Bản đồ ‘đường lưỡi bò’: Người Việt cần tẩy chay Baidu mới trúng đích?
Trang web Louis Vuitton ở TQ, với bản đồ của Baidu thể hiện đường lưỡi bò trên Biển Đông, /4/2021
Giữa lúc đông đảo người Việt đòi tẩy chay hãng H&M và cả các thương hiệu thời trang lớn khác như Gucci, Channel, Louis Vuitton… vì họ sử dụng bản đồ “đường lưỡi bò” của Trung cộng, cũng xuất hiện một số ý kiến cho rằng đối tượng đáng bị tẩy chay phải là Baidu, hãng công nghệ Trung cộngđứng sau bản đồ gây tranh cãi.
Như VOA đã đưa tin, kể từ ngày 3/4 đến nay, nhiều người Việt phẫn nộ, kêu gọi không mua, không sử dụng sản phẩm của hãng quần áo Thụy Điển H&M sau khi có tin hãng này tuân thủ yêu cầu của Bắc Kinh phải sửa “bản đồ có vấn đề” liên quan đến chủ quyền Trung cộng.
Hiện tại, trang web của H&M ở Trung cộng không đăng bản đồ có đường 9 đoạn, còn gọi là “đường lưỡi bò” trên Biển Đông.
Trong khi đó, VOA nhận thấy các trang web phục vụ thị trường Trung cộng của một loạt các hãng thời trang nổi danh toàn thế giới như Burberry, Chanel, Gucci, Louis Vuitton, YSL hiện đang sử dụng bản đồ “đường lưỡi bò”.
Ông Ngô Quý Nhâm, nghiên cứu sinh thuộc Đại học PSL (Pháp) với 23 năm nghiên cứu, giảng dạy về kinh doanh quốc tế, chỉ ra với VOA rằng việc bắt buộc các hãng nước ngoài phải sử dụng bản đồ của Baidu thể hiện chủ quyền Trung cộng, mà Việt Nam coi là sai trái, là một thủ đoạn của chính quyền Bắc Kinh. Ông nói thêm:
“Các tập đoàn đa quốc gia đều cố tránh né các câu chuyện liên quan đến chính trị, tranh chấp lãnh thổ, biển đảo. Bản chất ở đây là chính quyền Trung cộngbắt buộc các doanh nghiệp nước ngoài phải sử dụng hệ thống bản đồ của Baidu, chứa các tuyên bố chủ quyền của Trung cộng, như là ‘đường lưỡi bò’. Vì vậy, tôi nghĩ việc tẩy chay là không thỏa đáng đối với các doanh nghiệp toàn cầu”.
Trung cộngnhiều năm nay cấm cửa hãng Google của Mỹ, đồng nghĩa là ứng dụng bản đồ Google Map cũng bị vô hiệu hóa ở đất nước có hơn 1,4 tỉ dân.
Trong hoàn cảnh đó, các hãng nước ngoài buộc phải sử dụng các sản phẩm và dịch vụ do hãng công nghệ Baidu của Trung cộngcung cấp.
Các tính năng của Baidu bao gồm bản đồ, tin tức, video, bách khoa toàn thư, phần mềm chống virus, và TV trên internet.
Baidu là công cụ tìm kiếm chiếm thị phần áp đảo ở Trung cộng, lên đến 78%. Ở tầm thế giới, hãng này đứng thứ 6 về công cụ tìm kiếm.
Chuyên gia về kinh doanh quốc tế Ngô Quý Nhâm đưa ra quan điểm về Baidu:
“Baidu chính là công ty đưa bản đồ vệ tinh đó lên, nó có phần ‘đường lưỡi bò’. Đó là hãng trực tiếp làm như vậy, nó đáng bị tẩy chay”.
Một nhà báo trong nước với gần 20 năm kinh nghiệm viết về lĩnh vực chủ quyền có chung quan điểm với ông Nhâm. Không muốn nêu danh tính vì hiện làm việc tại một báo quốc doanh lớn ở Việt Nam, nhà báo này nói với VOA:
“Cái nguồn cơn, cái thủ phạm chính ở đây mà mình nên chống chính là Baidu, hoặc lớn hơn nữa đó là chính quyền Trung cộng, với những chủ trương và đòi hỏi phi lý về chủ quyền ở Biển Đông. Xử lý về gốc, ít nhất là phía Việt Nam phải ngăn chặn Baidu, ngăn chặn những bản đồ của họ phương hại đến chủ quyền của Việt Nam”.
Vẫn nhà báo chuyên viết về chủ quyền nhận định rằng về mặt kỹ thuật, Việt Nam hoàn toàn có khả năng chặn Baidu, như họ từng làm với các trang web khác bị liệt vào diện chống chính quyền, hoặc đi ngược lại lợi ích về chủ quyền của Việt Nam, hoặc các trang đồi trụy.
Tuy nhiên, nhà báo giấu tên cho rằng do vị thế mang tính thống lĩnh của Baidu ở Trung cộng, nhà chức trách Việt Nam sẽ phải thận trọng hơn khi hành động:
“Baidu là doanh nghiệp quá lớn của Trung cộng. Ở một chừng mực nào đó, nó như là đại diện của Trung cộngcho nên Việt Nam cũng có những ngại ngần trong việc chặn, vì việc chặn ở chừng mực nào đó cũng cho thấy thái độ của Việt Nam trực diện với Trung cộng, thì họ phải cân nhắc về mặt ngoại giao. Nhưng tôi nghĩ xét về mặt lợi ích, chúng ta hoàn toàn có quyền chặn”.
