Tổng thống Nam Dương thăm đảo trong vùng biển tranh chấp với Trung cộng

Tổng thống Joko Widodo trong chuyến thăm đảo Natuna vào ngày 8/1/2020.

Tổng thống Joko Widodo trong chuyến thăm đảo Natuna vào ngày 8/1/2020.

Ngày 8/1, Tổng thống Joko Widodo đã đi thăm một hòn đảo trong vùng biển tranh chấp với Trung cộng, một động thái được cho là nhằm khẳng định chủ quyền của Nam Dương giữa bối cảnh đang xảy ra cuộc đối đầu giữa các tàu nước này với Trung cộng, theo Reuters.

Cuộc đối đầu bắt đầu vào giữa tháng 12 sau khi một tàu hải cảnh và tàu cá của Trung cộng đi vào vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Nam Dương, nằm ngoài khơi bờ biển phía bắc đảo Natuna, dẫn đến việc Jakarta triệu tập đại sứ của Bắc Kinh.

Ông Widodo nói với các phóng viên trên đảo Natuna Besar rằng vùng biển tranh chấp là chỉ thuộc về Nam Dương.

“Chúng tôi có một quận ở đây, một chính quyền và một lãnh đạo chính quyền ở đây”, Reuters dẫn lời tổng thống Nam Dương nói.

“Không tranh cãi gì ở đây nữa. Trên thực tế, Natuna chính là Nam Dương”, ông Widoo nói thêm.

Tổng thống Widodo cũng đến gặp các ngư dân sống trên đảo.

Vào đầu tuần này, Nam Dương đã triển khai thêm tàu và chiến đấu cơ để tuần tra vùng biển xung quanh khu vực này. Ông Nuryawal Embun, Giám đốc hoạt động trên biển của Cơ quan An ninh Hàng hải Nam Dương, cho biết vào sáng 8/1 rằng hai tàu hải cảnh Trung cộng vẫn còn ở đó, trong khi 10 tàu Nam Dương đang tuần tra.

Trung cộng không có yêu sách chủ quyền đối với quần đảo Natuna, nhưng nói rằng họ có quyền đánh bắt gần đó trong khu vực Đường 9 đoạn – bao gồm hầu hết Biển Đông – một yêu sách không được quốc tế công nhận.

Năm 2017, Nam Dương đổi tên khu vực phía bắc của vùng đặc quyền kinh tế ở Biển Đông thành “Biển Bắc Natuna”, một phần trong kế hoạch đẩy lùi tham vọng về chủ quyền hàng hải của Trung cộng.

Tranh chấp đã làm phương hại đến mối quan hệ chung thân thiện giữa Nam Dương với Trung cộng, đối tác thương mại lớn nhất và cũng là nhà đầu tư chính tại quốc gia lớn nhất Đông Nam Á.

Trong một cuộc phỏng vấn với Reuters hôm 8/1, ông Luhut Pandjaitan, Bộ trưởng điều phối các nguồn lực và đầu tư hàng hải, nói rằng cả Bắc Kinh và Jakarta sẽ tiến hành các cuộc thảo luận ngoại giao.

Hôm 8/1, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung cộng Cảnh Sảng nói rằng Bắc Kinh và Jakarta đang liên lạc qua các kênh ngoại giao.

“Chúng tôi mong muốn tiếp tục giải quyết một cách thích hợp những khác biệt với Nam Dương và giữ vững hòa bình và ổn định trong quan hệ song phương và khu vực”, Reuters dẫn lời ông Cảnh Sảng nói.

Đỉnh điểm căng thẳng cuối cùng giữa Nam Dương và Trung cộng về vấn đề Biển Đông là vào năm 2016. Tại thời điểm đó, ông Widodo đã tổ chức một cuộc họp với các bộ trưởng của mình trên một con tàu hải quân nhằm biểu đạt sự hỗ trợ.

VOA (09.01.2020)

Tổng thống Nam Dương: ‘Không có chuyện đàm phán chủ quyền với Trung cộng’

Getty Images

Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGESImage captionTổng thống Joko Widodo trong một cuộc họp báo hồi 10/2019

Tổng thống Nam Dương hôm thứ Tư tới thăm một hòn đảo nằm trong vùng biển đang có tranh cãi với Trung cộng, nhằm xác quyết chủ quyền của Nam Dương.

Ông Widodo nói với các phóng viên trên đảo Natuna Besar thuộc Quần đảo Natuna rằng vùng biển này hoàn toàn thuộc về Nam Dương, và đây là điều không thể đàm phán.

“Tôi đã nói nhiều lần rằng Natuna là lãnh thổ thuộc chủ quyền của chúng tôi,” ông Widodo nói.

“Không có gì phải tranh cãi thêm. Về mặt thực tế, về mặt pháp lý, Natuna là Nam Dương.”

Ông Widodo cũng gặp các ngư dân trên đảo.

Tình hình vẫn đang rất căng thẳng trong khu vực.

Cuộc đối đầu nổ ra từ giữa tháng Mười Hai, khi một tàu tuần duyên Trung cộng hộ tống các tàu cá tiến vào vùng biển ngoài khơi Quần đảo Natuna ở miền bắc Nam Dương.

