„câu hỏi đặt ra là, mảnh đất nghèo nàn này không đủ sức hút người Nhật, người Hàn, người Đài thì tại sao người Tàu tìm mọi cách để sở hữu nó? Chỉ có thể là vì mục đích chính trị mà thôi.“
Tôi là người nước ngoài có nhiều tiền nhưng tôi không có tư cách pháp nhân để đứng tên mua đất tại Việt Nam. Vì vậy tôi đã nghĩ ra cách là nhờ ông A có quốc tịch Việt Nam đứng tên mua cho tôi một lô đất có giá trị lớn. Với cách làm như vậy, theo bạn thì khả năng tôi mất trắng tiền mua đất có cao không? Và có thể nói không ngoa rằng, ai chọn cách sở hữu mảnh đất ở Việt Nam như vậy, thì hết 99% là mất trắng số tiền đầu tư.
Theo điều 5 của Luật Đất Đai 2013 thì chỉ có người có quốc tịch Việt Nam, người Việt Nam định cư nước ngoài, các tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao gồm cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện khác của nước ngoài có chức năng ngoại giao được Chính phủ Việt Nam thừa nhận; cơ quan đại diện của tổ chức thuộc Liên Hợp Quốc, cơ quan hoặc tổ chức liên chính phủ, cơ quan đại diện của tổ chức liên chính phủ thì mới được quyền mua đất tại Việt Nam. Còn người nước ngoài không thuộc diện được nêu trong luật thì không có quyền sở hữu đất đai (thực chất là sở hữu Quyền Sử dụng đất), tuy nhiên họ được sở hữu nhà theo Luật Sở Hữu Nhà ở 2014.
Như vậy nếu dựa theo luật, người Tàu không thể cầm tiền mua đất ở Việt Nam được. Vì thế muốn sở hữu đất đai tại Việt Nam họ phải nhờ người đứng tên, mà nhờ người đứng tên thì khả năng mất trắng là rất cao. Thế nhưng có một điều lạ là, hiện nay cả Quốc hội CS Việt Nam cũng đang lo ngại việc đất đai Việt Nam lọt vào tay người Tàu theo cách này? Sao trớ trêu vậy? Tại sao người Mỹ, người Nhật, người Úc vv… họ không bao giờ dám mua đất theo cách đầy rủi ro như thế, nhưng người Tàu lại dám? Chả nhẽ người Tàu ngu? Không! Người Tàu không ngu bao giờ, mà ngược lại họ thâm hiểm hơn người là khác. Khi người Tàu dám bỏ tiền ra mua đất theo cách như vậy, thì ta phải hiểu rằng, chắc chắn họ phải có một thứ quyền lực ngầm nào đấy. Quyền lực mà có thể làm cho người đứng tên kia không dám lật lọng. Và đặc biệt hơn nữa, không chỉ người đứng tên không dám lật lọng mà ngay cả phía chính quyền CS Việt Nam cũng phải sợ đất đai của người Việt Nam rơi vào tay người Tàu. Vậy những người mua đất đó, họ là ai?
Nếu là xã hội đen thì họ chỉ làm cho người dân sợ chứ không thể làm cho chính quyền sợ được. Những kẻ mà dám giao một khối tiền lớn cho người Việt mua đất và đứng tên ắt phải rất bản lĩnh. Vậy họ là xã hội đen từ bên Tàu qua chăng? Không! Xã hội đen không đủ làm cho một số quan chức chính quyền lo ngại đâu. Ẩn đằng sau sự lo ngại của chính quyền, chúng ta cũng hình dung ra rằng, đó chỉ có thể là thế lực chính trị.
Hôm nay, ngày 26 tháng 5, trên báo Sài Gòn Giải Phóng có bài viết “Không để người nước ngoài “núp bóng” sở hữu đất đai” đã cho thấy đây là sự lo ngại của những người đại diện chính quyền (đừng nghĩ Quốc hội với 96% là đảng viên mà lại đại diện cho dân) rất rõ. Được biết, thành phố Đà Nẵng là một trong những nơi mà người Tàu “núp bóng” sở hữu đất đai nhiều nhất. Nếu không có thứ quyền lực chính trị cực mạnh thì chắc chắn người Tàu sẽ mất tiền chứ không phải Việt Nam mất đất đâu.
Còn nhớ ngày 18 tháng 7 năm 2016, trên báo Thanh Niên có bài viết “Sóng phát thanh tiếng Trung Quốc ‘tấn công’ sóng phát thanh ở Đà Nẵng” đã cho biết, từ ngày 21/5/2016 đến ngày 18/7/2016 sóng FM của đài phát thanh tại một số quận trên địa bàn thành phố này đã bị cướp sóng và phát bằng tiếng Tàu. Thế nhưng câu đặt ra là, nguồn phát sóng tiếng Tàu ấy đặt ở đâu, thì cho đến hôm nay cũng chẳng ai giải thích cả. Mọi việc được cho chìm xuồng một cách êm đẹp. Và như vậy, những người Tàu “núp bóng” sở hữu đất đai tại Việt Nam có thân thế nào thì chắc chính quyền chẳng dám điều tra, và chúng ta chỉ có thể biết được bằng cách suy đoán chứ không thể bằng sự công bố chính thức từ phía chính quyền được.
Mới đây, ngày 30 tháng 4 năm 2020 tờ Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn cũng có đăng bài “Nhà đầu tư Trung Quốc gia tăng ‘thâu tóm’ doanh nghiệp Việt giữa Covid-19” đã cho thấy, người Tàu chọn mua lại doanh nghiệp Việt (tức M&A) thay vì họ đầu tư nó dưới dạng FDI. Tại sao hàng loạt những nhà đầu tư đến từ Nhật, Hàn, Đài, Mỹ vv… chọn cách đầu tư dạng FDI còn Trung Cộng chọn cách mua lại những doanh nghiệp của chính người Việt sở hữu? Đây rõ ràng là điều bất thường.
Như đã phân tích nhiều bài trước, Trung cộng chọn M&A thay vì đầu tư theo dạng FDI là bởi vì, họ muốn đánh chết nội lực kinh tế Việt, họ muốn mượn đường xuất khẩu để kiếm ưu đãi thuế. Và đặc biệt hơn, họ muốn lách luật để được quyền sở hữu đất ở Việt Nam. Như ta biết, theo luật thì người nước ngoài và các tổ chức nước ngoài không được quyền sở hữu đất tại Việt Nam. Như vậy các thì FDI làm ăn ở Việt Nam cũng chỉ có thể thuê đất chứ không thể sở hữu đất được. Nhưng khác với FDI thì các doanh nghiệp trong nước hoàn toàn có thể. Vậy nên, nếu mua lại công ty Việt thì chắc chắn người Tàu sẽ sở hữu được đất đai ở Việt Nam thông qua sở hữu doanh nghiệp Việt mà họ mua vào. Đây rõ ràng là cách họ đi đường vòng lách luật.
Như vậy qua đây chúng ta thấy gì ở người Tàu khi họ muốn mua đất ở Việt Nam? Đó là họ luôn sử dụng mọi cách từ cách mờ ám đến công khai lách luật.
Vậy câu hỏi đặt ra là, mảnh đất nghèo nàn này không đủ sức hút người Nhật, người Hàn, người Đài thì tại sao người Tàu tìm mọi cách để sở hữu nó? Chỉ có thể là vì mục đích chính trị mà thôi.
Vậy thì thử hỏi khi Việt Nam giao các đặc khu cho Tàu “thuê” 1 thế kỷ, thì liệu mảnh đất đó có còn là của người Việt sau 100 năm nữa không?
Chắc chắn là không.