Trung cộng, Phi Luật Tân leo thang đối đầu ở Trường Sa
Quân đội và Tuần duyên Phi Luật Tân ngày 6.8 đồng thời ra tuyên bố lên án việc tàu hải cảnh Trung cộng sử dụng vòi rồng tấn công tàu tuần duyên và tàu tiếp tế của Phi Luật Tân ở khu vực Bãi Cỏ Mây thuộc quần đảo Trường Sa một ngày trước đó.
Sự việc xảy ra ngày 5.8 khi Phi Luật Tân tiến hành hoạt động tiếp tế cho binh lính đóng trên tàu BRP Sierra Madre ở bãi Cỏ Mây.
Tàu Hải cảnh 4203 phun vòi rồng vào tàu tuần duyên Phi Luật Tân – Ảnh: PCG
Theo cáo buộc của Tuần duyên Phi Luật Tân, tàu hải cảnh Trung cộng đã di chuyển nguy hiểm và phun vòi rồng vào các tàu tuần duyên Philipines đang thực hiện sứ mệnh hộ tống các tàu tiếp tế. Hình ảnh được cung cấp cho thấy tàu Hải cảnh 4203 đã sử dụng vòi rồng.
Trong một thông báo khác, quân đội Phi Luật Tân cũng cho biết một tàu hải cảnh đã sử dụng vòi rồng với một tàu tiếp tế. Vì những di chuyển nguy hiểm của tàu Trung cộng, một tàu tiếp tế của Phi Luật Tân đã không thể hoàn thành sứ mệnh.
Những chiếc tàu này đang vận chuyển thực phẩm, nước, nhiên liệu và các nguồn cung cấp khác cho quân đội của chúng tôi đóng quân trên tàu BRP Sierra Madre ở Bãi Cỏ Mây.
Những hành động như vậy của CCG (Hải cảnh Trung cộng) không chỉ coi thường sự an toàn của thủy thủ đoàn PCG (Tuần duyên Phi Luật Tân) và các tàu tiếp tế mà còn vi phạm luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước LHQ về luật Biển năm 1982 (UNCLOS), Công ước năm 1972 về các quy định quốc tế về phòng ngừa đâm va trên biển (COLREGS) và Phán quyết Trọng tài năm 2016.
Trong khi đó, quân đội Phi Luật Tân kêu gọi “Hải cảnh Trung cộng và Quân ủy Trung ương hành động thận trọng và có trách nhiệm trong hành động của mình để ngăn chặn những tính toán sai lầm và tai nạn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của con người”.
Vào năm tháng 11. 2021, Hải cảnh cũng từng phun vòi rồng vào các tàu tiếp tế Phi Luật Tân, nhưng đây là lần đầu tiên họ sử dụng vòi rồng với tàu tuần duyên Phi Luật Tân trong sứ mệnh tiếp tế ở Bãi Cỏ Mây.
Chỉ 2 tiếng đồng hồ sau các tuyên bố của phía Phi Luật Tân, Bộ Ngoại giao Mỹ đã ra tuyên bố lên án hành động của Trung cộng. Tuyên bố cũng nhấn mạnh “một cuộc tấn công vũ trang nhằm vào các tàu công vụ, máy bay và lực lượng vũ trang của Phi Luật Tân – bao gồm cả tàu tuần duyên của nước này ở Biển Đông – sẽ kích hoạt các cam kết phòng thủ chung của Hoa Kỳ theo Điều IV của Hiệp ước Phòng thủ chung của Hoa Kỳ và Phi Luật Tân năm 1951”.
Nhận xét:
Cho đến thời điểm bản tin được gửi đi, phía Trung cộng vẫn chưa lên tiếng về các cáo buộc, vốn được bổ trợ bằng hình ảnh do phía Phi Luật Tân cung cấp. Tuy nhiên, tổ chức Sáng kiến Tìm hiểu tình hình chiến lược Biển Đông (SCSPI) ở Trung cộng nói rằng Hải cảnh Trung cộng để cho tàu tiếp tế đầu tiên của Phi Luật Tân đi qua để cung cấp thực phẩm, nước, thuốc men và các vật dụng khác như thường lệ, và ngăn chặn tàu tiếp tế thứ hai chở vật liệu xây dựng.
