Khi chia sẻ về các trang “phản động” đáng theo dõi thì một trong những ý kiến được tán thành nhiều nhất là “BBC Tiếng Việt đã bị mua chuộc và giờ là cổ vũ cho CS.” Lời lẽ không chính xác như vậy nhưng ý chính không thay đổi.
Tại sao một số độc giả lại nghĩ vậy. Để tôi đoán xem. Có phải vì BBC không sùng bái hay cổ vũ cho Trump? Vì họ đưa quan điểm khác với bạn? Vì họ không chửi chính quyền?
Là một độc giả lâu năm và là người thường xuyên góp ý kiến cho nơi này, tôi cảm thấy những nhận xét trên rất khó thuyết phục và gần như vô căn cứ.
Tôi nghĩ là những cá nhân đưa ra bình luận đó đang bị nhầm lẫn giữa khái niệm về tin tức và ý kiến. Trong thời buổi thông tin lề trái lên ngôi thì nhiều người lại lầm tưởng và cho rằng hai là một.
BBC không phải là trang riêng của ai mà là một diễn đàn với qua điểm đa chiều. Họ luôn tìm cách để khuyến khích độc giả tham gia tranh luận bằng cách đặt câu hỏi, vấn đề và chủ đề khác nhau.
Đây là một ví dụ. Có nhiều ý kiến trong không gian mạng cho rằng “Việt Nam đang thua kém Campuchia.” BBC thay vì đồng ý hay nói ngược lại thì đặt câu hỏi như sau, “Hiện tại GDP đầu người của Việt Nam là $2,600 trong khi Campuchia chỉ $1,500. Vậy tại sao người ta lại nghĩ rằng Việt Nam thua kém?”
Hãy nhìn từ khía cạnh marketing. Nếu một diễn đàn đưa ra qua điểm cùng chiều thì độc giả có cảm thấy thú vị khi tham gia tranh luận không. E rằng hơi khó. Ngược lại, nếu họ khẳng định điều trái chiều thì tác dụng có hiệu quả không. Chắc cũng không vì cả hai đều không tạo sự suy ngẫm.
Ở thời điểm hiện tại, BBC vẫn là một trang lớn và phong phú. Những nhận xét cho rằng họ bị CS mua chuộc vì không làm hài lòng một số người nào đó là hơi vô lý.
Một diễn đàn là nơi có nhiều ý kiến khác nhau chứ không phải một. BBC cũng cũng vậy. Họ là một không gian để mọi người tham gia. Cho nên không thể nào làm hài lòng một số lượng nhất định. Nhất là những cá nhân bác bỏ tất cả ý kiến hay cá nhân trái ý mình. Đó chỉ thể hiện sự kém trưởng thành và thiếu sót trong văn hoá tranh luận. [10.2.2020]