CSVN vừa vận động làm thành viên Hội đồng Nhân quyền, vừa bắt người

Nhà báo Phạm Đoan Trang bị phạt 9 năm tù vì chỉ trích nhà cầm quyền CSVN

Từ đầu năm 2022 đến nay, Cơ quan an ninh Việt Nam bắt giữ khoảng 20 nhà hoạt động và blogger, chủ yếu với cáo buộc tuyên truyền chống nhà nước” hoặc lợi dụng các quyền tự do dân chủ”- hai cáo buộc trong Bộ luật Hình sự mà chính quyền Việt Nam thường sử dụng để bịt miệng tiếng nói đối lập.

Tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty International) nói Chính phủ Việt Nam, trong khi ứng cử cho vị trí thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc vẫn bắt bớ, bỏ tù những người ủng hộ quyền con người và ra các luật nhằm bịt miệng các tiếng nói đối lập.

Tuyên bố của Ân xá Quốc tế đưa ra khi chỉ còn một tuần nữa Đại Hội đồng Liên Hiệp quốc tổ chức phiên họp để bầu 14 quốc gia vào Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2023-2025.

Việt Nam là một trong sáu nước ứng cử cho bốn ghế ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương ở Hội đồng Nhân quyền, một tổ chức cổ súy và bảo vệ quyền con người có quy mô lớn nhất toàn cầu.

Phát ngôn nhân của Ân xá Quốc tế khẳng định tính hai mặt của Chính phủ Việt Nam:

“Kể từ khi Việt Nam tuyên bố ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền, hàng chục nhà báo và nhà hoạt động bị giam giữ, bắt giữ hoặc kết án vì những tội không gì khác hơn là thực hành quyền con người một cách ôn hòa.

Việt Nam cần hủy bỏ mọi cáo buộc chống lại họ và phóng thích ngay lập tức.”

Tổ chức phi chính phủ quốc tế có trụ sở tại Vương quốc Anh cũng đề nghị các cơ quan chức năng của Việt Nam nên thể hiện rằng “họ sẵn sàng áp dụng và duy trì các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế.”

Tuy nhiên, trong thực tế, theo tổ chức này chính phủ Hà Nội tiếp tục “thông qua các luật hạn chế quyền tự do ngôn luận và lập hội trong khi tạo ra bầu không khí sợ hãi giữa những người dám nói ra sự thật.”

Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, thuộc Viện nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS) của Singapore, khẳng định, Việt Nam có quyền ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền tuy nhiên, ông cho rằng “người Việt cần giúp cho chính quyền Việt Nam sửa đổi luật hình sự để giảm dần và chấm hết sự bắt bớ sai với Hiến chương Liên Hợp Quốc và các nền pháp lý về Nhân quyền.”

Từ đầu năm 2022 đến nay, Cơ quan an ninh Việt Nam bắt giữ khoảng 20 nhà hoạt động và blogger, chủ yếu với cáo buộc tuyên truyền chống nhà nước” hoặc lợi dụng các quyền tự do dân chủ”- hai cáo buộc trong Bộ luật Hình sự mà chính quyền Việt Nam thường sử dụng để bịt miệng tiếng nói đối lập.

Nhiều chính phủ dân chủ và tổ chức nhân quyền quốc tế kêu gọi Hà Nội xóa bỏ hoặc chỉnh sửa hai điều luật trên cùng một số điều luật trong phần An ninh quốc gia của Bộ luật Hình sự để phù hợp với các công ước quốc tế về nhân quyền mà Việt Nam đã ký kết và phê chuẩn.

Ngoài ra, có ít nhất 35 người bị kết án chỉ vì thực hiện các quyền cơ bản của con người. Đặc biệt, có bốn nhà hoạt động dân sự bị kết án với tội danh trốn thuế trong khi nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế cho rằng họ bị cầm tù chỉ vì các hoạt động bảo vệ môi trường.

Đất Việt (07.10.2022)

 

 

Ân xá Quốc tế: Việt Nam “hai mặt” trong ứng cử Hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc

Cao Uỷ Nhân quyền LHQ Michelle Bachelet đọc báo cáo trước các thành viên Hội đồng hôm 6/3/2019 (hình minh hoạ)  AFP

Tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty International) nói Chính phủ Việt Nam, trong khi ứng cử cho vị trí thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc vẫn bắt bớ, bỏ tù những người ủng hộ quyền con người và ra các luật nhằm bịt miệng các tiếng nói đối lập.