Quân đội Phi Luật Tân đã gọi đích danh Quân uy Trung ương Trung cộng, cơ quan chỉ huy tối cao của quân đội Trung cộng, trong tuyên bố của họ. Điều này cho thấy phía Phi Luật Tân xem sự việc lần này hết sức nghiêm trọng.
Việc Bộ Ngoại giao Mỹ nhanh chóng đưa ra tuyên bố gợi ý hai quốc gia đồng minh này có thể tham vấn trước về vụ việc.
Hành động của Trung cộng có thể sẽ đẩy nhanh quá trình tuần tra chung của Mỹ và Phi Luật Tân ở Biển Đông, vốn dự kiến sẽ diễn ra vào cuối năm nay. Theo đó, Mỹ có thể triển khai tàu tuần duyên hoặc tàu chiến hộ tống các sứ mệnh tiếp tế của Phi Luật Tân trong tương lai.
Điều này có thể dẫn đến nguy cơ leo thang ở Biển Đông khi tàu Trung cộng và tàu Mỹ đối đầu với nhau ở khu vực quần đảo Trường Sa.
DUAN DANG (07.08.2023)
Mỹ và Manila tố cáo Hải Cảnh TC tấn công tàu Phi Luật Tân
Theo như lực lượng Hải Cảnh Trung cộng đã dùng vòi rồng “bất hợp pháp” bắn vào tàu Phi Luật Tân là rất “nguy hiểm” vào tàu của Phi Luật Tân tại vùng quần đảo Trường Sa ở Biển Đông, khiến Manila và Washington tố cáo Hải Cảnh Trung cộng tấn công tàu Phi Luật Tân.
Ảnh tư liệu: Tầu hải cảnh Trung cộng phun vòi rồng vào tầu cá Phi Luật Tân, ngày 23/09/2015 trong khu vực bãi cạn Scarborough ở Biển Đông. Ảnh minh họa. AP – Renato Etac
Chính quyền Manila vào hôm nay 06/08/2023 đã lên án lực lượng Hải Cảnh Trung cộng về một vụ bắn vòi rồng “bất hợp pháp” và “nguy hiểm” vào tàu của Phi Luật Tân tại vùng quần đảo Trường Sa ở Biển Đông. Ngay từ hôm qua, Washington đã lên tiếng tố cáo hành vi gây “bất ổn” của Bắc Kinh.
Theo hãng tin Pháp AFP, sự cố xẩy ra hôm thứ Bảy 05/08, khi lực lượng Tuần Duyên Phi Luật Tân hộ tống đội tàu chở thực phẩm, nước uống, nhiên liệu và các nguồn cung cấp khác cho đơn vị quân đội Phi Luật Tân đồn trú trên Bãi Cỏ Mây (Second Thomas Shoal) thuộc quần đảo Trường Sa.
Theo Quân Đội Phi Luật Tân, lực lượng Hải Cảnh Trung cộng có mặt trong khu vực đã “chặn đường và bắn vòi rồng” vào một trong những chiếc tàu tiếp tế của Phi Luật Tân. Trong một thông cáo, phát ngôn viên quân đội, đại tá Medel Aguilar cho biết thêm là do các hành động “hung hăng quá mức” của phía Trung cộng, một chiếc tàu thứ hai đã không thể cho bốc dỡ hàng hóa.
Trong một thông cáo, Tuần Duyên Phi Luật Tân đã “lên án mạnh mẽ các hành động nguy hiểm của lực lượng Hải Cảnh Trung cộng và việc sử dụng vòi rồng phi pháp chống lại các tàu của Tuần Duyên Phi Luật Tân”. Bản thông cáo nói thêm: “Những hành động như vậy của Hải Cảnh Trung cộng không chỉ coi thường sự an toàn của thủy thủ trên các tàu Tuần Duyên và các tàu tiếp tế Phi Luật Tân,mà còn vi phạm luật pháp quốc tế.”
Trong một tuyên bố, bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cũng lên án các hành động của Trung cộng, nói rằng thủ phạm là lực lượng Hải Cảnh cũng như “dân quân biển” Trung cộng, và đó là những hành động đe dọa trực tiếp hòa bình và ổn định trong khu vực.
