Cùng với đại dịch Virus Vũ Hán, Tây Tạng, người Duy Ngô Nhĩ, Pháp Luân Công đã dần được thế giới quan tâm nhiều hơn và đang trở thành những vấn đề lớn cho nhà cầm quyền cs tại Bắc Kinh.
Tây Tạng trở thành mặt trận mới trong căng thẳng Mỹ – Trung
‘…TC lẽ ra đã phải học được từ lịch sử của các vị Ban Thiền Lạt Ma một điều rằng Đảng Cộng sản sẽ không bao giờ được người dân Tây Tạng chấp nhận làm người phán quyết cho đức tin của họ…’
Thượng viện Mỹ chuẩn bị đặt thêm một viên gạch nữa lên bức Vạn lý trường thành của sự nghi ngờ và đổ lỗi lẫn nhau vốn đang chia rẽ TC và Hoa Kỳ. Rào cản ngày càng tăng này đã xuất hiện trên các vấn đề thương mại, gián điệp mạng, Đài Loan, sự quân sự hoá Biển Đông của TC và nguồn gốc của Covid-19. Nay sẽ thêm một khía cạnh mới của một vấn đề cũ, lần này là về Tây Tạng. Vào ngày 14 tháng 5 này, Ủy ban Đối ngoại Thượng viện sẽ thảo luận về Đạo luật Hỗ trợ và Chính sách Tây Tạng, một đạo luật của lưỡng đảng đã được Hạ viện thông qua hồi tháng 1. Khi nó trở thành luật, một điều có khả năng cao, TC hẳn sẽ rất tức giận. TC coi hành vi của mình ở Tây Tạng là một lĩnh vực không thể bị chỉ trích bởi các cường quốc bên ngoài.
Trong số các biện pháp khác nhau, đạo luật này sẽ đề ra chính sách chính thức của Mỹ rằng chỉ có các Phật tử Tây Tạng mới có quyền chọn các nhà lãnh đạo tôn giáo của họ, bao gồm cả người kế vị Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, năm nay đã 84 tuổi và đang sống lưu vong ở Ấn Độ. Luật sẽ yêu cầu các biện pháp trừng phạt được áp dụng đối với bất kỳ quan chức TC nào cố gắng kiểm soát quá trình tìm kiếm người kế vị Đạt Lai Lạt Ma. Dù nghe có vẻ khác thường nhưng thực sự chính phủ TC đang có ý định tác động vào quá trình lựa chọn. Hồi năm 2007, nước này đã ban hành “các biện pháp quản lý đối với sự chuyển thế của các vị Phật đang sống”.
Một lễ kỷ niệm trong tháng này nhắc lại việc TC coi trọng vấn đề kế vị tôn giáo ở Tây Tạng đến mức nào. Vào ngày 17 tháng 5 năm 1995, Gedhun Choekyi Nyima, một cậu bé sáu tuổi, cùng bố mẹ đã bị bắt cóc khỏi nhà của họ ở Tây Tạng, có lẽ là bởi các đặc vụ của chính phủ TC. Ba ngày trước đó, trong một buổi lễ ở miền bắc Ấn Độ, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã tuyên bố chọn cậu làm Ban Thiền Lạt Ma (Panchen Lama) thứ 11, chức sắc Phật giáo cao cấp thứ hai trong hệ thống cấp bậc của Phật giáo Tây Tạng, vì vị Ban Thiền Lạt Ma thứ mười đã qua đời hồi năm 1989.
Theo truyền thống Tây Tạng, các vị Đạt Lai Lạt Ma và Ban Thiền Đạt Ma có vai trò quan trọng trong việc xác định sự chuyển thế của nhau. Cậu bé, người mà các nhà hoạt động gọi là “tù nhân chính trị trẻ nhất thế giới”, đã không bao giờ xuất hiện trước công chúng kể từ đó. Thỉnh thoảng, TC tuyên bố ngắn gọn rằng ông đang sống một cuộc sống “bình thường”.