Tuyên bố của Ân xá Quốc tế đưa ra khi chỉ còn một tuần nữa Đại Hội đồng Liên Hiệp quốc tổ chức phiên họp để bầu 14 quốc gia vào Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2023-2025.

Việt Nam là một trong sáu nước ứng cử cho bốn ghế ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương ở Hội đồng Nhân quyền, một tổ chức cổ suý và bảo vệ quyền con người có quy mô lớn nhất toàn cầu.

Hôm 5/10, trong thư gửi cho Đài Á Châu Tự Do (RFA), Phát ngôn nhân của Ân xá Quốc tế khẳng định tính hai mặt của Chính phủ Việt Nam: 

“Kể từ khi Việt Nam tuyên bố ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền, hàng chục nhà báo và nhà hoạt động bị giam giữ, bắt giữ hoặc kết án vì những tội không gì khác hơn là thực hành quyền con người một cách ôn hòa.

Việt Nam cần hủy bỏ mọi cáo buộc chống lại họ và phóng thích ngay lập tức.”

Tổ chức phi chính phủ quốc tế có trụ sở tại Vương quốc Anh cũng đề nghị các cơ quan chức năng của Việt Nam nên thể hiện rằng “họ sẵn sàng áp dụng và duy trì các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế.”

Tuy nhiên, trong thực tế, theo tổ chức này chính phủ Hà Nội tiếp tục “thông qua các luật hạn chế quyền tự do ngôn luận và lập hội trong khi tạo ra bầu không khí sợ hãi giữa những người dám nói ra sự thật.”

Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, thuộc Viện nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS) của Singapore trong tin nhắn gửi cho chúng tôi khẳng định, Việt Nam có quyền ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền tuy nhiên, ông cho rằng “người Việt cần giúp cho chính quyền Việt Nam sửa đổi luật hình sự để giảm dần và chấm hết sự bắt bớ sai với Hiến chương Liên Hợp Quốc và các nền pháp lý về Nhân quyền.”

Theo thống kê của RFA, cơ quan an ninh Việt Nam từ đầu năm đến nay bắt giữ khoảng 20 nhà hoạt động và blogger, chủ yếu với cáo buộc tuyên truyền chống nhà nước” hoặc lợi dụng các quyền tự do dân chủ”- hai cáo buộc trong Bộ luật Hình sự mà chính quyền Việt Nam thường sử dụng để bịt miệng tiếng nói đối lập.

Nhiều chính phủ dân chủ và tổ chức nhân quyền quốc tế kêu gọi Hà Nội xoá bỏ hoặc chỉnh sửa hai điều luật trên cùng một số điều luật trong phần An ninh quốc gia của Bộ luật Hình sự để phù hợp với các công ước quốc tế về nhân quyền mà Việt Nam đã ký kết và phê chuẩn.

Ngoài ra, có ít nhất 35 người bị kết án chỉ vì thực hiện các quyền cơ bản của con người. Đặc biệt, có bốn nhà hoạt động dân sự bị kết án với tội danh trốn thuế trong khi nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế cho rằng họ bị cầm tù chỉ vì các hoạt động bảo vệ môi trường.

Theo nhiều tổ chức nhân quyền trong nước và quốc tế, Việt Nam hiện đang giam giữ hàng trăm tù nhân lương tâm. Nhà nước Việt Nam luôn chối bỏ việc giam giữ tù nhân lương tâm, nói rằng họ bị cầm tù vì các cáo buộc hình sự.

Cựu tù chính trị, nhà báo Nguyễn Vũ Bình nói với RFA từ Hà Nội.

Tiêu chuẩn của Hội đồng Nhân quyền LHQ chí ít ra là các quốc gia tôn trọng tự do và nhân quyền thì mới xứng đáng là thành viên của hội đồng này.

Chúng ta thấy Việt Nam liên tục đàn áp những tiếng nói bất đồng chính kiến, đàn áp tôn giáo.

Việt Nam nói việc bắt bớ và giam giữ đều theo Luật Hình sự chứ không phải liên quan đến tự do dân chủ nhân quyền gì cả.”

Tuy lúc nào cũng tuyên bố như vậy nhưng trên thực tế, theo ông Nguyễn Vũ Bình thì chính quyền không cho đại diện cơ quan ngoại giao nước ngoài ở Việt Nam hoặc các tổ chức phi chính phủ tham dự phiên toà xử người bất đồng chính kiến hoặc thăm gặp họ trong trại tạm giam.