Căng thẳng trở lại giữa Manila-Bắc Kinh trên Biển Đông
Sự cố hôm 05/08/2023 là lần đầu tiên kể từ tháng 11 năm 2021 mà Hải Cảnh Trung cộng lại sử dụng vòi rồng để ngăn không cho Phi Luật Tân tiếp tế cho quân lính của mình đồn trú trên Bãi Cỏ Mây. Theo Manila, tàu hải quân và hải cảnh Trung cộng thường xuyên ngăn chặn, sách nhiễu hoặc theo dõi các tàu Phi Luật Tân tuần tra trong vùng biển tranh chấp.
Bắc Kinh yêu sách gần như toàn bộ Biển Đông bất chấp tuyên bố chủ quyền của các láng giềng Việt Nam, Phi Luật Tân, Malaysia và Brunei và đã phớt lờ phán quyết của Tòa Trọng Tài Quốc Tế La Haye năm 2016 theo đó các đòi hỏi chủ quyền của Trung cộng không có cơ sở pháp lý.
Căng thẳng giữa Manila và Bắc Kinh bùng phát trở lại vào đầu năm nay sau khi một tàu bảo vệ bờ biển Trung cộng bị cáo buộc sử dụng tia laser “quân sự” nhắm vào một tàu bảo vệ bờ biển Phi Luật Tân gần Bãi Cỏ Mây. Bắc Kinh cáo buộc tàu Phi Luật Tân xâm phạm vùng biển thuộc chủ quyền của Trung cộng mà không được phép.
Xin nhắc lại là sau khi Trung cộng chiếm Đá Vành Khăn vào giữa những năm 1990, Phi Luật Tân đã cho một tàu hải quân cũ mắc cạn ở Bãi Cỏ Mây gần đó, bố trí một toán thủy quân lục chiến đồn trú thường trực trên đó để khẳng định yêu sách lãnh thổ của Manila trong vùng biển này.
Trong một sự cố khác vào tháng 4, một tàu Hải Cảnh Trung cộng đã cắt ngang tàu tuần tra Malapascua của Phi Luật Tân chở theo các nhà báo đến gần Bãi Cỏ Mây.
Một nhóm phóng viên AFP ở trên một tàu tuần duyên khác của Phi Luật Tân đã chứng kiến vụ “suýt va chạm”.
Trong vụ việc đó, thuyền trưởng tàu Malapascua Rodel Hernandez cho biết tàu Trung cộng đã đến cách tàu của ông chỉ 45 mét, buộc ông phải chuyển hướng nhanh chóng mới tránh được tai nạn.
VietbF (07.08.2023)
Biển Đông: Manila và Washington tố cáo Hải Cảnh TC tấn công tàu Phi Luật Tân
Chính quyền Manila vào hôm nay 06/08/2023 đã lên án lực lượng Hải Cảnh Trung cộng về một vụ bắn vòi rồng “bất hợp pháp” và “nguy hiểm” vào tàu của Phi Luật Tân tại vùng quần đảo Trường Sa ở Biển Đông. Ngay từ hôm qua, Washington đã lên tiếng tố cáo hành vi gây “bất ổn” của Bắc Kinh.
Ảnh tư liệu: Tầu hải cảnh Trung cộng phun vòi rồng vào tầu cá Phi Luật Tân, ngày 23/09/2015 trong khu vực bãi cạn Scarborough ở Biển Đông. Ảnh minh họa. AP – Renato Etac
Theo hãng tin Pháp AFP, sự cố xẩy ra hôm thứ Bảy 05/08, khi lực lượng Tuần Duyên Phi Luật Tân hộ tống đội tàu chở thực phẩm, nước uống, nhiên liệu và các nguồn cung cấp khác cho đơn vị quân đội Phi Luật Tân đồn trú trên Bãi Cỏ Mây (Second Thomas Shoal) thuộc quần đảo Trường Sa.
Theo Quân Đội Phi Luật Tân, lực lượng Hải Cảnh Trung cộng có mặt trong khu vực đã “chặn đường và bắn vòi rồng” vào một trong những chiếc tàu tiếp tế của Phi Luật Tân. Trong một thông cáo, phát ngôn viên quân đội, đại tá Medel Aguilar cho biết thêm là do các hành động “hung hăng quá mức” của phía Trung cộng, một chiếc tàu thứ hai đã không thể cho bốc dỡ hàng hóa.
