo Trường Sa.

Việc Bắc Kinh liên tục quấy rối hoạt động nghề cá và khai thác, phát triển năng lượng ngoài khơi của Phi Luật Tân trong các khu vực đó là bất hợp pháp, cũng như bất kỳ hành động đơn phương nào của Trung cộng để khai thác các tài nguyên ở khu vực này đều đáng bị lên án.

“Vì Bắc Kinh không thể đưa ra yêu sách hàng hải hợp pháp, đúng đắn ở Biển Đông, Hoa Kỳ bác bỏ mọi yêu sách của Trung cộng đối với vùng biển ngoài khơi lãnh hải 12 hải lý xuất phát từ các đảo mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền ở quần đảo Trường Sa (không ảnh hưởng đến các đảo khác yêu sách chủ quyền của các quốc gia đối khác với các đảo này)”, thông cáo nhấn mạnh.

Do vậy, Mỹ bác bỏ mọi yêu sách chủ quyền và hàng hải của Trung cộng tại vùng biển xung quanh Bãi Tư Chính (ngoài khơi thuộc chủ quyền Việt Nam), bãi cạn Luconia Shoals (ngoài khơi Malaysia), vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế (EEZ) của Brunei và đảo Natuna Besar (đảo lớn thuộc quần đảo Natuna ngoài khơi Indonesia).

“Bất kỳ hành động nào của Trung cộng nhằm quấy nhiễu hoạt động đánh bắt cá hay khai thác dầu mỏ của các nước khác tại các vùng biển này, hoặc tiến hành các hành động như vậy một cách đơn phương, đều bất hợp pháp”, Ngoại trưởng Mỹ nhấn mạnh.

 “Chúng tôi luôn sát cánh với cộng đồng quốc tế để bảo vệ tự do hàng hải và tôn trọng chủ quyền và phủ nhận mọi nỗ lực dùng vũ lực, chiến thuật bắt nạt để o ép các quốc gia khác ở Biển Đông hay ở bất cứ khu vực rộng lớn nào trên thế giới”, tuyên bố của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ khẳng định.

Trung cộng khuyên Mỹ đừng can thiệp vào tranh chấp ở Biển Đông

Sáng 14/7, ngay sau khi Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ra thông cáo chính thức bác bỏ hầu hết yêu sách chủ quyền của Trung cộng ở Biển Đông, chính quyền Trung cộng ngay lập tức có màn ‘phản pháo’.

Tuyên bố của Tòa Đại sứ Trung cộng tại Hoa Kỳ cho biết hôm thứ ba ngày 14/7 rằng, Bắc Kinh kiên quyết phản đối tuyên bố của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ về việc bác bỏ tuyên bố chủ quyền cũng như những yêu sách liên quan tranh chấp của Trung cộng ở Biển Đông.

Chính quyền Bắc Kinh gọi cáo buộc của Washington “bắt nạt các nước láng giềng của mình” là điều hoàn toàn phi lý.

“Hoa Kỳ không phải là một quốc gia liên quan trực tiếp đến những tranh chấp (ở Biển Đông). Tuy nhiên, họ vẫn tiếp tục can thiệp vào vấn đề này”, Tòa Đại sứ Trung cộng tại Mỹ khẳng định trong tuyên bố được công bố trên trang web của mình.

“Quan điểm của Trung cộng về vấn đề Biển Đông đã nhất quán và rõ ràng. Trong khi bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, quyền và lợi ích hàng hải ở Biển Đông, Trung cộng cam kết giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán và tham vấn với các nước liên quan trực tiếp, giải quyết những bất đồng, khác biệt thông qua các luật pháp quốc tế cùng cơ chế chung và đã đạt được kết quả đôi bên cùng có lợi”, người phát ngôn của Tòa Đại sứ Trung cộng tại Mỹ nhấn mạnh.

