Altmaier qua Việt Nam để đàm phán kinh tế
Deutsche Welle
Cùng với một phái đoàn kinh tế cấp cao Bộ trưởng Kinh tế Đức Peter Altmaier đã qua thăm Việt Nam hôm chủ nhật. Quan hệ kinh tế chặt chẽ hơn và hiệp định thương mại tự do là những đề tài cho chuyến đi. Trong chương trình chuyến thăm ba ngày sẽ có nhiều cuộc đàm phán song phương với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và nhiều người khác tại thủ đô Hà Nội và trung tâm kinh tế Sài Gòn. Việc tăng cường hợp tác giữa hai nước cũng sẽ được bàn đến. Ông bộ trưởng cho rằng Việt Nam là một đối tác kinh tế quan cho nước Đức ở Á châu.
Năm ngoái khối lượng thương mại Đức-Việt đạt tổng cộng 13,8 tỷ euro gồm 9,7 tỷ
euro được nhập cảng từ VN vào Cộng hòa Liên bang Đức và 4,1 tỷ euro là do Đức
xuất cảng qua Việt Nam.
Chính phủ Liên bang Đức hy vọng hiệp định thương mại tự do của Liên minh Âu
châu sẽ là một kích động cho việc hợp tác kinh tế với quốc gia Dông Nam Á này.
Năm 2015, sau hai năm rưỡi đàm phán, EU đã ký hiệp định thương mại tự do với Việt
Nam, với dự định sẽ cắt giảm thuế quan rộng rãi. Trước khi Hiệp định có hiệu lực,
quốc hội Đức (Bundestag) và Hội đồng liên bang Đức (Bundesrat) phải đồng ý.
Đảng Xanh nhấn mạnh về nhân quyền
Đảng Xanh trong Quốc hội Đức kêu gọi ông Bộ trưởng Kinh tế liên bang đề cập đến tình hình nhân quyền tại Việt Nam trong chuyến đi của ông. Hãng thông tấn AFP trích dẫn lá thư của đảng Xanh gửi ông Altmaier như sau ” Ông hãy làm sao bảo đảm được rằng trong chuyến đi của ông, ông sẽ gặp được những người bảo vệ nhân quyền Việt Nam và ông sẽ trở thành luật sư của họ“,.
Trong thư, phát ngôn viên về nhân quyền của khối dân biểu Đảng Xanh tại Quốc hội, bà Margarete Bause, và phát ngôn viên kinh tế, bà Kerstin Andreae nhắc đến việc các tổ chức phi chính phủ cùng đồng ý xác định „tình hình nhân quyền ở Việt Nam là vô cùng đáng lo ngại”. Tự do ngôn luận, lập hội và hội họp bị “giới hạn một cách có hệ thống và tùy tiện“, Hiện có khoảng 130 người bảo vệ nhân quyền bị giam giữ.
————————————-
Altmaier reist zu Wirtschaftsgesprächen nach Vietnam
Begleitet von einer hochrangigen Wirtschaftsdelegation besucht Bundeswirtschaftsminister Peter Altmaier an diesem Sonntag Vietnam. Dabei geht es um eine engere ökonomische Zusammenarbeit sowie ein Freihandelsabkommen.
Auf dem Programm des dreitägigen Besuchs steht eine Reihe bilateraler Gespräche in der Hauptstadt Hanoi und der Wirtschaftsmetropole Ho-Chi-Minh-Stadt, unter anderem mit Regierungschef Nguyen Xuan Phuc. Dabei soll über eine Intensivierung der Zusammenarbeit beider Länder gesprochen werden. Der Minister bezeichnete Vietnam als einen zentralen Wirtschaftspartner Deutschlands in Asien.
Das deutsch-vietnamesische Handelsvolumen summierte sich im vergangenen Jahr auf 13,8 Milliarden Euro, davon entfielen 9,7 Milliarden Euro auf Importe in die Bundesrepublik und 4,1 Milliarden Euro auf deutsche Exporte nach Vietnam.
Einen Impuls für die wirtschaftliche Kooperation erhofft sich die Bundesregierung durch das Freihandelsabkommen der Europäischen Union mit dem südostasiatischen Land. Die EU hatte 2015 nach zweieinhalbjährigen Verhandlungen ein Freihandelsabkommen mit Vietnam unterzeichnet, das den weitreichenden Abbau von Zöllen vorsieht. Bevor das Abkommen in Kraft treten kann, müssen unter anderem noch Bundestag und Bundesrat zustimmen.
Grüne pochen auf Menschenrechte
Die Grünen im Bundestag fordern den Bundeswirtschaftsminister auf, bei seiner Reise die Menschenrechtslage in Vietnam anzusprechen. “Stellen Sie bitte bei ihrer Reise sicher, dass Sie vietnamesische Menschenrechtsverteidigerinnen und Menschenrechtsverteidiger treffen können, und machen Sie sich zu deren Anwalt”, heißt es in einem Brief an Altmaier, aus dem die Nachrichtenagentur AFP zitiert.
