RSF: Việt Nam vẫn là quốc gia ‘tồi tệ nhất’ về tự do báo chí
Người Khmer Krom biểu tình trước Đại sứ quán Việt Nam ở Washington DC hôm 21/8/2023 Photo: RFA
Ủy ban Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF) hôm 1/5 công bố Báo cáo Tự do Tôn giáo 2023 cho biết, Việt Nam hiện vẫn có 80 nạn nhân tôn giáo theo danh sách nạn nhân tín ngưỡng Frank R.Wolf (FoRB) do USCIRF lập nên để theo dõi các quốc gia nên được đưa vào danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo (CPC).
Theo danh sách được công bố trong báo cáo, Việt Nam cầm tù 71 người, tạm giữ tám người và giam giữ tại gia một người vì vấn đề tôn giáo.
USCIRF nhận định tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam không có gì thay đổi so với năm 2022 trong khi chính quyền sử dụng Luật Tín ngưỡng Tôn giáo để đàn áp các nhóm tôn giáo của người thiểu số và các nhóm tôn giáo không được Chính phủ thừa nhận. Báo cáo có đoạn viết:
“Các giới chức tiếp tục đàn áp các nhóm thiểu số tôn giáo như những người Thượng theo Tin Lành, những người Khmer Krom theo Phật giáo, những người Hmong theo đạo Dương Văn Mình.
Giới chức chính quyền hạn chế các hoạt động tự do của người Thượng theo Tin Lành, bắt họ phải từ bỏ đạo, bắt giam và kết án họ với cáo buộc phá hoại đoàn kết dân tộc và lợi dụng các quyền tự do dân chủ”.
Báo cáo mới của USCIRF cho biết, trong năm 2023, Chính phủ Việt Nam thực hiện Chỉ thị 78 để xóa bỏ đạo Dương Văn Mình của người Hmong.
Báo cáo cũng nêu sự việc vào tháng 11 năm ngoái, một nhóm các giới chức chính quyền địa phương mặc thường phục cản trở một chùa của người Khmer Krom dạy tiếng Khmer; chính quyền hạn chế việc nhập khẩu các sách vở tôn giáo bằng tiếng Hmong vào Tây Nguyên.
Việc bắt giữ và kết án ba nhà hoạt động người Khmer Krom theo Điều 331 Bộ luật Hình sự (Lợi dụng các quyền tự do dân chủ) trong năm 2023 cũng được đề cập trong báo cáo.
Vụ tấn công vào các văn phòng chính quyền địa phương hồi tháng 6 năm ngoái dẫn đến phiên tòa xét xử 100 người Thượng, theo báo cáo, làm dấy lên quan ngại rằng Chính phủ có thể sử dụng sự việc này để gia tăng việc đàn áp nhóm người Thượng theo thiên chúa giáo.
Báo cáo của USCIRF được thực hiện hàng năm từ năm 2000 tập trung vào các nước Trung Quốc, Nga, Sudan nhưng sau đó đã mở rộng ra toàn thế giới.
Theo báo cáo, USCIRF tiếp tục có những quan ngại về sự tụt dốc qua các năm ở nhiều quốc gia bao gồm Việt Nam.
Từ năm 2002, USCIRF đã đề nghị đưa Việt Nam vào danh sách CPC. Vào năm 2004, Bộ Ngoại giao Mỹ đã đưa Việt Nam vào danh sách này nhưng vào năm 2006, Hoa Kỳ đã rút quốc gia này khỏi danh sách. Mặc dù vậy, USCIRF các năm sau đó liên tục đề nghị đưa Việt Nam vào lại danh sách CPC. Đến năm 2023, Bộ Ngoại giao Mỹ quyết định đưa Việt Nam vào Danh sách theo dõi đặc biệt (SWL).
RFA (01.05.2024)
Có gì trong báo cáo nhân quyền của LHQ khiến Việt Nam phản ứng?
Quốc kỳ Việt Nam trên đường phố Hà Nội.
Hôm 3/5, tổ chức Phóng viên Không Biên giới xếp Việt Nam thứ 174 trong số180 quốc gia về tự do báo chí do “cầm tù nhà báo có hệ thống”, khiến nước này nằm trong nhóm nước có nền báo chí “tồi tệ” nhất thế giới.
Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) có trụ sở Paris, Pháp, công bố bảng xếp hạng này nhân ngày Tự do Báo chí Thế giới 3/5/2024.
“Mặc dù tăng 4 bậc trong Chỉ số Tự do Báo chí Thế giới năm nay, điểm tổng thể của Việt Nam giảm xuống (-2,27) và quốc gia này vẫn nằm trong số 10 vùng lãnh thổ tồi tệ nhất thế giới về việc bảo vệ quyền thông tin”, bà Aleksandra Bielakowska, quan chức truyền thông khu vực châu Á – Thái Bình Dương của RSF, nêu nhận định với VOA qua email.
“Với 35 nhà báo hiện đang bị giam giữ trong các nhà tù nơi tình trạng ngược đãi lan rộng, Việt Nam là một trong những nơi giam giữ tồi tệ nhất đối với các nhà báo”, đại diện của RSF cho biết thêm.
Những người bảo vệ tự do báo chí dám thách thức các bản tin của chính phủ trên mạng xã hội, đã bị giam cầm một cách có hệ thống với tội danh “lợi dụng các quyền tự do dân chủ”, mà điển hình là nhà báo độc lập Lê Minh Thể, một nhà bình luận chính trị, bị kết án hai năm rưỡi tù vì đăng các bài viết về ô nhiễm môi trường và tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông, vẫn lời bà Bielakowska.
VOA đã liên lạc Bộ Ngoại giao Việt Nam và đề nghị họ cho ý kiến về bảng xếp hạng của RSF, nhưng chưa được phản hồi.
Vào năm ngoái, sau khi Việt Nam bị RSF xếp hạng gần cuối sổ 178/180 về tự do báo chí, Bộ Ngoại giao Việt Nam lên tiếng bác bỏ, nói rằng “bảng xếp hạng thường niên về tự do báo chí” năm 2023 của RSF một lần nữa khẳng định “sự thiếu khách quan, sai thực tế và quy chụp của RSF về tình hình tự do báo chí tại Việt Nam”.