Nếu phải che giấu thì chứng tỏ chế độ có vấn đề và không xứng đáng được bầu vào Hội đồng Nhân quyền LHQ, ông Nguyễn Vũ Bình lập luận.

Cựu tù nhân chính trị, nhạc sỹ Trần Vũ Anh Bình cho biết ông và những người bất đồng chính kiến khác luôn đối diện với khả năng bị bắt và cầm tù mọi lúc mọi nơi chỉ vì phản biện các chính sách của Nhà nước hoặc đơn giản là trả lời phỏng vấn báo chí nước ngoài.

Ông nói qua điện thoại:

Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay nói một đằng, làm một nẻo đối với quốc tế cũng như đối với dân chúng quốc nội… Bản thân tôi nói riêng, tôi không bao giờ tin tưởng vào luật pháp của nhà cầm quyền ộng sản Việt Nam.”

Ân xá Quốc tế là một trong nhiều tổ chức phi chính phủ phản đối hồ sơ ứng cử của Việt Nam vào Hội đồng Nhân quyền LHQ.

Trước đó, tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) cho rằng Việt Nam không xứng đáng trở thành thành viên của Hội đồng vì hồ sơ nhân quyền tồi tệ của mình và sẽ là “nhân tố phá hoại” nếu được bầu vào tổ chức này.

RFA (06.10.2022)

 

 

Thêm 3 tổ chức NGO phản đối việc bầu Việt Nam vào Hội đồng Nhân quyền

Phần viết về Việt Nam của các tổ chức UN Watch, Human Rights Foundation và the Raoul Wallenberg Center for Human Rights, phản đối việc bầu Việt Nam vào Hội đồng Nhân quyền LHQ 2023-2025. Photo UN Watch.

Một liên minh các nhóm nhân quyền phi chính phủ từ châu Âu, Hoa Kỳ và Canada vừa đồng thanh kêu gọi các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc bác tư cách ứng cử thành viên của Việt Nam và 4 nước khác vào Hội đồng Nhân quyền LHQ, cho rằng các nước này “không đủ tiêu chuẩn”.

Lời kêu gọi của ba tổ chức nhân quyền gồm UN Watch, Human Rights Foundation, và The Raoul Wallenberg Center for Human Rights, đưa ra hôm 4/10, một tuần trước khi Đại Hội đồng LHQ bầu ra 14 nước vào Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2023-2025, dự kiến diễn ra vào ngày 11/10 tại New York, Mỹ.

Ngoài Việt Nam, các tổ chức này còn liệt Afghanistan, Algeria, Sudan và Venezuela vào nhóm các nước “không đủ tiêu chuẩn” cho chiếc ghế thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ, cáo buộc rằng “hồ sơ của các ứng cử viên này — về việc tôn trọng nhân quyền trong nước và tại các kỳ bỏ phiếu của LHQ — không đáp ứng được các tiêu chí của LHQ dành cho thành viên hội đồng”.

Trong phần phân tích về tình hình nhân quyền ở Việt Nam, báo cáo của các tổ chức này nêu hàng loạt các yếu kém: “Việt Nam vi phạm nhân quyền nghiêm trọng, bao gồm: 56 vụ giết người trái pháp luật hoặc tùy tiện; tra tấn; điều kiện nhà tù khắc nghiệt và nguy hiểm đến tính mạng; bắt giữ tùy tiện; tù nhân chính trị; trả thù có động cơ chính trị chống lại các cá nhân ở quốc gia khác”.

Việt Nam bị nhóm các tổ chức nhân quyền liệt vào danh sách “Không đủ tiêu chuẩn” được bầu vào HĐNQ. Photo UN Watch.

Ngoài ra, nhóm này còn cho rằng Việt Nam “thiếu tính độc lập của cơ quan tư pháp; can thiệp bất hợp pháp vào quyền riêng tư; hạn chế nghiêm trọng đối với quyền tự do ngôn luận, bao gồm cả việc bắt giữ tùy tiện những người chỉ trích chính phủ, kiểm duyệt và luật hình tội bỉ báng; can thiệp đáng kể vào quyền tự do lập hội; hạn chế quyền tự do đi lại; thiếu bầu cử tự do và công bằng; tham nhũng trong chính phủ; buôn người; và lao động trẻ em”.