Trong các năm gần đây, có không ít tiền lệ về việc Hà Nội hành động trực diện với Bắc Kinh để bảo vệ chủ quyền Việt Nam, như không công nhận hộ chiếu Trung cộngcó in bản đồ “đường lưỡi bò”, hay phạt hoặc tiêu hủy các sản phẩm, văn hóa phẩm chứa đựng hay quảng bá cho bản đồ này.
Trong suy nghĩ của mình, nhà báo ẩn danh cho rằng tuy các sản phẩm, dịch vụ của Baidu không phổ biến ở Việt Nam, do đó, việc người dân tẩy chay hãng này không có nhiều tác động về mặt thương mại, kinh doanh, song vẫn sẽ tạo ra hiệu ứng đối với chính phủ Việt Nam:
“Việc người Việt tẩy chay Baidu nó mang tính biểu tượng, phát ra thông điệp. Điều đó quan trọng. Cách người dân lên tiếng sẽ tác động tới cách xử lý của chính quyền Việt Nam. Muốn chính quyền làm việc này quyết liệt hơn, mạnh hơn, thì tiếng nói của người dân ở chừng mực nào đó cũng có tác động, gây áp lực lên chính quyền”.
Về phần mình, chuyên gia về kinh doanh quốc tế Ngô Quý Nhâm nhận định Việt Nam có thể đưa ra cảnh báo với Baidu rằng nếu họ cung cấp dịch vụ ở Việt Nam, họ phải tuân thủ luật của nước chủ nhà, bao gồm không được sử dụng bản đồ “đường lưỡi bò” ở Việt Nam, nếu không tuân thủ sẽ bị cấm.
Tuy nhiên, ông Nhâm cũng cảnh báo rằng Việt Nam cần tính đến những hệ lụy:
“Nếu Việt Nam có hành động cấm đoán như vậy, cũng phải chuẩn bị cho cái hướng là Trung cộngcũng có thể trả đũa, ngăn chặn những sản phẩm, dịch vụ nhất định của Việt Nam. Nó sẽ phức tạp, nhưng chính phủ Việt Nam chắc vẫn sẽ phải làm vì không một nhà lãnh đạo nào lại mạo hiểm chấp nhận cho phép Baidu đưa hệ thống bản đồ của họ vào hoạt động kinh doanh của họ ở Việt Nam”.
Hồi giữa tháng 7/2012, Baidu ra mắt mạng xã hội ở Việt Nam, nhưng chỉ ít ngày sau, một số báo trong nước, trong đó có Thanh Niên và VietnamNet, chỉ ra rằng mạng xã hội của Baidu gây ra một số quan ngại, đặc biệt là việc thảo luận về chủ quyền biển đảo đang trong vòng tranh chấp giữa Việt Nam và Trung cộng.
Kể từ đó đến nay, không có số liệu về tốc độ phát triển tài khoản người sử dụng và mức độ phổ biển của mạng Baidu ở Việt Nam.
VOA (06.04.2021)
Căng thẳng Biển Đông gia tăng: Mỹ và Trung cộngcùng điều tàu chiến
Ngày 5/4, báo South China Morning Post đưa tin, Mỹ và Trung cộngđều đã điều tàu chiến vào Biển Đông và Biển Hoa Đông, trong bối cảnh căng thẳng khu vực gia tăng liên quan đến việc một số lượng lớn tàu Trung cộngxuất hiện tại Đá Ba Đầu.
Hàng không mẫu hạm USS Theodore Roosevelt của Mỹ (Nguồn ảnh: Getty Images)
Tổ chức Sáng kiến điều tra tình hình chiến lược Biển Đông (SCSPI) tại Đại học Bắc Kinh của Trung cộngdẫn dữ liệu vệ tinh cho biết, hôm 4/4 nhóm tác chiến Hàng không mẫu hạm của Mỹ do Hàng không mẫu hạm USS Theodore Roosevelt dẫn đầu đã đi qua eo biển Malacca vào Biển Đông.
Trước đó, hôm 3/4 khu trục hạmmang tên lửa dẫn đường USS Mustin của Hải quân Mỹ đang hoạt động ở Biển Hoa Đông và di chuyển gần sông Trường Giang của Trung cộng.
Còn về phía Trung cộng, vào cùng ngày 3/4, Hàng không mẫu hạm Liêu Ninh cùng khu trục hạmhạng nặng 055 và các tàu khác đi qua eo biển Miyako ở tây nam Nhật Bản để vào Thái Bình Dương, bắt đầu cuộc tập trận gần đảo Đài Loan, Tờ Thời báo Hoàn Cầu đưa tin vào ngày 5/4.
“Trùng hợp với cuộc tập trận của Hàng không mẫu hạm Trung cộng, khu trục hạmUSS Mustin của Hải quân Mỹ đã đi vào Biển Hoa Đông và di chuyển gần cửa sông Trường Giang của Trung cộngtrước khi di chuyển về phía nam hôm 3/4”, theo Thời báo Hoàn Cầu.
Hoạt động của Hàng không mẫu hạm Liêu Ninh diễn ra chỉ vài ngày sau khi Bộ Quốc phòng Trung cộngthúc giục Nhật Bản “dừng tất cả động thái khiêu khích” tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang tranh chấp giữa hai nước ở Biển Hoa Đông.
Ông Ben Schreer – giáo sư nghiên cứu chiến lược tại Đại học Macquarie của Úc nhận định rằng, Hàng không mẫu hạm Mỹ đi vào khu vực Biển Đông là nhằm chống lại các yêu sách của Bắc Kinh tại vùng biển này và để gửi thông điệp tới các đồng minh của Washington, gồm có Phi Luật Tân, rằng Mỹ là một “đồng minh hiệp ước đáng tin và có năng lực”.
