Các lãnh đạo châu Âu không muốn tham gia cùng Hoa Kỳ trong việc đe dọa áp lệnh trừng phạt thương mại đối với Trung cộng khi Bắc Kinh có động thái kìm kẹp quyền tự do dân chủ của Hồng Kông, mặc dù các bộ trưởng ngoại giao EU thông báo sẽ tổ chức cuộc họp để cố gắng đạt lập trường chung, South China Morning Post đưa tin.

Cuộc họp tại Hội nghị thượng đỉnh G20 ở Osaka 2019: Thủ tướng Angela Merkel và Chủ tịch Trung cộng Tập Cận Bình. (Ảnh: Merkur.de)

Hôm 28/5, Cơ quan lập pháp hàng đầu của Trung cộng đã bỏ phiếu thông qua lệnh áp đặt Luật An ninh Quốc gia đối với Hồng Kông, làm dấy lên mối lo ngại rằng Bắc Kinh sẽ hạn chế quyền tự trị của thành phố cảng theo nguyên tắc “một quốc gia, hai chế độ” như đã cam kết khi tiếp nhận bàn giao từ Anh vào cuối năm 1997.

Hoa Kỳ, Canada, Úc và Anh lên án động thái của Bắc Kinh, đồng thời ca ngợi Hồng Kông là một “pháo đài tự do”. Anh đã tuyên bố sẽ cấp quyền công dân cho nhiều người Hồng Kông hơn nếu Bắc Kinh vẫn thắt chặt tự do dân chủ lên thành phố và không chịu bỏ luật an ninh.

Mặc dù căng thẳng đối với thuộc địa cũ của Anh gia tăng, Thủ tướng Đức Angela Merkel, chính trị gia quyền lực nhất Châu Âu, khẳng định bà vẫn muốn Liên minh châu Âu đạt được thỏa thuận quan trọng với Trung cộng vào năm nay.

Hôm 28/5, Tổng thống Donald Trump cho biết Hoa Kỳ sẽ công bố các chính sách mới của Mỹ vì “chúng tôi không hài lòng với Trung cộng sau khi Ngoại trưởng Mike Pompeo tuyên bố rằng Hong Kong không còn duy trì các quyền tự chủ, vì vậy thành phố không đủ điều kiện để tiếp tục hưởng quy chế ưu đãi thương mại của Mỹ,” trong khi EU vẫn mắc kẹt với đường lối ngoại giao truyền thống.

Ông Trump cho biết, “chúng tôi không hài lòng với Trung cộng sau khi Ngoại trưởng Mike Pompeo tuyên bố rằng Hong Kong không còn duy trì các quyền tự chủ, vì vậy thành phố không đủ điều kiện để tiếp tục hưởng quy chế ưu đãi thương mại của Mỹ.” (Ảnh qua NTDTV)

Người đứng đầu chính sách đối ngoại của EU Josep Borrell cho biết ông có mối quan ngại sâu sắc về động thái hôm 28/5 của Trung cộng. Trước đây ông khẳng định Brussels (Bỉ) đã rất coi trọng việc duy trì quyền tự do dân chủ của Hồng Kông, nhưng trong tuần này ông lại cho biết ông không nghĩ rằng “các biện pháp trừng phạt nhằm vào Trung cộng sẽ là giải pháp cho các vấn đề của EU”.

Bà Merkel cũng cho biết EU cần duy trì một cuộc đối thoại “quan trọng và mang tính xây dựng,” và sự trả đũa thương mại không nằm trong chương trình nghị sự mà các bộ trưởng ngoại giao châu Âu họp vào ngày 29/5.

Các lệnh trừng phạt sẽ không được đưa ra thảo luận, đơn giản chỉ vì quan hệ của chúng tôi với người Tàu cộng quá quan trọng,” một nhà ngoại giao cấp cao của EU cho biết.

Nhà ngoại giao cấp cao của EU nói thêm rằng Hồng Kông có thể là bên thay đổi cuộc chơi nếu việc gia tăng áp đặt luật pháp ở một thành phố 7 triệu dân là cơ sở thảo luận của nhiều nhà đầu tư châu Âu trong khu vực.

Tuy nhiên vấn đề quan trọng là: Liệu việc Trung cộng giành lấy quyền lực tại Hồng Kông có làm ảnh hưởng tới thỏa thuận đầu tư giữa EU với Trung cộng hay không.

Đức muốn thỏa thuận được ký kết tại hội nghị thượng đỉnh EU-Trung cộng tại thành phố Leipzig của Đức vào tháng 9, mặc dù thỏa thuận này đã gặp rắc rối ngay cả trước khi bùng nổ mới nhất ở Hồng Kông.

Michael Clauss, đại sứ Đức tại EU và một cựu đại sứ tại Trung cộng, đã thừa nhận hồi đầu tháng này rằng các cuộc đàm phán đã bị trì hoãn, khiến các công ty châu Âu gặp khó khăn trong việc tiếp cận thị trường Trung cộng.

Joerg Wuttke, chủ tịch Phòng Thương mại Châu Âu tại Bắc Kinh, cảnh báo rằng các sự kiện ở Hồng Kông có thể làm suy yếu vị thế ngoại giao của Trung cộng.

“Điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến các cuộc đàm phán đang diễn ra giữa EU và Trung cộng trên nhiều lĩnh vực quan trọng cũng như thỏa thuận đầu tư toàn diện và về các vấn đề quan tâm chung như biến đổi khí hậu,” ông Wuttke nói.