Báo cáo nhắc đến trường hợp nhà báo Phạm Đoan Trang đang thụ án 9 năm tù tại Việt Nam vì tội “Tuyên truyền chống nhà nước”, và hàng loạt vụ các nhà tranh đấu nhân quyền, nhà báo độc lập và bất đồng chính kiến bị bắt bớ gần đây theo Điều 117 Bộ Luật Hình sự, cũng như ít nhất 11 trường hợp bị xử án tù vào năm ngoái với cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ”.

Thêm vào đó, các tổ chức nhân quyền lưu ý rằng trong tư cách thành viên hội đồng nhiệm kỳ trước đây, chính quyền Việt Nam không lên tiếng về các vụ vi phạm nhân quyền trên thế giới.

“Việt Nam đã tham gia Hội đồng Nhân quyền từ năm 2014 đến năm 2016. Với tư cách đó, họ phản đối các nghị quyết lên tiếng vì các nạn nhân nhân quyền ở Belarus và Iran và không ủng hộ các nghị quyết thay mặt cho các nạn nhân nhân quyền ở Burundi và Syria”, báo cáo cho biết. “Nước này cũng hỗ trợ các nghị quyết phản tác dụng làm suy yếu quyền con người của các cá nhân hoặc giải quyết các vấn đề vượt quá khả năng của Hội đồng”.

“Tại Đại hội đồng, Việt Nam đã bỏ phiếu phản đối các nghị quyết ủng hộ các nạn nhân nhân quyền ở Iran và Gruzia và không ủng hộ các nghị quyết thay mặt cho các nạn nhân nhân quyền ở Crimea và Syria”, báo cáo cho biết thêm.

Ngược lại, Việt Nam lại ủng hộ các giải pháp phản tác dụng mà theo đó làm suy yếu nhân quyền, lại còn đề cao cho các quyền mơ hồ và không xác định, chẳng hạn như “Quyền phát triển” và “Quyền hòa bình” lên trên cả quyền căn bản của con người được quốc tế công nhận; bao che cho những kẻ vi phạm nhân quyền thông qua một nghị quyết phản đối trừng phạt, và không thể hỗ trợ một giải pháp về trách nhiệm ngăn chặn nạn diệt chủng, vẫn theo báo cáo của nhóm ba tổ chức nhân quyền.

VOA đã cố gắng liên lạc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và Phái đoàn Việt Nam tại LHQ ở New York, đề nghị họ cho biết ý kiến về lời kêu gọi và báo cáo này, nhưng chưa được phản hồi.

Hôm 5/10, góp vào tiếng nói lên án hồ sơ nhân quyền được cho là yếu kém tại Việt Nam, tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) nói rằng các quốc gia thành viên LHQ không nên ủng hộ Việt Nam giành ghế trong Hội đồng Nhân quyền.

Ông Phil Robertson, Phó Giám đốc Á châu của HRW, viết trên Twitter: “Chế độ độc đảng của Đảng Cộng sản Việt Nam đàn áp một cách có hệ thống các quyền dân sự và chính trị cơ bản. Các nhà hoạt động nhân quyền và các blogger chỉ trích chính phủ thường xuyên phải đối mặt với sự sách nhiễu của công an, đối mặt với sự bắt giữ tùy tiện và bỏ tù”.

Hôm 22/9, phản hồi yêu cầu bình luận của VOA sau khi 8 tổ chức nhân quyền lên tiếng phản đối việc Việt Nam ứng cử thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ, Bộ Ngoại giao Việt Nam nói rằng “chúng tôi hoàn toàn bác bỏ những nội dung sai sự thật, không khách quan, với định kiến xấu mà một số tổ chức nước ngoài đã đưa ra về tình hình Việt Nam”.

Bộ này cũng khẳng định lại “chính sách nhất quán của Việt Nam là bảo vệ và thúc đẩy các quyền cơ bản của con người”.

Phát biểu tại phiên thảo luận chung Khóa họp thứ 77 Đại hội đồng LHQ tại New York, ngày 24/9/2022, Phó Thủ tướng Việt Nam Phạm Bình Minh vận động cho chiếc ghế thành viên Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2023-2025 của Hà Nội, nói rằng “Việt Nam sẽ luôn là một đối tác tin cậy, có trách nhiệm và tinh thần xây dựng trong sứ mệnh thúc đẩy và bảo vệ quyền con người trên toàn thế giới”.