Chính quyền Việt Nam do Đảng Cộng sản cai trị thường lên tiếng tự hào là “quốc gia có nền báo chí phát triển mạnh mẽ, báo chí luôn được Đảng và Nhà nước coi trọng”, cho rằng “báo chí không chỉ là cơ quan ngôn luận của Đảng, là diễn đàn của nhân dân mà còn là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội”.
Giới hoạt động trong và ngoài nước tranh đấu cho tự do báo chí Việt Nam bày tỏ sự đồng tình với bảng xếp hạng của RSF.
“Tôi không ngạc nhiên hay bất ngờ về bảng xếp hạng này vì bao nhiêu năm qua tự do báo chí Việt Nam hầu như đứng cuối bảng”, nhà hoạt động Huỳnh Thi Tố Nga ở Tp. Hồ Chí Minh, người từng bị kết án 5 năm tù giam về tội danh “Tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự, chia sẻ ý kiến.
“Nhà cầm quyền Việt Nam xem bảng xếp hạng này không trung thực, nhưng người dân trong nước biết rằng hầu như báo chí của Việt Nam đều bị Đảng Cộng sản kiểm duyệt”.
“Tự do báo chí được đề cao trong Hiến pháp của Việt Nam và các công ước quốc tế mà Việt Nam đã phê chuẩn, nhưng trong thực tế những nhà báo, blogger, người sử dụng Internet bày tỏ ý kiến ôn hòa đã bị bắt liên miên theo những điều khoản mơ hồ về an ninh quốc gia trong Bộ Luật Hình sự của Việt Nam”, bà Ỷ Lan Penelope Faulkner, Chủ tịch của Uỷ ban Bảo vệ Quyền làm người Việt Nam (VCHR), tổ chức nhân quyền có trụ sở ở Paris, Pháp, nêu ý kiến. “Xếp hạng của RSF rất đúng với thực tế tại Việt Nam”.
Trong năm qua tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương – một trong những khu vực khó khăn nhất trên thế giới trong việc hành nghề báo chí – có 5 quốc gia nằm trong số 10 quốc gia nguy hiểm nhất thế giới đối với các nhà báo, trong số này có Việt Nam (174/180), Trung Quốc (172/180), Myanmar (thứ 171/180), Triều Tiên (177/180), Afghanistan (178/180), theo đánh giá của RSF.
Tổ chức này quan sát rằng nhiều chính phủ đã tăng cường kiểm soát mạng xã hội và Internet, hạn chế quyền truy cập, chặn tài khoản và chặn các tin nhắn qua mạng. “Ở Việt Nam, những nhà báo cất tiếng trên mạng xã hội theo suy nghĩ của mình gần như bị bỏ tù một cách có hệ thống”, RSF cho biết trong thông cáo.
Năm nay, Hoa Kỳ bị tụt 10 bậc, đứng thứ 55/180 theo xếp hạng của RSF, khi nước này chuẩn bị cho cuộc bầu cử tổng thống năm 2024 trong bối cảnh công chúng ngày càng mất lòng tin vào các phương tiện truyền thông, điều này một phần được thúc đẩy bởi sự phản đối công khai từ các nhà chính trị, bao gồm cả việc kêu gọi bỏ tù các nhà báo.
Trong một số trường hợp nổi bật, vẫn theo RSF, cơ quan thực thi pháp luật địa phương ở Mỹ đã thực hiện những hành động “đáng sợ”, bao gồm đột kích các tòa soạn và bắt giữ các nhà báo.
VOA (03.05.2024)
Báo cáo 2024 của RSF: Việt Nam trong nhóm bảy nước “đội sổ” về tự do báo chí
Toàn cảnh tự do báo chí toàn cầu 2024 RSF
Việt Nam đứng thứ bảy trong nhóm các nước có ít tự do báo chí nhất trong năm 2024, cải thiện bốn bậc so với năm ngoái nhưng Chính phủ do Đảng cộng sản lãnh đạo vẫn tiếp tục kiểm soát báo chí một cách nghiêm ngặt và cầm tù các nhà báo một cách có hệ thống.
Nhân ngày Tự do Báo chí Thế giới (03/5), tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) đưa ra báo cáo Chỉ số Tự do Báo chí Thế giới 2024 với tiêu đề “báo chí dưới áp lực chính trị,” xếp Việt Nam thứ 174 trong tổng số 180 quốc gia và vùng lãnh thổ được khảo sát.
Tuy cải thiện thứ hạng so với năm 2023 (178/180 nước), điểm tổng thể từ 24,58 của năm ngoái giảm xuống còn 22,31 trong năm 2024, cho thấy tình trạng ở Việt Nam không khá khẩm hơn mà vì tự do báo chí ở các nước khác ngày càng suy giảm.
Điển hình là Eritrea, một nước ở Đông Phi tụt xuống hạng 180 trong năm nay với 16,64 điểm, thấp hơn nhiều so với Bắc Hàn, quốc gia đội sổ hồi năm ngoái với 21,72 điểm.
Cụ thể, trong năm tiêu chí đánh giá của RSF, Việt Nam có ba tiêu chí đi xuống so với năm trước. Chỉ số chính trị giảm từ 23,75 xuống 13,22, chỉ số xã hội giảm từ 32,95 xuống 23,51, và chỉ số an ninh giảm từ 30,66 xuống 25,86.
Trong khi đó, Việt Nam có hai tiêu chí tăng là chỉ số kinh tế (từ 17,16 lên 20,57) và chỉ số lập pháp (18,40 lên 28,37).
Một nhà báo độc lập ở thành phố Hồ Chí Minh cho rằng quốc gia này đang trong quá trình công báo hóa tuyệt đối ngành truyền thông quốc gia, tức chỉ đưa tin, tấn công hay khen ngợi dựa theo chủ kiến của nhà nước. Ông nói trong điều kiện ẩn danh vì lý do an ninh:
“Điểm số tự do báo chí cũng không nói hết được sự trầm trọng của việc xuống cấp giá trị tự do tư tưởng, đạo đức nghề nghiệp và một thảm trạng của việc hủy hoại tư duy độc lập của xã hội, khi luôn hùa vào cùng nhau để tấn công một nạn nhân nào đó, theo định hướng của những người cầm quyền.”
Theo một báo cáo gần đây của Chính phủ Việt Nam gửi Liên Hiệp quốc, quốc gia này có 6 cơ quan đa truyền thông, 127 cơ quan báo, 670 tạp chí, 72 đài truyền hình và truyền thanh, 72 kênh truyền thanh.