Đây là nơi Nam Dương nói hoàn toàn thuộc vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của mình theo Công ước Luật Biển 1982 (UNCLOS).

Jakarta đã triệu tập đại sứ Trung cộng lên để phản đối mạnh mẽ.

Getty Images

Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGESImage captionLực lượng an ninh thuộc Bộ Hàng hải và Nghề cá Nam Dương tuần tra trên biển quanh Quần đảo Natuna hồi 8/2016 sau một loạt các cuộc đối đầu với tàu Trung cộng ở vùng EEZ của Nam Dương nhưng Bắc Kinh coi là “ngư trường đánh bắt truyền thống” của mình

Trong hôm thứ Hai và thứ Ba, Nam Dương đã triển khai bốn chiến đấu cơ và tăng cường bốn tàu chiến tới tuần tra ở vùng biển quanh Quần đảo Natuna.

“Tuy nhiên, người của chúng tôi đã được yêu cầu rằng chúng tôi sẽ không có những hành động khiêu khích mà chỉ bảo vệ lãnh thổ của mình,” Thiếu tướng Không quân Ronny Irianto Moningka nói.

Giới chức Nam Dương nói tính đến hôm Chủ nhật 5/1 có khoảng 30 tàu Trung cộng ở vùng biển này và không chịu rời đi, hãng thông tấn Antara của Nam Dương tường thuật.

“Các tàu này được hai tàu tuần duyên và một tàu kiểm ngư Trung cộng hộ tống,” Margono, phó đề đốc hải quân Nam Dương được trang tin Bernar News dẫn lời nói.

Ông Margono nói các tàu Nam Dương sẽ ở lại cho tới khi phía Trung cộng rời khỏi EEZ của Nam Dương.

Getty Images

Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGESImage captionHôm 7/1 Nam Dương điều bốn chiến đấu cơ F-16 tới tuần tra ở vùng biển quanh Quần đảo Natuna (hình minh họa)

Tin cho hay trong hôm thứ Tư, có ít nhất một tàu tuần duyên Trung cộng hiện diện trong khu vực, và 10 tàu Nam Dương tiến hành tuần tra.

Hôm thứ Ba 7/1, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung cộng Cảnh Sảng nói Bắc Kinh đã “mở các kênh ngoại giao” với Nam Dương kể từ khi vụ việc phát sinh, và nói “cả hai quốc gia cần phải gánh vác trách nhiệm duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực”.

Hôm 31/12, Bắc Kinh tuyên bố vùng biển đó là thuộc Quần đảo Trường Sa, nơi mà Trung cộng nói rằng họ có chủ quyền. Trung cộng cũng nói rằng cả Trung cộng và Nam Dương đang có các hoạt động nghề cá “bình thường” tại đó vùng biển mà Jakarta đề cập đến.

Nay, Bộ Ngoại giao Trung cộng dường như lui bước với việc làm giảm nhẹ mức độ trầm trọng của vụ việc và nói “không có tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ” giữa Bắc Kinh với Jakarta, tuy hai bên có “những tuyên bố về quyền khai thác biển chồng lấn” ở Biển Đông.

Trung cộng không đòi Quần đảo Natuna, nhưng nói họ có quyền đánh bắt cá ở các vùng biển nằm trong Đường Chín Đoạn, một tuyên bố không được quốc tế công nhận.

BBC (08.01.2020)

Ba đảng phái Đài Loan tranh cử Tổng thống 2020 nói gì về vấn đề Biển Đông?

Hình minh họa. Buổi họp báo của các đảng tranh cử tại Đài Loan hôm 8/1/2020

Hình minh họa. Buổi họp báo của các đảng tranh cử tại Đài Loan hôm 8/1/2020 Photo: RFA

Đại diện các đảng tranh cử trong cuộc bầu cử Tổng thống ở Đài Loan lên tiếng kêu gọi các bên có liên quan kiềm chế trong các hành động ở Biển Đông, đồng thời khẳng định vai trò quan trọng của Đài Loan trong các đàm phán.

Ngày 11-1-2020 tới đây, hơn 19 triệu người dân Đài Loan sẽ bỏ phiếu để bầu cho vị trí Tổng thống và Phó Tổng thống lần thứ 15 của đảo quốc này. Các đảng phái đang thực hiện gấp rút những cuộc chạy đua cuối cùng cho ngày bầu cử.

Ba đảng có ứng cử viên ra tranh chức Tổng thống lần này gồm bà Thái Anh Văn thuộc Đảng Dân Tiến, ông Hàn Quốc Du Đảng Quốc Dân và ông Tống Sở Du của Đảng Thân Dân.

Ông Kwei-Bo Huang, đại diện Quốc dân đảng trả lời câu hỏi của phóng viên RFA hôm 7-1-2020 về quan điểm của đảng này đối với vấn đề tranh chấp Biển Đông.

“Các tranh chấp ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông-PV) sẽ không được giải quyết nếu không có sự tham gia của Đài Loan.