VOA (06.10.2022)

 

 

Hai người bị án tù với cáo buộc tham gia Chính phủ Quốc gia Lâm thời

Bà Dương Thị Bé và ông Nguyễn Văn Nghĩa tại Toà án Nhân dân tỉnh Kiên Giang hôm 6/10/2022  PLO

Hai người gồm ông Nguyễn Văn Nghĩa và bà Dương Thị Bé vào ngày 6/10 bị Tòa án tỉnh Kiên Giang tuyên án bảy năm và năm năm với cáo buộc tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”.

Truyền thông Nhà nước trong cùng ngày dẫn cáo trạng nêu rằng, vào năm 2014 ông Nguyễn Văn Nghĩa vào trang chủ của tổ chức ‘Chính phủ Việt Nam Lâm thời’ để tìm hiểu; đến năm 2018 ông Nghĩa tham gia ‘trưng cầu dân ý’ bầu ông Đào Minh Quân làm tổng thống ‘Đệ tam Việt Nam Cộng hòa’ cũng như làm đơn xin gia nhập.

Ông Nguyễn Văn Nghĩa bị cho là đã lôi kéo nhiều người tham gia và vào cuối tháng 10/2021 ông làm hồ sơ cho bà Dương thị Bé, bạn gái của ông, tham gia tổ chức. Ông còn bị cho là đã kêu gọi cán bộ, lực lượng vũ trang tại Việt Nam hiện nay tham gia tổ chức.

Cáo trạng còn nêu, vào giữa năm 2021, ông Nghĩa tham gia chỉnh sửa các bài viết trên mạng Internet với nội dung về ông Hồ Chí Minh.

Ông Nghĩa đến cuối năm 2021 được giao nhiệm vụ làm phát ngôn nhân chính thức của tổ chức Quốc gia Việt Nam Lâm thời ở trong nước.

Vào ngày 30/9 vừa qua, Tòa án An Giang cũng tuyên án 12 năm tù và bốn năm quản chế đối với bà Nguyễn Thị Ngọc Tiền cùng với cáo buộc “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” do tham gia tổ chức Chính phủ Quốc gia Việt Nam Lâm thời như ông Nghĩa và bà Bé ở Kiên Giang.

Từ đầu năm đến nay, các toà án ở Việt Nam đã kết án tù ít nhất 20 người với cáo buộc tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” vì tham gia tổ chức của ông Đào Minh Quân.

Đài Á Châu Tự Do đã nhiều lần tìm cách liên hệ với tổ chức này để lấy ý kiến phản hồi nhưng đều không được. 

Duy nhất một lần vào năm 2017, bà Lisa Phạm, người bị phía Việt Nam cáo buộc có liên quan thuộc tổ chức này, nói với Đài Á Châu Tự Do rằng bà không có bất cứ liên quan gì đến những người bị bắt giữ và các cáo buộc xúi giục khủng bố ở Việt Nam.

RFA (06.10.2022)

 

 

Bộ Lao động Mỹ nêu tên Việt Nam trong báo cáo về cưỡng bức lao động, lao động trẻ em

Lao động trẻ em và cưỡng bức lao động là những trọng tâm mà Hoa Kỳ luôn quan tâm và nỗ lực chấm dứt.

Việt Nam nằm trong số các quốc gia châu Á bị đề cập đến trong một báo cáo mới công bố của Bộ Lao động Hoa Kỳ về tình trạng lao động cưỡng bức và lao động trẻ em.

Báo cáo có tên “Danh sách hàng hóa do lao động trẻ em hoặc lao động cưỡng bức sản xuất” do Văn phòng Quốc tế vụ (ILAB) của Bộ Lao động Mỹ công bố hôm 28/9 , đề cập đến những quốc gia bị cáo buộc sử dụng lao động cưỡng bức trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là đánh bắt thuỷ hải sản, trong đó có Việt Nam.

“Hoa Kỳ có trách nhiệm chấm dứt tình trạng lao động trẻ em và lao động cưỡng bức nghiêm trọng”, Bộ trưởng Lao động Marty Walsh nói trong báo cáo. Chính vì vậy, sau khi Tổng thống Joe Biden ký ban hành đạo luật Phòng chống Lao động Cưỡng bức của người Duy Ngô Nhĩ/Uyghur (UFLPA), Bộ này đã phát triển một chiến lược hành động nhằm “đảm bảo các doanh nghiệp và người tiêu dùng Hoa Kỳ không vô tình hỗ trợ cho các hành vi vi phạm quyền con người và quyền lao động”.