Về phía Trung cộng, giáo sư Ben Schreer đánh giá rằng, Hàng không mẫu hạm Liêu Ninh hoạt động ở Biển Hoa Đông nhằm chứng minh các tham vọng của Trung cộngvề việc sử dụng hàng không mẫu hạm để bảo vệ cái gọi là lợi ích lãnh thổ cốt lõi của họ.
“Đây là thông điệp gửi tới Nhật Bản, Mỹ và các cường quốc khác trong khu vực, rằng hải quân Trung cộngđang phát triển năng lực Hàng không mẫu hạm”, giáo sư Ben Schreer nói.
Theo South China Morning Post (NTDVN, 05.04.2021)
Hộ tống hạm Quang Trung của Việt Nam tiến hành diễn tập tại quần đảo Trường Sa
Hình minh hoạ. Sĩ quan và thuỷ thủ trên Hộ tống hạmQuang Trung TTXVN
Hộ tống hạmQuang Trung của Việt Nam tiến hành diễn tập tại quần đảo Trường Sa về các tình huống chiến đấu, phối hợp với trực thăng săn ngầm.
Đài truyền hình VTV của Chính phủ Hà Nội loan tin ngày 4/4 nhưng không nói rõ cuộc diễn tập diễn ra chính xác vào thời điểm nào và ở khu vực cụ thể nào tại Trường Sa.
Tin chỉ nói Hộ tống hạmtên lửa Quang Trung của Việt Nam là loại tàu chiến có chức năng tàng hình, săn tàu ngầm, chống các loại tàu chiến mặt nước. Tàu được trang bị nhiều vũ khí tiên tiến.
Loại trực thăng tham gia diễn tập được nói là trực thăng chống ngầm Ka-28. Trực thăng thực hành các tình huống cất- hạ cánh khẩn cấp ngay khi Hộ tống hạmđang chạy với tốc độ cao.
Tàu Quang Trung 016 là Hộ tống hạmtên lửa thuộc đề án có tên 11661E “Gepard”. Tàu được biên chế vào Lữ đoàn 162 của Hải Quân Việt Nam vào tháng hai năm 2018. Vũ khí chính trên tàu được cho biết có 8 tên lửa chốn ghạm 3M24E với tầm bắn 130 km, một pháo hải quân AK-176MA cỡ nòng 76,2 mm, một tổ hợp pháo-tên lửa phòng không Palma, hai pháo phòng thủ cực gần AK-630M và 4 ống phóng ngư lôi cỡ 533 mm. Tàu có thể chở theo một trực thăng Ka-28 để tăng cường khả năng phát hiện, tiêu diệt tàu ngầm của kẻ thù.
Hộ tống hạmQuang Trung tổ chức diễn tập các tình huống chiến đấu, phối hợp với trực thăng săn ngầm tại quần đảo Trường Sa.
Hộ tống hạmQuang Trung 016 thuộc lớp Gepard. Lớp tàu này của Việt Nam được ứng dụng các công nghệ tàng hình, kết hợp giữa thâm vỏ góc cạnh và sơn hấp thu sóng radar nhằm hạn chế tối đa diện tích phản xạ radar trước các hệ thống trinh sát của đối thủ. Tàu cũng có các hệ thống gây nhiễu, tác chiến điện tử tân tiến.
Tình hình Biển Đông đã trở nên căng thẳng trong những tuần qua khi Trung cộngđiều hơn 200 tàu cá đến đá Ba Đầu thuộc quần đảo Trường Sa đang tranh chấp giữa các nước bao gồm Việt Nam. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam hồi tuần trước đã lên tiếng phản đối hành động này của Trung cộng, coi đây là hành động vi phạm chủ quyền của Việt Nam ở Trường Sa.
RFA (05.04.2021)
Việt Nam yếu thế trước Trung cộngtrong cuộc đấu về bản đồ Biển Đông?
Bản đồ có “đường lưỡi bò” trên trang web của Chanel phục vụ thị trường Trung cộng, 5/4/2021.
Trong 3 ngày qua, kể từ hôm 3/4, theo quan sát của VOA, đông đảo người Việt kêu gọi trên mạng xã hội hãy tẩy chay hãng quần áo Thụy Điển H&M vì có tin Bắc Kinh đã thành công trong việc buộc hãng này tuân thủ yêu cầu sửa “bản đồ có vấn đề” liên quan đến chủ quyền Trung cộng.
Sự việc bắt đầu từ tối 1/4, theo tin của Vietnambiz.vn, khi trên mạng xã hội xuất hiện thông tin là H&M “’chiều lòng’ người tiêu dùng Trung cộng, chấp nhận đổi bản đồ trên website của họ, thêm đường lưỡi bò trái phép”.
Tuy nhiên, theo tìm hiểu của VOA, trang web của H&M ở Trung cộngkhông có bản đồ về hệ thống cửa hàng, chỉ có danh sách cửa hàng ở các tỉnh, thành trên đất nước láng giềng khổng lồ của Việt Nam.
Cho đến nay, chưa có thông tin hay hình ảnh cụ thể nào cho thấy H&M in hay sử dụng bản đồ “đường lưỡi bò” trong sản phẩm hay nhãn mác của họ.
Khi được VOA hỏi về phản ứng trước những lời kêu gọi tẩy chay sản phẩm H&M ở Việt Nam, hãng của Thụy Điển cho biết “không có bình luận”.
