Biển Đông : Phi Luật Tân phản đối Trung cộng đưa nhiều tàu áp sát đảo Thị Tứ

Ảnh vệ tinh chuph ngày 13/08/2017 cho thấy nhiều tàu cá Trung cộng (số màu đỏ) và ít nhất 2 tàu “chấp pháp” Trung cộng (số màu vàng), sát đảo Thị Tứ (Trường Sa) ở Biển Đông.AMTI – CSIS

Trả lời báo chí, người phát ngôn phủ tổng thống Phi Luật Tân hôm 01/04/2019, cho biết chính quyền Phi Luật Tân sẽ có công hàm phản đối Trung cộng đưa nhiều tàu đến sát khu vực đảo Thị Tứ (Pag-asa Island), như thông báo của quân đội Phi Luật Tân mới đây.

Báo Phi Luật Tân Philstar cho hay, người phát ngôn phủ tổng thống Phi Luật Tân, ông Salvador Panelo, khẳng định bộ Ngoại Giao sẽ có phản đối chính thức gửi đến Bắc Kinh, thể theo yêu cầu của bộ Tư lệnh miền Tây quân đội Phi Luật Tân. Người phát ngôn phủ tổng thống Phi Luật Tân cho biết sẽ nêu vấn đề này trong cuộc gặp với đại sứ Trung cộng tại phủ tổng thống chiều hôm nay.

Thứ Sáu tuần trước, 29/03/2019, báo chí Phi Luật Tân loan tải thông tin từ báo cáo của quân đội, theo đó tổng cộng hơn 600 tàu thuyền Trung cộng đã áp sát, « bao vây » đảo Thị Tứ, một trong các thực thể địa lý lớn nhất của quần đảo Trường Sa, do Manila kiểm soát, kể từ đầu năm đến nay.

ABS-CBN News cho biết cụ thể là thời gian tàu Trung cộng có mặt đông đảo nhất là vào ngày 10/02/2019, khi quân đội Phi Luật Tân vận chuyển các phương tiện đến đảo Thị Tứ để chuẩn bị cho một số công trình xây dựng, tôn tạo, trong đó một đường băng máy bay trên đảo này.

Theo trung tá Elpidio Factor, một sĩ quan bộ Tư lệnh miền Tây, các tàu Trung cộng thuộc lực lượng dân quân biển – thường được tuần duyên hỗ trợ – đã áp rất gần đảo Thị Tứ, sát với khu vực bãi cát bao quanh hòn đảo. Cùng với đảo Thị Tứ, thuyền Trung cộng cũng « bao vây » hai đảo Kota (đá Loại Ta/Loaita Island) và Panata (đảo An Nhơn/Lankiam Cay), do Phi Luật Tân kiểm soát.

Đại sứ Trung cộng tại Phi Luật Tân Zhao Jianhua nói với các phóng viên rằng đó là các tàu đánh bắt cá và cả ngư dân Phi Luật Tân và Trung cộng đều hiện diện tại khu vực tranh chấp.

Ông cũng bác bỏ các tin tức nói rằng các ngư dân Trung cộng có mang theo vũ khí.

Theo RFI, VOA (02.04.2019)

Trung cộng tiêu hủy bản đồ ‘gây tổn hại chủ quyền quốc gia’

Bản quyền hình ảnh GETTY IMAGES Image caption Bản đồ thế giới, với phần về Trung cộng (hình minh họa)

Hải quan Trung cộng nói sẽ tiêu hủy gần 300.000 bản đồ đã thu hồi được, vì chúng thể hiện sai một cách không thể chấp nhận được về mặt chính trị các đường biên giới của Trung cộng. Các bản đồ này do một công ty ở miền nam Trung cộng in rồi xuất khẩu sang Rotterdam, Hà Lan.

Các phóng viên nói rằng vụ việc cho thấy Bắc Kinh quyết tâm bác bỏ bất kỳ quan điểm nào khác với họ trong vấn đề đường biên.

Vấn đề Đài Loan và biên giới với Ấn Độ

Các bản đồ bị thu hồi đã không thể hiện Đài Loan và Arunachal Pradesh là thuộc lãnh thổ Trung cộng.

Bắc Kinh luôn coi Đài Loan là một tỉnh ly khai của Trung cộng, và đe dọa sẽ sử dụng vũ lực nếu nơi này dám tuyên bố độc lập.

Arunachal Pradesh là một trong 29 bang của Ấn Độ nhưng Trung cộng tuyên bố chủ quyền đối với hầu hết lãnh thổ bang này và gọi đó là vùng Tạng Nam (Nam Tây Tạng).

Vùng này trước được Tây Tạng trao cho chính quyền thuộc địa Anh tại Ấn Độ theo một hiệp định hồi 1914, nhưng Trung cộng phản đối tính hợp pháp của văn bản này.

Ấn Độ và Trung cộng đến nay đã có 21 vòng đàm phán nhằm tìm giải pháp cho các tranh cãi về đường biên kéo dài gần 3.500km, được gọi là Đường Kiểm soát Ấn Độ – Trung cộng.

Bản quyền hình ảnh GETTY IMAGES Image caption Đường lưỡi bò được Trung cộng tuyên truyền khắp nơi

Vào tháng trước, Trung cộng cũng đã tiêu hủy gần 30 ngàn bản đồ.

