NGUY CƠ LẦN THỨ 19 SẼ XẢY RA!?

* Lần đầu tiên, vào khoảng 6000 năm trước, ở giai đoạn văn hóa Ngưỡng Thiều và Hà Mẫu Độ!
Đây là lần xâm chiếm mang tính huyền thoại thần thánh ở mức cao. Đó là trận chiến giữa Hoàng Đế và Xi Vưu. Hoàng Đế thuộc Trung Hoa, Xi Vưu thuộc Bách Việt. Về trận đại chiến này, Hoàng Đế đánh nhau với Xi Vưu, Hoàng Đế 9 trận đều bại cả 9 dưới tay Xi Vưu. Hoàng Đế đành phải rút lui trở về Thái Sơn, rồi bày mưu tính kế lừa gạt Cửu Thiên Huyền Nữ để thu phục Xi Vưu. Kể từ đó, mọi dấu tích về Xi Vưu, thủ lĩnh của tộc Bách Việt xưa, cũng bị giấu nhẹm và bôi xóa hết đi, cho đến tận ngày hôm nay.


* Lần thứ hai, năm 214 Trước Công Nguyên, 50 vạn quân Tần do Uý Đà Đồ Thư vượt sông Trường Giang xâm lược Bách Việt.
 

Đến thời điểm này đã tới Văn Lang. Nhờ kế sách du kích, ngày nghỉ đêm đánh, đến năm 208 Trước Công Nguyên, chúng ta toàn thắng, kháng chiến thắng lợi. Cuộc kháng chiến chống Tần là cuộc đụng độ giữa dân tộc ta với một đế chế đại Hán ở Trung Hoa. Đó là cuộc kháng chiến của một quốc gia Siêu Việt, chống lại nạn xâm lược lớn của một đế chế lớn mạnh tàn bạo ở Phương Đông!

* Lần thứ ba, năm 179 Trước Công Nguyên, Triệu Đà đánh Âu Lạc của An Dương Vương, đất nước rơi vào ngàn năm Bắc thuộc.
Khi chính trị, quân sự Âu Lạc suy yếu, Triệu Đà xuất quân xâm lược. Cuộc chiến đấu của An Dương Vương lâm vào tình thế bất lợi và nhanh chóng thất bại. Cuộc chiến bại này làm cho đất nước ta rơi vào ách thống trị của phong kiến Trung Hoa hơn 1000 năm, thường gọi là thời kỳ Bắc thuộc!

* Lần thứ tư, năm 931, quân Nam Hán xâm lược nước ta, Dương Đình Nghệ quật tan quân Nam Hán!
Mùa thu năm 930, quân Nam Hán đánh sang nước ta. Khúc Thừa Mỹ chống cự không nổi, bị bắt đem về Quảng Châu. Nhà Nam Hán nhân đó, cử Lý Tiến làm Thứ sử Giao Châu, đặt cơ quan đô hộ ở Tống Bình, Hà Nội ngày nay! Năm 931, một tướng cũ của Khúc Hạo là Dương Đình Nghệ được tin, đã đem quân từ Thanh Hoá ra Bắc bao vây, tấn công thành Tống Bình. Quân Nam Hán lo sợ vội cho người về nước cầu cứu. Viện binh của địch chưa đến nơi thì Dương Đình Nghệ đã chiếm được Tống Bình và chủ động đón đánh quân tiếp viện. Quân tiếp viện của giặc vừa đến đã bị đánh tan tác. Tướng chỉ huy của chúng bị giết tại trận. Sau khi đánh tan quân Nam Hán, Dương Đình Nghệ tự xưng là Tiết độ sứ, tiếp tục xây dựng nền tự chủ!

