Ngoài các Đài RFA, RFI đã có nhiều báo chí và thông tấn xã ngoại quốc loan tin chế độ CS Hà Nội dùng bạo lực trong vụ cưỡng chiếm đất của người dân gây đổ máu khiến cụ Lê Đình Kính và 3 công an thiệt mạng.

–   „Ông Lê Đình Kình thiệt mạng trong đụng độ ở Đồng Tâm“ (RFA, 10.01.2020).

–  ”Vụ Đồng Tâm”: Một tiền lệ ”hết sức nguy hiểm” cho Việt Nam (RFI, 12.01.2020).

–  “Civilian Killed in Violent Land Clash in Vietnam Identified as Elderly Community Leader”, tiếng Anh,  báo “the union journal”  https://theunionjournal.com/civilian-killed-in-violent-land-clash-in-vietnam-identified-as-elderly-community-leader/

“Three Policemen Killed in Clash With Protesters in Vietnam”, tiếng Anh, trong “USNEWS”   https://www.usnews.com/news/world/articles/2020-01-09/three-policemen-killed-in-clash-with-protesters-in-vietnam-police

–  “Police officers killed in clash with protesters in Vietnam”, tiếng Anh, của báo Ả Râp “Aaljazeerahttps://www.aljazeera.com/news/2020/01/police-officers-killed-clash-protesters-vietnam-200109061413200.html

–  3 police villagers die in clash over land in Vietnam, tiếng Anh, trong báo Mỹ “Washingtonposthttps://www.washingtonpost.com/world/asia_pacific/3-police-villager-die-in-clash-over-land-in-vietnam/2020/01/09/98ee94f6-32c4-11ea-971b-43bec3ff9860_story.html

TUYÊN BỐ ĐỒNG TÂM 10.1.2020

***

Ông Lê Đình Kình thiệt mạng trong đụng độ ở Đồng Tâm

Hình minh  họa. Cụ Lê Đình Kình đang nói chuyện ở Đồng Tâm hôm 10/3/2017

Hình minh họa. Cụ Lê Đình Kình đang nói chuyện ở Đồng Tâm hôm 10/3/2017. Ảnh chụp từ video clip

Ông Lê Đình Kình, người được coi là thủ lĩnh tinh thần của người dân trong việc giữ đất Đồng Tâm, đã thiệt mạng trong cuộc đụng độ giữa người dân và cảnh sát cơ động vào sáng sớm ngày 9/1.

Truyền thông trong nước hôm 10/1 cho biết UBND xã Đồng Tâm vừa ban giao thi thể ông Lê Đình Kình cho người nhà để mai tang theo phong tục, tập quán địa phương.

Ông Kình, 84 tuổi, được truyền thông trong nước cho biết là người đứng đầu “Tổ đồng thuận” ký các đơn thư khiếu kiện liên quan tới khu đất đồng Sênh đang tranh chấp giữa người dân địa phương và chính quyền. Người dân Đồng Tâm cho rằng đây là đất canh tác trong khi chính quyền khẳng định đây là đất quốc phòng. Tranh chấp này đã dẫn đến đụng đổ gây đổ máu hôm 9/1.

Một số Facebooker, những người giữ liên lạc thường xuyên với người dân Đồng Tâm cho biết con trai của ông Kình là Lê Đình Chức cũng đã bỏ mạng trong vụ xung đột. Hiện Đài Á Châu Tự Do chưa có nguồn độc lập để xác nhận thông tin này.

Hôm 9/1, thông báo của Bộ Công an cho biết vụ đụng độ đã khiến ít nhất 4 người thiệt mạng bao gồm 3 công an và một dân thường. Ngoài ra còn có một người dân bị thương.

Cũng trong cùng ngày 10/1, công an đã thả 4 người dân gồm 2 nam và 2 nữ bị bắt giữ vào sáng ngày 9/1. Danh tính những người này không được nêu.

Theo lời kể của một nhân chứng ở Đồng Tâm hôm 9/1, công an đã bắt giữ con trai cụ Kình, con dâu và hai cháu nhỏ, trong đó có một bé 3 tháng tuổi. Cũng theo thông tin của người dân cho biết, nhà cụ Kình đã bị đánh sập trong vụ công an tấn công vào Đồng Tâm.

Thông tin từ Bộ Công an cho báo chí trong nước biết đã có khoảng 30 người chống đối cưỡng chế bị bắt giữ.

***

”Vụ Đồng Tâm”: Một tiền lệ ”hết sức nguy hiểm” cho Việt Nam

Làng Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức (Hà Nội), nơi xảy ra vụ can thiệp của lực lượng an ninh, ngày 09/01/2020.

Làng Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức (Hà Nội), nơi xảy ra vụ can thiệp của lực lượng an ninh, ngày 09/01/2020. Copy d’ecran

Bạo lực bùng nổ tại xã Đồng Tâm, ngoại thành Hà Nội, sớm 09/01/2020 – liên quan đến tranh chấp đất đai – khiến nhiều người tử vong, cả về phía người dân, cũng như về phía công an. Nhiều người hết sức bất ngờ trước kết cục bi thương này. Giáo sư Hoàng Dũng, một nhà hoạt động xã hội tại Việt Nam, cho biết vụ Đồng Tâm là một ”cú sốc”, tạo một tiền lệ ”hết sức nguy hiểm”, trong hành xử của chính quyền với người dân.

Từ một tranh chấp dân sự chuyển thành một vụ án hình sự, tranh chấp tại Đồng Tâm giờ đây đã biến thành một xung đột thảm khốc. Theo thông báo chính thức từ phía công an, ba nhân viên an ninh thiệt mạng cùng một dân làng. Hiện không thể biết chính xác về những gì diễn ra vào lúc tảng sáng ngày 09/01 tại làng Hoành (xã Đồng Tâm), do truyền thông và điều tra độc lập không được phép tiếp cận hiện trường. Chính quyền, một mặt khởi tố vụ án giết người thi hành công vụ, mặt khác phong tỏa hiện trường. Báo chí chính thức trong nước về cơ bản không có cơ hội tiếp cận địa phương, chủ yếu đăng tải các thông tin từ cơ quan công an, hoan nghênh cuộc can thiệp.

Đối với nhiều người, vụ Đồng Tâm chắc chắn rồi đây sẽ trở thành một sự kiện lịch sử, một bước ngoặt trong cách thức chính quyền xử lý tranh chấp với người dân tại Việt Nam.

Trả lời RFI tiếng Việt, Giáo sư – nhà ngôn ngữ học Hoàng Dũng (từ Sài Gòn) nhận xét : cách hành xử của chính quyền, trong vụ can thiệp thảm khốc tại Đồng Tâm và sau đó, cho thấy chính quyền đang trên con đường khuyến khích bạo lực, ”ca ngợi” việc sử dụng bạo lực chống lại người dân. Quyền lực không được kiểm soát thường đi đôi với độc quyền chân lý – sử dụng bạo lực mù quáng. Có một điều đầy nghịch lý đáng lưu ý là phương cách hành xử chưa từng có với dân này, như kiểu ”thời chiến” của chính quyền, lại diễn ra đúng vào lúc mà xã hội Việt Nam đang trong cơ hội hội nhập mạnh mẽ với cộng đồng quốc tế.

***

RFI: Xin Giáo sư biết cảm nhận chung của ông về vụ bạo lực thảm khốc tại Đồng Tâm vừa xảy ra.