Hoàn Cầu Thời báo hôm thứ Ba tường thuật rằng nhân viên hải quan tại tỉnh Quảng Đông sẽ tiêu hủy tiếp hàng trăm ngàn bản nữa, và sẽ khởi tố bốn nghi can về tội cố ý xuất khẩu các bản đồ này sang Hà Lan.

Các bản đồ do một công ty ở tỉnh Quảng Đông in. Bản đồ thể hiện chủ quyền lãnh thổ và là tuyên bố chính trị, ông Mã Uy từ Vụ Quản lý Thông tin Địa lý thuộc Bộ Tài nguyên Trung cộng được South China Morning Post dẫn lời hôm 25/3.

Nếu có các ‘bản đồ sai lầm có tính hệ thống’ làm tổn hại tới chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ, đặc biệt là các sản phẩm do nước ngoài in ấn, hoặc các sản phẩm nhằm để xuất hoặc nhập khẩu, thì chúng sẽ bị cộng đồng quốc tế cố tình sử dụng hoặc suy đoán,” ông nói.

“Điều này sẽ trực tiếp gây hại tới lợi ích quốc gia và sự tự tôn của các công dân, và là một mối đe dọa nghiêm trọng tới an ninh quốc gia.”

BBC (02.04.2019)

25 NGÀN NGƯỜI PHI LUẬT TÂN ỦNG HỘ KIỆN TẬP CẬN BÌNH

 Chủ tịch Trung cộng Tập Cận Bình. Ảnh: Reuters. 

Đơn kiện cáo buộc ông Tập phạm “tội ác chống lại nhân loại” vì hoạt động của Trung cộng ở Biển Đông ngày càng nhận được nhiều sự ủng hộ. 

 
“Tuyên bố ủng hộ” cựu ngoại trưởng Albert del Rosario và cựu tổng thanh tra Omopaman Conchita Carpio Morales kiện Chủ tịch Trung cộng Tập Cận Bình lên Tòa Hình sự quốc tế (ICC) ở The Hague, Hà Lan sẽ nhận được khoảng 25.000 chữ ký tính đến chiều nay.

Văn phòng Tổng thống Phi Luật Tân Rodrigo Duterte gọi hành động thu thập chữ ký là “vô ích”, trong khi đại sứ quán Trung cộng tại Manila nói không có kế hoạch phản hồi đơn kiện của hai cựu quan chức.

Trong đơn kiện đệ trình ICC hôm 15/3, Del Rosario và Morales khẳng định việc Trung cộng xây đảo nhân tạo phi pháp ở Biển Đông đã gây thiệt hại lớn về môi trường và khiến hàng trăm nghìn ngư dân, trong đó có 320.000 ngư dân Phi Luật Tân, bị mất ngư trường. Hai cựu quan chức nói sự ảnh hưởng đối với ngư dân Phi Luật Tân cấu thành “tội ác chống lại nhân loại” theo Công ước Rome.

Đơn kiện được gửi chỉ vài ngày trước khi Duterte rút Phi Luật Tân khỏi ICC. Trung cộng cũng không phải thành viên ICC và điều này đặt câu hỏi về thẩm quyền của tòa.

Dù bị chính quyền Duterte bác bỏ, đơn kiện nhận được sự ủng hộ từ nhiều quan chức Phi Luật Tân. Phó Tổng thống Leni Robredo cho biết bà rất vui mừng vì “ít nhất đã có người đưa vấn đề này lên cơ quan có thẩm quyền”, trong khi thượng nghị sĩ Panfilo Lacson ca ngợi đây là động thái yêu nước của những người Phi Luật Tân và xứng đáng được người dân ủng hộ.

Trong khi đó, đại biện lâm thời Tan Qingsheng của tòa Đại sứ Trung cộng tại Manila nói hành động của Del Rosario và Carpio-Morales “không thể hiện quan điểm của chính phủ, người dân Phi Luật Tân và sẽ không cản trở sự phát triển quan hệ song phương”.

Trung cộng tuyên bố chủ quyền với 90% diện tích Biển Đông, chồng lấn lên vùng biển của các nước như Việt Nam, Brunei, Mã Lai, Phi Luật Tân. Trung cộng đã cải tạo ít nhất 7 thực thể thành các đảo nhân tạo được bố trí cơ sở quân sự để củng cố các yêu sách chủ quyền phi lý ở Biển Đông, vùng biển giàu tài nguyên thủy sản, năng lượng và là nơi lưu thương của 3.000 – 5.000 tỷ USD giá trị thương mại toàn cầu.

Phi Luật Tân từng giành chiến thắng trong vụ kiện chống lại yêu sách chủ quyền phi lý của Trung cộng ở Biển Đông tại Tòa Trọng Tài thường trực ở The Hague. Tuy nhiên, Duterte sau khi nhậm chức đã gạt bỏ phán quyết của tòa trọng tài, tích cực cải thiện quan hệ với Trung cộng.  Duterte hứng chịu nhiều chỉ trích vì thể hiện lập trường mềm yếu, nhu nhược. 

Theo SCMP

TRUNG CỘNG ĐANG SỬ DỤNG BẪY NỢ ĐỂ THAO TÚNG BIỂN ĐÔNG

Callum Burroughs

Châu Minh Dũng dịch

Người dân Phi Luật Tân biển tình chống Trung cộng. Nguồn: Dondi Tawatao/Getty

Dự án “Vành đai và Con đường” của Trung cộng cùng các khoản cho vay khổng lồ để đầu tư cơ sở hạ tầng [cho Phi Luật Tân và một số nước ASEAN] đang góp phần làm suy yếu sự phản đối nhắm vào các yêu sách của nước này ở Biển Đông.