* Lần thứ năm, năm 938, quân Nam Hán xâm lược lần nữa, Ngô Quyền diệt gọn 2 vạn quân của kẻ thù Hoằng Tháo.
Năm 937, Dương Đình Nghệ bị Kiều Công Tiễn ám hại để đoạt chức Tiết độ sứ. Kiều Công Tiễn đã cho người sang cầu cứu vua Nam Hán. Nhân thời cơ đó, Nam Hán phát động cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần thứ hai. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nam Hán trên sông Bạch Đằng đã diễn ra ác liệt và kết thúc rất nhanh gọn. Chiến thắng Bạch Đằng, năm 938, đã ghi vào lịch sử dân tộc nói chung và lịch sử chống ngoại xâm nói riêng, như một sự kiện trọng đại có vị trí và ý nghĩa lịch sử hết sức lớn lao. Đây được coi là cột mốc quan trọng trong tiến trình lịch sử Việt Nam. Chiến thắng đã giúp phá bỏ nền thống trị hơn 1.000 năm của phong kiến phương Bắc, mở ra thời kỳ độc lập thực sự và lâu dài của dân tộc ta!

* Lần thứ sáu, năm 981, Lê Hoàn đập tan quân Tống ở ải Chi Lăng và sông Bạch Đằng.
Thắng lợi của Lê Hoàn trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống, diễn ra nhanh chóng và thực sự to lớn. Chiến thắng đó đã làm nức lòng nhân dân cả nước, củng cố vững chắc lòng tin vào khả năng bảo vệ độc lập của dân tộc Việt Nam. Trong quan hệ đối ngoại, nhà Tiền Lê cũng đã thi hành một chính sách tích cực, bình đẳng, kiên quyết bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, kể cả vùng biên cương. Nhà Tống buộc phải kiêng nể. Đất nước ta được thanh bình trong gần một thế kỷ!

* Lần thứ bảy, năm 1077, Lý Thường Kiệt chặn đứng quân Tống ở sông Như Nguyệt. Quách Quỳ rút lui trong tủi nhục.
Trận Như Nguyệt là một trận đánh lớn diễn ra ở một khúc sông Như Nguyệt, còn gọi là sông Cầu, vào năm 1077, là trận đánh có tính quyết định của cuộc Chiến tranh Tống Việt, 1075 đến 1077, và là trận đánh cuối cùng của nhà Tống trên đất Đại Việt. Trận chiến diễn ra trong nhiều tháng, kết thúc bằng chiến thắng của quân đội Đại Việt và thiệt hại nhân mạng lớn của quân Tống, đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược Đại Việt của họ, buộc họ phải thừa nhận Đại Việt là một quốc gia!

* Lần thứ tám, năm 1258, 3 vạn quân Mông Cổ, sau này là nhà Nguyên, bị nhà Trần đánh tan tác ở Đông Bộ Đầu. Trận Đông Bộ Đầu, ngày 29 tháng 1 năm 1258, tức ngày 24 tháng Chạp năm Nguyên Phong thứ 7, là trận phản công chiến lược của quân đội nhà Trần, do vua Trần Thái Tông chỉ huy đánh tan đạo quân xâm lược Mông Cổ tại Đông Bộ Đầu, khu vực gần cầu Long Biên, Hà Nội ngày nay, kết thúc cuộc kháng chiến chống Nguyên – Mông lần thứ nhất, năm 1258!

* Lần thứ chín, năm 1285, cửa Hàm Tử giết Toa Đô, Thoát Hoan chui ống đồng về nước.
Cuộc chiến tranh lần này diễn ra sau cuộc chiến giữa hai nước lần thứ nhất khoảng 27 năm. Trong lần này, quân Nguyên huy động lực lượng đông đảo gấp cả chục lần so với cuộc chiến lần trước. Nhưng dù cho quân Nguyên Mông hùng mạnh, và có nhiều Vương hầu của triều Trần mang tư tưởng cầu an, quân dân Đại Việt dưới sự lãnh đạo của Trần Hưng Đạo, Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua con Trần Nhân Tông đã giành chiến thắng vang dội trong cuộc kháng chiến này, thể hiện “Hào khí Đông A” của nước Đại Việt thời đó!