GS Hoàng Dũng: Tôi nghĩ là tôi cũng như mọi người đều sốc. Chỉ còn chừng hai tuần nữa là Tết. Mà Tết của người Việt Nam, khỏi phải nói là nó thiêng liêng như thế nào. Nhà nước, dù giả sử là lẽ phải về phía mình, cũng nên dời lại việc đem lính về Đồng Tâm, sau Tết chừng một tháng chẳng hạn. Tôi không hiểu người nào đưa ra quyết định bất chấp truyền thống của đất nước như vậy. Năm ngoái đây, ở Sài Gòn, (vụ cưỡng chế) Vườn rau Lộc Hưng cũng diễn ra trước Tết như thế. Dường như người ta không biết rút kinh nghiệm gì cả, dường như người ta bất chấp.. Cái đau khổ dường như là của người khác, chứ không phải của đồng bào mình.

Điểm thứ hai là cái giá trả đắt quá! Cả các chiến sĩ công an, lẫn người dân. Tôi thấy đoạn video quay cụ Kình mà tôi không cầm được nước mắt. Ở trên ngực, ở vị trí của trái tim, có một vết đạn. Và từ trên xuống dưới là một đường mổ chạy dài. Từ trên ngực xuống bụng. Mà nghe đâu cụ còn bị đánh gãy hẳn một cái chân. Tôi nghe lời chị Nhung con của cụ nói, thì cuộc tấn công ngay vào nhà vào ban đêm. Thì tất cả những cái đó vượt quá sức tưởng tượng của người dân, cho dù trước đây không phải là không có những việc tương tự, dầu ở một tầm mức thấp hơn.

Điều mà tôi muốn nói là Nhà nước dường như không biết rút kinh nghiệm gì cả. Sau vụ tấn công vào nhà Đoàn Văn Vươn (Tiên Lãng – Hải Phòng năm 2012), thì ông Giám đốc sở Công An Đỗ Hữu Ca ca ngợi là ”một trận đánh đẹp”, không những không bị kỷ luật mà còn được phong lên tướng (vụ Đoàn Văn Vươn là một vụ được coi là đỉnh điểm về xung đột về đất đai, tại Việt Nam, với kết quả là 4 công an và 2 người thuộc quân đội bị thương. Sau này, việc thu hồi đất bị hủy bỏ, một số cán bộ địa phương liên quan bị đình chỉ công tác và bị cách chức).

Việc đó nó khuyến khích những người có công cụ chuyên chính trong tay, súng ống trong tay, khiến cho họ không suy nghĩ gì nhiều khi muốn dùng vũ lực, nhất là dùng vũ lực với người dân. Trong một xã hội tử tế hơn, nghĩa là trong một xã hội mà người dân thực sự có quyền lực, thì những lạm dụng quyền lực như vậy, không phải tuyệt nhiên không thể xẩy ra, nhưng những người nào lạm dụng quyền lực, ngay sau đó chắc chắn sẽ nhận lại hậu quả. Chính điều đó khiến cho ở một xã hội tử tế, những lạm dụng bạo lực theo kiểu này rất hiếm, xảy ra ít hơn rất nhiều, và mức độ ít gay gắt hơn.

Đó là điều tôi muốn nói. Vì chuyện thương vong, dù đau đớn, nhưng đã xảy ra. Vấn đề là làm sao trong tương lai phải tránh những vụ tương tự. Tôi sợ rằng trong tương lai cũng sẽ không tránh được. Bởi vì ngay cách xử lý của vụ Đồng Tâm, ta thấy là người ta không biết rút kinh nghiệm.

Một ngày sau khi vụ Đồng Tâm xảy ra, đã thấy Quyết định phong huân huy chương cho những chiến sĩ hy sinh. Và điều kỳ quái là trong Quyết định đó ghi rõ những người này đã có đóng góp trong ”sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc”. Lẽ nào 4 giờ sáng tấn công vào làng, rồi để cho xảy ra chuyện người dân chết, mà cái đó lại góp phần vào ”sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc”? Người ký, ông chủ tịch Nước, khi đọc vào đó, ông có đọc cái văn bản ông ký không? Hay là cấp dưới đưa lên rồi ông ký thế?

Nhưng dù có đọc hay không đọc, khách quan mà nói họ đã ca ngợi ứng xử bạo lực như vậy. Mà điều này cực kỳ nguy hiểm.

Trong những trường hợp khác, tôi thấy người ta làm chậm hơn rất nhiều. Chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979 (chống Trung Quốc xâm lược), bao nhiêu người hy sinh. Mà cho đến nay, đã có bao nhiêu người được huân huy chương? 40 năm qua, thậm chí có người chiến công của họ còn bị quên lãng. Tên tuổi họ không được nhắc nhở đến. Thế mà chỉ một ngày, sau khi xảy ra vụ Đồng Tâm, có ngay huân huy chương?!

Vấn đề không phải là đối xử với người đã hy sinh, tôi không nói chuyện đó. Tôi nói việc nhanh nhẩu quá như thế, về mặt khách quan, là ca ngợi một hành động bạo lực đối với người dân. Mà đó là một chuyện hết sức nguy hiểm.

RFI: Ông nghĩ sao về vấn đề đất đai đằng sau xung đột này?

GS Hoàng Dũng: Đất đai là điểm nóng. Điểm nóng này bắt nguồn từ Hiến pháp, khi cho rằng đất đai thuộc về toàn dân. Trên thực tế, thuộc về toàn dân cũng có nghĩa là không thuộc về ai cả, hay nói một cách khác, thuộc về một ai đó nắm quyền lực, trong điều kiện quyền lực quá tập trung như ở Việt Nam. Thành thử không phải ngẫu nhiên mà với cả Việt Nam lẫn Trung Quốc cái chuyện đất đai đều là điểm nóng.

Việc giầu lên của các cán bộ cao cấp cho đến cấp thấp, chỉ cần nhắc lại vụ mấy quan chức ở Đà Nẵng vừa bị kỷ luật, rồi những quan chức ở Sài Gòn, trong vụ Thủ Thiêm bị kỷ luật. Tất cả đều liên quan đến đất đai. Cho nên ngày nào còn duy trì điều ”đất đai thuộc về toàn dân”, thì ngày đó còn cho những người cầm quyền cái công cụ để mà tước đoạt đất đai… Phải đặt chuyện Đồng Tâm trong bối cảnh những chuyện tương tự. Ta biết rằng, theo thừa nhận của chính Nhà nước Việt Nam, một số lượng rất lớn, khoảng 70 – 80% các vụ kiện liên quan đến đất đai. Thành ra xử lý đất đai cho tử tế, bắt nguồn ngay từ trong luật, thì sẽ giải quyết được các vụ tương tự như Đồng Tâm.

Nhưng, như tôi đã nói, đó là bí mật mà ai cũng biết: Đây là nguồn gốc của sự giàu có bất thường của nhiều quan chức. Sửa rất khó. Mà họ lại giương cao ngọn cờ là như thế mới là chủ nghĩa xã hội… Chừng nào họ không sửa được Hiến pháp như thế, không vụ ”Đồng Tâm này” sẽ có vụ ‘‘Đồng Tâm khác”. Việc xử lý khéo hay không khéo chẳng qua thực ra chỉ là cái ngọn. Cái gốc, cái để nẩy sinh ra chuyện cướp đất, mà nhân danh là chuyện thu hồi là bắt nguồn từ trong luật pháp, từ trong thể chế.

RFI: Chuyện đất đai là gốc rễ, còn cách hành xử của chính quyền trong vụ này như ông cho biết tạo thêm một tiền lệ ”rất nguy hiểm” trong quan hệ chính quyền – người dân. Về cách truyền thông của chính quyền trong vụ này, ông có nhận xét gì ?

GS Hoàng Dũng: Tôi thấy mặc dù hiện nay, ”lực lượng 47” (tức các ”dư luận viên” của chính quyền) – mà theo lời thừa nhận của những người có trách nhiệm, riêng trong quân đội là 10.000 người – lên trên mạng thì biết là họ chửi bới rất nặng nề, thì càng thấy tính chất phi nghĩa của cái hành động tấn công vào Đồng Tâm..