Biển Đông có vai trò trọng yếu đối với Trung cộng, quốc gia này đã bồi đắp các đảo mới thông qua hoạt động nạo vét để củng cố các căn cứ quân sự [trên các đảo này], và luôn bảo vệ yêu sách của mình, bất chấp các cuộc biểu tình và các cuộc chiến pháp lý từ các đối thủ khác trong khu vực.

Nhiều người ngạc nhiên khi Tổng thống Mã Lai nói thẳng với người đồng nhiệm Phi Luật Tân rằng, các thỏa thuận ký kết với Trung cộng sẽ khiến đất nước này sớm nằm dưới sự “kiểm soát” của họ.

Tổng thống Rodrigo Duterte của Phi Luật Tân đối mặt với nhiều áp lực trong tuần qua vì quyết định bảo vệ hàng loạt khoản cho vay đầu tư cơ sở hạ tầng do Trung cộng cung cấp cho nước này, trong bối cảnh nhiều người lo ngại rằng việc không trả được nợ có thể khiến Phi Luật Tân mất đi các nguồn lực quan trọng.

Đó là phần của vấn đề rộng lớn hơn đang tác động Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) khi Trung cộng tiếp tục hỗ trợ các nguồn tài chính khổng lồ để phát triển cơ sở hạ tầng như một phần của kế hoạch “Vành đai và Con đường”. Về nguyên tắc, tham vọng của Trung cộng đơn giản là để giúp củng cố mối liên kết bền chặt hơn giữa các quốc gia dọc theo “Vành đai và Con đường” với lợi ích từ những cơ hội được tạo ra cho các công ty Trung cộng ở nước ngoài.

Tuy nhiên, Trung cộng cũng đang hy vọng lấn át được tuyên bố chủ quyền của các nước đối lập ở vùng Biển Đông, có tầm quan trọng chiến lược và lịch sử. Đất nước này đã công bố yêu sách đối với phần lớn diện tích vùng biển, vốn chứa trữ lượng dầu khí khổng lồ, nhưng cũng có tầm quan trọng chiến lược đối với khu vực.

Ông Daniel O’Neill, Phó giáo sư ngành Khoa học chính trị tại Đại học Thái Bình Dương, nói với Business Insider: “Biển Đông là tuyến giao thông quan trọng. Trung cộng hiện có 80% lượng dầu nhập khẩu qua eo biển Malacca và vùng biển này cũng chứa các tài nguyên quan trọng. Lý do lớn nhất của hành động tăng cường quyền kiểm soát là để phục vụ mưu đồ bá chủ khu vực của Trung cộng”.

Vùng Biển Đông hiện chứa khoảng 125 tỉ thùng dầu và 500 ngàn tỉ foot khối trữ lượng khí đốt tự nhiên, theo Global Risk Insights. Tương tự, khoảng 10% nguồn cung cấp cá toàn cầu có liên hệ với khu vực này, theo The Financial Times và khoảng 3,4 ngàn tỉ Mỹ kim giá trị thương mại được vận chuyển qua khu vực này mỗi năm, theo Global Risk Insights.

Quyết định của Trung cộng nhằm tăng cường hỗ trợ tài chính cho Phi Luật Tân là một phần trong nỗ lực của họ nhằm tác động đến đến đất nước này trong vấn đề Biển Đông. Sau chuyến thăm của ông Tập Cận Bình hồi năm 2016, Trung cộng đã mở một khoản tín dụng trị giá 9 tỉ Mỹ kim cho Phi Luật Tân, phần lớn trong số đó đã chảy vào các dự án cơ sở hạ tầng, bao gồm các công trình đập nước.

Tổng thống Duterte buộc phải bảo vệ quyết định của nước này trong việc ký các khoản vay với Trung cộng, với các điều khoản được cho là không thuận lợi, có thể khiến Manila đánh mất tài sản quốc gia trong trường hợp vỡ nợ, theo Bloomberg.

Ngày 22/3, Tòa án Tối cao Phi Luật Tân chỉ ra rằng, Trung cộng có thể giành quyền kiểm soát các mỏ khí đốt của quốc gia này trong vùng đặc quyền kinh tế ở Biển Đông nếu Phi Luật Tân không tuân theo các nghĩa vụ của mình đối với công trình đập Chico. Thỏa thuận đó đã được ký vào tháng 4 năm ngoái và được coi là khuôn mẫu cho các ràng buộc tài chính tiếp theo, theo Bloomberg. Vấn đề xoay quanh cái gọi là “di sản” trong khu vực do Phi Luật Tân điều hành ở Bãi Cỏ Rong.

Do đó, các đảng đối lập ở Phi Luật Tân đã yêu cầu bạch hóa nguồn tài liệu về các thỏa thuận vay nợ mới nhất của đất nước này với Trung cộng, liên quan đến công trình đập Kaliwa, Bộ Tài chính Phi Luật Tân sau đó đã chấp nhận công khai tài liệu này.