Năm 1995, TC đã tự chọn ứng cử viên của mình Gyaltsen Norbu làm đức Ban Thiền Lạt Ma thứ 11, người thỉnh thoảng xuất hiện trước công chúng nhưng không được người dân Tây Tạng tín nhiệm.
Những người lưu vong (như những người biểu tình ở Ấn Độ, trong ảnh) sẽ xem lễ kỷ niệm việc Ban Thiền Lạt Ma bị bắt cóc là cơ hội để nhắc nhở thế giới về sự tàn bạo của TC ở Tây Tạng cũng như sự trống rỗng trong những lời hứa của Bắc Kinh về vấn đề quyền tự trị của Tây Tạng. Giống như mọi chính phủ khác trên thế giới, Hoa Kỳ cũng công nhận chủ quyền của TC ở Tây Tạng. Nhưng TC luôn nghi ngờ Mỹ khuyến khích phong trào ly khai ở đó, một phong trào mà TC cho là được lãnh đạo bởi Đạt Lai Lạt Ma, người đã phải lưu vong sau khi TC đàn áp phong trào nổi dậy của Tây Tạng năm 1959. Thực tế, Đạt Lai Lạt Ma đã từ bỏ yêu sách đòi độc lập, chỉ tìm kiếm một nền tự trị thực sựcho Tây Tạng.
Ở chính Tây Tạng, lễ kỷ niệm vụ bắt cóc trong tháng này sẽ trôi qua mà không gây nên chú ý nào. TâyTạng đã chuyển từ tình trạng bị phong toả vì Covid-19 sang phong toả chính trị vốn chi phối cuộc sống thường nhật ở đó. Các phương tiện truyền thông chính thức đang mải mê tiến hành một chiến dịch tuyên truyền về một đạo luật mới của hội đồng khu vực có hiệu lực vào ngày 1 tháng 5: “Quy định về việc thành lập khu vực kiểu mẫu cho sự thống nhất và tiến bộ của dân tộc ở khu tự trị Tây Tạng”.
Matthew Akester, một nhà nghiên cứu Tây Tạng làm việc tại Ấn Độ, cho biết các quy định rằng các tổ chức nhà nước và tư nhân phải tăng cường đoàn kết dân tộc và chống ly khai là không có gì mới. Thay vào đó, chúng chính thức hóa một xu hướng trong chính sách của TC đối với các dân tộc thiểu số dưới thời Tập Cận Bình, người đã lãnh đạo TC từ năm 2012 đến nay. Chính sách này nhấn mạnh sự“thống nhất” hơn so với sự “đa dạng”, chứ đừng nói đến chuyện tự trị.
Những người lưu vong Tây Tạng lo sợ rằng TC muốn xóa bỏ bản sắc Tây Tạng bằng cách thúc đẩy tình trạng kết hôn giữa người Tây Tạng và người Hán, đưa người Hán di cư vào Tây Tạng và đô thị hóa Tây Tạng. Không một đạo luật nào của Mỹ có thể ngăn TC cố gắng làm những việc này.
Nhưng các quy định mới của TC đối với Tây Tạng cũng sẽ không thể làm thay đổi một thực tế lâu nay: biểu tượng mạnh mẽ nhất của bản sắc Tây Tạng chính là bản thân Đức Đạt Lai Lạt Ma và lòng trung thành của người dân Tây Tạng đối với ông, dù ông đã lưu vong từ lâu. TC lẽ ra đã phải học được từ lịch sử của các vị Ban Thiền Lạt Ma một điều rằng Đảng Cộng sản sẽ không bao giờ được người dân Tây Tạng chấp nhận làm người phán quyết cho đức tin của họ.
The Economist
Nguồn: “America’s pressure on China over Tibet will come to nought”, The Economist, 12/05/2020.
