00567
Mới đây theo thông tin từ báo Tuổi Trẻ, lượng rượu bia tiêu thụ tại Việt Nam đang tăng khoảng 15%/năm và đã lên tới gần 4,7 tỉ lít bia, 350 triệu lít rượu trong năm 2018. Tính bình quân giá mỗi lít bia/rượu là 1 USD, thì chi phí cho bia rượu đã vượt 5 tỉ USD.
Năm 2018, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng đánh giá mức tiêu thụ rượu, bia của người Việt Nam là cao so với các quốc gia khác trong khu vực. Ước tính, trung bình mỗi người Việt trên 15 tuổi tiêu thụ 8,3 lít cồn nguyên chất trong một năm, nhiều hơn người Trung Quốc và gấp bốn lần người Singapore.
Thiệt hại 450 USD/người/năm
Theo bà Vũ Thị Minh Hạnh – phó viện trưởng Viện Chiến lược và chính sách y tế, thiệt hại liên quan đến rượu bia gồm 1/3 là các thiệt hại trực tiếp, 2/3 là các thiệt hại gián tiếp. Với chi tiêu cho rượu bia khoảng 5 tỉ USD/năm, theo bà Hạnh, các thiệt hại xung quanh rượu bia lên tới mức 450 USD/người/ năm. Thiệt hại ở mức cao như vậy là tương đương với những quốc gia có thu nhập bình quân gấp 10 lần Việt Nam.
Nguyên nhân hàng đầu tăng tai nạn giao thông
– Rượu bia “góp mặt” trong 70% số vụ phạm pháp hình sự ở nhóm dưới 30 tuổi.
– Là một trong ba nguyên nhân hàng đầu làm gia tăng tỉ lệ tai nạn giao thông ở nam giới 15-49 tuổi. Mỗi năm Việt Nam có 15.000 người tử vong do tai nạn giao thông, 4.800 người trong đó có liên quan đến rượu bia. Dịp Tết Kỷ Hợi vừa qua có 60% trong số 500 ca cấp cứu nhập viện liên quan đến rượu bia.
– Gần 14% hộ gia đình có người sử dụng rượu bia không đủ sức lao động.
– Khảo sát ở 9 quốc gia Đông Nam Á cho thấy VN bị tác hại do bia rượu nhiều nhất.
Về thiệt hại tài chính: ước tính thiệt hại kinh tế do rượu bia chiếm 1,3 – 12% GDP. Tại Việt Nam nếu tính theo mức thấp của thế giới, thiệt hại liên quan đến rượu bia khoảng 65.000 tỉ đồng/năm. (Nguồn: Viện Chiến lược và chính sách y tế, Bộ Y tế)
Đàn ông Việt Nam vô địch thế giới ở lãnh vực RƯỢU BIA
Đàn ông Việt được cho là ‘vô địch thế giới’ ở lĩnh vực rượu bia này. Người Việt tiêu thụ rượu bia ở mức vô cùng lớn khiến nhiều người khó tin.
Đàn ông Việt Nam uống rượu bia nhiều nhất thế giới
Tỷ lệ đàn ông Việt Nam uống rượu bia cũng cao nhất thế giới và ngày càng tăng với
cả hai giới. Đây là thông tin được đại diện Bộ Y tế đưa ra tại Hội thảo tập huấn
về Dự án Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia diễn ra ngày 6/5.
Theo bà Trần Thị Trang- Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, tại Việt Nam, nhu cầu sử dụng
rượu bia có xu hướng tăng nhanh, nhất là bia. Mỗi người Việt Nam bình quân tiêu
thụ 6,6 lít cồn một năm (5 năm trước chỉ 3,8 lít). Tỷ lệ đàn ông Việt Nam uống
rượu bia cũng cao nhất thế giới và ngày càng tăng với cả hai giới. Đến năm
2025, dự báo mỗi người Việt tiêu thụ 7 lít cồn một năm. Trên thế giới, mức tiêu
thụ chỉ tăng từ 6,1 lít lên 6,2 lít và ổn định trong 15 năm qua.
Về tiêu thụ rượu bia, Việt Nam giành ngôi “Á quân” Đông Nam Á, đứng thứ 10
châu Á và thứ 29 thế giới. Đặc biệt, tốc độ gia tăng sử dụng là đáng lo ngại
khi chỉ 15 năm, Việt Nam tăng tới 74%.
Thành phần giới trẻ uống rượu bia đang gia tăng, trong đó tuổi vị thành niên,
thanh niên tăng gần 10% sau 5 năm.
Trích dẫn thông tin từ bản báo cáo
Global Burden of Disease Study 2016 của tạp chí Y khoa Lancet (Anh),
nghiên cứu về tình trạng sử dụng đồ uống có cồn tại 195 quốc gia và vùng lãnh
thổ giai đoạn 1990 — 2016. Theo đó, mỗi ngày, đàn ông Việt nạp vào người
hơn 5 ly tiêu chuẩn (mỗi ly tiêu chuẩn chứa 10 gram cồn). Trên thế giới, chỉ Việt
Nam, Bồ Đào Nha và các nước bán đảo Balkan là có mức tiêu thụ này.
Vì đàn ông Việt Nam lạm dụng rượu bia nên tại Dự thảo Luật Phòng chống tác hại
của rượu bia, Bộ Y tế từng đưa ra đề xuất giờ bán rượu bia là từ 11-14h và 17-
22h hàng ngày và từ 6- 22h hằng ngày, trừ trường hợp bán rượu, bia tại khu vực
bay quốc tế và các khu vực, tuyến phố chuyên kinh doanh ẩm thực, giải trí, du lịch.
Tuy nhiên, đề xuất này bị phản đối và buộc Bộ phải đưa ra khỏi Dự thảo.
Để “phế” ngôi vô địch uống rượu bia của đàn ông Việt Nam, ngoài đề xuất cần quy
định thời gian bán rượu, bia, Bộ Y tế tiếp tục đề nghị giữ nguyên việc quy định
quản lý đối với quảng cáo, khuyến mại với cả rượu và bia.
Theo
Sputnik, VietBF