Trong báo cáo dài 116 trang của ILAB năm nay, Việt Nam bị liệt kê có các ngành nghề đang tồn tại tình trạng lao động trẻ em, bao gồm sản xuất gạch, hạt điều, cà phê, đánh bắt cá, giày dép, đồ nội thất, da, hạt tiêu, gạo, cao su, mía, chè, dệt may, gỗ, thuốc lá. Riêng ngành dệt may được xem là ngành tồn tại cả hai tình trạng lao động cưỡng bức và lao động trẻ em.

“Hoa Kỳ có hai lĩnh vực họ rất quan tâm khi làm đối tác với Việt Nam, thứ nhất là quyền tự do tôn giáo, thứ hai là quyền của người lao động”, Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, Giám đốc Điều hành Ủy ban Cứu người vượt biển (BPSOS) tại Hoa Kỳ nói với VOA.

Riêng về quyền của người lao động, theo TS. Nguyễn Đình Thắng, tình trạng cưỡng bức lao động và lao động trẻ em là hai trọng tâm mà Hoa Kỳ luôn “để mắt” đến thì Việt Nam “vấp vào cả hai”.

Đề cập đến việc Uỷ ban Liên Hiệp Quốc về Quyền trẻ em (CRC) tiến hành rà soát về việc thực thi quyền trẻ em của Việt Nam vào giữa tháng trước, TS. Nguyễn Đình Thắng cho biết uỷ ban này đã nêu ra hai vấn đề liên quan đến tình trạng lao động trẻ em tại Việt Nam.

“Thứ nhất, luật Việt Nam định nghĩa vị thành niên là 16 tuổi là ngưỡng, trong khi luật quốc tế và những công ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết đều là 18 tuổi, thành ra 16, 17 tuổi theo định nghĩa quốc tế tuổi đó vẫn bị xem là lao động trẻ em. Thành ra, uỷ ban (của Liên Hiệp Quốc) khuyến cáo Việt Nam là phải thay đổi luật toàn bộ”.

Giám đốc BPSOS cho biết vấn đề thứ hai mà CRC nêu lên là Việt Nam chưa có giải trình về việc “điều tra và khởi tố thủ phạm” về lao động trẻ em.

“Thành ra cái đó nó không có ý nghĩa ngăn ngừa bởi vì những thủ phạm vẫn phây phây và họ lại tiếp tục khai thác sức lao động của trẻ em”.

Ngoài Việt Nam, một số quốc gia châu Á khác như Thái Lan, Bangladesh, Myanmar, Campuchia… đều bị cáo buộc sử dụng lao động trẻ em, đặc biệt trong ngành đánh bắt và chế biến thuỷ hải sản.

Về tình trạng cưỡng bức lao động, mặc dù Trung Quốc là nước bị “điểm mặt” trong báo cáo của Bộ Lao động Hoa Kỳ (vì hành động cưỡng bức người thiểu số Duy Ngô Nhĩ trong các trại cải tạo mà nước này gọi là “huấn nghiệp”), Việt Nam cũng bị liệt kê có tình trạng cưỡng bức lao động trong ngành dệt may.

Giải thích thêm về một số hình thức bị xem là “Cưỡng bức lao động” đã và đang diễn ra tại Việt Nam, TS. Nguyễn Đình Thắng nói:

“Chẳng hạn trong một số trại gọi là ‘cải huấn’, hoặc cũng có một số trại giam sử dụng tù nhân hoặc những người trong trại cải huấn để lao động, tạo ra nguồn thu nhập cho cơ quan quản lý cho các trại giam hay trại cải huấn thì đó là vấn đề mà Hoa Kỳ rất quan tâm. Việt Nam có báo cáo với Hoa Kỳ rằng đã ngưng hình thức cưỡng bức lao động trong các trại cải huấn nhưng điều đó cần phải phối kiểm”.

“Hình thức lao động cưỡng bức tiếp theo là gửi những phụ nữ, công nhân đi lao động ở các quốc gia khác trong chương trình ‘Xuất khẩu lao động’ của nhà nước Việt Nam. Trong thời gian vừa rồi, Việt Nam bị xếp hạng 3 chính vì có rất nhiều nạn nhân của tình trạng cưỡng bức lao động, tức là họ không muốn, họ bị lường gạt, họ không chạy thoát được, họ không tình nguyện ở lại… và không làm được gì hết mà nhà nước hoàn toàn không giải cứu họ, chưa kể có hai giới chức ngoại giao ở Saudi Arabia (Ả Rập Xê Út) còn can dự vào việc bốc người – là những nạn nhân đã được giải cứu – đưa họ ra rồi lại bán họ vào tình trạng cưỡng bức lao động”, TS. Nguyễn Đình Thắng, người nắm bắt thông tin chi tiết về những trường hợp bị cưỡng bức lao động ở Ả Rập Xê Út, cho biết thêm.