Trong một thông cáo, Tuần Duyên Phi Luật Tân đã “lên án mạnh mẽ các hành động nguy hiểm của lực lượng Hải Cảnh Trung cộng và việc sử dụng vòi rồng phi pháp chống lại các tàu của Tuần Duyên Phi Luật Tân”. Bản thông cáo nói thêm: “Những hành động như vậy của Hải Cảnh Trung cộng không chỉ coi thường sự an toàn của thủy thủ trên các tàu Tuần Duyên và các tàu tiếp tế Phi Luật Tân,mà còn vi phạm luật pháp quốc tế.”
Trong một tuyên bố, bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cũng lên án các hành động của Trung cộng, nói rằng thủ phạm là lực lượng Hải Cảnh cũng như “dân quân biển” Trung cộng, và đó là những hành động đe dọa trực tiếp hòa bình và ổn định trong khu vực.
Căng thẳng trở lại giữa Manila-Bắc Kinh trên Biển Đông
Sự cố hôm 05/08/2023 là lần đầu tiên kể từ tháng 11 năm 2021 mà Hải Cảnh Trung cộng lại sử dụng vòi rồng để ngăn không cho Phi Luật Tân tiếp tế cho quân lính của mình đồn trú trên Bãi Cỏ Mây. Theo Manila, tàu hải quân và hải cảnh Trung cộng thường xuyên ngăn chặn, sách nhiễu hoặc theo dõi các tàu Phi Luật Tân tuần tra trong vùng biển tranh chấp.
Bắc Kinh yêu sách gần như toàn bộ Biển Đông bất chấp tuyên bố chủ quyền của các láng giềng Việt Nam, Phi Luật Tân, Malaysia và Brunei và đã phớt lờ phán quyết của Tòa Trọng Tài Quốc Tế La Haye năm 2016 theo đó các đòi hỏi chủ quyền của Trung cộng không có cơ sở pháp lý.
Căng thẳng giữa Manila và Bắc Kinh bùng phát trở lại vào đầu năm nay sau khi một tàu bảo vệ bờ biển Trung cộng bị cáo buộc sử dụng tia laser “quân sự” nhắm vào một tàu bảo vệ bờ biển Phi Luật Tân gần Bãi Cỏ Mây. Bắc Kinh cáo buộc tàu Phi Luật Tân xâm phạm vùng biển thuộc chủ quyền của Trung cộng mà không được phép.
Xin nhắc lại là sau khi Trung cộng chiếm Đá Vành Khăn vào giữa những năm 1990, Phi Luật Tân đã cho một tàu hải quân cũ mắc cạn ở Bãi Cỏ Mây gần đó, bố trí một toán thủy quân lục chiến đồn trú thường trực trên đó để khẳng định yêu sách lãnh thổ của Manila trong vùng biển này.
Trong một sự cố khác vào tháng 4, một tàu Hải Cảnh Trung cộng đã cắt ngang tàu tuần tra Malapascua của Phi Luật Tân chở theo các nhà báo đến gần Bãi Cỏ Mây.
Một nhóm phóng viên AFP ở trên một tàu tuần duyên khác của Phi Luật Tân đã chứng kiến vụ “suýt va chạm”.
Trong vụ việc đó, thuyền trưởng tàu Malapascua Rodel Hernandez cho biết tàu Trung cộng đã đến cách tàu của ông chỉ 45 mét, buộc ông phải chuyển hướng nhanh chóng mới tránh được tai nạn.
RFI (06.08.2023)
Không hèn như CSVN, Phi Luật Tân ủng hộ mở rộng căn cứ Mỹ
Binh sĩ Phi Luật Tân đứng gác cạnh máy bay Mỹ ở Cagayan, Phi Luật Tân
Phi Luật Tân phản bác những chỉ trích về việc mở rộng căn cứ của Hoa Kỳ tại nước này và nhấn mạnh rằng đây “không phải là việc của bất kỳ quốc gia nào khác”.