* Lần thứ mười, năm 1288, sông Bạch Đằng bắt sống Ô Mã.
Thất bại trong hai lần xâm lược Đại Việt năm 1258 và 1285, vua Nguyên là Hốt Tất Liệt không từ bỏ mộng bành trướng về Nam, cuộc xâm lược lần thứ ba được tiến hành. Nhà Trần, với kinh nghiệm và khí thế của hai lần đại thắng trước đây, đã sẵn sàng đương đầu với giặc. Và đúng như lời của Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn nói với vua Trần, Năm nay thế giặc nhàn, đã báo trước một thắng lợi tất yếu cho cuộc chiến tranh chính nghĩa của quân dân nhà Trần. Đây là chiến thắng vẻ vang của quân Đại Việt, do Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc tuấn, cùng với Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông chỉ huy, trước quân xâm lược Nguyên Mông. Đại thắng trên sông Bạch Đằng được xem là trận thủy chiến lớn nhất trong lịch sử Việt Nam, và là thắng lợi tiêu biểu nhất của Đại Việt trong ba cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông!

* Lần thứ mười một, năm 1407, cha con Hồ Quý Ly chiến đấu ngoan cường nhưng không có được lòng dân. Thành Đa Bang thất thủ, Đại Ngu rơi vào 20 năm Minh thuộc.
Chiến tranh Đại Ngu, Đại Minh, hay thường được giới sử học Việt Nam gọi là cuộc xâm lược của nhà Minh, 1406 đến năm 1407, là cuộc chiến của nhà Hồ, nước Đại Ngu Đại Việt, chống cuộc xâm chiếm của nhà Minh Trung Hoa, dưới triều Minh Thành Tổ từ tháng 4 năm 1406 cho đến tháng 6 năm 1407, khi nhà Minh đánh bại hoàn toàn quân đội nhà Hồ và bắt được Hồ Quý Ly, Hồ Hán Thương!

* Lần thứ mười hai, Lê Lợi bằng tài trí phi thường đã đuổi được giặc Minh ra khỏi bờ cõi.
Sau khi đánh bại nhà Hồ, nhà Minh đặt ách đô hộ lên nước Việt, đặt nước Việt trở thành quận Giao Chỉ. Người Việt lập tức nổi lên chống quân Minh, dưới sự cai trị tàn bạo, khắc nghiệt của nhà Minh, người Việt rất oán hận, luôn ấp ủ chờ thời cơ nổi dậy. Năm 1416, Lê Lợi đã cùng 18 người khác tham gia hội thề Lũng Nhai, nguyện đánh quân Minh cứu nước. Tại đây khởi nghĩa Lam Sơn được thành lập. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn từ mở đầu tới kết thúc thắng lợi, qua các giai đoạn phát triển và chiến lược, chiến thuật của cuộc khởi nghĩa đã chứng minh Lê Lợi là người có tầm vóc của một thiên tài, một nhân cách vĩ đại, chỉ thấy ở những lãnh tụ mở đường, khai sáng! Nếu Ngô Quyền với chiến thắng trên sông Bạch Đằng, năm 938, đã chấm dứt thời kỳ 1000 năm mất nước, mở đầu thời kỳ độc lập mới của dân tộc, thì Lê Lợi với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng, kết thúc 20 năm thống trị của giặc Minh, khôi phục nền độc lập lâu dài cho Tổ quốc, bắt đầu một kỷ nguyên xây dựng mới!

* Lần thứ 12. Mạc Đăng Dung quỳ gối, quân Minh chưa vào, nhưng hành động đó cứu nguy cho dân tộc! Mạc Đăng Dung cùng đoàn tùy tùng không được mặc phẩm phục, cổ đeo dây lụa tượng trưng cho sự đầu hàng đến lậy và cúi đầu, ngũ bái, tam khấu đầu trước long đình che lọng vàng, tượng trưng cho hoàng đế nhà Minh, chứ không phải quỳ lạy viên tướng nhà Minh, Cũng không phải cởi trần tự trói! Về chuyện dâng đất. Bốn động biên giới đã bị nhà Minh chiếm lấy từ trước, thành chuyện đã rồi đối với nhà Mạc. Mạc Đăng Dung thực sự không hề mắc tội phản quốc!