Cây gậy và củ cà rốt

Thủ đoạn của Trung cộng là cung cấp các nguồn hỗ trợ tài chính cho nhiều nước ASEAN nhằm chia rẽ lực lượng đối trọng với các tiến triển của họ ở Biển Đông. Tổ chức này cần có sự đồng thuận mỗi khi thông qua các phán quyết, có nghĩa là Trung cộng đã có thể lôi kéo từng quốc gia một để chống lại phán quyết của Liên Hiệp quốc về vấn đề vùng đặc quyền kinh tế năm 2016, được quy định trong Công ước LHQ về Luật biển (UNCLOS), quy định đã bị Bắc Kinh bác bỏ. Phán quyết của LHQ được thiết kế để ngăn chặn sự xâm lấn của Trung cộng vào vùng biển chiến lược của các nước khác có liên quan, gồm Đài Loan, Mã Lai, Việt Nam, Brunei và Phi Luật Tân.

Ông O’Neill lưu ý thêm: “Theo như tầm quan trọng lớn lao của Biển Đông với Trung cộng, quốc gia này đã áp dụng thủ đoạn củ cà rốt và cây gậy để chia rẽ ASEAN, gồm chiêu trò sử dụng các khoản cho vay để gây áp lực lên từng nước thành viên”.

Tuy nhiên, bất chấp những lo ngại rằng, ảnh hưởng của Trung cộng có thể còn tăng hơn nữa khi đất nước này tiếp tục tài trợ cho các dự án [dọc theo “Vành đai và Con đường], đã có một số phản ứng quyết liệt đáng chú ý chống lại siêu cường đang ngày một lớn mạnh hơn.

Mã Lai, một quốc gia cũng tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, gần đây đã trở nên mạnh mẽ hơn trước Trung cộng, sau chiến thắng bất ngờ của Thủ tướng 93 tuổi Manathir Mohammed trong cuộc bầu cử năm ngoái.

Nikkei Asian Review dẫn lại câu nói gần đây của Thủ tướng Mã Lai với kênh tin tức ABS-CBN, trước cuộc họp với ông Duterte: “Nếu bạn vay một khoản tiền lớn từ Trung cộng và rồi không thể trả, bạn biết rằng khi một người mang nợ thì người đó phải chịu sự kiểm soát của người cho vay nợ, vì vậy chúng tôi phải rất cẩn trong với điều đó”.

Đó là một ví dụ về những gì mà các nhà phê bình gọi là “chính sách ngoại giao bẫy nợ” đã ảnh hưởng đến mối quan hệ của Trung cộng với Sri Lanka và Lào trong những năm gần đây. Nhiều người biết đến Sri Lanka vì quốc gia này đã phải dành cho Trung cộng hợp đồng thuê một cảng chiến lược trong thời hạn 99 năm sau khi họ gặp khó khăn về tài chính với các chủ nợ.

Những nỗ lực của Trung cộng nhằm kiểm soát Biển Đông đã dẫn đến chuyện các nước khác xem xét lại và có thể sẽ còn phản kháng kháng nhiều hơn trong tương lai.

Người Phi Luật Tân biểu tình chống Trung cộng ở Manila. 


Nguồn: China is using debt traps to control the South China Sea

Thesaigonpost    (01.04.2019)

Tàu hải quân Ấn Độ lại cập cảng Tiên Sa

Tàu tuần tra của lực lượng bảo vệ bờ biển Ấn Độ cập cảng Tiên Sa, Đà Nẵng, từ 1/4 và sẽ có cuộc tập trận chung với hải quân Việt Nam trước khi rời đi ngày 4/4. (Ảnh chụp màn hình Tiền Phong)

Tàu tuần tra của lực lượng bảo vệ bờ biển Ấn Độ hôm 1/4 đã cập cảng Tiên Sa, Đà Nẵng, trong bối cảnh Việt Nam và Ấn Độ ngày càng tăng cường hợp tác quốc phòng và hàng hải.

Báo điện tử Đảng Cộng Sản cho biết tàu tuần tra ICGS VIJIT số hiệu 31 do thuyền trưởng đại tá T Ashish chỉ huy đang có chuyến thăm hữu nghị Đà Nẵng trong 4 bốn ngày với kế hoạch tập trận cùng hải quân Việt Nam trên Biển Đông. Hãng tin Reuters cũng xác nhận tin này.

Trước khi rời đi vào ngày 4/4, cảnh sát biển Việt Nam và lực lượng bảo vệ bờ biển Ấn Độ sẽ có buổi diễn tập tìm kiếm và cứu hộ trên biển.

Tháng 5/2018, ba tàu của hải quân của Ấn Độ cũng đã cập cảng Tiên Sa trong chuyến thăm 5 ngày như một phần của việc triển khai hoạt động của hạm đội tàu phía Đông của nước này tới các khu vực Đông Nam Á và Tây Bắc Thái Bình Dương, theo The Hindu.

Tờ nhật báo của Ấn Độ nói rằng hợp tác quốc phòng giữa Ấn Độ và Việt Nam đang phát triển mạnh, đặc biệt trong lĩnh vực an ninh hàng hải.

Vào tháng 1 năm ngoái, lần đầu tiên quân đội của hai nước đã cùng tập trận xong phương ở Jabalpur, cho thấy mối quan hệ quốc phòng của nước này với khu vực ngày càng sâu đậm hơn, vẫn theo The Hindu.