Phi Luật Tân phản bác những lời chỉ trích về quyết định mở rộng số lượng căn cứ quân sự do Mỹ quản lý ở nước này, đồng thời khẳng định không bên nào có quyền can thiệp vào lợi ích quốc gia của Manila.
Theo Thỏa thuận hợp tác quốc phòng nâng cao (EDCA) năm 2014, Tổng thống Ferdinand Marcos Jnr vào tháng 4 cho phép Hoa Kỳ tiếp cận bốn địa điểm bổ sung gần eo biển Đài Loan và Biển Đông, nâng số lượng cơ sở quân sự mà Washington có thể sử dụng tại quần đảo này lên tới chín điểm.
EDCA cho phép Hoa Kỳ luân chuyển binh lính trong thời gian lưu trú kéo dài, cũng như xây dựng và vận hành các cơ sở tại các căn cứ của mình.
Bộ trưởng Quốc phòng Gilbert Teodoro cho biết tất cả các quốc gia trên thế giới đều xây dựng căn cứ và Phi Luật Tân “không đặt câu hỏi” về các căn cứ do các quốc gia khác xây dựng, trừ khi chúng được xây dựng trên lãnh thổ tranh chấp.
“Đây là lãnh thổ của Phi Luật Tân, và chúng tôi làm gì ở đây là việc của chúng tôi miễn là điều đó mang lại lợi ích cho Phi Luật Tân,” ông Teodoro, tân bộ trưởng Quốc phòng.
“Ở đây, Hoa Kỳ và chúng tôi có chung mục đích và bất kỳ câu hỏi nào về những gì chúng tôi làm ở đây không phải là việc của bất kỳ quốc gia nào khác.”
Trung cộng cho rằng động thái này “đổ thêm lửa” căng thẳng trong khu vực.
Hành động gây hấn trên biển của Bắc Kinh ở tuyến đường thủy giàu tài nguyên này cũng đã thúc đẩy Manila tăng cường quan hệ với Mỹ, đồng minh an ninh lâu năm, với việc cả hai bên tiến hành các cuộc tập trận quân sự chung trong những tháng gần đây.
Ám chỉ Bắc Kinh, Teodoro giải thích rằng “tai nạn địa lý” khi một số căn cứ được chọn nằm gần Đài Loan và nếu có ai đó “hoang tưởng” về điều đó, thì đó là vấn đề của họ.
Datviet.com (05.08.2023)
Việt Nam- Trung cộng đàm phán vòng 16 về hợp tác trong các lĩnh vực biển ít nhạy cảm
Việt Nam và Trung cộng đàm phán vòng 16 về hợp tác các lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển Courtesy Báo Chính phủ
Vòng đàm phán thứ 16 Nhóm công tác về hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển giữa Việt Nam và Trung cộng diễn ra từ ngày 2-3/8 vừa qua tại Thành phố Đà Nẵng.
Truyền thông Nhà nước Việt Nam loan tin ngày 4/8 cho biết vòng đàm phán thứ 16 như vừa nêu được tiến hành dựa trên “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam- Trung cộng” mà lãnh đạo cấp cao đảng của hai nước ký ngày 11/10/2011.
Tại Vòng đàm phán 16 ở Đà Nẵng, đại diện hai phía rà soát lại tình hình triển khai một số Thỏa thuận/Dự án mà hai phía đồng ý; trao đổi về một số đề xuất hợp tác mới.
Tham gia vòng đàm phán thứ 16, phía Việt Nam cử Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới Quốc gia thuộc Bộ Ngoại giao Trịnh Đức Hải làm trưởng đoàn; còn phía Trung cộng là Tham tán Công sứ Vụ Biên Hải Kim Yến Quang thuộc Bộ ngoại giao nước này đại diện.
Hai phía đồng y tiến hành vòng đàm phán thứ 17 về hợp tác trong lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển sẽ diễn ra trong năm 2024 ở Trung cộng.
Trong diễn biến liên quan, vào ngày 4/8 tin Việt Nam phản ứng việc Trung cộng lắp đặt phao tiêu AIS ảo tại Hoàng sa bị rút xuống chỉ sau vài giờ xuất hiện trên truyền thông Nhà nước.