Biên dịch:Phan Nguyên
*
Thượng viện Mỹ thông qua dự luật về vấn đề nhân quyền Duy Ngô Nhĩ
Thượng viện Mỹ hôm thứ Năm (14/5) đã nhất trí thông qua dự luật kêu gọi chính quyền của Tổng thống Donald Trump tăng cường đáp trả việc chế độ Trung cộng đàn áp cộng đồng thiểu số người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương.
Toà nhà quốc hội Mỹ. Ảnh Shutterstock)
Dự luật lưỡng đảng do Thượng nghị sĩ Cộng hòa Marco Rubio giới thiệu kêu gọi chính quyền Trump áp đặt chế tài lên những người chịu trách nhiệm trong việc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ và các nhóm thiểu số Hồi giáo khác tại Tân Cương. Dự luật đặc biệt nêu tên một thành viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung cộng phải chịu trách nhiệm về “những vi phạm nhân quyền thô bạo” tại Tân Cương.
Dự luật vừa được Thượng viện nhất trí thông qua sẽ được chuyển sang Hạ viện chuẩn thuận trước khi đưa tới Tòa Bạch Ốc để Tổng thống Trump quyết định ký thành luật hoặc phủ quyết.
Thượng viện thông qua dự luật về vấn đề nhân quyền Duy Ngô Nhĩ trong bối cảnh mối quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh ngày càng xấu đi liên quan tới vấn đề đại dịch virus corona toàn cầu. Trong đó, chính quyền Trump cáo buộc chế độ Trung cộng đã thiếu minh bạch thông tin khi bệnh dịch bùng phát ban đầu tại thành phố Vũ Hán, Trung cộng.
Trung cộng đã khẳng định họ không xử lý sai dịch bệnh và đã lên án động thái thông qua các luật ủng hộ người Duy Ngô Nhĩ là những cuộc tấn công độc hại và can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của Trung cộng. Bắc Kinh nhấn mạnh rằng động thái can thiệp đó sẽ ảnh hưởng tới mối quan hệ hợp tác song phương Trung – Mỹ.
Theo ước tính của Liên Hiệp Quốc, trong những năm gần đây hơn một triệu người Duy Ngô Nhĩ đã bị giam giữ trong các trại tập trung tại Tân Cương. Chế độ Trung cộng phủ nhận việc họ ngược đãi người Duy Ngô Nhĩ và khẳng định các trại tập trung ở Tân Cương là nơi đào tạo nghề.
Hồi tháng 11/2019, Hạ viện Mỹ đã thống nhất thông qua một dự luật kêu gọi áp đặt chế tài đối với các quan chức cao cấp Trung cộng chịu trách nhiệm về hoạt động đàn áp tại Tân Cương và đặc biệt chỉ thẳng tên Bí thư Đảng ủy Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương, Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung cộng Trần Toàn Quốc.
Trong dự luật vừa được Thượng viện Mỹ thông qua cũng nêu tên ông Trần Toàn Quốc và cựu phó Bí thư Tân Cương Chu Hải Luân phải chịu trách nhiệm trực tiếp cho việc vi phạm nhân quyền tại Tân Cương.
Trung cộng trước đây đã từng cảnh báo rằng họ sẽ có hành động trả đũa “tương xứng” nếu ông Trần Toàn Quốc bị Mỹ chế tài.
Dự luật của Thượng viện cũng kêu gọi các công ty và cá nhân người Mỹ đang kinh doanh tại khu vực Tân Cương phải thực hiện các biện pháp để đảm bảo chuỗi cung ứng của họ không sử dụng lao động cưỡng bức.
Hồi tháng Ba, Thượng nghị sĩ Rubio cũng là người đồng bảo trợ cho một dự luật khác nhắm vào việc ngăn chặn Mỹ nhập khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp sử dụng lao động cưỡng bức tại Tân Cương.