Và việc xử lý không tốt giai đoạn ”hậu Đồng Tâm”, như việc ngay tức khắc phong cấp tốc huân huy chương, thì tôi sợ rằng sẽ kéo nhà cầm quyền đi đến một xu hướng khẳng định làm với Đồng Tâm như thế là đúng. Kéo đi quá xa, đến mức sau này muốn xin lỗi người dân cũng đã khó. Họ không thấy cái đó.

Tôi dùng chữ ”xu hướng” là vì ở các nước khác, tôi không biết thế nào, nhưng ở Việt Nam cần đọc dưới những con chữ. Những cái mà truyền thông Nhà nước nói đôi khi rất mạnh bạo, rất là quyết liệt thì vài hôm sau có thể thay đổi hết. Bởi vì, cái thể chế Việt Nam có dân chủ gì đâu, tất cả truyền thông trên báo chí họ được chỉ đạo, mà được chỉ đạo, thì hôm nay chỉ đạo kiểu này, thì hôm khác chỉ đạo kiểu khác. Cho nên nó sẽ thay đổi nhanh.

Chỗ riêng tư, tôi đã tiếp xúc khá nhiều người, trước đây có những chức vụ khá lớn, họ đau xót, thậm chí có người phẫn nộ. Tôi tin rằng với lương tri của con người bình thường, họ sẽ tác động đến những người có trách nhiệm. Vấn đề là họ càng tỉnh ngộ sớm, họ càng thấy cách làm đó là không đúng đắn, họ đi tìm cách làm như thế nào để hợp lòng dân hơn. Thì cái vụ Đồng Tâm sẽ thúc đẩy theo cái hướng ít đau xót hơn, theo hướng tốt đẹp cho tương lai hơn.

Còn nếu không thì vụ Đồng Tâm này không có ích gì cả, vì không rút được kinh nghiệm gì cả cho chuyện tương lai. Vụ ông Đoàn Văn Vươn đã như vậy, sau đó xảy ra vụ Đồng Tâm. Như vậy họ không rút ra kinh nghiệm gì cả.

Tôi thấy xu hướng hiện nay rất xấu: tràn ngập trên các trang mạng lời của các dư luận viên, chửi bới nặng nề. Trên báo chí chính thức, toàn đưa theo nguồn tin của bộ Công An. Không có một tờ báo nào có điều tra riêng. Nhiều người nói với tôi rằng hiện nay báo chí không được tiếp cận. Ít nhất là đến thời điểm này. Một khi mà báo chí tất cả phải đưa nguồn tin từ Công An, thì khó lòng mà việc Đồng Tâm được xử lý để người ta tâm phục, khẩu phục. Ở Việt Nam, ngay cả khi báo chí được điều tra, người ta còn sợ truyền thông bị chỉ đạo, huống gì bây giờ tất cả nguồn tin đều ở bên ngành Công An.

Tóm lại, tôi muốn nói là tình hình hiện nay, đấy là kiểu xử lý thông tin theo kiểu thời chiến. (Xử lý thông tin theo kiểu thời chiến, đi kèm với với hành xử như kiểu thời chiến). Bốn giờ sáng tập trung hàng ngàn quân, trước đó cắt sóng, cấm học trò đi học, rồi nội bất xuất, ngoại bất nhập. Tức là ngay từ đầu người ta từ chối con đường thương lượng, từ chối con đường phi bạo lực.

Ngay cả chuyện cụ Kình thì bây giờ đã rõ rồi: Chết trong nhà cụ (chứ không phải trong khi chống lại người thi hành công vụ tại khu vực xây tường rào sân bay ở Cánh đồng Sênh, như phía chính quyền từng thông báo). Trong lúc đó việc xây tường, theo truyền thông Nhà nước ở cánh đồng Sênh, cách đó xa đến mấy cây số. Người ta không hiểu nổi tại sao việc xây tường ngăn lại ở xa như vậy, còn việc bắn giết lại xảy ra ở trong làng. Thông tin trái ngược như thế, thì một người đọc có suy luận bình thường thôi họ không tin được.

RFI : Ông có thêm chia sẻ nào với công chúng ?

GS Hoàng Dũng : Tôi nghĩ là trong tình hình hiện nay, Nhà nước tốt nhất là công khai. Càng minh bạch thông tin càng tốt. Tờ Luật Khoa – một trang mạng – đã đưa ra mấy chục câu hỏi, đòi ông Tô Lâm (bộ trưởng Công An) phải trả lời. Tôi nghĩ rằng hỏi ông Tô Lâm là đúng, bởi vì Trung đoàn Cảnh sát cơ động (đơn vị tham gia vào cuộc can thiệp tại Đồng Tâm) thuộc bộ Công An. Nhưng mà người chịu trách nhiệm trả lời cuối cùng cũng không chỉ là ông Tô Lâm.

Và trong toàn bộ các câu trả lời, ít nhất phải cho thấy là : cuối cùng thì Ai ra lệnh ? Người dân cần biết cái đó ! Mà nếu mà họ ra lệnh, họ cảm thấy đúng đắn, họ cho rằng việc như thế là góp phần ”xây dựng chủ nghĩa xã hội, góp phần vào bảo vệ Tổ quốc”, tại sao họ không ra mặt ?

Nên công khai danh tính những người nào đã ra cái lệnh tiến hành trận chiến ở Đồng Tâm như vậy !

RFI : Xin cảm ơn Giáo sư Hoàng Dũng.

RFI (12.01.2020)

***

Civilian Killed in Violent Land Clash in Vietnam Identified as Elderly Community Leader

By  Miriam Jackson (10.01.2020)

A civilian killed throughout a violent clash over a land conflict that likewise left 3 police officers dead has actually been identified as the elderly leader of a team of citizens opposing an army airport terminal building and construction website near Vietnam’s resources Hanoi, state media claimed Friday.

Le Dinh Kinh, 84, was killed Thursday as farmers from Dong Tam neighborhood tossed explosives as well as fuel bombs at authorities in the current flare-up of the long-running conflict, which likewise saw a 5th unknown individual suffer injuries.

According to media records, the Dong Tam Commune People’s Committee handed Kinh’s body over to his family members on Friday, although resources informed RFA’s Vietnamese Service that loved ones had yet to obtain it due to the fact that they declined to authorize files associated with the land conflict, without giving information of what the documents claimed.

RFA was incapable to get in touch with Kinh’s relative or citizens of Dong Tam neighborhood to verify the state media record on Friday.

Kinh was amongst the farmers apprehended in the first apprehensions in April 2017 that triggered a captive face-off as well as had actually been identified by Vietnam’s main media as the head of the team after authorizing a letter of problem that was sent out to city government authorities over the conflict.

On Thursday, a lady that had actually simply run away from Dong Tam informed RFA’s Vietnamese Service that authorities had actually ruined Kinh’s residence after releasing eruptive fees as well as pepper spray, as well as detained numerous of the 20 approximately individuals inside.

She claimed that Kinh’s grandchildren, his 2 kids, as well as child-in- legislation had actually been detained, which Kinh’s kid Le Dinh Quang had actually attempted to escape however was restrained “and kicked by police with sniffer dogs.”

Police claimed Friday that they had actually launched 4 citizens, consisting of 2 guys as well as 2 females, that were detained throughout the clash, however did not give their names.

The main VN Express mentioned the Ministry of Public Security spokesperson To An Xo Friday as claiming that “30 protesters” had actually been detained on Thursday, which “eight grenades, dozens of knives and 20 unused petrol bombs, among other weapons, were recovered at the scene.”

An examination has actually been introduced right into the clash that will certainly cover fees of “murder, storing and using illegal weapons, and resisting law enforcement,” he claimed, including that at the very least 3 individuals will certainly be prosecuted under the fees, without exposing their names.