Trang web của H&M ở Trung cộngkhông có bản đồ các cửa hàng. 5/4/2021
Giữa làn sóng kêu gọi tẩy chay, chỉ lác đác có vài tiếng nói như của phó giáo sư-tiến sĩ Nguyễn Hoàng Ánh hay nhà báo Hoàng Tư Giang, hai Facebooker có đông người theo dõi, khuyên rằng mọi người ở Việt Nam nên bình tĩnh, tỉnh táo đối với những bài đăng không có nguồn khả tín.
Trong khi đó, VOA nhận thấy các trang web phục vụ thị trường Trung cộngcủa một loạt các hãng thời trang lớn nổi danh toàn thế giới thực sự có sử dụng bản đồ thể hiện đường 9 đoạn, còn gọi là “đường lưỡi bò”, trên phần vẽ về Biển Đông.
Đó là các hãng Burberry, Chanel, Gucci, Louis Vuitton, YSL và một số hãng khác. Hầu hết những hãng này không có website riêng cho thị trường Việt Nam.
Cả Việt Nam và Trung cộngđều tuyên bố chủ quyền về Biển Đông và hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa ở đó. Một số nước khác trong khu vực cũng đưa ra tuyên bố chủ quyền về một phần biển, đảo ở Biển Đông.
Chính quyền Trung cộngcủng cố cho yêu sách chủ quyền của họ bằng cách phổ biến bản đồ có “đường lưỡi bò”. Đáp lại, chính quyền Việt Nam nhiều lần phản bác và phạt các cá nhân, tổ chức đưa vào hoặc sử dụng bản đồ này ở Việt Nam.
Trang web của Gucci ở Trung cộng, với đường lưỡi bò trên Biển Đông, 5/4/2021
Phó giáo sư-tiến sĩ Nguyễn Hoàng Ánh, cựu giảng viên đại học chuyên ngành kinh tế ngoại thương, nói với VOA rằng mặc dù tồn tại thực tế là các hãng làm ăn ở Trung cộngphải dùng bản đồ “đường lưỡi bò”, song không nên đặt nặng vấn đề là Việt Nam yếu thế trước Trung cộngtrong cuộc đấu về bản đồ:
“Kinh doanh thì các hãng tránh xa các tranh luận về chính trị. Quy tắc kinh doanh quốc tế là ở đâu thì tuân thủ luật pháp của nước đó, nên các hãng buộc phải làm vậy. Trừ khi họ tuyên bố trên website của họ là họ ủng hộ nước nào đấy, thì chúng ta mới thấy như thế là sốc”.
Những người tiêu dùng không thể đòi hỏi các hãng kinh doanh tham gia vào các vấn đề chính trị, bà Ánh nói thêm. Bà cũng lưu ý rằng Trung cộnglà công xưởng sản xuất cho cả thế giới, điều đó đặt người Việt vào thế khó nếu họ muốn tẩy chay bất cứ những gì dính líu đến Trung cộngkhi có mâu thuẫn về chủ quyền:
“Bây giờ chúng ta sẽ tẩy chay Gucci, H&M, tẩy chay Zara, Uniqlo. Xong rồi chúng ta sẽ chuyển sang dùng hàng Quảng Đông à? Tôi tin rằng hàng Quảng Đông trên đấy không in cái bản đồ nào đâu [cười]. Cách đấy không phải là cách hay, chưa kể làm thế có thể gây nên thất nghiệp cho rất nhiều lao động Việt Nam. Cho nên tôi có kêu gọi bạn bè nên cẩn trọng, suy nghĩ sâu xa hơn”.
Trang web của YSL ở Trung cộng, với đường lưỡi bò trên Biển Đông
Nhà hoạt động vì tiến bộ xã hội Nguyễn Lân Thắng, người cũng tích cực đấu tranh bảo vệ chủ quyền Việt Nam, có chung cách nhìn:
“Họ là các hãng kinh doanh, hoạt động ở Trung cộngphải theo luật Trung cộng. Không chỉ các hãng thời trang phải làm như vậy mà kể cả các hãng ô tô lớn của Đức, Mỹ cũng phải dùng bản đồ của Trung cộng. Chẳng nhẽ người Việt Nam chúng ta tẩy chay hết tất cả các hãng sản xuất tham gia vào thị trường Trung cộngà? Tôi cho rằng điều đó rất là phi lý”.
Trung cộng, với hơn 1,4 tỉ dân có GDP bình quân đầu người xấp xỉ 11.000 đô la năm 2020, là thị trường béo bở được các hãng sản xuất, kinh doanh nước ngoài ưu tiên.
Với gần 100 triệu dân, Việt Nam là thị trường hấp dẫn cho giới kinh doanh nước ngoài, song quy mô nền kinh tế Việt Nam vẫn quá nhỏ bé khi đặt cạnh Trung cộng, nước có GDP đạt 14,7 nghìn tỉ đô la vào năm 2020, lớn gấp 37 lần GDP của Việt Nam.
Nhà hoạt động Nguyễn Lân Thắng nói với VOA rằng việc người dân Việt Nam bày tỏ thái độ để ủng hộ chủ quyền, lãnh thổ là điều đáng quý nhưng cần làm đúng cách, không thể tràn lan hô hào, có thể gây thiệt hại cho các hãng sản xuất một cách không công bằng.
Vẫn ông Thắng lưu ý rằng tiếng nói của người dân không thể thay thế vai trò của nhà nước, mà ông cho rằng nhà nước chưa làm đủ:
“Phía nhà nước, phía chính phủ Việt Nam quá yếu trong vấn đề bảo vệ chủ quyền quốc gia. Rõ ràng chính phủ sử dụng tiền thuế của người dân, đại diện cho người dân trong những vấn đề quốc gia, vấn đề quốc tế, thì trách nhiệm trong những chuyện này thuộc về chính phủ”.