Vì vậy, hãy đối mặt với thực tế là bất kể sự phân chia chủ quyền giữa hai bên eo biển Đài Loan, bất kể ai có liên quan đến tranh chấp Biển Nam Trung Hoa thì cũng cần Đài Loan tham gia vào để tìm ra giải pháp khả thi cuối cùng”.

Đài Loan có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông và trong thực tế đang kiểm soát đảo Thái Bình thuộc quần đảo Trường Sa mà Việt Nam gọi là đảo Ba Bình. Đây là đảo lớn nhất tại Trường Sa.

Bà Lien Yi-Ting, Phát ngôn nhân của đảng Dân Tiến (DPP) đảng cầm quyền từ năm 2016 đến nay ở Đài Loan hôm 7-1-2020 cho hay, Đài Loan chủ trương không khiêu khích nước khác.

Rất nhiều người biết rằng Trung cộng đã rất quyết đoán ở Biển Nam Trung Hoa vì chủ nghĩa bành trướng trên biển.

Sự quyết tâm của Đài Loan không thay đổi, rằng chúng tôi sẽ trở thành một nước có trách nhiệm trong khu vực, chúng tôi sẽ không có những động thái khiêu khích, hay cố gắng làm mất ổn định ở khu vực. Đây là lập trường rất rõ ràng của chúng tôi”, bà Lien Yi-Ting nói.

Ông Huang Kwei-Bo, người triệu tập cuộc họp của nhóm các vấn đề quốc tế thuộc Văn phòng tranh cử Tổng thống của thị trưởng Cao Hùng – ông Hàn Quốc Du thì nhắc lại việc Trung Hoa Dân Quốc, tức Đài Loan là tác giả của đường chữ U, tức đường đứt khúc 9 đoạn bao trùm biển Đông mà hiện giờ Trung cộng đang dùng để tuyên bố chủ quyền. Ông nói:

Tôi cũng muốn nhấn mạnh là Quốc dân đảng lúc nào cũng yêu cầu tất cả các bên tranh chấp thực hiện việc tự kiềm chế mạnh mẽ để có giải pháp hòa bình trong tranh chấp chủ quyền Biển Nam Trung Hoa.

Thật đáng tiếc là mặc dù Trung Hoa Dân Quốc kiểm soát hoàn toàn đảo Thái Bình (Ba Bình-PV) thuộc Quần đảo Trường Sa, tuy nhiên chưa bao giờ được mời trong bất kỳ cuộc đối thoại chính thức nào để giải quyết tranh chấp chủ quyền ở Biển Nam Trung Hoa”.

Ông Lee Hung-Chun, Tổng thư ký của đảng Thân Dân nói qua người phiên dịch rằng, đối thoại mang tính xây dựng là chìa khóa để giải quyết vấn đề Biển Đông.

Chắc chắn, chúng ta không muốn kích động Trung cộng, ủng hộ Mỹ, Trung cộng hay Nhật Bản. Chúng tôi muốn đóng một vai trò trung lập và dựa trên nền tảng của lực lượng gìn giữ hòa bình một cách rõ ràng.

Chúng tôi nghĩ chìa khóa trong chuyện này là làm sao có thể có một cuộc đối thoại mang tính xây dựng với lãnh đạo Trung cộng như chúng tôi đã nhấn mạnh trước đó.

Tổng thống tiếp theo của Đài Loan sẽ không thể đạt được thành tựu giữ hòa bình trong khu vực nếu như chúng ta không có những cuộc đối thoại nghiêm túc đối với lãnh đạo các nước”.

Mặc dù là nước kiểm soát đảo lớn nhất ở Trường Sa, Đài Loan không được mời tham gia đàm phán Bộ quy tắc về ứng xử của các bên ở Biên Đông giữa Trung cộng và ASEAN.

Các nước ASEAN hiện công nhận chính sách một Trung Hoa của Trung cộng. Bắc Kinh coi Đài Loan là một phần lãnh thổ chờ được thống nhất và chỉ thiết lập quan hệ ngoại giao với nước nào công nhận chính sách một Trung Hoa.

Thạc sĩ Hoàng Việt, chuyên gia nghiên cứu Biển Đông nói với phóng viên RFA qua tin nhắn cho rằng, bất kỳ ai lên làm Tổng thống Đài Loan lần này cũng sẽ có tác động không nhỏ đến các tranh chấp Biển Đông đặc biệt nếu là một ứng cử viên thân Trung cộng giành chiến thắng.

RFA (08.01.2020)

Nam Dương điều động chiến đấu cơ ra Biển Đông đối đầu với Trung cộng

Môt chiến đấu cơ F-16 đáp xuống căn cứ không quân Raden Sadjad trên đảo Natuna, thuộc quần đảo Riau của Indonesia hôm 7/1/2020. Antara Foto/M Risyal Hidayat/ via REUTERS

Môt chiến đấu cơ F-16 đáp xuống căn cứ không quân Raden Sadjad trên đảo Natuna, thuộc quần đảo Riau của Nam Dương hôm 7/1/2020. Antara Foto/M Risyal Hidayat/ via REUTERS

Không lực Nam Dương đã triển khai 4 máy bay chiến đấu ra Biển Đông hôm thứ Ba 7/1 trong một vụ đối đầu với Bắc Kinh sau khi Jakarta mạnh mẽ phản đối hành động của Trung cộng vi phạm khu dặc quyền kinh tế của Nam Dương.