According to Xo, the scenario in Dong Tam has actually been “stabilized” on Friday, as well as barriers have actually been put up on the highway bring about the neighborhood, while those desiring to get in or leave the location are needed to reveal recognition to authorities.

Tensions over the Mieu Mon army airport terminal in Dong Tam town, 40 kilometers (25 miles) southern of Hanoi, had actually simmered for virtually 3 years.

Farmers in Dong Tam state the federal government is taking 47 hectares (116 acres) of their farmland for the military-run Viettel Group– the nation’s biggest smart phone driver– without effectively compensating them. The farmers state their family members had actually tilled the land for generations as well as paid tax obligations as well as costs to the federal government.

Scene of 2017 captive standoff

In April 2017, authorities detained a number of farmers for purportedly creating “social unrest” throughout a clash in between authorities as well as neighborhood citizens over the 47 hectares of Dong Tam land.

Other farmers reacted to the apprehensions by apprehending 38 law enforcement agent as well as neighborhood authorities, endangering to eliminate them if authorities relocated versus them once more.

The standoff lasted a week as well as finished after authorities released jailed farmers as well as the farmers released the policemans as well as authorities, adhering to a promise by the Mayor of Hanoi, Nguyen Duc Chung, to examine their grievances as well as not prosecute the citizens.

In July 2017, federal government examiners in Hanoi ruled that the questioned land needs to be provided by the army as well as, in October, authorities bought the farmers entailed in the case to transform themselves in.

In August, a Hanoi court punished 14 authorities to in between one as well as a fifty percent as well as 6 as well as a fifty percent years in jail for abusing their authority to take care of land bargains in Dong Tam neighborhood.

VN Express priced quote the protection ministry as claiming Thursday’s physical violence came a week after the Ministry of Defense as well as neighborhood authorities started constructing a fencing for the Mieu Mon army airport terminal.

“While land disputes are not uncommon in Vietnam, it is the first time in years that policemen have been killed in one,” the state information site claimed at the time.

Call for responsibility

Phil Robertson, replacement Asia supervisor at Human Rights Watch (HRW), prompted Vietnam to hold answerable those that utilized physical violence as well as allow accessibility to Dong Tam by reporters, mediators, U.N. company authorities as well as various other neutral viewers.

“Vietnam’s national authorities must launch an impartial and transparent investigation of these events that gets to the bottom of what happened, who is responsible for the violence, and whether police used excessive force,” he claimed in a declaration.

He likewise contacted Vietnam to allow instant as well as unconfined accessibility to the location to neighborhood as well as worldwide reporters, mediators, United Nations company authorities as well as various other neutral viewers to analyze what occurred as well as keep track of the federal government’s examination of this case.

In the Dong Tam conflict, the authorities preserve that the farmers have unlawfully busy land allocated for the army virtually 40 years back, which was assigned to Viettel in 2015 to construct a defense-related task.

While all land in Vietnam is inevitably held by the state, land confiscations have actually come to be a flashpoint as citizens implicate the federal government of pressing tiny landholders apart in support of rewarding property jobs, as well as of paying insufficient in settlement to those whose land is taken.

“Unfair and arbitrary land confiscation for economic projects, displacing local people, has been a major problem in the country for the past two decades,” claimed Robertson of HRW.

“Vietnam government officials need to recognize the importance of carrying out dialogues and negotiations with farmers to solve land disputes like Dong Tam in a peaceful manner rather than using violence,” he included.

The UNITED STATE State Department comprehensive various records of clashes in between neighborhood homeowners as well as authorities at land expropriation websites in Vietnam throughout 2018 in the current version of its yearly Country Reports on Human Rights Practices, keeping in mind that “disputes regarding land expropriation for development projects remained a significant source of public grievance.”

Reported by RFA’s VietnameseService Translated by HuynhLe Written in English by Joshua Lipes.

***

Three Policemen Killed in Clash With Protesters in Vietnam

HANOI (Reuters) – Three policemen were among at least four people killed in Vietnam on Thursday when protesters attacked soldiers building a wall near a military airport, the Ministry of Public Security said.

The protesters attacked the troops with hand grenades, petrol bombs and knives in the village of Dong Tam, near the capital, Hanoi, the ministry said in a statement on its website.

Three policemen and one of the protesters were killed, while one protester was injured, the ministry said, but did not elaborate on the protesters’ objections.

It was not immediately clear how the policemen came to be killed, and Reuters could not independently verify the number of those killed in the clash.

In a statement, New York-based Human Rights Watch said the dispute was about land rights, and urged the authorities to launch an “impartial and transparent” investigation.

“Vietnam government officials need to recognize the importance of carrying out dialogues and negotiations with farmers to solve land disputes like Dong Tam in a peaceful manner rather than using violence,” said Phil Robertson, the group’s deputy director for Asia.

“The authorities have launched an investigation into the case and have arrested the lawbreakers,” the ministry said.

Disputes over land do occur in Vietnam, although the incident was the first time in years that policemen were killed in a such a dispute.

(Reporting by Hanoi Newsroom; Editing by Robert Birsel and Clarence Fernandez)

Copyright 2020 Thomson Reuters.

https://www.usnews.com/news/world/articles/2020-01-09/three-policemen-killed-in-clash-with-protesters-in-vietnam-police

***

Police officers killed in clash with protesters in Vietnam

Three police officers and one protester killed after demonstrators attacked authorities near Hanoi.

Land disputes are common in Vietnam but the Thursday’s incident was the first in years when policemen were killed [File: Ye Aung Thu/AFP]

At least four people, including three police officers, were killed in Vietnam on Thursday when protesters attacked authorities trying to build a wall near a military airport, the Ministry of Public Security said.

The protesters attacked the authorities with hand grenades, petrol bombs and knives in Dong Tam village, near the capital, Hanoi, the ministry said in a statement on its website.

More:

Three policemen and one of the protesters were killed, while another protester was injured, the ministry said.

It did not elaborate on the protesters’ objections.

“The authorities have launched an investigation into the case and have arrested the lawbreakers,” the ministry said.

Disputes over land do occur in Vietnam. However, it was the first time in years when policemen were killed in such a dispute.

https://www.aljazeera.com/news/2020/01/police-officers-killed-clash-protesters-vietnam-200109061413200.html

***

3 police villagers die in clash over land in Vietnam

 By Associated Press  (09.01.2020)

HANOI, Vietnam — Residents of a Hanoi suburb used grenades, firebombs and spears Thursday in an attempt to stop soldiers from building a wall around a military airport on land they say is private, leaving three police and a villager dead, officials said.

The confrontation occurred in Dong Tam, the Ministry of Public Security said in a statement. It said police arrested several people involved in the “riot” and would launch an investigation.

“The situation in Dong Tam village is under control. The authorities will continue their presence at the scene to keep order,” said Gen. To An Xo, spokesman of the ministry.

A clash over the same land dispute two years ago resulted in villagers holding more than 30 police hostage for a week.

Land disputes are common in Vietnam because the government does not recognize private land ownership. Land can be taken for infrastructure and investment projects and disagreements over compensation often lead to prolonged disputes.