Vào tháng 10 năm ngoái, tàu Cảnh sát biển Việt Nam CBS 8001 cũng có chuyến thăm tới Ấn Độ trong 5 ngày, theo Dân Trí. Đó là lần đầu tiên một tàu Cảnh sát biển Việt Nam thực hiện chuyến thăm bên ngoài khu vực láng giềng.

Báo Đảng Cộng sản Việt Nam cho rằng cả hai quốc gia cam kết xây dựng một khu vực châu Á và Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương hòa bình và thịnh vượng, dựa trên sự tôn trọng chủ quyền quốc gia và luật pháp quốc tế cũng như tự do hàng hải, hàng không và hoạt động thương mại không bị cản trở.

Theo VOA (01.04.2019)

TUYÊN BỐ VỀ QUẦN ĐẢO HS-TS VÀ YÊU CẦU KHỞI KIỆN TRUNG CỘNG

Các tổ chức và cá nhân ký tên hưởng ứng Tuyên bố trên, xin gửi họ tên, nghề nghiệp (chức vụ nếu có), địa chỉ cư trú hoặc nơi làm việc về địa chỉ điện tử:hoangtruongsa2019@gmail. com để Ban biên tập cập nhật danh sách công bố trên báo chí và có thể gửi đến các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và Quốc tế.

Xét rằng vào trung tuần tháng ba năm 2019, chính quyền thành phố Tam Sa bất hợp pháp của nhà cầm quyền Bắc Kinh, Trung cộng dựng lên để quản lý hai quần đảo Hoàng Sa (Paracel Islands) và Trường Sa (Spratly Islands) thuộc sở hữu hợp pháp của Việt Nam ra thông báo xây dựng “căn cứ hậu cần và dịch vụ chiến lược quan trọng quốc gia” tại ba đảo Phú Lâm (Woody Island), Duy Mộng (Drummond) và Cây (Tree) thuộc Hoàng Sa, cũng như đã xây dựng nhiều công trình trái phép khác tại hai quần đảo này;

Xét rằng trong suốt một thời gian dài, lực lượng chấp pháp trên Biển Đông của Trung cộng liên tục có hành vi xâm phạm lãnh hải Việt Nam, quấy nhiễu, phá hoại, giết hại đối với ngư dân Việt Nam hành nghề trên ngư trường truyền thống từ bao đời nay, gây thiệt hại nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải cũng như về tính mạng, sức khỏe và tài sản của công dân Việt Nam mà chưa từng bị chế tài;

Xét rằng Việt Nam có chủ quyền bất khả xâm phạm đối với Hoàng Sa và Trường Sa cả về phương diện pháp lý (de jure) lẫn phương diện thực tế (de facto) theo Công pháp quốc tế. Đồng thời, chủ quyền Việt Nam đã được ghi nhận rõ ràng trong nhiều tài liệu và chứng cứ lịch sử của cả Việt Nam lẫn Trung cộng và quốc tế;

Xét rằng các thỏa thuận song phương giữa chính quyền Việt Nam và Trung cộng về vấn đề biển đông chưa bao giờ được phía Trung cộng tôn trọng;

Xét rằng việc cần thiết khởi kiện chính quyền Trung cộng thông qua tài phán quốc tế để yêu cầu công lý cho Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là giải pháp căn cơ, văn minh và phù hợp với thông lệ quốc tế;

Vì những lẽ trên, chúng tôi, các Tổ chức Xã hội Dân sự và các cá nhân ký tên dưới đây dành quyền tuyên bố về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam như sau:

TUYÊN BỐ

Thứ nhất, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã, đang và sẽ mãi mãi là lãnh thổ không tách rời và bất khả xâm phạm của Việt Nam cả về phương diện pháp lý (de jure) lẫn phương diện thực tế (de facto).

Thứ hai, mọi công trình (dân sự, quân sự, hoặc bất kỳ) do chính quyền Trung cộng xây dựng tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà không có sự ưng thuận của chính quyền Việt Nam đều là bất hợp pháp, là sự phủ nhận lịch sử, bất chấp công lý và chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này.

Theo đó, chúng tôi cũng yêu cầu chính quyền Việt Nam

Tiến hành khẩn cấp thủ tục khởi kiện chính quyền Trung cộng đến cơ quan tài phán quốc tế có thẩm quyền với yêu cầu công lý cho Việt Nam về lãnh thổ, lãnh hải tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở Biển Đông theo Công pháp Quốc tế.

Làm tại Sài Gòn, ngày 31 tháng 03 năm 2019

BBT xin cám ơn!


DANH SÁCH KÝ TÊN

Tổ chức:

  1. CLB Lê Hiếu Đằng, đại diện: Lê Thân, nhà hoạt động xã hội, Sài Gòn
  2. Nhóm Vì môi trường, đại diện: Nguyễn Thị Bích Ngà, nhà báo tự do, Sài Gòn
  3. Hội Bầu bí tương thân, đại diện Nguyễn Lê Hùng
  4. Hội thánh Tin lành Mennonite Cộng đồng, đại diện: Nguyễn Mạnh Hùng, mục sư, Sài Gòn
  5. Nghiệp đoàn Sinh viên Việt Nam, đại diện: Trịnh Thị Ngọc Kim, sinh viên VN
  6. Nghiệp đoàn Giáo chức Việt Nam, đại diện: Lê Trọng Hùng (Trung Dân Việt Thương), nhà giáo, Hà Nội