Tin về việc phát ngôn nhân Phạm Thu Hằng lên tiếng ngày 4/8 khẳng định việc Trung cộng thiết lập phao tiêu AIS ảo tại quần đảo Hoàng Sa vi phạm chủ quyền Việt Nam bị rút xuống sau vài giờ được mạng báo Pháp Luật loan đi. Thay vào đó, đường dẫn vào bản tin liên quan đưa đến trang chủ của mạng báo này mà không có nội dung bản tin về phát biểu của bà Phạm Thu Hằng như vừa nêu.
RFA (05.08.2023)
Lý do nhóm người Phi Luật Tân xé cờ trước Đại sứ quán Việt Nam
Bộ Ngoại giao Việt Nam tổ chức họp báo thường kỳ ngày 3/8. (Ảnh chụp màn hình. Nguồn: VNews)
Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 4/8 lên tiếng đề nghị các cơ quan chức năng Phi Luật Tân xử lý nghiêm vụ một số người biểu tình Phi Luật Tân xé quốc kỳ Việt Nam tại Manila.
“Chúng tôi yêu cầu Phi Luật Tân xử lý nghiêm vụ việc, có các biện pháp ngăn chặn hữu hiệu hành vi này tái diễn, gây để ảnh hưởng đến quan hệ Đối tác chiến lược giữa hai nước”, bà Phạm Thu Hằng phản hồi trước câu hỏi của phóng viên tại cuộc họp báo ngày 3/8.
Theo báo Vietnam News, một nhóm người Phi Luật Tân ngày 1/8 đã tiến hành biểu tình và xé cờ Việt Nam trước trụ sở Đại sứ quán Việt Nam tại Thủ đô Manila.
Các cuộc biểu tình diễn ra sau khi các phương tiện truyền thông của Phi Luật Tân đưa tin cáo buộc Việt Nam thực hiện “quân sự hóa” ở Biển Đông, mà phía Phi Luật Tân gọi là Biển Tây Phi Luật Tân.
Trong cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, bà Hằng nêu rõ lá cờ là quốc kỳ thiêng liêng của Việt Nam, và hành động phá hoại đó là xúc phạm tình cảm của nhân dân Việt Nam và cần bị lên án.
Được biết, truyền thông Phi Luật Tân trích dẫn một tài liệu được cho là của Bộ Quốc phòng Việt Nam để cáo buộc việc quân sự hóa Biển Đông. Tuy nhiên, bà Hằng cho biết Bộ Ngoại giao Việt Nam không có thông tin về nguồn tin của các bài báo đó.
Việt Nam và Phi Luật Tân đang có mối quan hệ tốt đẹp, vì Việt Nam là quốc gia duy nhất trong khối ASEAN, và là một trong hai quốc gia trên thế giới, mà Phi Luật Tân có quan hệ Đối tác chiến lược.
Bộ trưởng Ngoại giao Phi Luật Tân Enrique Manalo tuần này đã đến thăm Việt Nam, và hai bên đã nhất trí tăng cường hợp tác trong các vấn đề biển và đại dương, cũng như tăng cường phối hợp xử lý các vấn đề phát sinh trên biển.
NTDVN (05.08.2023)
Phi Luật Tân thúc đẩy hợp tác hàng hải với Việt Nam, tổng thống thăm Hà Nội năm tới
Tổng thống Phi Luật Tân Ferdinand Marcos Jr. sẽ thăm Việt Nam vào tháng 1/2024.
Chính phủ Phi Luật Tân đang tìm cách thúc đẩy hợp tác hàng hải với Việt Nam để củng cố an toàn và ổn định cho vùng biển trong khu vực, đặc biệt là Biển Đông, nơi cả hai quốc gia đều có tuyên bố chủ quyền. Đồng thời, với mục tiêu tăng cường quan hệ giữa hai nước, Tổng thống Phi Luật Tân Ferdinand Marcos Jr. sẽ đến thăm Việt Nam vào tháng 1 năm 2024, Bộ Ngoại giao Phi Luật Tân (DFA) thông báo hôm 2/8.