Copyright 2020 The Associated Press. All rights reserved. This material may not be published, broadcast, rewritten or redistributed.

https://www.washingtonpost.com/world/asia_pacific/3-police-villager-die-in-clash-over-land-in-vietnam/2020/01/09/98ee94f6-32c4-11ea-971b-43bec3ff9860_story.html

***

TUYÊN BỐ ĐỒNG TÂM 10.1.2020

Các tổ chức và cá nhân đồng ý ký tên xin ghi rõ: Tên tổ chức và tên người đại diện/ Tên cá nhân và chức danh/nghề nghiệp (nếu có), tỉnh/thành (và quốc gia nếu ở nước ngoài) đang cư trú. Gửi về địa chỉ email: tuyenbodongtam2020@gmail.com

Tình hình

Tin trên các báo (lấy lại từ Cổng thông tin điện tử Bộ Công an) cho biết có một đơn vị quân đội đến “xây tường rào” từ 31/12/2019; sáng 9/1/2020 gặp phải “một số đối tượng có hành vi chống đối”, và hậu quả, “có 3 cán bộ chiến sĩ công an hy sinh, 1 đối tượng chống đối tử vong, 1 đối tượng bị thương”.

Nhưng đến nay, công luận đã thấy rất rõ qua các bằng chứng lan truyền:  Vào khoảng 4h sáng ngày 9 tháng 1 năm 2020 nhân dân Đồng Tâm bị các lực lượng lên đến hàng ngàn người bao vây, xông vào làng, tấn công bằng lựu đạn cao su, hơi cay, dùi cui… Đặc biệt họ cô lập, ném lựu đạn cao su, xả hơi cay vào khu nhà cụ Lê Đình Kình, ông Lê Đình Công. Vài chục người, trong đó có toàn bộ gia đình cụ Kình đã bị bắt đưa đi đâu không rõ. Đến cuối ngày 10 tháng 1, đã có thông báo chính thức là Cụ Lê Đình Kình (84 tuổi, cựu Bí thư Đảng uỷ xã Đồng Tâm, người lãnh đạo Tổ Đồng Thuận thay mặt bà con khiếu nại về quyền sử dụng khu đất Đồng Sênh) đã tử vong. Số thương vong của cả hai phía dân và lực lượng vũ trang được cho là có thể còn nhiều hơn nữa.

          Được biết, trước đó, từ 25/12/2019 lực lượng chức năng đã cho chuẩn bị quân  cán, diễn tập, uy hiếp nhân dân Đồng Tâm. Đến tối ngày 6/1/2020 nhà cầm quyền đã cắt Wifi ở Đồng Tâm và canh giữ, cản trở những người hoạt động dân sự độc lập từ Hà Nội muốn tiếp cận với Đồng Tâm để minh bạch thông tin từ Đồng Tâm. Và cho đến cuối ngày 10/1/2020, toàn bộ đường vào Đồng Tâm vẫn bị phong toả, Đồng Tâm thực sự bị đặt trong tình trạng giới nghiêm.

Công luận có quyền đặt ra những câu hỏi:

  1. Nhà cầm quyền đã dùng một lực lượng vũ trang đông đảo hàng nghìn người trang bị tận răng tiến vào Xã Đồng Tâm trong đêm tối nổ súng, bắt người, gây thương vong. Hành động ấy có minh bạch không? Có hợp pháp không?
  2. Tường rào sân bay Miếu Môn nằm xa khu dân cư, sự phá rối không thể xảy ra trong khu dân cư, như vậy qui tội cho một số phần tử gây rối có phải là vô căn cứ, là lý do bịa đặt để che đậy hành vi bất minh?
  3. Việc tranh chấp đất Đồng Sênh đã kéo dài nhiều năm, nhưng chưa được giải quyết rốt ráo cả về mặt hành chính lẫn tư pháp. Nôn nóng sử dụng vũ lực để trấn áp phản ứng của người dân có phải là biện pháp chính đáng của “Chính quyền Nhân dân”?

Hậu quả của vụ Đồng Tâm đã vượt khỏi dự liệu của tất cả mọi người. Đau đớn thay! Máu đã đổ, máu của chiến sĩ, máu của dân, đều là máu của người Việt Nam. Điều cực nguy hiểm là người dân đã bị đẩy thành thù địch, đối đầu với chính quyền, lòng tin của người dân với chính quyền không còn một chút nào! Vụ Đồng Tâm sẽ đi vào lịch sử như một vết nhơ không bao giờ rửa sạch. Lần đầu tiên, dưới chế độ luôn tự xưng là “của dân”, người nông dân công khai trương ra và thực hiện khẩu hiệu: “Quyết đổ máu để giữ đất!”

Tuyên bố

Trước tình hình trên, các Tổ chức Xã hội Dân sự và các cá nhân ký tên dưới đây Yêu cầu Nhà Cầm quyền Việt Nam

  1. Chấm dứt ngay việc dùng lực lượng vũ trang (quân đội, công an, các lực lượng khác) dùng bạo lực dưới mọi hình thức trong việc giải quyết vấn đề đất đai với nhân dân Đồng Tâm cũng như với nhân dân tất cả các địa phương ở Việt Nam.
  2. Chữa trị chu đáo cho những người bị thương ở Đồng Tâm, bồi thường mọi tổn thất về vật chất và tinh thần của người dân Đồng Tâm do hậu quả của các hành động bạo lực của cảnh sát, đồng thời không được ngăn cản người dân và các Tổ chức Xã hội Dân sự đến cứu hộ, giúp đỡ người dân Đồng Tâm.
  3. Lập tức điều tra một cách khách quan trung thực về sự thật xung quanh vụ đổ máu ngày 9/1 ở Đồng Tâm, có sự tham dự của báo chí, giới luật gia, các nhân sĩ và tổ chức dân sự độc lập. Khởi tố vụ án không chỉ đối với những người dân bị coi là chống đối, mà cả với những người ra mệnh lệnh, chỉ đạo, chỉ huy lực lượng vũ trang xông vào khu dân cư trong đêm tối một cách bất minh vì đó là nguyên nhân buộc người dân chống đối.
  4. Giải quyết công khai minh bạch toàn bộ vụ việc đất đai Đồng Tâm, thông qua trình tự pháp luật dân sự, và phải có các tổ chức Xã hội Dân sự Độc lập, người dân và báo chí trong nước, quốc tế tự do tìm hiểu, chứng kiến mọi ngóc ngách của vấn đề và quá trình giải quyết. Không hình sự hóa trong việc giải quyết dân sự về đất đai.
  5. Khởi tố ngay những kẻ chủ mưu, kẻ thừa hành trong việc biến đất của người dân Đồng Tâm thành đất của một nhóm lợi ích giả danh nhà nước, che đậy bằng ngôn từ lừa dân “đất quốc phòng”.
  6. Vấn đề đất đai gây bao đau thương oan khuất từ 1954 đến nay trên khắp nước Việt Nam phải được thay đổi từ gốc rễ, ở Hiến pháp và Luật Đất đai, phải trả lại quyền Tư hữu đất đai cho mọi người dân Việt Nam.

Tuyên bố làm ngày 10 tháng 1 năm 2020

TỔ CHỨC

1. Nhóm Lập Quyền Dân. Đại diện: Nguyễn Khắc Mai
2. Diễn đàn Xã hội Dân sự. Đại diện: Tiến sĩ Nguyễn Quang A
3. CLB Lê Hiếu Đằng. Đại diện: Lê Thân

4. Ban Vận động Văn đoàn Độc lập VN. Đại diện: Nhà văn Nguyên Ngọc
5. Nhóm Vì Môi Trường. Đại diện: Nguyễn Thị Bích Ngà, Nhà báo, Sài Gòn

6. Hội Giáo chức Chu Văn An. Đại diện: Vũ Mạnh Hùng, Nhà giáo về hưu, Hà Nội

7. Diễn đàn Bauxite Việt Nam. Đại diện: GS Phạm Xuân Yêm, Pháp

8. Câu Lạc Bộ Phối Hợp Công Tác Paris/Pháp; Collectif Transparance (Paris, Pháp)

9. Văn Phòng Liên Lạc các Hội đoàn tại Pháp (Paris, Pháp)

10. Phong trào Thăng Tiến VN. Đại diện: Tường An, Nhà báo tự do (Paris, Pháp)

11. Tập thể Giáo xứ Mỹ Khánh, Giáo phận Vinh: Linh mục Antôn Đặng Hữu Nam

12. Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam. Đại diện Nguyễn Tường Thụy