Tuy nhiên, khác với ông Nguyễn Lân Thắng, nhận định về việc chính quyền Việt Nam nên ứng xử như thế nào trước việc các hãng kinh doanh sử dụng bản đồ “đường lưỡi bò” của Trung cộng, phó giáo sư-tiến sĩ Nguyễn Hoàng Ánh cho rằng chừng nào các hãng chỉ sử dụng bản đồ đó ở Trung cộngvà không mang sang Việt Nam, chính quyền Việt Nam không có lý do gì để phản ứng với họ.
VOA (05.04.2021)
Bắc Kinh thắt chặt kiểm soát Biển Đông
Steven Lee Myers và Jason Gutierrez
Anh Khoa dịch
Sau khi xây dựng các đảo nhân tạo, Trung cộngđang sử dụng các đội tàu dân sự lớn để ép tàu của các nước khác ra khỏi vùng biển tranh chấp.
Các tàu Trung cộngđến như những vị khách không mong muốn và không chịu rời đi.
Ngày qua ngày càng có nhiều tàu thuyền xuất hiện hơn. Trung cộngcho biết đây chỉ là những chiếc thuyền đánh cá, mặc dù chúng không có vẻ như đang đánh cá. Người ta khẳng định rằng hàng chục tàu đã nằm sát nhau thành từng hàng ngay ngắn để tự bảo vệ trước những cơn bão không bao giờ đến.
Cách đây không lâu, Trung cộngđã khẳng định yêu sách trên Biển Đông bằng cách xây dựng và bồi đắp các đảo nhân tạo trong vùng biển mà Việt Nam, Phi Luật Tân và Malaysia tuyên bố chủ quyền. Chiến lược của họ bây giờ là củng cố các tiền đồn đó bằng cách cho thuyền đi lại tràn ngập các vùng biển tranh chấp nhằm thách thức các nước khác trục xuất chúng.
Mục tiêu là đạt được những gì mà Trung cộngkhông thể làm được thông qua ngoại giao hoặc luật pháp quốc tế bằng sự hiện diện áp đảo. Và ở một mức độ nào đó việc làm này dường như đang có hiệu quả.
Greg Poling, Giám đốc Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, một tổ chức ở Washington, chuyên theo dõi các diễn biến trên Biển Đông, cho biết: “rõ ràng Bắc Kinh nghĩ rằng nếu họ gây sức ép đủ lâu, họ sẽ đẩy được các quốc gia Đông Nam Á ra. Thật là quỷ quyệt.”
Các hành động trên phản ánh sự tự tin ngày càng tăng của Trung cộngdưới thời Tập Cận Bình. Họ có thể thử chính quyền Biden, cũng như các nước láng giềng của Bắc Kinh ở Biển Đông đang ngày càng phụ thuộc vào nền kinh tế mạnh mẽ của Trung cộngvà nguồn cung cấp vắc xin Covid-19.
Vụ việc mới nhất đã xảy ra trong những tuần gần đây xung quanh Rạn san hô Whitsun/Bãi Ba Đầu, một thực thể hình boomerang chỉ nổi lên trên mặt nước khi thủy triều xuống. Trong tháng 3, có lúc có 220 tàu Trung cộngđược cho là đang neo đậu xung quanh rạn san hô này, khiến Việt Nam và Phi Luật Tân – đều có tuyên bố chủ quyền ở đó và Hoa Kỳ cùng phản đối.
Bộ trưởng Quốc phòng Phi Luật Tân, Delfin Lorenzana, gọi sự hiện diện của tàu Trung cộnglà “một sự khiêu khích rõ ràng”. Bộ ngoại giao Việt Nam cáo buộc Trung cộngvi phạm chủ quyền của nước này và yêu cầu các tàu này rời đi.
Theo các bức ảnh vệ tinh được Maxar Technologies, một công ty có trụ sở tại Colorado, chụp. Những tàu khác chuyển đến rạng san hô khác chỉ cách đó vài dặm, trong khi một nhóm 45 tàu Trung cộngkhác neo đậu cách đó 100 dặm về phía đông bắc tại đảo Thị Tứ thuộc Phi Luật Tân.
“Đại sứ Trung cộngcó rất nhiều việc phải giải thích,” ông Lorenzana nói trong một tuyên bố hôm thứ Bảy.
Tàu tập trung ở đây đã tạo thêm căng thẳng trong khu vực, cùng với Đài Loan, có nguy cơ trở thành một điểm bùng phát khác trong cuộc đối đầu ngày càng gia tăng giữa Trung cộngvà Hoa Kỳ.
Mặc dù Hoa Kỳ có lập trường trung lập về các tranh chấp ở Biển Đông, nhưng họ đã chỉ trích các chiến thuật gây hấn của Trung cộngở đó, bao gồm cả việc quân sự hóa các căn cứ. Trong nhiều năm, Hoa Kỳ đã cử các tàu chiến Hải quân đi tuần tra định kỳ ba lần chỉ kể từ khi Tổng thống Biden nhậm chức vào tháng Giêng để thách thức quyền khẳng định hạn chế bất kỳ hoạt động quân sự nào của Trung cộngở Biển Đông.
Ngoại trưởng Antony J. Blinken bày tỏ sự ủng hộ đối với Phi Luật Tân về sự hiện diện của các tàu Trung cộng. “Chúng tôi sẽ luôn đứng về phía các đồng minh của mình và bảo vệ trật tự quốc tế dựa trên luật lệ,” ngoại trưởng Blinken viết trên Twitter.
Việc tập trung tàu ở đây cho thấy Phi Luật Tân đã dần mất quyền kiểm soát đối với các vùng biển tranh chấp, điều này có thể trở thành một vấn đề khó khăn đối với tổng thống Rodrigo Duterte.
