Việt Nam lại vào top 7 nước ‘tồi tệ nhất về tự do báo chí’

Việt Nam được xếp hạng 174 trong số 180 quốc gia, nằm trong số bảy nước “tồi tệ nhất về tự do báo chí,” theo bảng xếp hạng mới nhất do tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới (RSF) vừa công bố tại Paris, Pháp.Theo danh sách được đăng tải hôm 3 Tháng Năm, Việt Nam xếp sau Trung Quốc (172), Miến Điện (171) và chỉ hơn được sáu nước “đội sổ” gồm Turkmenistan, Iran, Bắc Hàn, Afghanistan, Syria và Eritrea.Trong phần mô tả về Việt Nam, RSF chú thích: “Các phương tiện truyền thông ở Việt Nam bị kiểm soát chặt chẽ bởi độc đảng. Các phóng viên tự do và giới blogger thường xuyên bị bắt, bỏ tù, khiến Việt Nam trở thành quốc gia giam giữ số lượng các nhà báo lớn thứ ba trên thế giới.”Tổ chức nêu trên cho biết: “Quyền tự do báo chí được quy định tại Điều 19 của Hiến Pháp Việt Nam.Tuy nhiên, nhà cầm quyền có một ‘kho vũ khí’ về luật, được thiết kế riêng cho phép họ bỏ tù bất kỳ người đưa tin nào và các thông tin bất lợi cho chính quyền. Đó là các Điều 109, 117 và 331 của Bộ Luật Hình Sự [CSVN].”“Theo đó bất kỳ ai bị kết tội ‘hoạt động nhằm lật đổ chính quyền,” “tuyên truyền chống nhà nước” hoặc “lợi dụng các quyền tự do, dân chủ,” đều có thể bị kết án lên tới đến 20 năm tù.”Phúc trình của RSF viết thêm: “Các biện pháp trấn áp đang gia tăng, nhắm vào các nhà báo tự do trong lúc ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư CSVN, áp đặt đường lối bảo thủ hơn kể từ năm 2016.”“Bộ máy này chuyên đàn áp mọi sáng kiến báo chí xuất phát từ xã hội dân sự, chẳng hạn như nhóm “Báo Sạch” và Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam (IJAVN).”

https://www.nguoi-viet.com/viet-nam/viet-nam-lai-vao-top-7-nuoc-toi-te-nhat-ve-tu-do-bao-chi/

Việt Nam thuộc nhóm 3 nước giam giữ nhiều người viết nhất thế giới

Trong năm 2023, Việt Nam giam giữ tổng cộng 19 người viết, đứng thứ ba thế giới về số lượng, theo báo cáo Chỉ số Tự do Viết 2023 được công bố ngày 1/5/2024 của Tổ chức PEN America.Con số 19 người của Việt Nam còn cao hơn cả ở những quốc gia đang có xung đột quân sự hoặc tham gia các cuộc chiến tranh như Nga (16 người), Israel (17 người) và Myanmar (12 người).Bên cạnh 19 người bị bắt, có 30 cây viết Việt Nam khác được đánh giá là “đang bị đe dọa”.Tổ chức Pen America được thành lập từ năm 1922 với mục đích bảo vệ quyền tự do biểu đạt và nhân quyền của các cây viết ở Mỹ và thế giới.Chỉ số Tự do Viết (Freedom to Write Index – FWI) được Pen America công bố hằng năm kể từ năm 2019, trong đó liệt kê những người bị bắt giữ vì những gì họ viết tại các quốc gia.Hai yếu tố chính về Việt Nam được FWI 2023 đề cập là việc lạm dụng luật và kiểm soát tự do ngôn luận trên các phương tiện truyền thông đại chúng.FWI 2023 chỉ liệt kê các trường hợp bị giam giữ tính tới năm 2023. Trong năm 2024, có thêm nhiều nhà hoạt động nổi tiếng và những người khác bị bắt vì những gì họ viết và biểu đạt ở trên mạng xã hội, mà dưới đây chỉ là những trường hợp nổi bật nhất.Cuối tháng 2/2024, nhà hoạt động, blogger Nguyễn Chí Tuyến hay còn được biết đến với tên gọi Anh Chí đã bị công an Việt Nam bắt vào gần trưa ngày 29/2.