Xích mích bắt đầu từ trung tuần tháng 12 khi một tàu hải cảnh Trung cộng hộ tống một đoàn tàu cá tiến vào các vùng biển ngoài khơi đảo Natuna của Nam Dương. Jakarta lập tức triệu tập đại sứ Trung cộng.

Vụ việc này đã làm xấu đi mối quan hệ tương đối hữu hảo giữa hai nước trong bối cảnh Trung cộng là đối tác thương mại và cũng là nhà đầu tư lớn của Nam Dương, quốc gia đông dân nhất Đông Nam Á.

Người phát ngôn của Không quân Nam Dương, ông Fajar Adriyanto, xác nhận 4 phản lực cơ F16 đang thực hiện các phi vụ trên đảo Natuna, mặc dù ông tìm cách trấn an những lo ngại về nguy cơ xảy ra đụng độ với Bắc Kinh.

“Các chiến đấu cơ đó đang thực hiện các cuộc tuần tra để bảo vệ chủ quyền của đất nước chúng tôi. Cũng chỉ là ngẫu nhiên khi máy bay thi hành nhiệm vụ trên đảo Natuna. Chúng tôi không được lệnh bắt đầu một cuộc chiến tranh với Trung cộng”, ông Adriyanto nói.


Biển Đông là tuyến hàng hải thương mại huyết mạch của thế giới, có nguồn hải sản phong phú và trữ lượng dầu lớn. Trung cộng tuyên bố chủ quyền trên hầu hết Biển Đông, viện những lý do ‘lịch sử’. Nhưng được sự hậu thuẫn của Hoa Kỳ và phần lớn các nước còn lại trên thế giới, các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, bác bỏ tuyên bố chủ quyền của Trung cộng là ‘không có cơ sở pháp lý’.

Hôm thứ Ba, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung cộng Cảnh Sảng nói Bắc Kinh đã “mở các kênh ngoại giao” với Nam Dương từ sau vụ xích mích mới nhất, ông nói cả hai nước phải nhận lãnh trách nhiệm là phải duy trì hòa bình và ôn định trong khu vực.

Theo các dữ liệu của Maritime Traffic, một trang mạng theo dõi sự đi lại của tàu bè quốc tế, ít nhất có hai tàu Trung cộng, chiếc Zhongguohaijing và chiếc Hải Dương 35111, đang ở trong vùng biển gần sát khu dặc quyền kinh tế của Nam Dương hôm thứ Ba, cách quần đảo Riau của Nam Dương khoảng 200km.

Hải Dương 35111 là một trong các tàu Trung cộng có liên quan trong vụ đối đầu kéo dài nhiều tháng hồi năm ngoái với các tàu Việt Nam gần một lô dầu ngoài khơi trong các vùng biển tranh chấp, bên trong khu vực dặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Bộ trưởng nội các Nam Dương, Luhut Pandjaitan, đặc trách tài nguyên và đầu tư, hôm 7/1 nói với các nhà báo rằng chủ quyền của Nam Dương là điều không thể mang ra thương lượng, bất chấp tầm quan trọng của kinh tế Trung cộng đối với Nam Dương.

Bản tin Reuters trích lời phát biểu của ông:

“Tôi sẽ không bán chủ quyền của chúng tôi cho đầu tư, không bao giờ,” ông nói: “Tôi đâu có ngu.”

VOA (08.01.2020)

Nhật Bản – Việt Nam cam kết tôn trọng Luật Biển ở Biển Đông

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc (P) và ngoại trưởng Nhật Bản Toshimitsu Motegi tại Văn phòng Chính phủ ở Hà Nội ngày 06/01/2020.

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc (P) và ngoại trưởng Nhật Bản Toshimitsu Motegi tại Văn phòng Chính phủ ở Hà Nội ngày 06/01/2020. Luong Thai Linh/Pool via REUTERS

Việt Nam và Nhật Bản nhấn mạnh tầm quan trọng duy trì tự do lưu thông hàng hải và tôn trọng Luật Biển ở Biển Đông. Thông điệp trên đây được ngoại trưởng Nhật Bản Toshimitsu Motegi và đồng nhiệm Việt Nam Phạm Bình Minh đưa ra trong buổi họp báo ngày 06/01/2020, tại Hà Nội.

Theo trang Nikkei được AFP dẫn lại, tuyên bố trên nhắm đến việc Trung cộng quân sự hóa một số đảo nhân tạo ở Biển Đông. Ngoài ra, ngoại trưởng hai nước còn nhất trí phối hợp sáng kiến của Nhật Bản vì một vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và rộng mở với những nỗ lực của ASEAN trong việc thúc đẩy ổn định lâu dài trong khu vực.