Bộ quốc phòng của Phi Luật Tân đã điều động hai máy bay và một tàu đến rặng san hô Whitsun để ghi lại tình trạng tập trung tàu thuyền nhưng không can thiệp gì. Không biết liệu các lực lượng Việt Nam có đáp trả hay không.
Những người chỉ trích cho rằng việc Trung cộngcoi thường các tuyên bố của Phi Luật Tân phản ánh sự thất bại của ông Duterte trong việc cố duy trì quan hệ thân thiện với lãnh đạo của Đảng Cộng sản ở Bắc Kinh.
Thượng nghị sĩ Leila de Lima nói: “Mọi người cần phải nghe tổng tư lệnh lên tiếng, một tên hèn với giặc, ác với dân”. Ông Duterte đã không công khai đề cập đến vấn đề này, mặc dù phát ngôn viên của ông cho rằng họ đang tiến hành những nỗ lực âm thầm nhằm xoa dịu tình hình.
Trung cộngđã bác bỏ mọi phản đối của các nước liên quan. Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao, Hoa Xuân Oánh, nói rằng ngư dân Trung cộng“ đánh bắt cá ở vùng biển gần rạn san hô đó từ lâu nay.” Các quan chức Phi Luật Tân và các chuyên gia cho biết không có bằng chứng nào về điều đó.
Rạn san hô Whitsun/Bãi Ba Đầu là một phần của nhóm đảo san hô Union Banks/ Cụm Sinh Tồn, cách Palawan, một hòn đảo của Phi Luật Tân, khoảng 175 hải lý. Phi Luật Tân, Trung cộngvà Việt Nam đều tuyên bố rằng đảo san hô này nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của họ, nhưng chỉ có Trung cộngvà Việt Nam hiện diện thực tế thường xuyên ở đó, mang lại cho mỗi bên một lợi thế an toàn, nếu không phải là hợp pháp, trong việc khẳng định quyền kiểm soát.
Việt Nam đã chiếm bốn đảo nhỏ trong quần đảo san hô này từ những năm 1970, trong khi Trung cộngđã xây dựng hai tiền đồn trên các rạn san hô chìm trước đây từ năm 2014, nạo vét bảy đảo nhân tạo. Hai trong số các tiền đồn – rạn san hô Sinh Tồn Đông do Việt Nam chiếm đóng và rạn san hô Đá Tư Nghĩa do Trung cộngchiếm đóng – cách nhau chưa đầy ba hải lý.
Một tòa án quốc tế được triệu tập theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển vào năm 2016 đã phán quyết rằng yêu sách rộng lớn của Trung cộngđối với hầu như toàn bộ Biển Đông là không có cơ sở pháp lý, mặc dù họ đã không phân chia lãnh thổ giữa các bên tranh chấp. Trung cộngđã đưa ra tuyên bố chủ quyền dựa trên “đường chín đoạn” được vẽ trên bản đồ trước khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập vào năm 1949.
Một đội tuần tra của Phi Luật Tân lần đầu tiên báo cáo về số lượng lớn tàu tại Bãi Ba Đầu vào ngày 7 tháng 3. Theo ông Poling, các bức ảnh vệ tinh cho thấy sự hiện diện thường xuyên, mặc dù nhỏ hơn, của Trung cộngtrong năm qua tại rạn san hô này.
Đến ngày 29 tháng 3, 45 tàu vẫn ở Bãi Ba Đầu, theo một tuyên bố hôm thứ Tư của Lực lượng Đặc nhiệm Quốc gia-Biển Tây Phi Luật Tân, một cơ quan báo cáo cho văn phòng tổng thống Phi Luật Tân. Lực lượng đặc nhiệm này đã đếm được 254 tàu thường cũng như 4 tàu chiến của Trung cộngngày hôm đó ở Trường Sa, một quần đảo gồm hơn 100 đảo, vịnh và các mỏm khác nằm giữa Phi Luật Tân và Việt Nam.
Lực lượng đặc nhiệm này cho biết 254 tàu không phải là tàu cá như Bắc Kinh tuyên bố, mà là một phần của lực lượng dân quân hàng hải của Trung cộng, một lực lượng dân sự bề ngoài đã trở thành một công cụ không thể thiếu trong chiến lược hàng hải mới của Trung cộng. Nhiều chiếc thuyền trong số này, dù không có vũ khí, do những lực lượng dự bị hoặc những người khác thực hiện mệnh lệnh của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển và Quân đội Giải phóng Nhân dân điều hành.
“Họ có thể đang thực hiện các hoạt động bất hợp pháp vào ban đêm và sự hiện diện kéo dài với số lượng tàu lớn có thể gây ra thiệt hại không thể khắc phục được đối với môi trường biển,” tuyên bố của lực lượng đặc nhiệm này cho biết.
Sự hiện diện của rất nhiều tàu Trung cộngnhằm mục đích đe dọa. Ông Poling nói: “Bằng cách cho tàu ở đó và trải dài ra khắp xung quanh các rạn san hô mà những nước khác chiếm giữ, hoặc xung quanh các mỏ dầu và khí đốt hoặc ngư trường, họ đang dần đẩy Phi Luật Tân và Việt Nam ra ngoài”.
“Nếu bạn là một ngư dân Phi Luật Tân, bạn sẽ luôn bị những kẻ này quấy rối,” ông nói. “Họ luôn áp sát và hụ còi. Đến một lúc nào đó bạn phải bỏ cuộc và không đánh cá ở đó nữa.”