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c163kgrzdkxo

USCIRF yêu cầu đưa Việt Nam vào danh sách ‘quan tâm đặc biệt’

Bản phúc trình về tình hình tự do tôn giáo năm 2023 vừa được công bố, cho biết Ủy Hội Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế (US Commission for International Religious Freedom, USCIRF) tiếp tục kêu gọi Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ chỉ định Việt Nam là Quốc Gia Cần Quan Tâm Đặc Biệt (Country of Particular Concern – CPC) vì đàn áp tôn giáo một cách nghiêm trọng.Hôm 1 Tháng Năm, kết luận của USCIRF về việc theo dõi hoạt động đàn áp tôn giáo của nhà nước Việt Nam, là nhấn mạnh việc yêu cầu Bộ Ngoại Giao Mỹ nên đưa Việt Nam vào danh sách CPC, vì tình trạng vi phạm tự do tôn giáo “nghiêm trọng, có hệ thống và đang tiếp diễn.”Báo cáo liệt kê một loạt các chứng cứ từ các tổ chức phi chính phủ, cũng như sau chuyến thăm phái đoàn USCIRF tới đất nước này vào Tháng Năm 2023. USCIRF khẳng định về chính sách dai dẳng của Hà Nội, cố tình vi phạm nghiêm trọng, liên tục và có hệ thống.Những vi phạm này đặc biệt phổ biến ở cấp độ nông thôn và tỉnh và đưa ra những thách thức nhất đối với các cộng đồng dân tộc thiểu số và tôn giáo.

https://saigonnhonews.com/thoi-su/viet-nam/uscirf-yeu-cau-dua-viet-nam-vao-danh-sach-quan-tam-dac-biet/

Địa chấn chính trị Việt Nam: Dồn dập đến bao giờ?

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng rời ghế. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp bước. Ủy viên Bộ Chính trị Trần Anh Tuấn mất chức. Hàng loạt quan chức cấp tỉnh, bộ ngành vướng vòng lao lý. Những tháng đầu năm 2024, chính trường Việt Nam đang rung lắc dữ dội.Công cuộc “đốt lò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã càn quét sâu rộng từ trung ương xuống địa phương và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.Trong những ngày qua, trước các thay đổi về nhân sự được coi là chưa có tiền lệ, nhiều nhà quan sát mà BBC phỏng vấn đã chỉ ra những hạn chế trong công cuộc chống tham nhũng của ông Trọng, rằng nó “không hiệu quả”, thậm chí “thất bại” khi chỉ giải quyết phần ngọn trong khi cội rễ của tham nhũng nằm ngay chính trong nội tại ĐCSVN.Bất chấp những nhận định về sự yếu kém trong khâu tổ chức cán bộ hay mối lo “ném chuột vỡ bình”, “chiếc lò” của ông Trọng được dự đoán sẽ tiếp tục “cháy” mạnh ít nhất từ nay cho tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 14 vào năm 2026.Tính tới nay, đã có năm ủy viên Bộ Chính trị khóa 13 gồm Vương Đình Huệ, Võ Văn Thưởng, Trần Tuấn Anh, Nguyễn Xuân Phúc và Phạm Bình Minh bị miễn nhiệm theo Quy định 41. Trong số này, có đến ba người bị buộc phải rời Bộ Chính trị trong năm 2024.Cụ thể, ông Vương Đình Huệ đã chính thức bị miễn nhiệm chức chủ tịch Quốc hội hôm 2/5, không lâu sau khi ông Võ Văn Thưởng chính thức mất chức Chủ tịch nước hôm 21/3.

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cyxedn2wwnqo

Tại sao phải “tứ trụ” mà không là “nhứt trụ”?