* Lần thứ mười ba, năm 1789, Quang Trung đại phá Quân Thanh. Sầm Nghi Đống thắt cổ tự vẫn, Tôn Sĩ Nghị cắt cầu phao hòng chạy thoát thân!
Đêm 30 tết, quân ta vượt sông Gián Khẩu, tiêu diệt gọn quân địch ở đồn tiền tiêu. Đêm mùng 3 tết, bao vây tiêu diệt đồn Hạ Hồi. Đêm mùng 5 tết, quân ta tấn công vào hạ đồn Ngọc Hồi. Cùng lúc đạo quân của đô đốc Long tấn công, tiêu diệt đồn Đống Đa. Kết quả: Trong vòng 5 ngày đêm, quân ta quét sạch 29 vạn quân Thanh!

* Lần thứ mười bốn, Thanh Triều mang tiếng sang cứu nhà Nguyễn, chiến tranh Pháp Thanh mang lại biên giới phía Bắc ngày nay!
Sau khi bị quân Tây Sơn đánh bại, vua Lê Chiêu Thống cùng một số đại thần thân cận bỏ chạy lên phía bắc, cho người sang Trung Hoa cầu cứu nhà Thanh. Nhận thấy đây là một thời cơ thuận lợi để xâm lược, vua Thanh sai tướng đem 29 vạn quân, theo sự chỉ dẫn của vua tôi Lê Chiêu Thống tiến sang nước ta, với danh nghĩa giúp nhà Lê đánh quân Tây Sơn giành lại chính quyền!

* Lần thứ mười lăm, năm 1945, dưới danh nghĩa Đồng Minh, suýt nữa thì toang dưới ngọn cờ của Tưởng Giới Thạch!
Hoa quân nhập Việt là sự kiện 20 vạn quân đội Tưởng Giới Thạch tiến vào miền Bắc Việt Nam, với mục đích giải giáp quân đội Nhật Bản, từ vĩ tuyến 16 ra Bắc theo sự phân công của Đồng Minh. Cùng thời điểm đó, các tổ chức chính trị theo chủ nghĩa quốc gia, chống Pháp và chống Việt Minh như Việt Quốc, Việt Cách, cũng vượt biên giới Việt Trung vào Việt Nam thiết lập chính quyền tại một số tỉnh phía Bắc!

* Lần thứ mười sáu, ngày 19 tháng 1 năm 1974, nửa quần đảo Hoàng Sa còn lại bị Trung cộng chiếm đóng cho đến nay. 64 người con của tổ quốc bị giết hại. Đến nay, Hoàng Sa đã bị họ cai quản.

* Lần thứ mười bảy, 17 tháng 2 năm 1979, 60 vạn quân Trung cộng ồ ạt tiến vào nước ta. 6 tỉnh biên giới phía Bắc bị san thành bình địa. Cuộc chiến diễn ra dai dẳng hơn 10 năm sau đó!

* Lần thứ mười tám, 14 tháng 3 năm 1988, Trung cộng tấn công đảo Gạc Ma. 74 chiến sĩ hy sinh, đảo Gạc Ma mất từ đó!

Như vậy, tổng cộng đã có 18 lần người phương Bắc sang xâm lược nước Nam ta. Lịch sử trên thế giới, chưa từng có quốc gia nào phải chống chọi 18 lần xâm lược từ ngoại bang phương Bắc như nước Việt Nam ta cả. Và chẳng ai có thể đảm bảo sẽ không có lần thứ 19 xảy ra!

 

Vì thế, Trung cộng muôn đời là kẻ thù của Việt Nam. Tuyệt đối không có chuyện là bạn bè, anh em nào trong đó hết. Thế hệ hôm nay phải ghi nhớ bao xương máu, công sức cha ông của chúng ta đã từng ngã xuống, để bảo vệ từng tấc đất cho quê hương đất Tổ. Mỗi người dân Việt Nam chúng ta, không bao giờ được quên những sự kiện này!