Tuy nhiên, RSF cho rằng báo chí bị chính quyền kiểm soát chặt chẽ và hiện có 35 nhà báo bị cầm tù “biến Việt Nam thành nhà tù lớn thứ ba trên thế giới đối với nhà báo.” Hai quốc gia còn lại là Myanmar – 69 nhà báo và Trung Quốc với 109 nhà báo bị bỏ tù.
Trong tháng 02/2024, công an Hà Nội bắt tạm giam đối với nhà báo Nguyễn Vũ Bình với cáo buộc “tuyên truyền chống Nhà nước,” ông là một trong bốn blogger của RFA đang bị giam cầm, ba người khác là các ông Trương Duy Nhất, Nguyễn Tường Thụy và Nguyễn Lân Thắng.
“Ở Việt Nam, những nhà báo cất tiếng trên mạng xã hội theo suy nghĩ của mình gần như bị bỏ tù một cách có hệ thống,” RSF cho biết trong thông cáo báo chí.
Luật sư Nguyễn Văn Đài, người đang tị nạn chính trị tại Đức, nhận định:
“Chế độ cộng sản Việt Nam luôn luôn cài bẫy người dân, quy định quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí tại Điều 25 của Hiến pháp trong khi đó thì họ lại sử dụng Điều 117 và Điều 331 khi người dân thực hiện quyền được hiến định thì họ sẽ rơi vào một trong hai cái bẫy đấy.”
Một nhà báo độc lập ở Hà Nội muốn ẩn danh vì tính nhạy cảm của vấn đề, cho RFA biết vài năm trước đây, ông thường làm quay video, phóng sự điều tra với góc nhìn đa chiều về nhiều vấn đề chính trị, xã hội và kinh tế và phát trên kênh Youtube.
Tuy nhiên, lực lượng an ninh sau đó tịch thu các thiết bị khiến ông phải dừng hoạt động và không dám đầu tư mua sắm trở lại vì có nguy cơ bị trấn áp bất cứ khi nào.
Ông nói do đàn áp và kiểm duyệt báo chí, việc tìm kiếm thông tin ở Việt Nam bị hạn chế rất nhiều.
RSF nói Việt Nam kiểm duyệt nghiêm ngặt nhiều chủ đề bị coi là “nhạy cảm” như quan hệ với Trung Quốc, nhân quyền, dân chủ, tính hợp pháp của đảng cầm quyền, tham nhũng của quan chức cao cấp.
Các chủ đề khác như vấn đề môi trường hoặc quyền của cộng đồng LGBT (đồng tính nữ, đồng tính nam, song tính, chuyển giới) thì được đề cập thoải mái hơn.
Phóng viên gửi email cho Bộ Ngoại giao Việt Nam với đề nghị bình luận về đánh giá và xếp hạng tự do báo chí của RSF nhưng chưa nhận được câu trả lời. Cơ quan này thường không trả lời câu hỏi báo chí của RFA.
Hồi năm 2023, sau khi RSF công bố về Chỉ số Tự do Báo chí Thế giới, báo mạng Công an Nhân dân có bài chỉ trích gọi báo cáo này “thiếu khách quan, sai thực tế và quy chụp của RSF về tình hình tự do báo chí tại Việt Nam.”
RFA (03.05.2024)
Văn bút Hoa Kỳ: Việt Nam cầm tù các nhà văn đứng thứ ba toàn cầu trong năm 2023
Khôi nguyên giải Tự do Viết năm 2023 Phạm Đoan Trang Thịnh Nguyễn
Tổ chức phi chính phủ Văn bút Hoa Kỳ (PEN America) xếp Việt Nam đứng thứ ba toàn cầu về số nhà văn bị cầm tù trong năm 2023, tăng thêm ba bậc so với năm trước đó cho thấy tình trạng bắt bớ những người cầm bút ngày càng nghiêm trọng hơn.
Trong báo cáo tựa đề 2023 Freedom to Write Index (Chỉ số tự do Viết lách năm 2023) công bố ngày 01/5, PEN America nói Việt Nam hiện đang giam giữ 19 nhà văn và Youtubers/Facebookers trong khi 30 người khác đang bị đe doạ.
Trong số những người đang bị cầm tù được liệt kê có nhà báo, nhà hoạt động nhân quyền nổi tiếng Phạm Đoan Trang, hai blogger của Đài Á Châu Tự Do (RFA) Trương Duy Nhất và Nguyễn Lân Thắng, nhà hoạt động Trần Huỳnh Duy Thức, Youtuber Đường Văn Thái…
“Việt Nam đứng ở vị trí thứ ba trong Chỉ số, với 19 nhà văn bị cầm tù, khi Chính phủ ngày càng siết chặt quyền tự do ngôn luận vào năm 2023. Việt Nam đã sử dụng nhiều luật bao gồm Bộ luật hình sự năm 2015, Luật An ninh mạng và các nghị định khác để bỏ tù các nhà văn và nhà bất đồng chính kiến cũng như trấn áp quyền tự do ngôn luận trên mạng,” báo cáo viết.
Báo cáo cũng chỉ trích việc Chính phủ Việt Nam sử dụng các điều luật mơ hồ của Bộ luật Hình sự như Điều 117- tuyên truyền chống nhà nước, Điều 109- hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, hay Điều 331- lợi dụng quyền tự do dân chủ, để bỏ tù những người bất đồng chính kiến.
Theo tổ chức có trụ sở ở New York, các điều luật này vi phạm các luật nhân quyền quốc tế mà Việt Nam đã ký kết, do vậy cần phải bị xoá bỏ.
Báo cáo cũng nói sau khi bị kết án bằng những bản án nặng nề, các nhà văn và nhà bình luận trực tuyến bị đày đoạ trong trại giam, thường không được tiếp cận dịch vụ y tế. Điển hình là trường hợp Lê Hữu Minh Tuấn, biên tập viên của trang Việt Nam Thời báo của Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam.
Ông bị mắc nhiều bệnh do điều kiện nhà tù không hợp vệ sinh. Dù gia đình đã nhiều lần đề nghị nhưng ông Tuấn vẫn không được chăm sóc y tế đầy đủ, khiến sức khoẻ của ông bị suy giảm nghiêm trọng.
Trong khi bỏ tù các nhà văn là một trong những hình thức đàn áp cực đoan nhất, Chính phủ Việt Nam lại đàn áp quyền tự do biểu đạt hàng ngày bằng nhiều cách khác, bao gồm việc độc quyền kiểm soát các hình thức truyền thông truyền thống như đài phát thanh, TV, báo và tạp chí.