Chỉ duy nhứt Việt Nam mới có cái mô hình chính trị quái dị, không giống ai gọi là “tứ trụ”. Một nước luôn chỉ có một ông vua. Bởi vì “chủ quyền quốc gia” là duy nhứt, là tối thượng, là “bất khả phân chia”. Khi chủ quyền bi phân chia làm bốn, hay do bốn người giữ, thì chủ quyền không còn là chủ quyền nữa. Đất nước vì vậy luôn bất ổn.Theo tôi, ông Trọng hay ông Tô, ông nào cũng được. Việt Nam chỉ cần “một ông” lãnh đạo là đủ.Ý kiến của tôi nào giờ là vậy. Nào giờ tôi luôn hô hào “pháp trị hóa nhà nước”. “Quốc gia pháp trị – l’Etat de Droit” là vậy. “Pháp trị – the Rule of Law” cũng vậy. Chỉ có “một” trụ mà thôi.Tôi thấy học giả, chuyên gia tầm quốc tế, hay chuyên gia Việt Nam, luôn lầm lẫn rằng cái gọi là “nhà nước pháp quyền” của Việt Nam hiện tại với mô hình xây dựng quốc gia của Pháp (của EU và phần lớn các quốc gia khác trên thế giới) đồng nghĩa với “Etat de Droit”, một mô hình “quốc gia xây dựng trên nền tảng luật lệ”.Ở các quốc gia “bình thường”, ta thấy có hai mô hình phân chia quyền lực. Thứ nhứt “chế độ đại nghị” và hai là “tổng thống chế”. Cả hai thể chế chỉ có “một” nhân vật đứng đầu, được nhân dân trao nắm quyền lực tối thượng của quốc gia, tức “chủ quyền”. Chế độ đại nghị, chủ quyền quốc gia thuộc về quốc hội nhưng người đứng đầu nhánh hành pháp nắm quyền lực. “Một” người khác đứng đầu “quốc gia – Etat”, gọi là “chủ tịch nước”, người này chỉ có tư cách đại diện quốc gia mà không nắm quyền lực. Mô hình “tổng thống chế”, tổng thống vừa đại diện quốc gia, vừa nắm luôn quyền lực tối thượng

https://baotiengdan.com/2024/04/30/tai-sao-phai-tu-tru-ma-khong-la-nhut-tru/

Đại tướng Tô Lâm: nhân vật trung tâm sau khi ông Vương Đình Huệ mất chức

Chính trường Việt Nam đang chứng kiến một thời kỳ xáo trộn khi Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ được Trung ương Đảng Cộng sản cho thôi chức, chỉ hơn một tháng sau khi cựu Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng bị miễn nhiệm.Trong bối cảnh này, một số nhà phân tích cho rằng công cuộc đấu đá nội bộ trước Đại hội Đảng lần thứ 14 (dự kiến diễn ra vào tháng 1/2026) sẽ ngày càng tăng nhiệt, trong đó Bộ trưởng Công an Tô Lâm đã trở nên quyền lực hơn.“Việc ông Vương Đình Huệ bị mất chức đã khiến khả năng Bộ trưởng Công an Tô Lâm trở thành Tổng Bí thư càng cao hơn. Ông ta đã nhanh chóng sử dụng sức mạnh của Bộ Công An để nhắm vào các đối thủ chính trị của mình,” Giáo sư Zachary Abuza từ trường National War College, Đại học National Defense (Mỹ) nhận định với BBC News Tiếng Việt ngày 26/4.Giữ chức Bộ trưởng Bộ Công an từ năm 2016, ông Tô Lâm, 66 tuổi, là người thực thi chính trong chiến dịch chống tham nhũng sâu rộng của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng, 80 tuổi.Chỉ tính riêng năm ngoái đã có ít nhất 459 đảng viên bị kỷ luật vì tham nhũng.Tháng trước, ông Võ Văn Thưởng đã trở thành chủ tịch nước thứ hai từ chức trong vòng chưa đầy một năm sau khi người tiền nhiệm Nguyễn Xuân Phúc nhận “trách nhiệm chính trị” về “những vi phạm và thiếu sót” liên quan đến hai vụ án tham nhũng.