Ngoại trưởng Toshimitsu Motegi, đang công du Việt Nam, cho biết Tokyo vẫn « kiên quyết khẳng định lập trường của mình » đối với Trung cộng về vấn đề Biển Đông. Quan điểm này được ngoại trưởng Phạm Bình Minh ủng hộ.

Nhật Bản là một trong số những nhân tố năng động (cùng với Mỹ và Úc) trong việc duy trì trật tự dựa trên luật lệ tại Ấn Độ-Thái Bình Dương. Ngoại trưởng Motegi cũng kêu gọi ngừng mọi ý đồ dùng vũ lực để thay đổi nguyên trạng trong vùng.

Hà Nội là chặng dừng chân đầu tiên trong chuyến công du Đông Nam Á của ngoại trưởng Nhật Bản. Sau đó, ông sẽ đến Thái Lan, Phi Luật Tân và Nam Dương.

RFI (07.01.2020)

Biển Đông: Nam Dương điều chiến đấu cơ, tàu chiến ra đối phó TC

Getty Images

Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGESImage captionHôm 7/1 Nam Dương điều bốn chiến đấu cơ F-16 tới tuần tra ở vùng biển quanh Quần đảo Natuna (hình minh họa)

Không quân Nam Dương hôm thứ Ba 7/1 triển khai bốn chiến đấu cơ tới khu vực gần đây xảy ra tình trạng đối đầu với tàu Trung cộng trên Biển Đông, theo Reuters.

Trước đó, hôm thứ Hai, Nam Dương đã gửi thêm bốn tàu chiến ra vùng biển quanh quần đảo Natuna ở phía bắc nước này sau khi các tàu Trung cộng không chịu rời đi, trang tin Channel News Asia (CNA) đưa tin.

Việc triển khai sức mạnh quân sự được thực hiện sau khi Jakarta phản đối điều mà Nam Dương nói là Trung cộng xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của mình.

TC biến vùng biển không tranh chấp thành vùng biển có tranh chấp?

Cuộc tranh cãi giữa hai bên nổ ra từ giữa tháng Mười Hai, khi một tàu tuần duyên Trung cộng hộ tống các tàu cá tiến vào vùng biển ngoài khơi quần đảo Natuna.

Đây là nơi Nam Dương nói hoàn toàn thuộc vùng EEZ của mình theo Công ước Luật Biển 1982 (UNCLOS).

Jakarta hôm 30/12 đã triệu tập đại sứ Trung cộng tới trao công hàm phản đối.

Căng thẳng gia tăng trong những hôm sau đó, với việc hai bên liên tục phản bác lẫn nhau.

Getty Images

Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGESImage captionNam Dương đã nhiều lần bắt giữ, đánh chìm tàu cá Việt Nam và tàu các nước khác bị cho là vào đánh bắt cá bất hợp pháp trong vùng biển nước này

Jakarta nói đây là vùng biển thuộc EEZ của Nam Dương, và là nơi họ có đầy đủ đặc quyền theo quy định của Công ước Luật Biển LHQ 1982 (UNCLOS).

Là một thành viên ký kết UNCLOS, Nam Dương nói, Trung cộng có nghĩa vụ pháp lý phải tôn trọng quy định này.

Bắc Kinh tuyên bố vùng biển đó là thuộc Quần đảo Trường Sa, nơi mà Trung cộng nói rằng họ có chủ quyền. Trung cộng cũng nói rằng cả Trung cộng và Nam Dương đang có các hoạt động nghề cá “bình thường” tại đó vùng biển mà Jakarta đề cập đến.

UNCLOS quy định EEZ là vùng biển có chiều rộng 200 hải lý, tính từ đường cơ sở của một quốc gia trở ra.

Nằm lui lên trên về phía đông bắc của quần đảo Natuna là Quần đảo Trường Sa, nơi có tranh chấp chủ quyền giữa nhiều nước trong khu vực, trong đó có Trung cộng, Việt Nam và Philipines.

Tuy nhiên, Nam Dương không phải là một bên tham gia tranh chấp đối với Quần đảo Trường Sa.

Nam Dương cũng giữ quan điểm Jakarta không tham gia tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông và không có các vùng chồng lấn trên biển với Trung cộng.

Nam Dương bảo vệ chủ quyền nhưng ‘không khai chiến với TC’

Fajar Adriyanto, phát ngôn viên của không quân Nam Dương, nói rằng bốn chiến đấu cơ F-16 đã tiến hành các chuyến bay phía trên quần đảo Natuna, là “các hoạt động tuần tra chuẩn mực nhằm bảo vệ chủ quyền” của Nam Dương.

“Chúng tôi không có chỉ thị khai chiến với Trung cộng,” ông nói thêm.

Trước khi đưa thêm chiến đấu cơ và tàu chiến tới khu vực, Nam Dương đã có sẵn bốn chiến hạm ở khu vực Natuna.

“Chúng tôi cũng có hàng trăm quân nhân ở đó,” Chỉ huy Fajar Tri Rohadi thuộc Bộ Tư lệnh Hạm đội Một của Hải quân Nam Dương được CNA dẫn lời.

“Chúng tôi phải hành động chính xác, thông minh. Chúng tôi muốn thực thi pháp luật nhưng không làm nóng tình hình.”