Cá nhân:

  1. Võ Văn Thôn, nguyên GD sở tư pháp TPHCM, thành viên CLB LHĐ, Sài Gòn
  2. Đào Công Tiến, PGS. TS, nguyên Hiệu trưởng ĐHKT TPHCM, thành viên CLB LHĐ
  3. Hoàng Hưng, nhà thơ, nhà báo, Sài Gòn
  4. Hồ Ngọc Nhuận, hưu trí, thành viên CLB LHĐ, Sài Gòn
  5. Kha Lương Ngãi, nhà báo, thành viên CLB LHĐ, Sài Gòn
  6. Nguyễn Thị Kim Chi, NSUT, thành viên CLB LHĐ, Sài Gòn
  7. Nguyễn Nguyên Bình, nhà văn, Hà Nội
  8. Lê Phú Khải, nhà văn- nhà báo, thành viên CLB LHĐ, Sài Gòn
  9. Võ Văn Tạo, nhà báo, TP Nha Trang
  10. Trần Bang, kỹ sư, thành viên (TV) CLB LHĐ, Sài Gòn
  11. Lại Ánh Hồng, nghệ sĩ, thành viên CLB LHĐ, Sài Gòn
  12. Nguyễn Thu Giang, nguyên phó GĐ sở tư pháp TPHCM
  13. Nguyên Ngọc, nhà văn, Hội An
  14. Mai Thái Lĩnh, nhà nghiên cứu, CLB Phan Tây Hồ, Đà Lạt, Lâm Đồng
  15. Trần Minh Thảo, viết văn (CLB Phan Tây Hồ), Bảo lộc, Lâm Đồng
  16. Trần Thế Viêt, nguyên Bí thu Thành ủy Tp. Đà Lạt, Lâm Đồng
  17. Phạm Toàn, nhà giáo dục, Hà Nội
  18. Nguyễn Xuân Diện, tiến sĩ, Hà Nội
  19. Bùi Minh Quốc, nhà thơ, nhà báo, Đà Lạt, Lâm Đồng
  20. Huỳnh Sơn Phước, nhà báo, Hội An, nguyên Phó TBT báo Tuổi Trẻ TPHCM
  21. Đặng Đình Mạnh, luật sư, Sài Gòn
  22. Tôn Quang Trí, nguyên PGĐ Sở CN TPHCM
  23. Lê Thăng Long, nghiên cứu và Tư vấn Độc lập về Quản trị Chiến lược, Q1, SG
  24. Trần Rạng, nhà giáo, Sài Gòn
  25. Phan Xuân Ngọc, nguyên Phó hiệu trưởng ĐH Hàng Hải nghỉ hưu, TP Nha Trang
  26. Hà Văn Thùy, nhà văn, Sài Gòn
  27. Đinh Trường Hinh, TS Kinh Tế, Chủ Tịch CTy EGAT, Great Falls, Virginia Hoa Kỳ
  28. Ý Nhi, nhà thơ, Sài Gòn
  29. Doãn Mạnh Dũng, kỹ sư, NKKN, P. 8, Q. 3, TP HCM
  30. André Menras, Hồ Cương Quyết, nhà giáo Việt- Pháp
  31. Nguyễn Viện, nhà văn, Sài Gòn
  32. Nguyễn Khắc Mai, nhà nghiên cứu TT Minh triết, Hà Nội
  33. Nguyễn Đăng Hưng, GS Danh dự Đại học Liège, Bỉ, sống tại Sài Gòn
  34. Hà Sĩ Phu, TS Sinh học, nhà văn độc lập, CLB Phan Tây Hồ-Đà Lạt
  35. Nguyễn Đan Quế, bác sĩ, Q. 5, Sài Gòn
  36. Nguyễn Công Hệ, Thuyền trưởng, Q. Bình Thạnh, TPHCM
  37. Phạm Khiêm Ích, nguyên Phó Viện trưởng Viện Thông tin KHXH, Hà Nội
  38. Trần Đĩnh, nhà báo- nhà văn, Sài Gòn
  39. Lưu Viết Hùng, CCB Thành cổ Quảng Trị, Bình Dương
  40. Trần Đức Tuấn, công nhân về hưu, Bình Dương
  41. Trần Tiến Đức, nhà báo độc lập- đạo diễn truyền hình và phim tài liệu, Hà Nội
  42. Nguyễn Phi Tâm, kinh doanh du lịch, Nha Trang
  43. Phạm Hải, cử nhân, Nha Trang
  44. Khổng Hy Thiêm, kỹ sư, Cam Lâm, Khánh Hoà
  45. Phan Đắc Lữ, nhà thơ, thành viên CLB LHĐ, Sài Gòn
  46. Trần Minh Quốc, nhà giáo, thành viên CLB LHĐ, Sài Gòn
  47. Hoàng Dũng, PGS TS, Sài Gòn
  48. Ngô Kim Hoa, nhà báo Sương Quỳnh, thành viên CLB LHĐ, Sài Gòn