Báo cáo năm nay được Bộ Lao động Hoa Kỳ công bố “vào thời điểm vô cùng quan trọng”, theo lời của bà Thea Mei Lee, lãnh đạo phụ trách các vấn đề lao động quốc tế của Bộ Lao động Hoa Kỳ, giữa lúc chuỗi cung ứng toàn cầu đang phải đương đầu với rất nhiều vấn đề. Vì vậy, ILAB tập trung vào việc truy tìm dấu vết của tình trạng lao động trẻ em và lao động cưỡng bức “ngay ở đầu vào”, thay vì chỉ xem xét các sản phẩm bị nghi ngờ, nhằm “làm cho mọi người nhận thức rõ hơn về toàn bộ chuỗi cung ứng”, từ đó kêu gọi các chính phủ, tổ chức quốc tế và người tiêu dùng góp phần ngăn chặn và chấm dứt tệ trạng này từ gốc rễ.

VOA (06.10.2022)

 

 

Nhóm cố vấn EU lo ngại không gian xã hội dân sự bị ‘thu hẹp’ ở Việt Nam

Ủy ban Cố vấn Trong nước của Liên minh châu Âu (EU DAG) cho Hiệp định Thương mại Tự do EU-Việt Nam (EVFTA) vừa lên tiếng lo ngại về việc không gian xã hội dân sự ngày càng bị thu hẹp tại Việt Nam sau những vụ bắt giữ và bỏ tù các nhà hoạt động môi trường gần đây tại quốc gia Đông Nam Á.

Chính quyền Việt Nam gần đây đưa ra xét xử và kết án nhiều năm tù các nhà hoạt động môi trường đồng thời là những lãnh đạo các tổ chức xã hội dân sự, gồm Ngụy Thị Khanh, Mai Phan Lợi, Đặng Đình Bách và Bạch Hùng Dương. Họ đều bị cáo buộc tội “trốn thuế,” một tội danh mà các tổ chức nhân quyền cho rằng chính quyền Việt Nam dùng để bắt bớ các nhà hoạt động xã hội và môi trường trong một xu thế đáng lo ngại tại quốc gia đo Đảng Cộng sản cầm quyền.

Trong một tuyên bố được đưa ra sau cuộc họp vào tháng trước, EU DAG nói rằng có những “lo ngại đáng kể đã được nêu lên trong cuộc họp về sự thu hẹp không gian cho xã hội dân sự ở Việt Nam” và rằng nhóm “vẫn quan ngại sâu sắc về các vụ bắt giữ, bỏ tù và kết án một số nhà bảo vệ quyền môi trường nổi tiếng ở Việt Nam.”

Tuyên bố của ủy ban này, đưa ra hôm 29/9, nói rằng nhóm đã nghe các báo cáo từ Ủy ban châu Âu và các tổ chức khác về tiến trình thực hiện EVFTA, một hiệp định thương mại bị nhiều tổ chức nhân quyền và các nhà hoạt động vì dân chủ cho Việt Nam phản đối nhưng đã có hiệu lực từ tháng 8 năm ngoái. Theo nhóm Cố vấn, ngày càng có nhiều báo cáo, ý kiến, tuyên bố và nghị quyết do Liên Hợp quốc và Liên minh châu Âu đưa ra ghi lại “những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng xảy ra ở Việt Nam.”

“Sự quấy rối những người bảo vệ nhân quyền, các nhà lãnh đạo xã hội dân sự và các nhà báo dựa trên việc sử dụng tùy tiện cách diễn đạt quá rộng của Bộ luật Hình sự và Luật Thuế (ở Việt Nam) đã bị EU và các cơ chế giám sát nhân quyền của LHQ, bao gồm Hội đồng Nhân quyền LHQ (HRC) và Nhóm làm việc về giam giữ tùy tiện (WGAD), tố cáo,” tuyên bố của EU DAG cho biết.

Đài Quan sát Bảo vệ người Bảo vệ Nhân quyền vào giữa tháng trước đưa ra lời kêu gọi khẩn cấp đến chính quyền Việt Nam trước những quan ngại về việc nhà cầm quyền sử dụng tội danh trốn thuế để bắt bớ và hình sự hóa bốn nhà hoạt động môi trường nêu trên. Tổ chức này cho rằng chính quyền Hà Nội đã sách nhiễu pháp luật đối với họ.