Chuyến thăm của ông Marcos vào năm tới sẽ kết thúc Kế hoạch hành động 5 năm của Phi Luật Tân với Việt Nam. Trong chuyến thăm, Tổng thống Marcos và Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thưởng “có thể gặp nhau để thảo luận về cách thức nâng cấp quan hệ song phương của chúng ta lên tầm cao hơn nữa”, CNN Phi Luật Tân dẫn lời Ngoại trưởng Enrique Manalo cho biết hôm 2/8.
Đây sẽ là cuộc gặp song phương đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo sau khi ông Thưởng lên nhậm chức chủ tịch nước vào tháng 3 năm nay.
Trước đó, ông Marcos đã có các cuộc gặp bên lề với Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN vào tháng 11/2022 và tháng 5/2023. Hai nhà lãnh đạo khi đó đã đồng ý tăng cường quan hệ giữa hai quốc gia trong một số lĩnh vực, bao gồm thương mại, nông nghiệp, quốc phòng và an ninh hàng hải.
Trong một bài phát biểu tại Học viện Ngoại giao Việt Nam hôm 1/8, Ngoại trưởng Enrique Manalo nói vị trí địa lý và vị thế của Manila và Hà Nội với tư cách là các quốc gia ven biển lớn ở Biển Đông đã “làm cho hợp tác hàng hải trở thành điểm tương tác quan trọng” giữa hai quốc gia, theo Thông tấn xã Phi Luật Tân (PNA).
Ngoại trưởng Manalo hiện đang ở Hà Nội để chủ trì Kỳ họp lần thứ 10 của Ủy ban hỗn hợp về hợp tác song phương cùng với Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn.
Ông Manalo nói cả hai nước phải khám phá “các phương thức hợp tác mới” trong lĩnh vực an toàn hàng hải, tìm kiếm cứu nạn, nghiên cứu khoa học biển và bảo vệ môi trường biển. Theo ông, có được an ninh hàng hải trong khu vực sẽ là một “động lực mạnh mẽ” cho quan hệ đối tác chiến lược của hai quốc gia.
Thông qua Nhóm công tác thường trực chung Phi Luật Tân-Việt Nam về các vấn đề hàng hải và đại dương, Manila và Hà Nội trong những năm gần đây đã thảo luận về các thách thức và tìm kiếm các sáng kiến chung để quản lý hiệu quả các tuyên bố chủ quyền cạnh tranh của họ trên Biển Đông.
Cơ chế hợp tác biển giữa Việt Nam và Phi Luật Tân đã được thiết lập từ năm 2004. Từ đó đến nay, mối quan hệ giữa hai nước luôn được đánh giá là “rất tốt”, đặc biệt trong việc phối hợp bảo vệ lợi ích của họ trên Biển Đông, theo các chuyên gia.
“Hai bên đều coi cơ chế hợp tác biển giữa hai nước là một trong những trụ cột quan trọng trong quan hệ hai nước”, TS. Hà Hoàng Hợp, một nhà nghiên cứu khách mời cấp cao của Viện Đông Nam Á ở Singapore cho biết. “Việt Nam nói cơ chế này đóng vay trò quan trọng trong việc tăng cường quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước và góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của từng nước trên Biển Đông, từ đó giúp thúc đẩy hoà bình, ổn định khu vực và củng cố sự đoàn kết trong khối ASEAN”.
Việt Nam và Phi Luật Tân là hai trong số 6 quốc gia có tuyên bố chủ quyền chồng lấn nhau trên Biển Đông.
Việt Nam trước đây đã ủng hộ Phi Luật Tân trong chiến thắng của nước này trong phán quyết của Tòa Trọng tài Hague chống lại yêu sách đường chín đoạn (đường lưỡi bò) của Trung cộng.
“Quan hệ Việt Nam-Phi Luật Tân đang ngày càng gắn kết hơn trên Biển Đông nói chung, và tôi kỳ vọng điều đó sẽ tiếp tục dưới thời chính phủ Marcos với sự hợp tác lớn hơn thông qua quan hệ đối tác chiến lược Phi Luật Tân-Việt Nam”, ông Greg Poling, Giám đốc Chương trình Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á của Trung tâm nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) có trụ sở ở Washington, nói với VOA.