Ngoài các cuộc tuần tra và tuyên bố, chính phủ Duterte dường như không muốn đối đầu với Trung cộng. Phát ngôn viên tổng thống, ông Harry Roque, lặp lại tuyên bố của Trung cộngrằng các tàu này chỉ tìm nơi trú ẩn tạm thời.
“Chúng tôi hy vọng thời tiết tốt hơn,” ông nói, “và trên tinh thần hữu nghị, chúng tôi hy vọng rằng các tàu của họ sẽ rời khỏi khu vực này.”
Phi Luật Tân ngày càng trở nên phụ thuộc vào thương mại và và viện trợ Trung cộngvì đang chống chọi với đại dịch.
Hôm thứ Hai, lô vắc-xin Covid-19 đầu tiên của Trung cộngđã đến Manila đầy phô trương. Có tới bốn triệu liều thuốc dự kiến sẽ đến tay dân chúng vào tháng Năm, một số phần trong đó là hàng viện trợ không hoàn lại. Đại sứ của Trung cộng, Huang Xilian, đã chứng kiến lô vắc xin cập cảng và sau đó đã gặp ông Duterte.
“Trung cộngđang xâm phạm vùng biển của chúng tôi, nhưng làm dịu tình hình bằng cách gửi vắc-xin,” Antonio Carpio, một thẩm phán Tòa án tối cao thẳng thắn đã nghỉ hưu, chuyên gia về tranh chấp hàng hải, nói. “Đó là vừa đấm vừa xoa, nhưng chúng ta không nên mắc bẫy”.
Nguồn: New York Times (VNTB, 05.04.2021)
Các hãng thời trang bị Trung cộng ép đưa bản đồ ‘Lưỡi bò’ trên Biển Đông
Giới kinh doanh quốc tế, gồm cả các hãng thời trang, bị Trung cộngép đưa bản đồ Trung cộngcó cả vạch “Lưỡi bò” trên Biển Đông.
Một số báo tại Việt Nam hôm 4 Tháng Tư cho hay, những công ty kinh doanh thời trang, giày dép nổi tiếng trên thế giới bị nhà cầm quyền Bắc Kinh ép sử dụng bản đồ Trung cộngvới Biển Đông có các vạch chủ quyền ngang ngược, bất hợp pháp, nối lại giống hình “Lưỡi bò.”
Bản đồ có các vạch “Lưỡi bò” của Baidu trên trang mạng công ty thời trang Louis Vuitton ở Trung cộng. (Hình: VTV chụp màn hình)
Những công ty quốc tế kinh doanh tại Trung cộng, hiện cũng có những chi nhánh tại Việt Nam, như Uniqlo, Mercedes, Chanel, Gucci, Adidas, Louis Vuitton… thấy báo chí tại Việt Nam nêu tên “khi tìm kiếm vị trí cửa hàng của các thương hiệu này trên web, bản đồ sẽ hiển thị cả “đường lưỡi bò” phi pháp mà Trung cộngtự vẽ ra.”
Hôm Thứ Bảy, báo chí tại Việt Nam đã đưa tin công ty thời trang H&M (gốc Thụy Điển) có chi nhánh tại Hà Nội và Sài Gòn đang bị giới tiêu thụ ở địa phương kêu gọi tẩy chay. Họ phản ứng khi có thông tin nói hãng này đăng hình bản đồ Trung cộngvới các vạch “Lưỡi bò” chiếm gần hết Biển Đông, nuốt luôn cả các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Báo Wall Street Journal đưa tin, mới đây nhà cầm quyền thành phố Thượng Hải ở Trung cộngcho biết: “Người dùng Internet phản ảnh với bộ phận quản lý trang web của H&M về tấm bản đồ Trung cộng‘có vấn đề.’ Cục Tài Nguyên Thượng Hải đã yêu cầu H&M chỉnh sửa và hãng đồng ý chỉnh sửa ngay lập tức.” Truyền thông Trung cộngkhông cho biết bản đồ “có vấn đề” thật sự là gì.
Tuy nhiên hãng thông tấn AP, ngày 2 Tháng Tư, nói công ty H&M bị áp lực của người tiêu thụ và nhà cầm quyền Trung cộng, nên sửa thêm mấy vạch “Lưỡi bò” vào phần Biển Đông. Trước tin tức như thế, giới tiêu thụ tại Việt Nam phẫn nộ.
Theo báo Zing, trên trang Fanpage H&M Việt Nam, hàng loạt người tiêu dùng trong nước đã kêu gọi tẩy chay sau khi thông tin H&M “thay đổi bản đồ online” theo yêu cầu của Trung cộng. Các bài đăng tải nhận được hàng chục ngàn lượt theo dõi, bình luận bày tỏ sự phẫn nộ, phản đối, đòi tẩy chay H&M tại Việt Nam.
Trung cộngvới 1.3 tỷ người là một thị trường tiêu thụ mênh mông. Giới kinh doanh quốc tế muốn làm ăn tại thị trường khổng lồ này không thể không bị nhà cầm quyền độc tài đảng trị ở Bắc Kinh làm áp lực.
Sang ngày Chủ Nhật, một số cơ quan truyền thông của CSVN, gồm cả tờ báo điện tử Tin Tức (một bộ phận của TTXVN), VTC News, Thanh Niên theo nhau đưa tin kiểu báo động không phải chỉ có H&M, mà các các công ty “hàng hiệu, xa xỉ” khác cũng bị Bắc Kinh lôi vào làm công cụ tuyên truyền chính trị.