Ông Bách, một luật sư về quyền môi trường đồng thời là giám đốc Trung tâm nghiên cứu pháp luật và chính sách phát triển bền vững (LPSD) bị tòa phúc thẩm tuyên y án 5 năm tù hôm 11/8. Cùng ngày hôm đó, ông Lợi và ông Dương – đều là lãnh đạo của Trung tâm truyền thông giáo dục cộng đồng (MEC), bị tuyên lần lượt 4 năm và 2 năm rưỡi tù sau trong một phiên xử phúc thẩm riêng biệt. Trước đó hồi tháng 6, bà Khanh, nhà bảo vệ quyền môi trường nổi danh nhất của Việt Nam và là giám đốc của Green ID, bị tuyên án 2 năm tù.

Các tổ chức nơi ông Bách, ông Lợi và ông Dương làm việc – tức LSPD và MEC – cùng Ủy ban Bảo vệ Quyền làm người Vệt Nam (VCHR) cho rằng ba nhà lãnh đạo dân sự này bị bắt giữ là do họ đã thúc đẩy sự tham gia của xã hội dân sự trong việc giám sát EVFTA. Nhóm Cố vấn, EU DAG, hồi tháng 7 năm ngoái cho biết rằng ông Bách và ông Lợi bị bắt sau khi nộp đơn xin làm thành viên của nhóm này.

Các vụ bắt giữ và kết án các nhà lãnh đạo dân sự về quyền môi trường được xem là mâu thuẫn với những cam kết mạnh mẽ của Việt Nam với quốc tế về môi trường và biến đổi khí hậu khi quốc gia Đông Nam Á cam kết có phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 và sẽ từ bỏ nhiệt điện than đến năm 2040.

Chính quyền Việt Nam nhiều lần khẳng định rằng các bản án này “không liên quan gì đến hoạt động môi trường”. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng hồi tháng 6 nói rằng “Việt Nam luôn cam kết nghiêm túc và mạnh mẽ trong bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển xanh và bền vững.”

Tuy nhiên, nhà báo David Hutt hồi tháng 7 nhận định trên tờ Diplomat rằng sở dĩ các nhà hoạt động môi trường nổi bật như bà Khanh bị bắt là vì Đảng Cộng sản ở Việt Nam lo sợ rằng các yêu sách ban đầu về môi trường sẽ đi quá xa đến mức đòi hỏi những thay đổi về chế độ.

Các chính phủ phương Tây, gồm Mỹ và Anh, cùng các tổ chức nhân quyền đã lên án việc Việt Nam kết án các nhà hoạt động môi trường, đặc biệt là bà Khanh, người được quốc tế công nhận với việc thúc đẩy các vấn đề về biến đổi khí hậu và năng lượng bền vững ở Việt Nam.

EU DAG nhắc lại lời kêu gọi tôn trọng các quyền của các tổ chức xã hội dân sự trong việc xem xét và giám sát việc thực hiện EVFTA. Ủy ban này cho rằng hiệp định thương mại “chỉ có thể được thực hiện đúng như cam kết nếu xã hội dân sự có thể giám sát minh bạch và xem xét kỹ lưỡng việc thực hiện.”

Nhân quyền được xem là một yếu tố thiết yếu của Hiệp định Đối tác và Hợp tác (PCA) giữa liên minh châu Âu và Việt Nam và do đó bao trùm toàn bộ EVFTA. Hơn 60 nghị sĩ châu Âu hồi tháng 9 năm 2020 đã đề xuất kích hoạt điều khoản nhân quyền để đình chỉ EVFTA sau khi đưa ra quan ngại về các bản án tử hình vụ tranh chấp đất đai giữa chính quyền và người dân Đồng Tâm. Tuy nhiên, hiệp định thương mại này cuối cùng vẫn được EU và Việt Nam phê chuẩn và có hiệu lực gần một năm sau đó.

Báo cáo Đánh giá tác động dài hạn của EVFTA cho biết hiện tại, Liên minh châu Âu là đối tác thương mại chính của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu đạt 21,3 tỷ EUR. Khoảng 1/4 kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam được xuất sang EU, và kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ EU chiếm khoảng 13% tổng kim ngạch nhập khẩu của quốc gia Đông Nam Á.

VOA (05.10.2022)