13. Hội Bầu bí Tương thân. Đại diện Nguyễn Lê Hùng

14. Nghiệp đoàn báo chí Việt Nam. Đại diện: Tôn Phi, Tổng thư ký, Sài Gòn.

CÁ NHÂN

1. Nguyễn Khắc Mai, Trung tâm Minh Triết, Hà Nội
2. Nguyễn Quang A, TS Tin học, Hà Nội
3. Lê Thân, Nhà hoạt động xã hội, TP HCM
4. Trần Bang, Kỹ sư, Thành viên CLB Lê Hiếu Đằng, TP HCM
5. Nguyễn Thị Kim Chi, Nghệ sĩ, TV CLB Lê Hiếu Đằng, TP HCM
6. Nguyễn Nguyên Bình, Nhà văn, TV CLB Lê Hiếu Đằng, Hà Nội
7. Mạc Văn Trang, Tiến sĩ Tâm lý học, Hà Nội
8. Phùng Ân Hưng, Thạc sĩ vật lý, giáo viên, TPHCM
9. Nguyễn Thị Giáng Vân, Nhà thơ, Hà Nội
10. Hoàng Hưng, Nhà thơ, Dịch giả, TP Hồ Chí Minh
11. Nguyễn Thị Khánh Trâm, Nghiên cứu viên, hưu trí TP HCM
12. Vũ Ngọc Tiến, Nhà văn ở HN
13. Đặng Bích Phượng, Cán bộ hưu trí, Hà Nội
14. Tịnh Huệ, TP HCM

15. Nguyễn Lệ Uyên, Nhà văn

16. Phạm Nguyên Trường, Dịch giả, Vũng Tàu

17. Chu Anh Tuấn, Vũng Tàu

18. Lê Thăng Long, Doanh nhân, Sài Gòn

19. Nguyễn Hồng Liêu, Hưu trí, TPHCM

20. Dương Sanh, Cựu giáo chức, Khánh Hoà

21. Huỳnh Thị Út, Giáo viên, Sài Gòn

22. Mai Thanh Sơn, PhD

23. Phùng Hoài Ngọc, Nhà nghiên cứu, cựu giảng viên Đại học, An Giang

24. Đỗ Trọng Khởi, Nhà thơ, Thái Bình.

25. Nguyễn Xuân Nghĩa, Nhà văn, Hải Phòng

26.  Võ Xuân Tòng, Nhà văn, Hội viên HNV Hà Nội

27. Trần Thanh Tuấn, Giảng viên, Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội

28. Ngô Kim Hoa (Sương Quỳnh), Nhà báo tự do, Sài Gòn

29. Lại Thị Ánh Hồng, Nghệ sĩ, Sài Gòn

30. Lê Phước Sinh, Dạy học, Sài Gón

31. Vũ Trọng Khải, PGS, TS, Chuyên gia độc lập về chính sách phát triển nông nghiệp

32. Uông Đình Đức, Kỹ sư cơ khí, Nguyễn Cư Trinh Q.1, TP.HCM

33. Đỗ Trung Quân, Nhà thơ, SG

34. Võ Văn Tạo, Nhà báo, Nha Trang

35. Trần Lương, Nghệ sĩ thị giác/curator, Hà Nội

36. Nguyễn Khắc Bình, Kỹ sư, TP HCM

37. Phùng Thế Anh, Kỹ sư, đã nghỉ hưu, sống tại Sài Gòn.

38. Trần Thị Thảo, Giáo viên nghỉ hưu tại Hà Nội

39. Hoàng Dũng, PGS TS, TPHCM

40. Lê Đình Thắng, cựu Thư ký tòa soạn báo Tuổi Trẻ, hiện sinh sống rại Sài Gòn

41. Bùi Nghệ, Kỹ sư XD, Sài Gòn

42. Võ Hồng Ly, Nhân viên VP, Q2, Sài Gòn

43. Nguyễn Mạnh Sơn, cựu TNLT, Hải Phòng

44. Lê Trần Cảnh, Giảng viên, TP Bà Rịa

45. Mã Lam, Nhà thơ, Sài Gòn

46. Đào Tiến Thi, Nhà nghiên cứu ngôn ngữ và văn học, nguyên Uỷ viên Ban chấp hành Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, Hà Nội

47. Lê Minh Hiền, Người thích làm thơ, Stanton, California, USA

48. Nguyễn Tuệ Hải, Hưu trí, Canberra, Australia

49. Nguyễn Ngọc Giao, Nhà giáo về hưu, Paris, Pháp

50. Văn Hiền, Lập trình viên, Bình Thuận

51. Phạm Viêm Phương, Người hưu trí, Sài Gòn

52. Phạm Kỳ Đăng, Làm thơ, viết báo, dịch thuật, CHLB Đức

53. Phan Quốc Tuyên, Kỹ sư tin học, Thụy Sĩ

54.  Đào Văn Bính, Hưu trí ở Hà Nội

55. Lê Quốc Thăng, Linh mục Tổng giáo phận Sài Gòn

56. Nguyễn Thị Hồng Loan,  Q. Gò Vấp Sài Gòn

57. Nguyễn Mạnh Hùng, Mục sư, Sài Gòn

58. Tiêu Dao Bảo Cự, Nhà văn tự do, Đà Lạt

59. Bùi Hiền, Hưu trí, Canada

60. Nguyễn Phú Yên, Hưu trí, Sài Gòn

61. Trương Mình Hưởng, Dân oan, Hà Nam

62. Bùi Minh Quốc, Nhà thơ, nhà báo, Đà Lạt

63. Ngô Thị Kim Cúc, Nhà văn- Nhà báo, Sài Gòn

64. Nguyễn Viện, Nhà văn, Sài Gòn

65. Phan Bá Phi, Chuyên viên cấp cao Tin học, Hưu trí, Seattle USA

66. Trần Minh Khôi, Kỹ sư điện toán, Berlin, CHLB Đức

67. Tống Mạnh Hà, Giám đốc cty TNHH thương mại và dịch vu đa ngành Thanh Hà

68. Đinh Đức Long, Tiến sĩ, Bác sĩ, Sài Gòn.