Báo cáo nói Internet và các nền tảng truyền thông xã hội như Facebook và YouTube là một số không gian còn lại mà người dân Việt Nam có thể thảo luận và bày tỏ quan điểm bất đồng chính kiến. Tuy nhiên, những không gian này cũng ngày càng bị Chính phủ Việt Nam kiểm duyệt.
Lực lượng 47, lực lượng kỹ thuật số của chính phủ, vũ khí hóa các tiêu chuẩn cộng đồng trên nền tảng bằng cách báo cáo nội dung hàng loạt, nhằm mục đích thao túng các thuật toán và giảm khả năng hiển thị của những tiếng nói bất đồng chính kiến trên nền tảng truyền thông xã hội. Chiến lược này, kết hợp với các chiến thuật như quấy rối những người bất đồng chính kiến, nhằm làm im lặng phe đối lập và kiểm soát các nền tảng trực tuyến.
Ngoài việc sử dụng lực lượng dư luận viên tấn công trên mạng, các yêu cầu về địa phương hóa dữ liệu và khai báo ID bắt buộc khiến cho việc ẩn danh trực tuyến gần như không thể thực hiện được, khiến việc thực quyền tự do biểu đạt trở nên khó khăn, báo cáo nói.
PEN America hôm 11/4 công bố giải thưởng về tự do viết lách năm 2024 cho nhà báo Phạm Đoan Trang, người đang phải thụ án tù chín năm tại Việt Nam về tội danh “tuyên truyền chống Nhà nước.”
Nhà hoạt động nhân quyền này đã được nhận nhiều giải thưởng quốc tế như Giải Người Phụ nữ Can đảm 2022 của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, giải Tự do Truyền thông (Media Freedom 2022) của hai chính phủ Anh và Canada, giải Homo Homini năm 2017 của People In Need (Cộng hoà Séc), Giải thưởng Tự do Báo chí năm 2019 của Phóng viên Không Biên giới (RFS), Giải thưởng Martin Ennals năm 2022, và giải Tự do Báo chí Quốc tế 2022 của Ủy ban Bảo vệ Ký giả (CPJ).
RFA (02.05.2024)
USCIRF lại đề nghị đưa Việt Nam vào danh sách Cần quan tâm Đặc biệt
Các quan chức USCIRF phát biểu trực tuyến hôm 1/5/2024 trong buổi công bố báo cáo năm 2024. Photo: YouTube USCIRF.
Ủy hội Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF) hôm 1/5 công bố báo cáo tự do tôn giáo 2024, tiếp tục kêu gọi Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ chỉ định Việt Nam là Quốc gia Cần quan tâm Đặc Biệt (CPC) vì cho rằng chính quyền nước này “đàn áp tôn giáo một cách nghiêm trọng”, điều mà Hà Nội từ trước đến nay luôn bác bỏ.
USCIRF, cơ quan độc lập giám sát các hoạt động tự do tôn giáo quốc tế do Quốc hội Hoa Kỳ thành lập, nhận định tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam năm 2023 “không có gì thay đổi” so với năm 2022 trong khi chính quyền sử dụng Luật Tín ngưỡng Tôn giáo để đàn áp các nhóm tôn giáo của người thiểu số và các nhóm tôn giáo không được chính phủ công nhận.
“Nhà chức trách tiếp tục bách hại những cộng đồng tôn giáo độc lập không tuân thủ sự kiểm soát của nhà nước”, báo cáo viết. “Nhà chức trách tiếp tục bách hại các nhóm tôn giáo sắc tộc như người Thượng và người Hmong theo đạo Tin Lành, các Phật tử Khmer Krom, và những người Hmong theo đạo Dương Văn Mình”.
Ngoài ra, báo cáo nhận định rằng chính quyền Việt Nam tiếp tục gây áp lực lên các tín đồ Cao Đài độc lập, các thành viên của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất và các tín đồ Phật giáo Hoà Hảo quyết giữ đạo gốc, buộc họ phải tham gia vào những tổ chức do nhà nước kiểm soát; bên cạnh đó, nhà nước ngăn cản họ trong việc thực thi niềm tin tôn giáo một cách độc lập.
Giới chức chính quyền hạn chế các hoạt động tự do tôn giáo của người Thượng theo đạo Tin Lành, bắt họ phải từ bỏ đạo, bắt giam và kết án họ với cáo buộc “phá hoại đoàn kết dân tộc và lợi dụng các quyền tự do dân chủ”.
Vào tháng 11/2023, một nhóm các giới chức chính quyền địa phương mặc thường phục cản trở lớp dạy tiếng Khmer tại một ngôi chùa của người Khmer Krom. Kế đến là việc bắt giữ và kết án 3 nhà hoạt động người Khmer Krom với tội danh “lợi dụng các quyền tự do dân chủ” theo Điều 331 Bộ luật Hình sự, vẫn theo báo cáo của USCIRF.
Tổ chức này đưa ra thông tin rằng Việt Nam hiện vẫn có 81 nạn nhân tôn giáo theo danh sách nạn nhân tín ngưỡng (FoRB). Trong số này có 2 người vận động tự do tôn giáo cho người Khmer Krom là Danh Minh Quang và Thạch Cương, bị chính quyền bắt giam hồi tháng 7/2023 với cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ”. Hai ông bị bắt chỉ vài tháng sau khi gặp gỡ phái đoàn của USCIRF đến công tác tại Việt Nam hồi tháng 5/2023. Chính quyền Việt Nam cũng nói rằng hai ông có các cuộc gặp với quan chức Mỹ để kêu gọi “tự do tôn giáo”.
Như một phần của báo cáo, USCIRF khuyến nghị rằng Việt Nam nên bị đưa vào danh sách Các Quốc gia cần Quan tâm Đặc biệt về tự do tôn giáo (CPC) do các “vi phạm gia tăng”.
Đồng thời USCIRF còn đề nghị Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ khuyến khích Việt Nam sửa đổi Luật Tín ngưỡng Tôn giáo và các văn bản thực thi cho phù hợp với các cam kết của Việt Nam với Liên Hiệp Quốc về quyền tự do tôn giáo hay đức tin.