Thượng nghị sĩ Cộng hòa James Risch, chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện và đồng nghiệp của ông trong ủy ban này, Thượng nghị sĩ Dân chủ Bob Menendez đã gọi việc Thượng viện thông qua dự luật về nhân quyền Duy Ngô Nhĩ hôm 14/5 là “bước đi quan trọng trong việc đối phó với sự vi phạm nhân quyền rộng rãi và kinh khủng của chính quyền toàn trị Trung cộng”.
Hai Thượng nghị sĩ cũng kêu gọi Hạ viện cần sớm thông qua dự luật này và gửi nó tới Tòa Bạch Ốc để Tổng thống Trump ký thành luật.
Reuters cho biết họ đã liên lạc với Đại sứ quán Trung cộng tại Washington để yêu cầu bình luận về động thái mới nhất của Thượng viện Mỹ liên quan đến vấn đề nhân quyền Trung cộng, nhưng không nhận được phản hồi.
Như Ngọc (Theo Reuters)
*
Các nhà lập pháp thế giới chúc mừng ngày Pháp Luân Đại Pháp thế giới
Các nhà lập pháp từ Mỹ, Canada, Đức, Úc đã gửi thư chúc mừng ngày Pháp Luân Đại Pháp thế giới và bày tỏ sự ủng hộ đối với Pháp Luân Công, môn khí công theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn có hơn 100 triệu người theo tập tại trên 100 quốc gia.
Ngày 13/5/2020, Tòa nhà Nghị viện Mỹ đã treo cờ để kỷ niệm Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới và bày tỏ lòng kính trọng đối với ông Lý Hồng Chí, nhà sáng lập Pháp Luân Công (ảnh: Shutterstock).
Pháp Luân Công, còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là một môn thiền định gồm các bài tập nhẹ nhàng và nguyên tắc sống theo Chân – Thiện – Nhẫn. Môn tập lần đầu tiên được giới thiệu ra công chúng vào ngày 13/5/1992 tại thành phố Trường Xuân ở đông bắc Trung Hoa, sau đó nhanh chóng phát triển tới hơn 100 quốc gia với với hàng triệu người tập mỗi ngày.
Ngày 13/5 hàng năm được chọn làm ngày Pháp Luân Đại Pháp thế giới, đó cũng là ngày sinh nhật nhà sáng lập Pháp Luân Công, đại sư Lý Hồng Chí.
Hàng năm, các học viên tại nhiều quốc gia thường tổ chức các sự kiện tập thể như diễu hành, luyện công chung, xếp hình, v.v. để kỷ niệm ngày Pháp Luân Đại Pháp thế giới. Đặc biệt, tại thành phố New York, Mỹ, thường diễn ra cuộc diễu hành quy mô lớn với hàng ngàn học viên Pháp Luân Công tham dự.
Nhưng năm nay, do tình hình dịch viêm phổi Vũ Hán diễn ra phức tạp tại nhiều quốc gia nên các hoạt động mừng ngày Pháp Luân Đại Pháp thế giới không được tổ chức rộng rãi như mọi năm.
Tuy vậy, các nhà lập pháp từ các quốc gia như Mỹ, Canada, Đức và Úc vẫn gửi thư chúc mừng ngày Pháp Luân Đại Pháp thế giới để chia sẻ niềm vui của họ với các học viên Pháp Luân Công nhân sự kiện này, theo The Epoch Times.
“Ngày hôm nay (13/5) ghi nhận hàng triệu người dân thế giới hưởng lợi từ môn tập có xuất xứ từ văn hóa Trung Hoa cổ xưa này. Nhờ môn tập, họ đã có thể giải quyết những căng thẳng và lo âu trong cuộc sống hiện đại”, theo The Epoch Times trích dẫn lá thư của Hạ nghị sĩ Mỹ Dwight Evans.
Bà Tamara Jansen, nghị sĩ Đảng Bảo thủ ở Canada, đã viết: “Tuy rằng dịp kỷ niệm năm nay được tổ chức dưới một hình thức khác, nhưng các nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn của Pháp Luân Đại Pháp đều đang được tôn vinh và đề cao”.