69. Nguyễn Đình Thục, Linh mục giáo phận Vinh, Nghệ An

70. Phạm Thành, Nhà báo, Nhà văn ở Hà Nội

71. Bùi Đình Sệnh, Công dân Hà Nội

72. Kha Lương Ngãi, nguyên phó TBT báo Sài Gòn Giải Phóng, TV CLB LHĐ.

73. Nguyễn Xuân Diện, Tiến sĩ, Hà Nội

74. Tô Lê Sơn, thành viên CLB Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn

75. Hà Thúc Huy, TS Hóa học, Sài Gòn

76. Trần Huy Quang, Nhà văn, Hà Nội

77. Nguyễn Thế Hùng, GS.TS, Giảng viên Đại học Đà Nẵng, Phó chủ tịch Hội Cơ học Thủy khí Việt Nam

78. Nguyễn Huệ Chi, GS Ngữ văn, Hà Nội

79. Nguyễn Đình Nguyên, TS Y khoa, Australia

80. Đặng Thị Hảo, TS Văn học, Hà Nội

81. Phan Thị Hoàng Oanh, TS Hóa học, Sài Gòn

82. Nguyễn Mai Oanh, ThS Kinh tế phát triển, Sài Gòn

83. Trần Đức Quế, Chuyên viên hưu trí, Hà Nội

84. Bùi Thị Diệu Huyền, Hưu trí, Sài Gòn

85. Lã Minh Luận, Nhà giáo, Hà Nội

86. Bùi Văn Thuận, Lao động Tự do, Yên Thuỷ, Hoà Bình

87. Hồ thị Ngọc Yến, Hưu trí, Tp HCM

88. Đàm Ngọc Tuyên, Nhà báo tự do, Quảng Ngãi

89. Vũ Thị Hằng, Sài Gòn

90. Đào Công Tiến, Đại học Kinh tế, Sài Gòn

91. Hồ Ngọc Nhuận, Nhà báo.

92. Nguyễn Ngọc Thiện, Học sinh, Bình Dương

93. Nghiêm Xuân Thịnh, Kinh doanh tự do, Phương liệt, Thanh Xuân, Hà Nội

94. Bùi Phi Hùng (FB Bùi Phi Hùng) cựu Cán bộ Nhà nước, Hà Nội

95. Nguyễn Cường, Tư vấn Bất động sản, Praha, CH Séc

96. Phạm văn Thạo, Mục sư Tin Lành, Hà Nội

97. Hà Dương Tường, Giáo viên về hưu, Pháp

98. Lê Doãn Cường, Kỹ sư (Software Engineer), Gothenburg, Thụy Điển

99. Hà Dương Tuấn, nguyên Chuyên gia CNTT, Pháp

100. Harry Ngo, Kinh doanh, Georgia – Hoa Kỳ

101. Đỗ Quang Nghĩa, Kỹ sư, Berlin, CHLB Đức

102. Larry Dang, Vancouver, Canada

103. Nguyễn Thị Thanh Bình, Nhà văn , Hoa Kỳ

104. Nguyễn Xuân Hoài, Hưu trí, cựu quân nhân, Tân Phú, SG

105. Lê Văn Tâm, nguyên Chủ tịch Hội Người Việt Nam tại Nhật Bản, Chiba/Nhật

106. Quảng Tánh Trần Cầm, Nhà thơ, Hoa Kỳ

107. Nguyễn Trọng Hoàng, Bác sĩ, Paris – Pháp

108. Nguyễn Đào Trường, Hưu trí Hải Dương.

109. Nguyễn Văn Chương, Công nhân ở Đồng Nai

110. Thuỳ Linh, Nhà văn, Hà Nội

111. Vũ Linh Huy, Bác sĩ y khoa, Sarasota, Florida, Hoa Kỳ

112. Lê Công Định, Sài Gòn

113. Hà Sĩ Phu, TS Sinh học, Đà Lạt

114. Nguyên Ngọc, Nhà văn, Hội An

115. Chu Hảo, TS, Hà Nội

116. Nguyễn Ngọc Lanh, nguyên GS ở Hà Nội

117. Mai Thái Lĩnh, Nhà nghiên cứu, CLB Phan Tây Hồ, Đà Lạt.

118. Phan Tấn Hải, Nhà văn, USA

119. Phạm Tiền Phong, Cán bộ hưu trí thành phố HCM

120. Huỳnh Ngọc Chênh, Hội viên Hội Nhà Báo Độc Lập

121. Nguyễn Thuý Hạnh, Công dân Hà Nội

122. Trương Dũng, Thành viên NoU Hà Nội

123. Cấn Thị Thêu, Nông dân Dương Nội

124. Trịnh Bá Phương, Nông dân Dương Nội

125. Trịnh Bá Tư, Nông dân Dương Nội

126. Huỳnh Sơn Phước, Nguyên Phó TBT báo Tuổi Trẻ

127. Đoàn Công Nghị, Nha Trang

128. An Nam, Berlin BRD

129. Trần Văn Lưu, Công chức hồi hưu, San Diego, California, Hoa Kỳ.

130. Nguyễn Bá Dũng, Hưu trí, Hà Nội

131. Trần Công Tâm, Hưu trí, Sài Gòn

132. Nguyễn Xuân Lâm, Kents, Uk.

133. Nguyễn Quang Nhàn, Cán bộ hưu trí, Đà Lạt

134. Phạm Hoàng Phiệt, Giáo sư Y học, Tp HCM

135. Tống Hồng Phương, Công dân Thái Bình.

136. Nguyễn Văn Tiến, Hưu trí, TP HCM

137. Hofa Vũ, Giáo sư đại học, Pháp

138. Bộ Nguyễn, Kỹ sư đường bộ, Canada.

139. Tôn Quang Trí, Cán bộ hưu trí TP Hồ Chí Minh

140. Lê Thị Chiêm, Nhân viên văn phòng, Cổ Nhuế – Hà Nội

141. Antôn Đặng Hữu Nam, Linh mục Giáo Phận Vinh, Nghệ An

142. Nguyễn Quang Vinh, Sĩ quan QĐ nghỉ hưu, Đội Cấn, Hà Nội.

143. Trần Tiến Đức, Nhà báo độc lập, Đạo diễn truyền hình và phim tài liệu, Hà Nội

144. Nghiêm Việt Anh, Hưu trí, Đống Đa, Hà Nội

145. Trần Vũ Việt Trung, Kỹ sư cơ khí, TP HCM

146. Nguyễn Công Thanh, phường 13, quận 10, TP HCM

147. Phạm Đình Trọng, Nhà văn. Sài Gòn

148. Nguyễn Đức Quỳ, cựu Giáo chức, Hà Nội

149. Vũ Duy Thắng, Nông dân, Vĩnh Lộc – Thành Hoá

150. Diệp Chí Huy, Công dân Việt Nam, Ông Ích Khiêm, Đà Nẵng

151. Huỳnh Nhật Hải, Hưu trí, Đà Lạt.

152. Huỳnh Nhật Tấn, Hưu trí, Đà Lạt

153. Phạm Minh Hoàng, Hưu trí, Paris (Pháp)

154. Bến Văn Nguyễn, Nhà văn (bút danh khác: Nguyễn Đức Huệ, Nguyễn Thẩm Văn) làng Khương, Thanh Xuân – Hà Nội

155. Phan Đắc Lữ, Nhà thơ, Thành viên CLB LHĐ

156. Huỳnh Văn Thắng, TP.HCM

157. Nguyễn Kim Khánh, Giáo viên, Sài Gòn

158. Nguyễn Hồng Hiệp, Công dân, Sài Gòn

159. Huỳnh Hải Bỉnh, Kỹ sư xây dựng, Hà Nội

160. Lý Việt Hùng, Đội Cấn Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội

161. Hồ Vân Hằng, Hưu trí, Sài Gòn

162. Nguyễn Mê Linh, TS, TP HCM.

163. Tô Oanh, Giáo viên đã nghỉ hưu, TP Bắc Giang

164. Tô Linh Giang, Lý Nam Đế, Hoàn Kiếm, Hà Nội

165. Đỗ Trọng Khơi, Nhà thơ, Thái Bình

166. Võ Văn Dũng, Luật sư

167. Nguyễn Tiến Dân, Nhà giáo, Hà nội

168. Phan Trọng Khang, Thương binh 2/4, Hà Nội

169. Vũ Anh Tuấn, Luật gia

170. Nguyễn Thanh Trúc, Nội trợ, Sài Gòn