Trong bài phát biểu hôm 2/8, Ngoại trưởng Phi Luật Tân nói rằng quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước sẽ đóng vai trò như một lời khẳng định rằng cả hai đều nỗ lực giữ cho các vùng biển rộng mở và tự do, và “những tranh chấp phải được quản lý và giải quyết một cách ôn hòa, phù hợp với các chuẩn mực và luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển cũng như Phán quyết Trọng tài năm 2016 về Biển Đông”, vẫn theo PNA.
Theo ông Manalo, Phi Luật Tân và Việt Nam phải “chia sẻ trách nhiệm đặc biệt trong việc hợp tác” để đạt được một Bộ quy tắc ứng xử (COC) thực chất và hiệu quả ở Biển Đông và phải đạt được trong thời gian sớm nhất.
VOA (04.08.2023)
Biển Đông : Phi Luật Tân lên án hành động của Trung cộng và thúc đẩy hợp tác hàng hải với Việt Nam
Ngày 01/08/2023, Thượng Viện Phi Luật Tân đã thông qua một nghị quyết lên án Trung cộng liên tục quấy rối tầu cá Phi Luật Tân và không ngừng xâm nhập vùng biển của nước này. Nghị quyết không mang tính ràng buộc nhưng thúc đẩy chính quyền Manila « có những biện pháp phù hợp để khẳng định và bảo đảm » chủ quyền, đồng thời « kêu gọi Trung cộng chấm dứt các hành động phi pháp ».
Một tàu của cảnh sát biển Trung cộng (P), bị cáo buộc cản trở tàu của cảnh sát biển Phi Luật Tân Malabrigo (T) ở gần Bãi Cỏ Mây, Biển Đông, ngày 30/06/2023. © AP/Philippine Coast Guard
Theo trang Philstars, nghị quyết của Thượng Viện kêu gọi bộ Ngoại Giao Phi Luật Tân sử dụng mọi diễn đàn quốc tế để huy động sự ủng hộ đa phương về việc áp dụng phán quyết lịch sử năm 2016 của Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye, nâng cao nhận thức về tình hình ở Biển Đông (Philipines gọi là Biển Tây Phi Luật Tân), vận động những nước « có cùng chí hướng » kêu gọi Bắc Kinh tôn trọng luật pháp.
Thượng nghị sĩ Risa Hontiveros, một trong những người đề xuất nghị quyết, thuộc đảng Akbayan (đảng Hành động Công dân), đánh giá cao nỗ lực hợp tác giữa đảng của bà và đảng Pwersang Masang Pilipino (đảng Đấu tranh của quần chúng Phi Luật Tân) đảng của chủ tịch Thượng Viện Juan Miguel Zubiri, để nghị quyết được thông qua.
Nữ thượng nghị sĩ cũng nhấn mạnh « cuộc chiến chống cách hành xử thiếu thận trọng của Trung cộng ở Biển Đông sẽ không dừng ở đó ». Một nghị quyết trước đó của Thượng Viện, cũng do thượng nghị sĩ Risa Hontiveros ủng hộ, đã kêu gọi chính phủ Manila đưa các hành động của Bắc Kinh ra trước Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc.
Phi Luật Tân – Việt Nam thúc đẩy hợp tác hàng hải
Ngày 01/08, phát biểu tại Học Viện Ngoại Giao ở Hà Nội trong khuôn khổ chuyến công du Việt Nam, ngoại trưởng Phi Luật Tân Enrique Manalo kêu gọi hai nước đẩy mạnh hợp tác hàng hải, được cho « là một động lực mạnh mẽ cho Quan hệ Đối tác Chiến lược » song phương, trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị gia tăng, cũng như tranh chấp kéo dài ở vùng biển giàu tài nguyên.
Theo ngoại trưởng Phi Luật Tân, « ngoài ý nghĩa chiến lược, Biển Đông là huyết mạch của hàng triệu người dân Phi Luật Tân và Việt Nam, những người sống dựa vào biển », cho nên « phải thúc đẩy hơn nữa trong việc khám phá các phương thức hợp tác mới về an toàn hàng hải, tìm kiếm cứu nạn, nghiên cứu khoa học biển và bảo vệ môi trường biển ».
Trang GMA của Phi Luật Tân nhắc lại Việt Nam là một trong hai Đối tác chiến lược của Phi Luật Tân (cùng với Nhật Bản).
RFI (02.08.2023)