“Nhưng luật của chúng tôi đã được quốc tế công nhận, cho nên quý vị phải tuân theo luật quốc tế. Mọi người đều biết rằng vùng biển đó thuộc về Nam Dương,” Chỉ huy Rohadi nói thêm.

Trong hôm thứ Hai, Nam Dương tuyên bố sẽ đưa thêm cả ngư dân tới Natuna.

Khoảng 120 ngư dân sẽ tới để đối phó với tàu Trung cộng, bộ trưởng chịu trách nhiệm điều phối các quan hệ chính trị, pháp lý và an ninh Nam Dương được CNA dẫn lời nói.

Getty Images

Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGESImage captionNgư dân Nam Dương nói họ thấy một tàu tuần duyên Trung cộng hộ tống các tàu cá Trung cộng nhiều lần trong những ngày gần đây, và họ đã báo cáo cho Cơ quan An ninh Biển Nam Dương (hình minh họa)

Tin cho hay người ta đã nhìn thấy ba tàu tuần duyên Trung cộng trong khu vực.

Theo dữ liệu từ trang Maritime Traffic chuyên theo dõi việc di chuyển của tàu bè trên biển, có ít nhất hai tàu hải giám của Trung cộng là Trung cộng Hải cảnh (Zhongguo Haijing) và Hải cảnh 35111 (Haijing 35111) đã tiến vào khu vực EEZ của Nam Dương hôm thứ Ba, cách Quần đảo Riau của Nam Dương khoảng 200km (khoảng 108 hải lý).

Vị trí này nằm trong vùng biển thuộc Đường Chín Đoạn mà Bắc Kinh đơn phương đưa ra, khoanh vùng hầu hết diện tích Biển Đông.

Hải cảnh 35111 cũng là một trong các tàu đã tham dự vào cuộc đối đầu với tàu Việt Nam hồi năm ngoái ở Bãi Tư Chính, nơi nằm trong vùng EEZ của Việt Nam nhưng Trung cộng cũng tuyên bố là của Trung cộng.

Cũng trong hôm thứ Ba, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung cộng Cảnh Sảng nói rằng Bắc Kinh đã “mở các kênh ngoại giao” với Nam Dương kể từ khi xảy ra vụ việc, và nói “cả hai nước cần chung vai gánh vác trách nhiệm duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực”.

BBC (07.01.2020)

Phi Luật Tân và Trung Cộng sắp họp bàn việc hợp tác khai thác dầu trên biển Đông

https://www.datviet.com/wp-content/uploads/2020/01/Screen-Shot-2020-01-07-at-5.30.06-PM-696x437.png

Các viên chức ngoại giao và năng lượng của Bắc Kinh và Manila sẽ sớm gặp nhau trong thời gian tới, để thảo luận việc cùng thăm dò khai thác dầu trên biển Đông, theo lời ông Sherwin Gatchalian, chủ tịch Ủy Ban Năng Lượng Thượng Viện Phi Luật Tân.

Kế hoạch này trước đó đã bị bế tắc trong cuộc họp tại Bắc Kinh hồi tháng 10, 2019, về cách thực hiện và khuôn khổ pháp lý cần thiết để cai quản các bên liên quan. Thượng Nghị Sĩ Gatchalian dẫn lời Bộ Năng Lượng Phi Luật Tân cho biết, vì khu vực Reed Bank nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Phi Luật Tân, do đó, luật pháp Phi Luật Tân sẽ được dùng để quản lý các hoạt động tại đây.

Cuộc đàm phán trước đây bị bế tắc là do Trung Cộng không đồng ý yêu cầu này. Các mâu thuẫn về pháp lý cũng là lý do cản trở một đề nghị hợp tác khai thác dầu tương tự vào năm 2011, giữa Bắc Kinh và chính phủ của cựu Tổng Thống Benigno Aquino đệ tam.

Ông Gatchalian nói, nếu Phi Luật Tân và Trung Cộng đạt được thỏa thuận, đây sẽ là thông điệp mạnh mẽ cho thế giới rằng, hai nước có thể tìm ra một giải pháp thương mại có lợi cho cả đôi bên bất chấp các mâu thuẫn về chính trị. Tuy nhiên, đối với việc khai thác tại khu vực tranh chấp Reed Bank, ông Gatchalian nói toàn bộ số dầu và khí đốt tại đây phải được bán cho Phi Luật Tân, để củng cố an ninh năng lượng của quốc gia.

Trong một bản ghi nhớ ký kết năm 2018, Trung Cộng và Phi Luật Tân đã đồng ý rằng việc hợp tác khai thác dầu không có nghĩa là hai bên từ bỏ các tuyên bố chủ quyền tại biển Đông.