3 nhà ngoại giao Liên minh châu Âu giấu tên cho biết các quan chức EU phụ trách đàm phán thỏa thuận đầu tư với Trung cộng đã không được ủy nhiệm để đưa vấn đề nhân quyền của Hồng Kông lên bàn đàm phán. Tuy nhiên họ khẳng định các nghị sĩ châu Âu có thể thay đổi điều này.

“Nếu [MEP] nhấn mạnh vào điều đó [nhân quyền Hồng Kông], Hội đồng [Châu Âu] có thể phải xem xét một điều gì đó như thay đổi nhiệm vụ, ở giai đoạn sau. Nhưng điều này phải được thảo luận và thông qua, và Ủy ban [Châu Âu] sẽ phải chủ động,” nhà ngoại giao giấu tên nói.

Tuy nhiên, một quan chức cấp cao của EU nhấn mạnh rằng chính Luật An ninh Quốc gia có thể khiến đầu tư châu Âu trở thành thứ không đáng mong đợi.

Một trong những vấn đề quan trọng ở Hồng Kông là sự thay đổi – Sự thay đổi đột ngột, triệt để – trong khuôn khổ pháp lý, đảm bảo pháp lý, về cách hệ thống tư pháp có thể hoạt động. Nếu bạn là một nhà đầu tư, đó là phần chính cần tính đến khi đưa ra quyết định đầu tư,” ông nói.

Hồng Kông luôn thu hút các nhà đầu tư bằng sự cởi mở và tự do của nó. Thành phố được xếp hạng là điểm đến nổi tiếng thứ ba cho đầu tư trực tiếp nước ngoài từ EU vào năm 2017, phần lớn sau đó được chuyển đến Trung cộng. Khoảng một nửa trong số 2.200 công ty châu Âu tại Hồng Kông cũng sử dụng nó làm trụ sở hoặc văn phòng khu vực của họ.

EU là đối tác thương mại lớn thứ hai của Hồng Kông, sau Trung cộng, trong khi Đức là đối tác thương mại lớn nhất châu Âu cho thành phố, với thương mại song phương lên tới khoảng 13,97 tỷ euro (15,4 tỷ USD) vào năm 2019.

Tôi tin rằng chúng ta vẫn đang xem xét một trường hợp mạnh mẽ đối với Hồng Kông nói chung. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy rằng nhiều bên liên quan trong và ngoài Hồng Kông, bao gồm cả [EU], đang theo dõi sự phát triển hiện tại chặt chẽ, bên cạnh việc bày tỏ mối quan ngại của họ.” Frederik Gollob, chủ tịch Phòng Thương mại Châu Âu tại Hồng Kông cho biết

Các nhà đầu tư đã bắt đầu cảm thấy sức nóng ở Hồng Kông kể từ thất bại của chính quyền địa phương vào năm ngoái về vấn đề luật dẫn độ cho phép nghi phạm ở Hồng Kông được gửi đến Trung cộng xét xử.

Chính phủ Hồng Kông đã mất uy tín khá nặng, nếu không nói là tất cả. Tôi không ngạc nhiên khi thấy các doanh nghiệp rời khỏi hoặc giảm sứ hoạt động hoặc nhân viên của họ ở Hồng KôngSẽ mất nhiều thời gian để đo lường cuộc di cư này, nhưng tôi đã mong đợi một số xu hướng rõ ràng sẽ xuất hiện sau mùa hè”, Julien Chaisse, giáo sư luật tại Đại học Thành phố Hồng Kông cho biết.

Reinhard Buetikofer, một thành viên của Nghị viện châu Âu Đức và chủ tịch phái đoàn quan hệ với Trung cộng, nói rằng cuộc họp của các bộ trưởng ngoại giao EU vào hôm 29/5 “nên làm rõ và lên án các cuộc tấn công Bắc Kinh vào quyền tự trị của Hồng Kông.”

Ông kêu gọi một cơ chế để đáp lại các vi phạm nhân quyền và để các nước EU xem xét lại công việc của họ với công ty viễn thông Huawei “để xem thực tế là lãnh đạo Trung cộng đang ngạo nghễ  phớt lờ  luật pháp quốc tế.”

Nói chuyện với các nhà ngoại giao Đức hôm thứ Hai, Borrell lập luận rằng “áp lực phải chọn phe [giữa Mỹ và Trung cộng] đang gia tăng và chúng ta cần một chiến lược mạnh mẽ hơn với vấn đề Trung cộng.”

Tuy nhiên vào hôm 27/5, bà Merkel đã đề nghị rằng châu Âu sẽ tìm cách tránh tham gia vào cuộc đối đầu công khai đang manh nha giữa Bắc Kinh và Washington.

Bà thừa nhận EU có những khác biệt sâu sắc với Trung cộng về luật pháp, tự do, dân chủ và nhân quyền, nhưng họ muốn cách tiếp cận khác biệt với cuộc đối đầu Washington-Bắc Kinh.

Chúng ta chỉ nghĩ về tình hình ở Hồng Kông liên quan đến nguyên tắc ‘một quốc gia, hai chế độ’. Thực tế là có những khác biệt cơ bản giữa chúng ta. Và không nên biến nó thành một cuộc tranh cãi gây ảnh hưởng tới sự trao đổi, đối thoại và hợp tác, đặc biệt là vào thời điểm mà chúng ta đang phải trải qua một cuộc xung đột đang gia tăng mạnh mẽ giữa Hoa Kỳ và Trung cộng,”  Bà Merkel phát biểu.

Thiện Thành (Theo South China Morning Post)

(Tinhhoa.net,  30.05.2020)