USCIRF cũng đề nghị chính phủ Hoa Kỳ rà soát lại xem Việt Nam có vi phạm các cam kết với Hoa Kỳ năm 2005 để được gỡ ra khỏi danh sách CPC vào năm 2006 hay không, đồng thời thúc đẩy Việt Nam chào đón các báo cáo viên đặc biệt của LHQ đến thị sát, và phái bộ của Hoa Kỳ ở Việt Nam liên tục theo dõi tình trạng của các tù nhân lương tâm tôn giáo nhằm bảo vệ họ khi còn trong tù và vận động để họ được trả tự do.
VOA đã liên lạc với Bộ Ngoại giao Việt Nam và Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, đề nghị họ cho ý kiến về báo cáo mới nhất của USCIRF và các khuyến nghị của cơ quan này, nhưng chưa được trả lời.
Từ năm 2002 đến nay, USCIRF liên tục đề nghị đưa Việt Nam vào danh sách CPC.
Vào năm 2004, Bộ Ngoại giao Mỹ đã đưa Việt Nam vào danh sách CPC nhưng đến năm 2006, Hoa Kỳ đã rút quốc gia này khỏi danh sách đó.
Mãi đến năm 2023, Bộ Ngoại giao Mỹ quyết định đưa Việt Nam vào Danh sách Theo dõi Đặc biệt (SWL) – một tiêu chí về mức độ vi phạm nhẹ hơn CPC.
“Trong khi Bộ Ngoại giao đưa Việt Nam vào danh sách SWL vào tháng 12/2023, USCIRF tin rằng các hành vi vi phạm của chính phủ Việt Nam đã tăng lên mức độ CPC”, USCIRF nói trong thông cáo hôm 1/5.
Ông Trần Manrinh ở bang Pennsylvania, Hoa Kỳ, một thành viên của Liên đoàn Khmer Krom (KKF), là tổ chức bảo vệ quyền tự do của người Khmer Krom bản địa, nêu nhận định với VOA rằng ông đồng tình với việc đưa Việt Nam vào danh sách CPC.
“Việt Nam rất đáng bị đưa vào CPC vì mọi tôn giáo đều nằm dưới sự quản lý của nhà nước. Nếu những người nào không chấp nhận sự quản lý của nhà nước thì người đó sẽ bị làm khó làm dễ, cuối cùng phải bị tù đày”, ông Manrinh nêu quan điểm.
Sau khi USCIRF công bố báo cáo thường niên hồi tháng 5/2023, Bộ Ngoại giao Việt Nam cáo buộc USCIRF “đưa ra các nhận định thiếu khách quan, sai lệch về tình hình tôn giáo Việt Nam”.
“Nhà nước Việt Nam luôn thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo”, bộ này nhấn mạnh.
USCIRF, được thành lập theo Luật Tự do Tôn giáo Quốc tế do Quốc hội Mỹ thông qua năm 1998, là cơ quan lưỡng đảng tư vấn độc lập cho Quốc hội, Ngoại trưởng và Tổng thống Hoa Kỳ về chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ nhằm thúc đẩy tự do tôn giáo toàn cầu.
VOA (02.05.2024)
Báo cáo mới: Việt Nam bỏ tù 71 tù nhân tôn giáo
Người Khmer Krom biểu tình trước Đại sứ quán Việt Nam ở Washington DC hôm 21/8/2023 Photo: RFA
Ủy ban Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF) hôm 1/5 công bố Báo cáo Tự do Tôn giáo 2023 cho biết, Việt Nam hiện vẫn có 80 nạn nhân tôn giáo theo danh sách nạn nhân tín ngưỡng Frank R.Wolf (FoRB) do USCIRF lập nên để theo dõi các quốc gia nên được đưa vào danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo (CPC).
Theo danh sách được công bố trong báo cáo, Việt Nam cầm tù 71 người, tạm giữ tám người và giam giữ tại gia một người vì vấn đề tôn giáo.
USCIRF nhận định tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam không có gì thay đổi so với năm 2022 trong khi chính quyền sử dụng Luật Tín ngưỡng Tôn giáo để đàn áp các nhóm tôn giáo của người thiểu số và các nhóm tôn giáo không được Chính phủ thừa nhận. Báo cáo có đoạn viết:
“Các giới chức tiếp tục đàn áp các nhóm thiểu số tôn giáo như những người Thượng theo Tin Lành, những người Khmer Krom theo Phật giáo, những người Hmong theo đạo Dương Văn Mình.
Giới chức chính quyền hạn chế các hoạt động tự do của người Thượng theo Tin Lành, bắt họ phải từ bỏ đạo, bắt giam và kết án họ với cáo buộc phá hoại đoàn kết dân tộc và lợi dụng các quyền tự do dân chủ”.
Báo cáo mới của USCIRF cho biết, trong năm 2023, Chính phủ Việt Nam thực hiện Chỉ thị 78 để xóa bỏ đạo Dương Văn Mình của người Hmong.
Báo cáo cũng nêu sự việc vào tháng 11 năm ngoái, một nhóm các giới chức chính quyền địa phương mặc thường phục cản trở một chùa của người Khmer Krom dạy tiếng Khmer; chính quyền hạn chế việc nhập khẩu các sách vở tôn giáo bằng tiếng Hmong vào Tây Nguyên.
Việc bắt giữ và kết án ba nhà hoạt động người Khmer Krom theo Điều 331 Bộ luật Hình sự (Lợi dụng các quyền tự do dân chủ) trong năm 2023 cũng được đề cập trong báo cáo.
Vụ tấn công vào các văn phòng chính quyền địa phương hồi tháng 6 năm ngoái dẫn đến phiên tòa xét xử 100 người Thượng, theo báo cáo, làm dấy lên quan ngại rằng Chính phủ có thể sử dụng sự việc này để gia tăng việc đàn áp nhóm người Thượng theo thiên chúa giáo.
Báo cáo của USCIRF được thực hiện hàng năm từ năm 2000 tập trung vào các nước Trung Quốc, Nga, Sudan nhưng sau đó đã mở rộng ra toàn thế giới.
Theo báo cáo, USCIRF tiếp tục có những quan ngại về sự tụt dốc qua các năm ở nhiều quốc gia bao gồm Việt Nam.
Từ năm 2002, USCIRF đã đề nghị đưa Việt Nam vào danh sách CPC. Vào năm 2004, Bộ Ngoại giao Mỹ đã đưa Việt Nam vào danh sách này nhưng vào năm 2006, Hoa Kỳ đã rút quốc gia này khỏi danh sách. Mặc dù vậy, USCIRF các năm sau đó liên tục đề nghị đưa Việt Nam vào lại danh sách CPC. Đến năm 2023, Bộ Ngoại giao Mỹ quyết định đưa Việt Nam vào Danh sách theo dõi đặc biệt (SWL).
