LTS: Đảng csVN cũng học theo quan thầy Bắc Kinh áp dụng những biện pháp này (sợ hãi, thiếu hiểu biết và bạo lực) để thống trị toàn dân Việt.
*
Ông Perry Link, nhà Hán học người Mỹ, kiêm Giáo sư xuất sắc của Đại học California, Riverside, đã đăng một bài viết tóm lược về lịch sử trị quốc của Đảng Cộng sản Trung Hoa (ĐCSTH). Đồng thời phân tích “Văn hóa sợ hãi” mà ông Tập Cận Bình dựa vào để cai trị xã hội Trung cộng đương đại. Ông Perry Link nói với VOA rằng sợ hãi, thiếu hiểu biết và bạo lực luôn là phương tiện chính của ĐCSTH, nhằm thay đổi lòng người và kiểm soát suy nghĩ.
Tập Cận Bình, chủ tịch Trung cộng. (Ảnh: Frederic Legrand – COMEO/Shutterstock)
“New York Review of Books” (Bình phẩm sách New York), tạp chí phê bình văn học và chính trị nổi tiếng của Mỹ, đã công bố kết quả nghiên cứu mới nhất của nhà nghiên cứu bệnh học nổi tiếng Perry Link, có tựa đề “Văn hóa sợ hãi” phổ biến khắp nơi đang chi phối hoạt động của xã hội Trung cộng đương đại.
Trong một cuộc phỏng vấn với Đài Tiếng nói Hoa Kỳ, ông Perry Link nói rằng hệ thống kiểm soát của Đảng Cộng sản ở Trung Hoa dựa trên 3 loại ‘bảo bối’ phù trợ cho nhau là sợ hãi, thiếu hiểu biết và bạo lực.
Ông Perry Link chỉ ra rằng nỗi sợ hãi ở đây là nỗi sợ hãi đã hóa thạch. Đó không phải là kiểu hoảng sợ dữ dội và gay gắt mà chúng ta vẫn nói hàng ngày, mà là kiểu sợ hãi mà mọi người rất quen thuộc. Nó hướng dẫn hành vi một cách hiệu quả và khiến mọi người tránh né những điều họ sợ trong cuộc sống một cách tự nhiên.
Phương pháp song sinh phối hợp tác chặt chẽ với nỗi sợ hãi là khiến mọi người thiếu hiểu biết. Đó là “kiểm soát trường học và truyền thông, khiến mọi người không biết ĐCSTH đang làm gì, từ đó không đủ kiến thức để đưa ra phán đoán.” Ông Perry Link lấy ví dụ về việc bà Mạnh Vãn Châu, giám đốc điều hành Huawei, được thả về Trung cộng gần đây.
Các kênh truyền thông nhà nước chính thống của Trung cộng coi việc phóng thích bà Mạnh là một chiến thắng của ĐCSTH. Ngày 25/9, “People’s Daily Online” đưa tin: “Với sự quan tâm mật thiết và sự ủng hộ vững chắc của đảng và nhân dân, bà Mạnh Vãn Châu đã trở về đất mẹ một cách suôn sẻ, kết thúc gần 3 năm bị giam giữ bất hợp pháp tại Canada… Đây là một hành động quốc gia trọng đại đối với Trung cộng . Đây là một thắng lợi lớn của nhân dân Trung cộng .”
Ông Perry Link nói với VOA rằng lúc đó, ông đã gọi điện cho những người bạn ở Trung cộng . Họ đều là những người có học thức, nhưng do mức độ phong tỏa thông tin cao, nên họ không biết rằng hai người Canada đang cư trú tại Trung cộng đã được thả cùng lúc.
Ông Perry Link nói: “Ở phương Tây, mọi người thấy rất rõ, đây là việc ngoại giao con tin: Tôi thả người của bạn, thì bạn sẽ thả người của tôi. Và bất kỳ doanh nhân phương Tây nào ở Trung cộng cũng có thể bị giam giữ và trở thành con tin. Đây là một sự thật rất trọng yếu… Bởi mọi người đều không biết gì về vụ trao đổi 2 con tin người Canada Michael Kovrig và Michael Spavor, nên họ mới tin rằng đây là một thắng lợi lớn của ĐCSTH.”
Thủ đoạn thứ 3 mà ông Perry Link đề cập là bạo lực tạo ra nỗi sợ hãi. Trong bài viết của mình trên tạp chí “New York Review of Books” (Bình phẩm sách New York), ông đã đề cập đến một loạt các hệ thống trừng phạt. Bắt đầu từ việc cảnh sát “hỏi thăm”, thảo luận với bạn xem liệu tương lai của bạn có tốt hơn không, nếu bạn không nói hoặc không làm những việc gì đó. Sau đó tiến hành đe dọa một cách tinh vi.