  49. Nhà thơ Lê Hoài Nguyên Hà Nội
  50. Huỳnh Nhật Hải, hưu trí, Đà Lạt, Lâm Đồng
  51. Huỳnh Nhật Tấn, hưu trí, Đà Lạt, Lâm Đồng
  52. Nguyễn Hải Sơn, công nhân, CHLB Đức
  53. Huỳnh Công Thuận, Blogger, Sài Gòn
  54. Mạc Văn Trang, TS Tâm lý học, Hà Nội
  55. Trương Hải Long, kiến trúc sư, Nha Trang
  56. Nguyễn Thái Minh, kinh doanh, Nha Trang
  57. Vũ Thư Hiên, nhà văn, Paris
  58. Tôn Phi, sinh viên trường ĐH KHXH và nhân văn, TPHCM
  59. Nguyễn Sỹ Phương, TS, CHLB Đức
  60. Bùi Hiền, nhà thơ, Canada
  61. Ngụy Hữu Tâm, Hà Nội
  62. Trần Hữu Quang, PGS-TS xã hội học, Sài Gòn
  63. Lê Ngọc Thanh, linh mục Dòng Chúa Cứu Thế, Sài Gòn
  64. Nguyễn Đình Thục, linh mục Giáo phận Vinh, Chánh xứ GX Song Ngọc, Nghệ An
  65. Nguyễn Phú Yên, hưu trí, Sài Gòn
  66. Trần Văn Thủy, Đạo diễn phim, Hà Nội
  67. Nguyễn Đông Yên, GS nghiên cứu và giảng dạy Toán học, Hà Nội
  68. Phạm Đình Trọng, nhà văn, Sài Gòn
  69. Nguyễn Tường Thụy, Nhà báo độc lập, Hà Nội
  70. Lê Văn Tâm, nguyên Chủ tịch Hội Người Việt Nam tại Nhật Bản
  71. Nguyễn Văn Hùng, hưu trí, Q. 10, TPHCM
  72. Nguyễn Tiến Dân, nhà giáo, Hà Nội
  73. Nguyễn Mạnh Hùng, mục sư, Sài Gòn.
  74. Nguyễn Mạnh Hùng, nhà văn Nam Dao, GSTS Kinh Tế, Québec, Canada
  75. Tống văn Công, nhà báo-nguyên Tổng biên tập báo Lao Động, hiện ở California, Hoa Kỳ
  76. Nguyễn Thế Hùng, GS. TS, Phó Chủ tịch Hội Cơ học Thủy Khí Việt Nam
  77. Ngô Thị Thứ, nhà giáo về hưu, Q. Thủ Đức, Sài Gòn
  78. Nguyễn Duy Tân, linh mục Giáo phận Xuân Lộc, Chánh xứ GX Thọ Hòa, Đồng Nai
  79. Huỳnh Ngọc Chênh, nhà báo, Hà Nội
  80. Nguyễn Thúy Hạnh, nhà hoạt động xã hội, Hà Nội
  81. Trần Thanh Vân, KTS, Hà Nội
  82. Trương Anh Thụy, nhà văn, Hoa Kỳ
  83. Ngô Thị Kim Cúc, nhà văn- nhà báo, Sài Gòn
  84. Julia Thủy Nguyễn, California Hoa Kỳ
  85. Phuong Ngo, nhân viên văn phòng, Hamburg, Germany
  86. Phạm Nguyên Trường, dịch giả, Vũng Tàu
  87. Cao Lập, hưu trí, định cư California, Hoa Kỳ
  88. Nguyễn Thế Hùng, TS, Viện Vật lý, Hà Nội
  89. Nguyến Gia Hảo, chuyên gia Tư vấn độc lập, Hà Nội
  90. Phạm Gia Minh, TS Kinh tế, ĐH Thăng Long, Hà Nội
  91. Đào Tiến Thi, nguyên Uỷ viên Ban chấp hành Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, Hà Nội
  92. Bửu Nam, PGS-TS Ngữ Văn, Huế
  93. Vũ Thanh, CCB thành phố Tuyên Quang
  94. Lê Xuân Hòa – Kỹ sư Dầu Khí (hưu trí), TP Vũng Tàu
  95. Chu Vĩnh Hải, nhà báo độc lập, TP Vũng Tàu, BR-VT
  96. Bùi Phan Đoàn Huy, hưu trí, Sài Gòn
  97. Lê Phước Sinh, dạy học, Sài Gòn
  98. Lê Thành Công, nguyên Cán bộ Ban Tuyên huấn Tỉnh Lâm Đồng
  99. Lê Bảo Nhi, nhà báo (NVMT), Sài Gòn
  100. Trần Vân Thanh, cử nhân kinh tế nghỉ hưu, Triệu Phong, Quảng Trị