RFA (01.05.2024)
Có gì trong báo cáo nhân quyền của LHQ khiến Việt Nam phản ứng?
NGUỒN HÌNH ẢNH,HRW Chụp lại hình ảnh,Mười hai nhà hoạt động nhân quyền và blogger hiện đang bị chính quyền Việt Nam giam giữ. Hàng trên từ trái sang phải: Trần Huỳnh Duy Thức, Hoàng Đức Bình, Đinh Văn Hải, Nguyễn Tường Thụy. Hàng giữa: Phạm Đoan Trang, Lê Trọng Hùng, Phạm Chí Thành, Phạm Chí Dũng. Hàng dưới: Nguyễn Lân Thắng, Cấn Thị Thêu, Đặng Đình Bách, Hoàng Thị Minh Hồng.
Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc vừa công bố báo cáo mới nhất về tình hình nhân quyền tại Việt Nam trong giai đoạn bốn năm qua.
Báo cáo này là bản tổng hợp dựa trên các báo cáo đệ trình từ những bên có liên quan khác (gồm cả các tổ chức xã hội dân sự) trước kỳ kiểm điểm nhân quyền phổ quát (UPR) chu kỳ 4 đối với Việt Nam vào ngày 7/5/2024 tại Geneva.
Trước đó, hôm 11/4, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã “bày tỏ sự thất vọng vì báo cáo riêng của các cơ quan Liên Hợp Quốc (LHQ) tại Việt Nam theo cơ chế UPR chu kỳ 4 có nhiều nội dung sai sự thật, không kiểm chứng”.
Tuy nhiên, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam không nói cụ thể những nội dung đó là gì.
Báo cáo của LHQ nói gì?
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES Chụp lại hình ảnh,Tình hình nhân quyền Việt Nam năm qua được giới bảo vệ nhân quyền quốc tế nhận định là “u ám”
Một số nội dung chính trong báo cáo của Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc về tình hình nhân quyền của Việt Nam trong thời gian qua:
- Việt Nam đã không gia hạn lời mời đối với báo cáo viên đặc biệt của Hội đồng Nhân quyền LHQ. Một số yêu cầu thăm Việt Nam của báo cáo viên đặc biệt của LHQ vẫn chưa được phía Việt Nam hồi đáp. Báo cáo viên đặc biệt về quyền phát triển đã đến thăm Việt Nam từ ngày 6-15/11/2023.
- Án tử hình vẫn được áp dụng tại Việt Nam đối với 18 tội danh, bao gồm các tội liên quan đến ma túy. Dữ liệu về các bản án tử hình và các vụ hành quyết được coi là bí mật nhà nước. LHQ khuyến nghị Việt Nam tạm dừng thi hành án tử hình và sửa đổi Bộ luật Hình sự để giảm hơn nữa số tội danh có thể áp dụng hình phạt tử hình, nhằm xóa bỏ hình phạt tử hình đối với tất cả các tội. LHQ cũng khuyến nghị Việt Nam công khai dữ liệu về tất cả các tội phạm tử hình.
- LHQ khuyến nghị Việt Nam thực hiện các biện pháp mạnh mẽ để xóa bỏ tra tấn và ngược đãi. Ủy ban chống tra tấn của LHQ bày tỏ quan ngại sâu sắc về các báo cáo về tình trạng tra tấn và ngược đãi tràn lan, đặc biệt là trong thời gian tạm giam trước khi xét xử, đôi khi dẫn đến tử vong trong khi bị giam giữ.
- Ủy ban Nhân quyền LHQ bày tỏ quan ngại về việc Việt Nam sử dụng thuật ngữ hết sức mơ hồ trong luật chống khủng bố, đặc biệt là tội “Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân” tại Điều 113 Bộ luật Hình sự, vốn có phạm vi rộng và có thể dẫn đến bắt giữ và kết tội tùy tiện. Ủy ban khuyến nghị Việt Nam đảm bảo rằng luật chống khủng bố hoàn toàn phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế và chỉ giới hạn ở những tội rõ ràng có thể coi là hành động khủng bố và định nghĩa những hành động đó một cách chính xác và chặt chẽ.
- Ít nhất 150 nhà báo độc lập, những người bảo vệ nhân quyền và các nhà hoạt động dân chủ, đất đai và tôn giáo vẫn bị giam giữ vì thực thi một cách ôn hòa các quyền cơ bản của họ về các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, quyền của người thiểu số và phát triển dân chủ. Nhiều người đã bị giam giữ và kết án tù dài hạn theo những quy định mơ hồ của Bộ luật Hình sự. Nhóm quốc gia của Liên Hợp Quốc khuyến nghị Việt Nam bãi bỏ các điều khoản của Bộ luật Hình sự và Bộ luật Tố tụng Hình sự không phù hợp với các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế và trả tự do ngay lập tức cho tất cả những người bị giam giữ tùy tiện vì thực hiện các quyền tự do cơ bản của họ một cách ôn hòa.
- Trong khi Bộ luật Tố tụng Hình sự có các nguyên tắc như suy đoán vô tội, tiếp cận luật sư,v.v.., thì hệ thống tư pháp Việt Nam nhìn chung vẫn mang tính chất thẩm tra. Bộ luật Tố tụng Hình sự cũng hạn chế thủ tục tố tụng hợp pháp, cho phép biệt giam cá nhân bị cáo buộc phạm tội về an ninh quốc gia trong thời gian dài mà không cần xét xử hoặc không được tiếp cận luật sư bào chữa.
- Quyền tự do ngôn luận và tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt thông tin vẫn bị hạn chế. Nhiều tội liên quan đến phát ngôn có thể phải chịu án tù dài hạn theo Bộ luật Hình sự. Luật Báo chí năm 2016 vẫn đặt báo chí dưới sự quản lý của Nhà nước và Luật Tiếp cận thông tin năm 2016 hạn chế quyền tiếp cận thông tin của công dân. Luật An ninh mạng năm 2018 hạn chế quyền tự do ngôn luận trên mạng bằng những điều khoản mơ hồ, không xác định rõ những gì có thể vi phạm “lợi ích quốc gia” hay “truyền thống tốt đẹp”.