Ví như, con bạn có lẽ sẽ không thể vào được ngôi trường mình thích. Sau đó đi đến một kết cục khắc nghiệt: Bị giám sát 24 giờ, bị quản thúc tại gia, bị giam lỏng, bị bỏ tù, bị tra tấn và tử vong. Trong toàn xã hội, sự hiểu biết về phạm vi của hình phạt này sẽ tạo ra một nỗi sợ hãi chung. Điều này sẽ kích hoạt việc tự kiểm duyệt của mọi người.
Ông Perry Link nói: “Ba phương pháp này là những cách chính để ĐCSTH thay đổi lòng người và kiểm soát tư tưởng.”
Chế độ gây sợ hãi hiện tại của Trung cộng kết hợp với phần thưởng nhằm mục đích thúc đẩy tự kiểm duyệt
Trong bài viết của mình, ông Perry Link dùng hình ảnh một nhóm trí thức trong thời đại Mao Trạch Đông cuối cùng đã thức tỉnh làm ví dụ, để mô tả chế độ tự kiểm duyệt được nuôi dưỡng bởi nền chính trị độc tài.
Trong bài viết của mình, ông Perry Link đặc biệt đề cập đến thời kỳ Cách mạng Văn hóa.
Mọi người được yêu cầu tham gia các “buổi học tập” để bày tỏ quan điểm của mình. Quan điểm của họ được người khác xem xét kỹ lưỡng, xem có dấu hiệu nào mâu thuẫn với “tính đúng đắn” hay không. Đồng thời, nếu phát hiện thấy khiếm khuyết trong bài phát biểu của người khác sẽ kiếm được điểm tín dụng.
Ông Perry Link nói với Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) rằng Trung cộng dưới thời ông Tập Cận Bình và thể chế gây sợ hãi của thời Mao hình thức giống nhau, nhưng tinh thần lại khác. Có lẽ là do ông Tập Cận Bình không thể học được điều đó.
Ông nói: “Ông Tập Cận Bình muốn mượn một số phương pháp và chiến lược của Mao Trạch Đông … Nhưng ông ấy không phải là Mao. Ông ấy không thông minh hay có sức hút như Mao. Xã hội ngày nay đã khác. Dẫu có Internet và kiểm duyệt trường học, thì xã hội cũng có đầy đủ thông tin, sống động và độc lập hơn so với thời Mao Trạch Đông những năm 50 và 60.”
Ông Tằng Nhuệ Sinh (Steve Tsang), giám đốc Viện Nghiên cứu Trung cộng tại Học viện Nghiên cứu Châu Á và Châu Phi, thuộc Đại học London, Vương quốc Anh, tin rằng chế độ gieo rắc nỗi sợ hãi dưới chế độ toàn trị thời Mao vẫn đang được sử dụng tại Tân Cương. Người dân biết rõ rằng họ đang bị giám sát và đánh giá, chỉ cần đi sai một bước, sẽ bị trừng phạt nghiêm khắc. Tuy nhiên, tại các khu vực khác của Trung cộng , chế độ gây sợ hãi này đã trở nên tinh vi và phức tạp hơn.
“Chế độ gây sợ hãi tại hầu hết các khu vực của Trung cộng … được trộn lẫn với phần thưởng, nhằm khuyến khích việc tự kiểm duyệt. Mọi người được giáo dục để biết rằng không nên vượt qua một số lằn ranh đỏ. Nếu vượt qua, họ sẽ gặp hậu quả nghiêm trọng. Nếu không vượt qua ranh giới đỏ, họ có thể mong đợi được khen thưởng. Hệ thống tín dụng xã hội đã thể chế hóa điều đó.
Do đó, ông Tằng Nhuệ Sinh tin rằng những gì chúng ta đang thấy ngày nay, không phải là sự trở lại của chủ nghĩa cực đoan thời Mao ngày xưa, mà là một phương pháp mới, một chủ nghĩa toàn trị kỹ thuật số hoặc trí tuệ nhân tạo. “Một hệ thống kiểm soát có chọn lọc suy nghĩ và sở thích của mọi người, không chỉ trong phạm vi công cộng, mà cả trong phạm vi tư nhân. Đây không phải là một thể chế gây sợ hãi chính thức, mà là một thể chế cho phép những người không tuân thủ các quy định, sẽ có lý do để sợ hãi tại thời gian và địa điểm mà họ cần. “
Ông Tằng Nhuệ Sinh cho rằng bài viết của ông Perry Link chỉ ra: “ĐCSTH đã tạo ra một nền văn hóa sợ hãi thâm nhập vào cấu trúc xã hội và dốc sức theo đuổi quyền lực vì lợi ích cá nhân.”
Theo Trithucvn (22.10.2021)