Theo Tễu-Blog (02.04.2019)

Cảnh báo: Dân quân Trung cộng “đang phủ khắp đường 9 đoạn”

© ẢNH: THANHNIEN Tàu cá Trung cộng rời cảng Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang thẳng tiến Hoa Đông

Trung cộng đang triển khai một lượng lớn quân núp dưới bóng ngư dân để “ứng phó” với hoạt động của các nước láng giềng trên Biển Đông, VnExpress có bài phản ánh.

Tư lệnh quân đội Phi Luật Tân Benjamin Madrigal Jr. hôm qua cho biết các tàu cá của Trung cộng liên tục bị phát hiện gần đảo Thị Tứ. Tính từ đầu năm đến nay, con số đã lên tới khoảng 200 tàu. Hồi đầu tháng ba, giới chức Phi Luật Tân cáo buộc các tàu cá Trung cộng đã ép ngư dân Phi Luật Tân rời khỏi những bãi cạn nằm trong lãnh hải của đảo Thị Tứ. Đảo này thuộc chủ quyền của Việt Nam nhưng đang bị Phi Luật Tân kiểm soát. Trước đó, báo cáo của Sáng kiến minh bạch hàng hải châu Á (AMTI), Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS), Mỹ, ghi nhận gần 100 tàu Trung cộng, gồm các tàu hải quân, hải cảnh và hàng chục tàu cá đã áp sát đảo Thị Tứ vào giữa tháng 12/2018. 

Trao đổi với VnExpress, Gregory Poling, Giám đốc AMTI, đánh giá các hoạt động gần đây của Trung cộng ở đảo Thị Tứ chỉ là dấu hiệu cho thấy dân quân Trung cộng đang gia tăng hiện diện ở Biển Đông. Dù việc họ ngăn cản ngư dân Phi Luật Tân không phải là sự kiện mới mẻ gì nhưng thể hiện “một điều bình thường mới”.

“Hàng chục, thậm chí hàng trăm tàu cá Trung cộng đang được sử dụng để giám sát và hăm dọa các nước láng giềng mỗi khi họ có hoạt động gì đó mà Bắc Kinh không ưa”, ông Poling nói.

Phó giáo sư Herman Kraft, Đại học Phi Luật Tân, cho rằng Trung cộng thể hiện sự bất nhất trong các hoạt động liên quan đến ngư dân Phi Luật Tân, “lúc thả lỏng, lúc lại quấy rầy”. Từ khi Tổng thống Phi Luật Tân Duterte lên nắm quyền, quan hệ với Trung cộng được cải thiện. Có thời điểm ngư dân Phi Luật Tân “được phép” tự do đánh bắt ở khu vực gần các bãi cạn và các thực thể khác ở Biển Đông. Nhưng các hoạt động của Trung cộng ở Thị Tứ mới đây không phải điều gây ngạc nhiên. Bắc Kinh không thay đổi gì cách hành xử của mình. 

Giáo sư Kraft lưu ý tới việc cựu ngoại trưởng Phi Luật Tân Albert del Rosario và cựu tổng thanh tra Omopaman Conchita Carpio Morales mới đây nộp đơn kiện Chủ tịch Trung cộng Tập Cận Bình lên Tòa Hình sự quốc tế (ICC) ở The Hague, Hà Lan. Họ cáo buộc hoạt động cải tạo phi pháp ở Biển Đông của Trung cộng “hủy diệt, gần như vĩnh viễn, và tàn phá môi trường lớn nhất trong lịch sử nhân loại” và kêu gọi khởi xướng “cuộc khảo sát sơ bộ” để “đánh giá các hành vi phạm tội của Trung cộng chống lại người dân Phi Luật Tân và các quốc gia khác. 

Ông Kraft cho rằng dù Trung cộng chưa lên tiếng về vụ kiện nhưng việc im lặng có thể cho thấy “sự không hài lòng của Bắc Kinh” đối với Manila.

Tiến sĩ Scott Romaniuk, Đại học Alberta, Canada, ước tính số quân núp bóng ngư dân của Trung cộng lên đến hàng triệu người.

“Bằng cách che giấu ý đồ của mình, Trung cộng khiến các nước khác khó ứng xử. Đội dân quân không bị coi là tác nhân gây xung đột”, Romaniuk nói.

Với lực lượng dân quân trên biển, Trung cộng nhắm đến ba mục tiêu: thách thức yêu sách của các bên cùng có tranh chấp ở Biển Đông; mở rộng tầm ảnh hưởng của Bắc Kinh quanh các đảo và đá có tầm quan trọng chiến lược; sẵn sàng có chạm trán quân sự với bất cứ nước nào để giành quyền kiểm soát. Romaniuk nhận định dù Trung cộng muốn thử quyết tâm của các nước cùng có tranh chấp ở Biển Đông, hoạt động của đội dân quân đến lúc nào đó sẽ đạt đến giới hạn.

Nói đến chiến lược dài hạn của Trung cộng, ông Poling tin rằng mục tiêu của Bắc Kinh vẫn là kiểm soát toàn bộ khu vực trên biển và trên không ở Biển Đông, nằm trong đường 9 đoạn mà Trung cộng tự vẽ ra. Do đó, Bắc Kinh muốn các bên cùng có tranh chấp phải từ bỏ và ngừng theo đuổi các quyền kinh tế và quyền đi lại ở khu vực này.

Poling cảnh báo các dân quân Trung cộng sẽ dần dần “siết chặt’ hoạt động của Phi Luật Tân và Việt Nam ở Biển Đông, đến khi hai nước “không có lựa chọn nào khác ngoài việc chấp nhận thực tế rằng Bắc Kinh kiểm soát khu vực”.

Các cơ sở hạ tầng của Trung cộng ở các đảo nhân tạo ở Trường Sa sẽ cho phép các hạm đội dân quân, quân Giải phóng nhân dân và Hải cảnh Trung cộng duy trì sự hiện diện thường xuyên ở toàn bộ khu vực thuộc đường 9 đoạn. Điều đó có nghĩa là Phi Luật Tân và Việt Nam cần chuẩn bị sẵn tâm lý rằng mọi hoạt động của mình sẽ bị các lực lượng Trung cộng theo dõi và phản ứng”, Poling nói.


Sputnik News (02.04.2019)