Bản đồ Trung cộngvới hình “Lưỡi bò” trên trang mạng của công ty thời trang Uniqlo ở Trung cộng. (Hình: VTC chụp màn hình)
Cuối Tháng Tám năm ngoái, Cục Phát Thanh, Truyền Hình và Thông Tin Ðiện Tử Trực thuộc Bộ Thông Tin và Truyền Thông CSVN đòi công ty Netflix “thực hiện rà soát, loại bỏ những bộ phim, chương trình truyền hình có nội dung vi phạm chủ quyền, pháp luật Việt Nam.” Trong đó có phim “Put your head on my shoulder” (chuyển tựa đề bộ phim sang tiếng Việt là: Gửi thời thanh xuân ấm áp của chúng ta) lại “có chứa đường lưỡi bò.”
Sáu tháng trước đó, tổng giám đốc công ty Bayer Việt Nam là bà Lynette Moey Yu Lin (người Malaysia gốc Hoa) bị Sở Thông Tin và Truyền Thông Sài Gòn xử phạt và tịch thu điện thoại vì “gửi tập tài liệu bài học có nội dung về phòng, chống dịch COVID-19 cho chín người chứa bản đồ in hình đường lưỡi bò, đường chín đoạn, vi phạm chủ quyền quốc gia Việt Nam.”
Phim ảnh, tài liệu học tập, quần áo, bản đồ hướng dẫn lái xe, hộ chiếu, hay nói chung bất cứ cái gì có thể giúp Bắc Kinh cơ hội tuyên truyền chủ quyền ăn cướp trên Biển Đông, đều được họ tận dụng quảng cáo với thế giới, đặc biệt là cơ hội xâm nhập vào Việt Nam.
Người Việt (04.04.2021)
Biển Đông: Phi Luật Tân tố cáo Trung cộng có kế hoạch chiếm thêm nhiều “thực thể”
Ảnh minh hoạ : Một đoàn thuyền Trung cộnggần Đá Ba Đầu (Whitsun Reef), quần đảo Trường Sa, Biển Đông. Handout National Task Force-West Philippine Sea/AFP/File
Khẩu chiến giữa Manila và Bắc Kinh về đội tàu Trung cộngđang tràn ngập Biển Đông vừa dữ dội thêm một mức. Bộ trưởng Quốc Phòng Phi Luật Tân vào hôm nay 04/04/2021 đã lên tiếng cáo buộc Bắc Kinh là đã có kế hoạch chiếm thêm nhiều “thực thể”” ở Biển Đông.
Theo bộ trưởng Quốc Phòng Phi Luật Tân Delfin Lorenzana, “sự hiện diện liên tục của lực lượng dân quân biển Trung cộngtrong khu vực cho thấy ý định muốn chiếm đóng thêm các địa điểm ở Biển Tây Phi Luật Tân” – tên Phi Luật Tân đặt cho Biển Đông. Ông Lorenzana nêu bật việc Trung cộngtrước đây đã chiếm đóng bãi cạn Scarborough và Đá Vành Khăn mà Phi Luật Tân tuyên bố chủ quyền, và đây là những ví dụ về việc “vi phạm trắng trợn” chủ quyền của đất nước ông. Trong phát biểu hôm qua, ông Lorenzana cũng thẳng thừng bác bỏ tuyên bố của Bắc Kinh, theo đó tàu Trung cộngđã đến neo đậu tại Đá Ba Đầu để tìm kiếm nơi trú ẩn khi thời tiết xấu.
Bộ trưởng Phi Luật Tân tuyên bố: “Tôi không hề là người ngốc. Cho đến nay thời tiết vẫn tốt, vì vậy họ không có lý do gì khác để ở lại nơi đó. Hãy ra khỏi nơi đó ngay !”. Theo hãng tin Pháp AFP, đại sứ quán Trung cộngtại Manila đã phê phán tuyên bố của ông Lorenzana và kêu gọi các quan chức Phi Luật Tân là nên tránh “những nhận xét thiếu chuyên nghiệp có thể kích động những cảm xúc thiếu lý trí”.
Trong tháng Ba vừa qua, một “hạm đội” gồm hơn 200 chiếc tàu Trung cộngđã làm dấy lên một cuộc tranh cãi ngoại giao, sau khi ồ ạt tiến vào neo đậu tại Đá Ba Đầu (Whitsun Reef) thuộc quần đảo Trường Sa, một rạn san hô trong vùng đặc quyền kinh tế của Phi Luật Tân. Manila đã đòi Bắc Kinh rút các tàu “dân quân biển” ra khỏi khu vực, cho rằng đó là một sự hiện diện phi pháp. Bắc Kinh đã bác bỏ yêu cầu, khẳng định đó là tàu cá vốn được quyền hoạt động trong vùng biển của Trung cộng. Vào hôm nay, bộ trưởng Quốc Phòng Phi Luật Tân Delfin Lorenzana đã tố cáo rằng tàu Trung cộnghiện diện trong vùng đó còn vì những lý do khác.
Đá Ba Đầu nằm ở phía đông cụm Sinh Tồn, quần đảo Trường Sa, đang là đối tượng tranh chấp giữa Việt Nam, Phi Luật Tân và Trung cộng. Hà Nội hôm 25/03/2021 tố cáo Trung cộngxâm phạm chủ quyền Việt Nam khi hoạt động trong phạm vi lãnh hải Sinh Tồn Đông thuộc quần đảo Trường Sa. Ngày 30/03, báo chí chính thức tại Việt Nam ghi nhận việc “Mỹ, Nhật Bản và Indonesia, Úc đã tăng cường gây sức ép đối với Trung cộngsau vụ việc hơn 200 tàu của nước này tập kết bất thường xung quanh Đá Ba Đầu, thuộc cụm đảo Sinh Tồn trên quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam)“.
RFI (04.04.2021)