Theo SBTN (07.01.2020)

Nhật Bản – Việt Nam cam kết tôn trọng Luật Biển ở Biển Đông

Việt Nam và Nhật Bản nhấn mạnh tầm quan trọng duy trì tự do lưu thông hàng hải và tôn trọng Luật Biển ở Biển Đông. Thông điệp trên đây được ngoại trưởng Nhật Bản Toshimitsu Motegi và đồng nhiệm Việt Nam Phạm Bình Minh đưa ra trong buổi họp báo ngày 06/01/2020, tại Hà Nội.

https://www.datviet.com/wp-content/uploads/2020/01/2020-01-06t000000z_913621767_rc23ae9zu6fo_rtrmadp_3_vietnam-japan-696x393.jpg

Theo trang Nikkei được AFP dẫn lại, tuyên bố trên nhắm đến việc Trung cộng quân sự hóa một số đảo nhân tạo ở Biển Đông. Ngoài ra, ngoại trưởng hai nước còn nhất trí phối hợp sáng kiến của Nhật Bản vì một vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và rộng mở với những nỗ lực của ASEAN trong việc thúc đẩy ổn định lâu dài trong khu vực.

Ngoại trưởng Toshimitsu Motegi, đang công du Việt Nam, cho biết Tokyo vẫn « kiên quyết khẳng định lập trường của mình » đối với Trung cộng về vấn đề Biển Đông. Quan điểm này được ngoại trưởng Phạm Bình Minh ủng hộ.

Nhật Bản là một trong số những nhân tố năng động (cùng với Mỹ và Úc) trong việc duy trì trật tự dựa trên luật lệ tại Ấn Độ-Thái Bình Dương. Ngoại trưởng Motegi cũng kêu gọi ngừng mọi ý đồ dùng vũ lực để thay đổi nguyên trạng trong vùng.

Hà Nội là chặng dừng chân đầu tiên trong chuyến công du Đông Nam Á của ngoại trưởng Nhật Bản. Sau đó, ông sẽ đến Thái Lan, Phi Luật Tân và Nam Dương.

RFI (07.01.2020)

Trung cộng đang làm gì ở Biển Đông?

Hình minh họa. Hình do Văn phòng Tổng thống Indonesia cung cấp hôm 8/1/2020: Tổng thống Joko Widodo (phải) thăm một căn cứ quân sự ở đảo Natuna.

Hình minh họa. Hình do Văn phòng Tổng thống Nam Dương cung cấp hôm 8/1/2020: Tổng thống Joko Widodo (phải) thăm một căn cứ quân sự ở đảo Natuna. AFP

Những ngày gần đây, dư luận khu vực đang nóng lên bởi cuộc đối đầu giữa lực lượng hải quân Nam Dương và tàu hải cảnh của Trung cộng.

Sự căng thẳng bắt đầu vào hồi giữa tháng 12 năm 2019 khi Nam Dương phát hiện ra một tàu hải cảnh Trung cộng tiến sát đến khu vực bắc quần đảo Natuna. Khu vực này được Nam Dương cho biết thuộc vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Nam Dương.

Bộ trưởng ngoại giao Nam Dương Retno Marsudi đã cực lực lên án “Các tàu Trung cộng đã xâm phạm khu vực biển nằm trong EEZ của Nam Dương”.[1] Để đối phó với hành động hung hăng này của Trung cộng, một mặt, hải quân Nam Dương tăng cường lực lượng các tàu chiến, 4 chiếc chiến đấu cơ F-16 đã được điều tới tiếp sức.[2] Ngoài ra, Nam Dương cũng đưa thêm 120 ngư dân ra khai thác tại khu vực này.[3]

Ngày 1/1/2020, Bộ Ngoại giao Nam Dương ra tuyên bố yêu cầu Trung cộng giải thích “cơ sở pháp lý và biên giới rõ ràng” cho yêu sách của họ đối với EEZ, dựa trên UNCLOS 1982, Nam Dương cũng khẳng định rằng yêu sách chủ quyền của Trung cộng ở Biển Đông “không có cơ sở pháp lý”, sau khi cáo buộc tàu Trung cộng xâm nhập EEZ của Nam Dương.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung cộng Cảnh Sảng hôm 31/12 ngang nhiên nói rằng Trung cộng có chủ quyền đối với vùng biển lân cận quần đảo Trường Sa, ám chỉ ngoài khơi quần đảo Natuna nằm ở phía nam quần đảo Trường Sa.


“Yêu sách của Trung cộng với EEZ lấy cớ rằng ngư dân của họ đã hoạt động tại đây từ lâu, yêu sách đó không có cơ sở pháp lý và chưa bao giờ được UNCLOS 1982 công nhận”, Bộ Ngoại giao Nam Dương tuyên bố và nhắc lại việc Tòa Trọng tài Thường trực năm 2016 tuyên bố Trung cộng không có cơ sở pháp lý để đòi quyền lịch sử với các nguồn tài nguyên bên trong “đường 9 đoạn”.


Phải nói thêm rằng, Nam Dương không phải là một bên trong tranh chấp biển Đông (bao gồm 5 nước 6 bên). Nam Dương cũng là quốc gia “anh cả” của ASEAN. Theo quy định của Công ước Luật biển 1982 (UNCLOS) thì khu vực Natuna nằm trong EEZ của Nam Dương, tuy nhiên Trung cộng cho rằng vùng nước quanh Natuna rất giàu tiềm năng dầu mỏ, khí đốt này thuộc “đường lưỡi bò” đầy tai tiếng. Trung cộng viện cớ rằng, Trung cộng có “quyền lịch sử” đối với tất cả các vùng nước và thực thể bên trong “đường lưỡi bò”. Năm 2015 Nam Dương cũng đã chính thức lên tiếng bác bỏ yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung cộng.