Các học viên Pháp Luân Công tham gia một buổi tập tập thể tại Đồi Nghị viện ở thủ đô Washington, Hoa Kỳ, ngày 20/6/2018 (ảnh: Edward Dye/The Epoch Times).
Thượng nghị sĩ Tom Killion từ bang Pennsylvania (Mỹ) gọi Pháp Luân Công là “một phương thức mạnh mẽ để giảm thiểu căng thẳng và chữa bệnh”, đồng thời đánh giá cao thành quả của cộng đồng Pháp Luân Công trong việc làm phong phú thêm tính đa dạng trong nền văn hóa của bang này.
Thượng nghị sĩ John Cornyn từ bang Texas thì nhìn nhận Pháp Luân Công đóng vai trò như “một hình mẫu tích cực cho thế giới”.
Trong khi đó, Hạ nghị sĩ Brian Fitzpatrick, đã yêu cầu Nghị viện Mỹ giương cao quốc kỳ trước trụ sở chính trên đồi Capitol, thủ đô Washington để chào mừng và vinh danh Ngày Pháp Luân Đại Pháp vào 13/5.
“Vào ngày Pháp Luân Đại Pháp, chúng ta hãy cố gắng duy trì và đề cao các giá trị phổ quát Chân – Thiện – Nhẫn, những nguyên lý nền tảng của tín ngưỡng Pháp Luân Công”, ông Sam Brownback, đại sứ Hoa Kỳ vì tự do tôn giáo quốc tế, đã viết trong một thông điệp ủng hộ trên Twitter cá nhân vào ngày 13/5.
Đại sứ Hoa Kỳ vì tự do tôn giáo quốc tế, ông Sam Brownback, chúc mừng ngày Pháp Luân Đại Pháp thế giới 13/5/2020 (ảnh chụp màn hình Twitter).
Ông Pat McGrail, thị trưởng thành phố Keller ở bang Texas, nhìn thấy sự tương đồng trong chính sách bức hại tín ngưỡng và cách thức xử lý đại dịch của Đảng Cộng sản Trung Hoa (ĐCSTH).
“Bản chất tà ác của ĐCSTH đang được phơi bày đầy đủ trên trường quốc tế. Các hành vi che đậy sự bùng phát dịch Covid-19 ban đầu, thậm chí trừng phạt những người Trung cộng lương thiện, những người muốn cảnh báo sớm cho công chúng về dịch bệnh, tiếp tục chứng tỏ thái độ coi thường quyền con người của chính thể này”, ông viết.
Một số nhà lập pháp cũng kêu gọi sự quan tâm đến tính tàn bạo của vấn nạn mổ cướp nội tạng đang diễn ra ở Trung cộng. Năm ngoái, một tòa án độc lập ở London (Anh) đã điều tra và đi đến kết luân đoàn thể tín ngưỡng này là nguồn cung nội tạng chính cho ngành cấy ghép tạng do chính quyền Trung cộng hậu thuẫn, và việc cưỡng bức thu hoạch tạng đã diễn ra “trên một quy mô khổng lồ” trong hàng chục năm.
Năm 2016, Hạ viện Hoa Kỳ nhất trí thông qua nghị quyết lên án hành vi vi phạm nhân quyền, gọi đây là “một trong những tội ác lớn của thế kỷ 21”.
Hạ nghị sĩ Ron Wright cho biết ông hy vọng có thể giúp đỡ các học viên Pháp Luân Công “chấm dứt cuộc đàn áp tôn giáo và vấn nạn mổ cướp nội tạng của ĐCSTH”.
Sylvester Turner, thị trưởng thành phố Houston, Texas, nhìn nhận “sự quyết tâm và lòng can đảm” của các học viên, dám đứng lên để bảo vệ các giá trị tín ngưỡng của họ, “đã cho thế giới thấy giá trị của cuộc sống và vẻ đẹp của nhân phẩm con người”.
Theo The Epoch Times
Quý Khải dịch & biên tập ( ĐKN)