Theo đại diện chính quyền Bắc Kinh, tình hình Biển Đông hiện “vẫn hòa bình và ổn định”, thậm chí là “đang được cải thiện”.

Trung cộng và những quốc gia ven biển, có chung tranh chấp biển đảo khác từ trước tới nay vẫn luôn duy trì đối thoại và các kênh liên lạc thông qua cơ chế tham vấn về loạt vấn đề hàng hải. Đồng thời, các bên luôn nỗ lực để thúc đẩy hợp tác ở Biển Đông.

“Trong khuôn khổ thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông, Trung cộng và các nước ASEAN đang thúc đẩy tham vấn về Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông và hiện đang đạt được tiến bộ rõ rệt”, Tòa Đại sứ Trung cộng tại Mỹ khẳng định.

Bắc Kinh tố cáo Mỹ lấy cớ giữ gìn sự ổn định ở Biển Đông và theo đuổi chính sách tự do hàng hải để “phô trương cơ bắp”, gây căng thẳng và kích động đối đầu trong khu vực.

Sputnik News (14.07.2020)

Nhật công bố sách trắng lên án Trung cộng thúc đẩy yêu sách ở Biển Đông và Biển Hoa Đông

Một tàu cảnh sát biển Nhật Bản (ảnh: Wikimedia Commons).

Chính phủ Nhật Bản hôm nay (14/7) đã công bố một cuốn sách trắng về quốc phòng, trong đó lên án Bắc Kinh đang lợi dụng dịch viêm phổi Vũ Hán để thúc đẩy yêu sách lãnh thổ của Trung cộng.

Hãng tin Kyodo cho biết, cuốn sách thường niên của Nhật Bản tuyên bố Trung cộng “đang tiếp tục cố gắng thay đổi hiện trạng ở Biển Hoa Đông và Biển Đông”.

Báo cáo cũng mô tả những cuộc xâm nhập “không ngừng nghỉ” của Trung cộng vào khu vực của các hòn đảo tranh chấp mà Tokyo gọi là Senkaku, còn Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư. Kyodo cho biết đây là lần đầu tiên sách trắng quốc phòng của Nhật Bản mô tả các hành vi xâm nhập của Trung cộng là “không ngừng nghỉ”.

Báo cáo chỉ ra rằng Trung cộng tiến hành các hoạt động gọi là hỗ trợ các nước chống dịch, nhưng thực chất là nhằm thúc đẩy lợi ích chính trị và kinh tế của họ, đồng thời tuyên truyền thông tin bóp méo để trục lợi cho Bắc Kinh trong khi xã hội bối rối và bất ổn vì virus Vũ Hán. Vì vậy, các động thái đó cần được chú ý chặt chẽ như “các vấn đề an ninh”, báo cáo kết luận.

Theo Reuters, cuốn sách trắng cũng đề cập đến các mối đe dọa khác mà Nhật Bản phải đối mặt, trong đó có hoạt động phát triển vũ khí hạt nhân của Triều Tiên, các cuộc diễn tập quân sự của Nga có xâm phạm vào vùng trời và vùng biển của Nhật Bản, và các cuộc tập trận chung của Nga và Trung cộng.

Báo cáo của Nhật Bản được công bố ngay sau khi Hoa Kỳ chính thức bác bỏ hầu như toàn bộ yêu sách chủ quyền của Trung cộng ở Biển Đông, một động thái khiến mối quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh càng trở nên căng thẳng.

Hoa Kỳ và Nhật Bản không có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, nhưng gần đây hai quốc gia đồng minh đã thể hiện lập trường mạnh mẽ hơn nhằm phản đối thái độ bành trường của Trung cộng trong khu vực. Hôm 7/7, bộ trưởng quốc phòng 3 nước Mỹ – Nhật – Úc đã đưa ra một tuyên bố chung để phản đối các hành vi “nguy hiểm và cường quyền” của Trung cộng tại Biển Đông.

Đại Kỷ Nguyên (14.07.2020)