Việc Trung cộng cho tàu xâm phạm vùng biển Natuna không phải là hành động mới. Chúng ta còn nhớ, Trung cộng đã gia tăng các hành động gây hấn với 3 nước láng giềng ven Biển Đông là Phi Luật Tân, Mã Lai và Việt Nam hồi năm ngoái.

Với Phi Luật Tân, Trung cộng đã cho một số lượng lớn tàu hải cảnh, tàu dân quân biển núp dưới danh nghĩa các tàu cá bao vây, đe dọa các hoạt động trên biển của Phi Luật Tân; uy hiếp các hoạt động tàu cá của ngư dân Phi Luật Tân ở khu vực bãi cạn Scarborough, thậm chí tàu Trung cộng đã đâm chìm tàu cá của Phi Luật Tân trong vùng đặc quyền kinh tế của Phi Luật Tân rồi bỏ mặc các ngư dân Phi Luật Tân trên biển và các ngư dân Việt Nam đã cứu sống họ hồi tháng 6/2019; nhiều lần Trung cộng cho tàu khảo sát xâm nhập sâu vào vùng biển của Phi Luật Tân, có lúc đi vào cả lãnh hải của Phi Luật Tân.

Với Mã Lai, Trung cộng liên tiếp cho các tàu hải cảnh và tàu dân quân biển quấy phá, ngăn cản các hoạt động dầu khí của Mã Lai quanh khu vực bãi cạn Nam Luconia, trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Mã Lai.

Với Việt Nam, trong vòng 113 ngày (từ 3/7 – 24/10) Trung cộng liên tiếp cho tàu khảo sát địa chất Hải Dương 08 cùng nhiều tàu hải cảnh và tàu dân quân biển xâm lấn ngày càng sâu vào vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, đồng thời đe dọa, uy hiếp hoạt động dầu khí lâu nay của Việt Nam ở khu vực lô 06-1, gây ra tình hình căng thẳng nhất trên biển trong vòng 5 năm qua.

Bên cạnh đó, Trung cộng kêu gọi và đang tiến hành bước cuối cùng của cái mà Trung cộng gọi là “gác tranh chấp cùng khai thác” với Phi Luật Tân để nhằm tạo ra một hình mẫu để có thể áp dụng với các quốc gia ASEAN khác, mà trong đó có Việt Nam, Mã Lai và Nam Dương.

Nhìn lại các hành động trên biển Đông của Trung cộng trong suốt thời gian vừa qua cho ta thấy tham vọng và ý đồ của Trung cộng trên biển Đông, đó là:

–      Trung cộng luôn ngăn cản và quấy phá các quốc gia ASEAN nếu họ có hành động thăm dò hoặc khai thác tại vùng EEZ của họ. Trung cộng làm vậy để buộc các quốc gia này phải “gác tranh chấp cùng khai thác” với Trung cộng, có nghĩa là các quốc gia này phải từ bỏ mọi quyền pháp lý của mình theo luật pháp quốc tế và UNCLOS.

–      Trung cộng sẽ tiếp tục mở rộng việc xây dựng các đảo nhân tạo tại các thực thể ở Trường Sa, Hoàng Sa và Scarborough. Sau khi quá trình quân sự hoá các thực thể này đã hoàn tất. Trung cộng sẽ tiếp tục “dân sự hóa” từng bước các thực thể này trước cộng đồng quốc tế thông qua các biện pháp như xây dựng và đăng ký trạm khí tượng thủy văn …, làm bình phong để Mỹ và các nước không có cớ để lên án Trung cộng được, bởi vì “đây chỉ là vì mục đích dân sự”.

–      Trung cộng tiếp tục gia tăng việc tuyên truyền, biện minh cho các hành động và yêu sách của mình. Trung cộng không muốn có chiến tranh nên sẽ không tiến hành xung đột quân sự lúc này, nhưng Trung cộng sẽ sử dụng các lực lượng để quấy phá, đe doạ các nước ASEAN như thời gian vừa qua. Một mặt để đe doạ các quốc gia ASEAN, buộc họ tuân theo “gác tranh chấp cùng khai thác”, mặt khác nhằm rêu rao với thế giới là tình hình an ninh Biển Đông vẫn đang trong tầm kiểm soát, bất ổn là do Mỹ và các “thế lực phương Tây” can thiệp.

Hoàng Gia Phúc  RFA (08.01.2020)


[1] https://jakartaglobe.id/news/Nam Dươngn-military-on-full-alert-in-north-natuna-sea-after-border-trespass-by-chinese-vessels

[2] https://mobile.reuters.com/article/amp/idUSKBN1Z61AM?__twitter_impression=true

[3] https://www.thejakartapost.com/news/2020/01/06/first-line-of-defense-Nam Dương-to-populate-natuna-waters-with-fishers.html