171. Lưu Thị Xuân Lan, Vợ liệt sĩ, Bác sỹ, hưu trí ở Thành phố Phan Thiết Bình Thuận

172. Nguyễn Đức, Nhà báo độc lập ở Sài Gòn

173. Nguyễn Hữu Thao, Bulgaria

174. Nguyễn Nam, Cựu binh chống giặc Trung Quốc

175. Minh Nguyễn

176. Vũ Thị Nho, TS Tâm lý học, Hà Nội

177. Nguyễn Long, Lao động tự do, TâyHồ HN

178. Nguyễn Thanh Hà, Thanh Trì – Hà Nội

179. Bắc Phong, Hưu trí, Canada

180. Trần Nguyên Phong, Cựu chiến binh

181. Phạm Quang Hoa, Bác sĩ Đà Lạt Lâm Đồng

182. Võ Quang Luân, cựu Giáo chức, Hà Nội

183. Vũ Thu Hương, Hưu trí, Hà Nội

184. Nguyễn Phú Bình, Bắc Ninh

185. Lê Hồng Hạnh, Hưu trí tại HN

186. Nguyễn Ngọc Như, TP Hồ Chí Minh

187. Nguyễn Tiến Trung, Kỹ sư máy tính, làm tự do ở Sài Gòn

188. Trần Văn Phúc, Kỹ sư xây dựng, Đà Nẵng

189. Dương Thị Tân, Sài Gòn, quận 3

190. Phạm Hồng Hà, Kỹ sư hưu trí tại Nghệ An

191. Huong Dinh, Bác sĩ y khoa, Hoa Kỳ

192. Lê Văn Hoa

193. Hà Quang Vinh, Hưu trí ở Sài Gòn

194. Đình Hanh Nguyễn

195. Trần Quốc Việt, Sinh viên, Hà Nội

196. Đặng Trần Liên, Hà Nội

197. Đỗ Văn Huy, Nghề nghiệp làm tự do. Dương Kinh, TP Hải Phòng.

198. Hồ Thị Cầm Trang, Công dân Sài Gòn

199. Hoàng Tùng Thiện, Học viện Tài chính, Mỹ Đình I, Nam Từ Liêm, Hà Nội

200. Lê Hồ Sinh Nguyên, Kỹ sư cơ khí, Đồng Nai

201. Lê Thị Cẩm, Giáo viên hưu trí, Saigon

202. Cao Kỳ Xương, Giáo viên hưu trí, Saigon

203. Trần Công Thắng, Bác sĩ, Na Uy

204. Thái Văn Đường, Hà Nội

205. Dương Trọng Chiến, Kinh doanh, Hà Nội

206. Nguyễn Tuấn Anh, Cựu sỹ quan chống Trung Quốc, Việt Trì -Tỉnh Phú Thọ

207. Nguyễn Tiến Dũng, Họa sỹ ở Hà Nội

208. Nguyễn Thế Kiệt, Hoa kỳ

209. Nguyễn Hữu Hùng, Thị trấn Hoàn Lão- Bố Trạch- Quảng bình

210. Nguyễn Thị Hoàng Bắc, Nhà văn, Virginia USA

211. Nguyễn Lương Thịnh, Hưu trí, P Hiệp Bình chánh, Thủ Đức

212. Helen Nguyen, Công dân Việt Nam, cư trú New Zealand

213. Đào Lê Tiến Sỹ, Hà Nội

214. Nguyễn Thanh Trúc, Tân Phú-Đồng Nai

215. Nguyễn Ngọc Xuân, Nông dân, Xuyên Mộc, Bà Rịa Vũng Tàu

216. Trần Ngọc Bình, Hưu trí, Sài Gòn

217. Lê Xuân Ban, Lao động tự do, Việt Nam

218. Lâm Thị Ái (vợ Nhạc sĩ Tô Hải), Nội trợ, Sài Gòn

219. Trịnh Thị Uyên, Nội trợ, Trường Chinh, Tân Hưng Thuận, Quận 12

220. Trần Kim Thập, Giáo chức, Perth, Australia

221. Trịnh Kim Thuấn, Nông dân, ấp An Thịnh, Hội An, Chợ Mới, An Giang

222. Phạm Ngọc Trường, Tours – France

223. Đinh Huyền Hương, Giáo viên, hưu trí

224. Đặng Doan, Kinh doanh ở TP Gia Nghĩa, Đak Nông

225. Trần Nguyệt Minh, Giáo Viên tại Tây Ninh

226. Nguyễn Quý Thắng, Bác sĩ, P. Thống Nhất, TP Nam Định, Nam Định

227. Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Kỹ sư xây dựng, Hà Nội

228. Nguyễn Hương Giang, Nội trợ, Phú Xuyên, Hà Nội

229. Nguyễn Văn Lịch, Cựu binh, hưu trí, Đống Đa, Hà nội.

230. Đoàn Nhật Hồng, nguyên Giám đốc sở GDĐT tỉnh Lâm Đồng

231. Tương Lai, GS, nguyên Viện trưởng Viện XHHVN, Sài Gòn

232. Lê Xuân Thành, Kỹ sư, Nha Trang Khánh Hòa

233. Ngô Đức Tráng, Hà Nội

234. Nguyễn Tường Thụy, Nhà báo độc lập, Hà Nội

235. Nguyễn Đăng Quang, Đại tá, nguyên Cán bộ Bộ Công an, Hà Nội

236. Nguyễn Quốc Thịnh, xã Gia Kiệm, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai.

237. Phạm Thị Ngân Hà, Kế toán, TP. Đà Nẵng

238. Phan Đức Quỳnh, TP Matsudo tỉnh Chiba, Nhật Bản.

239. Đào Đình Nguyên, Kỹ sư Cơ khí, Lái Thiêu, Thuận An, Bình Dương

240. Vinh Anh, CCB, Trung Liệt, Hà Nội

241. Hoàng Châu, Cử nhân kinh tế, Tây Hồ Hà Nội

242. Thích Ngộ Chánh, Tu sĩ, thế danh Nguyễn Đức Lão, Bảo Lộc, Lâm Đồng

243. Yenbinh Tran, Công nhân viên, Sydney – Australia

244. Trần Văn Toàn, Nghề nghiệp tự do, phường Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội

245. Chu Sơn, Làm thơ tự do, Thủ Đức – Sài Gòn

246. Nguyễn Thị Kim Thoa, Bác sĩ, Thủ Đức – Sài Gòn

247. Võ Thị Mình Thư, TP Qui Nhơn, Bình Định

248. Hoàng Thị Như Hoa, Bộ đội xuất ngũ, Vĩnh Quỳnh, Thanh Trì, Hà Nội

249. Trần Quốc Thắng, Sydney Úc

250. Lý Thành Đạt, Hưu trí, TP HCM

251. Nguyễn Lê Thu Mỹ, Hưu trí, TP HCM

252. Võ Văn Thôn, nguyên GĐ sở Tư pháp TP HCM, TV CLB LHĐ

253. Nguyễn Thu Hằng, Bác sĩ tại Pháp

254. Nguyễn Văn Linh, Phát triển cộng đồng, Thủy Nguyên, Hải Phòng

255. Mạc Hiền, Làm tự do, Tân Hiệp, Đồng Nai

256. Nguyễn Hồng Chuyên, Kỹ Sư, TP Biên Hoà, Đồng Nai

257. Vũ Ngọc Yên, Nhà báo, Stuttgart, CHLB Đức

258. Trương Anh Nhân, cựu Công an, Long Bình Tân, Biên Hoà, Đồng Nai

259. Doãn Mạnh Dũng, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P 8, Q.3, TP HCM

260. Phạm Quốc Trung, Giảng viên, Sài Gòn

261. Đặng Đăng Phước, Giáo viên, Đăk Lăk

262. Nguyễn Ngọc Sơn, kỹ sư, Alabama, Hoa Kỳ

263. Phạm Mai Hiền, Hà Nội

264. Nguyễn Hồng Kiên, Nghiên cứu viên, Hà Nội

265. Trần Thái Hùng, Hà Nội

266. Nguyễn Trọng Cương, Khoa Công nghệ thông tin, Học viện Nông nghiệp Việt Nam

267. Nghiêm Sỹ Cường, Cử nhân kinh tế, Hà Nội

268. Hồ Vĩnh Trực, KTV vi tính, Sàigòn

269. Ý Nhi, Nhà thơ, Sài Gòn