NGUỒN HÌNH ẢNH,PHIL ROBERTSON Chụp lại hình ảnh,Ông Phil Robertson, Phó Giám đốc khu vực châu Á của HRW
Trước phản ứng của Việt Nam, ông Phil Robertson, Phó Giám đốc khu vực châu Á của Tổ chức Nhân quyền Quốc tế (HRW), nói rằng ông “hoàn toàn không ngạc nhiên”.
“Toàn bộ phản ứng của Hà Nội đối với UPR có thể tóm gọn trong một từ, đó là phủ nhận. Ở mỗi bước của quá trình này, chính phủ Việt Nam đều phủ nhận những hành vi lạm dụng, tấn công những người chỉ trích và làm các vấn đề nhân quyền trong nước trở nên u ám.”
“Chính phủ Việt Nam rõ ràng tin rằng họ có thể làm giảm sức mạnh các chỉ trích từ Liên Hợp Quốc bằng sự kết hợp giữa sự kiêu căng và phản bác, vì vậy có thể thấy rằng phản ứng này là một phản ứng cố ý, mang tính chiến lược của các nhà lãnh đạo tại Hà Nội nhằm làm dịu những chỉ trích mà họ, rốt cuộc, sẽ nghe tại Geneva,” ông Robertson cho hay.
Ông Robertson nói rằng sẽ có rất nhiều vấn đề nhân quyền được đề cập tại phiên họp UPR với Việt Nam tại Geneva.
Ông khuyến nghị chính phủ các nước nên tập trung sự chú ý vào “những nỗ lực có hệ thống của Hà Nội nhằm bóp nghẹt các quyền tự do dân sự và chính trị, như tự do ngôn luận, lập hội và biểu tình ôn hòa”.
Theo ông, những điều này mâu thuẫn trực tiếp với nghĩa vụ của chính phủ Việt Nam với tư cách là quốc gia phê chuẩn Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị.
Ông nhận định rằng chính phủ Việt Nam đã ưu tiên bắt giữ và bỏ tù những người chỉ trích, với hàng chục trường hợp các nhà hoạt động và bất đồng chính kiến bị đưa vào tù trong bốn năm qua kể từ phiên họp UPR gần đây nhất về Việt Nam.
“Nói thẳng ra, thực sự không có diễn biến tích cực nào về nhân quyền ở Việt Nam trong năm qua. Thay vào đó, ngày càng có nhiều sự đe dọa và bắt giữ những người chỉ trích, luật pháp hà khắc hơn và một cuộc truy quét rộng rãi hơn đối với các nhà hoạt động môi trường và các nhóm xã hội dân sự.”
“Chính phủ Việt Nam thực sự đã tập trung vào việc đối phó với các chỉ trích trên mạng về các chính sách và hoạt động của họ, vì vậy việc đăng bài trên Facebook thậm chí cũng trở nên nguy hiểm. Tóm lại, năm nay đã là một năm rất tồi tệ đối với nhân quyền tại Việt Nam,” ông Phil Robertson nói với BBC News Tiếng Việt.
Cơ chế kiểm điểm Định kỳ Phổ quát là gì?
Chụp lại hình ảnh,Bốn nhà hoạt động (từ trái qua): Mai Phan Lợi, Đặng Đình Bách, Bạch Hùng Dương, Ngụy Thị Khanh cùng chịu án tù. Trong số này, bà Khanh và ông Lợi đã được trả tự do.
Theo Ủy ban Luật gia Quốc tế, thông qua một cơ chế gọi là Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát, Hội đồng Nhân quyền LHQ kiểm điểm, trên cơ sở định kỳ, việc mỗi thành viên trong số 193 quốc gia thành viên của Liên Hợp Quốc thực thi các nghĩa vụ và cam kết nhân quyền của họ.
Bản kiểm điểm một nhà nước căn cứ vào ba tài liệu: một báo cáo quốc gia do Nhà nước bị kiểm điểm nộp; một hồ sơ thông tin của Liên Hợp Quốc về nhà nước đó, do Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc (OHCHR) soạn thảo; và một bản tóm tắt các thông tin được nộp từ những bên có liên quan khác (gồm cả những người hoạt động xã hội dân sự), cũng được OHCHR chuẩn bị.
Bản thân cuộc kiểm điểm diễn ra tại Geneva trong một phiên họp của Nhóm Làm việc về UPR, bao gồm 47 quốc gia thành viên của Hội đồng Nhân quyền.
Kiểm điểm có hình thức một cuộc đối thoại tương tác kéo dài ba tiếng rưỡi giữa nhà nước được kiểm điểm và các nước thành viên, quan sát viên của Hội đồng.
Một vài ngày sau buổi đối thoại tương tác, Nhóm Làm việc sẽ thông qua bản báo cáo của cơ chế này.
Một hồ sơ đầu ra cuối cùng, chứa báo cáo của nhóm làm việc và quan điểm của quốc gia bị kiểm điểm về các khuyến nghị được đưa ra, sẽ được thông qua vào phiên họp toàn thể tiếp sau đó của Hội đồng Nhân quyền, vài tháng sau kỳ kiểm điểm.
Tại phiên họp định kỳ, tiếp sau việc Hội đồng Nhân quyền thông qua hồ sơ đầu ra UPR là đến phiên thảo luận chung về kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát. Đôi khi, các nhà nước được kiểm điểm theo cơ chế UPR sẽ cung cấp thông tin cập nhật về tiến bộ họ đạt được trong việc thực hiện các cam kết mà họ từng đưa ra và những khuyến nghị mà họ từng chấp thuận trong quá trình bị kiểm điểm theo cơ chế UPR.
Mỗi kỳ UPR được tiến hành sau mỗi 4 năm.
BBC (30.04.2024)
Hai Facebooker bị bắt theo Điều 331 trong vòng hai ngày
Bà Bùi Thị Linh Công an
Bà Bùi Thị Linh (35 tuổi) bị Công an tỉnh Điện Biên bắt hôm 27/4 với cáo buộc “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm quyền, lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” theo Điều 331, Bộ Luật Hình sự Việt Nam.
Mạng báo An ninh Thủ đô loan tin ngày 28 tháng tư cho biết bà Bùi Thị Linh từ ngày 22/7/2023 đến nay đã đăng 50 bài viết, “livestream” trên danh khoản Facebook “tài xế đòi” liên quan việc cơ quan chức năng bắt giữ chồng bà này là ông Phạm Văn Dũng. Ông Dũng bị bắt trong một vụ án về chứa chấp, sử dụng chất ma túy tại quán Karaoke Q5 do Công an Điện Biên xử lý hồi đầu năm 2023.