In dem Schreiben verweisen die menschenrechtspolitische Sprecherin der Grünen-Fraktion, Margarete Bause, und die wirtschaftspolitische Sprecherin Kerstin Andreae darauf, dass Nichtregierungs- organisationen die Menschenrechtslage in Vietnam “übereinstimmend als ausgesprochen besorgniserregend bezeichnen”. Das Recht auf freie Meinungsäußerung sowie die Vereinigungs- und Versammlungsfreiheit würden “systematisch und willkürlich beschränkt”, insgesamt säßen etwa 130 Menschenrechtsverteidiger in Haft.
kle/haz (afp, dpa)
Nguồn: https://www.dw.com/de/altmaier-reist-zu-wirtschaftsgespr%C3%A4chen-nach-vietnam/a-48045067
———–
Peter Altmaier sẽ nói về nhân quyền ở Việt Nam?
Chuyến công du Việt Nam của Bộ trưởng Kinh tế và Năng lượng Liên bang Đức Peter Altmaier – trong hai ngày 25 và 26 tháng Ba năm 2019 – có thể được xem là một dấu hiệu cho việc ‘phục hồi quan hệ ngoại giao và kinh tế’ giữa Berlin và Hà Nội, kể từ khi bùng nổ vụ Nhà nước tố cáo mật vụ Việt Nam bắt cóc Trịnh Xuân Thanh vào tháng 7 năm 2017 và kéo theo phản ứng phẫn nộ và mạnh mẽ hiếm thấy: Đức thẳng tay tạm ngừng Quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam vào tháng 9 cùng năm đó, đồng thời hoãn hoặc hủy bỏ hàng loạt chương trình viện trợ kinh tế cho chính thể độc đảng ở Việt Nam.
Vào tháng 2 năm 2019 khi Bộ trưởng ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh đi Berlin kể từ vụ khủng hoảng Trịnh Xuân Thanh, những điều kiện cho triển vọng phục hồi đối tác chiến lược đã không còn dễ thở như năm 2017.
“Trong thời gian qua đã có những khác biệt có thể nhận thấy rõ rệt giữa Đức
và Việt Nam – đặc biệt là vì vụ bắt cóc công dân Việt Nam Trịnh Xuân Thanh ở
Berlin. Hôm nay chúng tôi đã trao đổi với nhau về việc chúng tôi có thể điều
chỉnh lại mối quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Đức như thế nào và
làm sao có thực chất trở lại. Theo quan điểm của chúng tôi, một quan hệ đối
tác chiến lược cũng bao gồm sự tôn trọng các giá trị chung, đặc biệt là tôn trọng
nhân quyền phổ quát” – một thông cáo báo chí cho biết như thế sau cuộc họp
của Ngoại trưởng Đức Heiko Maas với Bộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh tại
Berlin.
Điều đó có thể được hiểu rằng, nhân quyền sẽ là một đề tài quan trọng trong đàm
phán mới giữa Đức và Việt Nam về mối quan hệ đối tác chiến lược.
Vậy Bộ trưởng kinh tế Đức Altmaier sẽ nói gì về nhân
quyền trong chuyến công du Việt Nam lần này?
Theo Thoibao.de, trong chuyến công du đến Kairo vào
đầu tháng 2 năm nay để đàm phán thương mại với Ai Cập, Bộ trưởng kinh tế Đức
Altmaier đã phát biểu rằng nhân quyền và ổn định xã hội là 2 mục tiêu song
song, và có giá trị ngang nhau. “Chúng tôi không chọn cái này hay cái kia,
nhưng chúng tôi theo đuổi cả 2 mục tiêu song song”, Bộ trưởng Altmaier nói.
Không chỉ bằng lời nói, quả thật Bộ trưởng Altmaier đã gặp các nhà hoạt động
nhân quyền Ai Cập trong chuyến đi của ông.
Chỉ trả Trịnh Xuân Thanh vẫn chưa đủ, mà điều giới quan chức xôi thịt ở Việt Nam cần và phải ngộ ra là vụ Trịnh Xuân Thanh vô hình trung đã làm cho người Đức và cả châu Âu ‘mở mắt’ về ‘nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam’, mà bằng chứng gần nhất và có tính thuyết phục cao nhất là vào giữa tháng 11 năm 2018 Nghị viện EU đã công bố một bản nghị quyết về nhân quyền Việt Nam với nội dung rộng và sâu cùng lời lẽ lên án đanh thép chưa từng có. Nghị quyết này chính là một tối hậu thư mà Việt Nam phải thỏa mãn, nếu không sẽ không thể có được EVFTA.
Theo Việt Nam Thời Báo