Nội dung của những bài viết và “livestream” của bà Bùi Thị Linh bị cơ quan chức năng cho là có những lời lẽ xúc phạm danh dự nhân phẩm của nhiều cán bộ, lãnh đạo Công an, Viện Kiểm Sát, Tòa án… Bà này còn bị cho chống đối lực lượng chức năng, không hợp tác nên phải cưỡng chế đưa về cơ quan Công an làm việc.
Cũng tin liên quan việc bắt giữ theo Điều 331, trong ngày 28 tháng tư, Công an thành phố Hà Nội cho biết vừa thực hiện lệnh bắt giữ đối với ông Dương Minh Cường (28 tuổi), ngụ tại quận Hai Bà Trưng.
Những hoạt động cụ thể của ông Dương Minh Cường khiến ông bị cáo buộc vi phạm Điều 331 không được Công an TP Hà Nội nêu rõ.
Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam lâu nay bị các tổ chức theo dõi nhân quyền quốc tế cho là “mơ hồ’ mà Chính phủ Hà Nội dùng nhằm “bịt miệng’ công dân muốn bày tỏ ý kiến cá nhân của họ.
RFA (29.04.2024)
Cựu quản trị viên thứ hai của Fanpage Nhật Ký Yêu Nước ra toà ngày 08/5
Phan Tất Thành và logo của Fanpage Nhật Ký Yêu Nước RFA editted
Ông Phan Tất Thành, cựu quản trị viên thứ hai của trang Facebook có gần một triệu người theo dõi chuyên đưa tin trái chiều về xã hội Việt Nam sẽ ra tòa sắp tới đây.
Toà án Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh sẽ tổ chức phiên toà sơ thẩm vào ngày 08/5 để xét xử nhà hoạt động Phan Tất Thành với cáo buộc “tuyên truyền chống Nhà nước” theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự.
Ông Thành, 38 tuổi, là một trong những người quản lý Fanpage có nội dung cổ võ các giá trị dân chủ và tự do mang tên “Nhật Ký Yêu Nước,” có hơn 800 ngàn người theo dõi và từ năm 2021 bị tin tặc đổi tên thành “Văn Toàn.”
Ông bị công an thành phố Hồ Chí Minh tạm giữ từ ngày 05/7/2023, và hơn một tuần sau, vào ngày 13/7, ông bị bắt tạm giam một cách chính thức.
Ông Thành trước khi bị bắt đã dừng mọi hoạt động xã hội và tập trung vào công việc chuyên môn về hậu cần.
Ông Phan Tất Chí, bố của ông Thành, ngày 26/4 cho Đài Á Châu Tự Do (RFA) biết, toà án đã gửi giấy triệu tập tham dự phiên toà cho em trai của ông Thành là Phan Tất Công với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án.
Công bị triệu tập vì đã gặp Thành vào rạng sáng ngày 12/7 khi người này trốn khỏi đồn công an trong một thời gian ngắn trước khi bị bắt giữ lại.
Ông Chí cũng cho biết ngày 22/4 vừa qua, Toà án nhân dân thành phố HCM cấp giấy phép bào chữa cho hai luật sư Trần Đình Dũng và Nguyễn Minh Cảnh, tuy nhiên hai luật sư đến nay chưa gặp thân chủ để chuẩn bị bào chữa do vướng các ngày nghỉ lễ.
Ông cho biết con trai ông không vi phạm pháp luật và cần được trả tự do. Ông nói với RFA trong ngày 29/4:
“Tôi thấy vô lý, tôi không đồng tính với việc họ áp dụng điều luật 117 vào con tôi. Con tôi vô tội và tôi muốn họ phải trả tự do ngay lập tức cho con tôi. Con tôi bị giam giữ tới hôm nay là đã hơn 10 tháng rồi vì điều luật vô lý đó.”
Bình luận về phiên toà sắp tới, ông Phil Robertson, Phó Giám đốc Phân ban Châu Á của tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW), cho rằng việc bắt giữ và truy tố Phan Tất Thành là một ví dụ khác về chiến dịch đàn áp nhân quyền của Chính phủ Việt Nam nhằm xóa bỏ hoàn toàn mọi hình thức chỉ trích.
Ông nói trong tin nhắn gửi RFA ngày 29/4:
“Các nhà lãnh đạo Hà Nội sẽ không hài lòng cho đến khi họ tống hết mọi công dân Việt Nam có tư tưởng tự do vào tù chỉ vì bày tỏ chính kiến của mình. Phan Tất Thành đã không làm gì có tội để mà bị bắt, tuy nhiên không nghi ngờ gì về việc ông sẽ phải chịu một bản án tù dài hạn đưa ra bởi một tòa án chuột túi (án bỏ túi-PV).”
Vị chuyên gia về nhân quyền Việt Nam nhận xét rằng, tình hình chính trị ở Việt Nam giống như “sự tàn phá hoàn toàn xã hội dân sự mà chúng ta đã thấy ở Trung Quốc của Tập Cận Bình” và có vẻ như Bộ Công an và Đảng Cộng sản Việt Nam đang học theo việc đàn áp của giới đồng minh chính trị ở phương Bắc.
“Câu hỏi lớn là khi nào, nếu có, Hoa Kỳ, Liên Âu và các chính phủ có cùng quan điểm với nhân quyền sẽ thức tỉnh và nhận ra rằng họ cần phải hành động, bao gồm cả các biện pháp trừng phạt đối với Tô Lâm và các lãnh đạo Bộ Công an, để đảo ngược thảm họa nhân quyền này.”
Một số nhà hoạt động cho biết, ông Phan Tất Thành có biệt danh là Black Aaron, thường xuất hiện trong các bình luận và tin tức của trang Fanpage Nhật Ký Yêu Nước, một diễn đàn xuất hiện từ khoảng năm 2010 cùng với các cuộc biểu tình chống Trung Quốc.
Cuối tháng trước, một toà án ở tỉnh Tiền Giang tuyên án tám năm tù giam đối với ông Nguyễn Văn Lâm về tội danh “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 117. Ông Lâm cũng bị cho là quản trị viên trang “Nhật ký yêu nước.”
RFA (29.04.2024)