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/ck5ken9r3zdo

Việt Nam bắt ba người vì ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ’

Chính quyền Việt Nam vừa bắt ba người với cáo buộc “lợi dụng các quyền tự do dân chủ” trong các vụ án riêng biệt tại Kiên Giang, Điện Biên và Hà Nội.Công an tỉnh Kiên Giang ngày 26/4 bắt tạm giam Facebooker Dương Hồng Hiếu, 46 tuổi, với tội danh “lợi dụng quyền tự do dân chủ” theo Khoản 2, Điều 331 của Bộ luật Hình sự vì chỉ trích một chức sắc của Giáo hội Phật giáo Việt Nam ở tỉnh này.Theo cổng thông tin Bộ Công an, từ năm 2020 đến khi bị bắt, ông Hiếu, đã sử dụng các danh khoản mạng xã hội “Dương Hồng Hiếu,” “Dương Hiếu” và “Phù Dung” để “tự kêu oan, đăng tải nhiều nội dung không đúng sự thật, bịa đặt, vu khống, xuyên tạc, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Kiên Giang và nhiều cá nhân tu sĩ, chức sắc trong Ban trị sự”Truyền thông Việt Nam cho hay trước khi bị bắt, ông Hiếu – một Facebooker và YouTuber – đã bị cơ quan chức năng mời làm việc nhiều lần, nhưng ông “vẫn coi thường pháp luật” Cũng với tội danh trên, hôm 27/4, Công an tỉnh Điện Biên bắt giam bà Bùi Thị Linh, 35 tuổi, vì đã đăng 50 bài viết, “livestream” trên Facebook liên quan việc chồng bà bị cơ quan chức năng bắt giữ do liên quan đến ma túy.

https://www.voatiengviet.com/a/viet-nam-bat-ba-nguoi-vi-loi-dung-cac-quyen-tu-do-dan-chu-/7590033.html

Dương Văn Thái, bí thư Bắc Giang, bị bắt, khởi tố vì ‘dính’ Thuận An Group

Hôm 1 Tháng Năm, ông Dương Văn Thái, 54 tuổi, bí thư Tỉnh Ủy Bắc Giang, đã bị Bộ Công An khám xét, bắt giữ, khởi tố và tạm đình chỉ việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu Quốc Hội khóa 15.Ông Bùi Văn Cường, tổng thư ký Quốc Hội Việt Nam, phát thông cáo cho biết Thường Vụ Quốc Hội đồng ý khởi tố, bắt tạm giam bí thư tỉnh Bắc Giang, theo “Nghị Quyết” của Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội ban hành hôm 26 Tháng Tư.Các báo trong nước đưa tin này nhưng không cho biết tội danh cụ thể, chỉ nêu chung chung sự việc liên quan đến việc “vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” và “đưa nhận hối lộ,” tại công ty Cổ Phần Tập Đoàn Thuận An (Thuận An Group).Ông Dương Văn Thái là Tiến Sĩ Kinh Tế, quê ở xã Lam Cốt, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang.Ông Thái xuất thân từ cán bộ thuế, từng giữ các chức vụ: chi cục trưởng Chi Cục Thuế Thị Xã Bắc Giang, phó chủ tịch thành phố Bắc Giang, phó chủ tịch rồi chủ tịch tỉnh Bắc Giang.Từ Tháng Mười, 2020, ông Thái được bầu giữ chức bí thư Tỉnh Ủy Bắc Giang khóa 19, nhiệm kỳ 2020-2025 với số phiếu “tín nhiệm tuyệt đối.Theo báo Tuổi Trẻ, trước đó hôm 15 Tháng Tư, Bộ Công An đã khởi tố, bắt giam ông Nguyễn Duy Hưng, chủ tịch Hội Đồng Quản Trị Thuận An Group, cùng hai thuộc cấp và ba cán bộ tỉnh Bắc Giang về các tội “vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” và “đưa, nhận hối lộ.”

https://www.nguoi-viet.com/viet-nam/duong-van-thai-bi-thu-bac-giang-bi-bat-khoi-to-vi-dinh-thuan-an-group/

Vì sao bí thư Dương Văn Thái bị bắt “đúng quy trình”, còn các quan lớn khác lại bị “bắt sống”?

Có lẽ mọi người ngạc nhiên khi hai ngày qua đọc tin về vụ Quốc hội Việt Nam ra nghị quyết đồng ý bắt giam Dương Văn Thái, bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội khóa 15; bởi lâu nay với “thanh bảo kiếm” trong tay, phe Bò-Dát-Vàng muốn bắt ai thì bắt, bất cần Quốc hội có đồng ý hay không. Nhân vật bị “bắt sống” gần đây nhất phải kể đến bà Hoàng Thị Thúy Lan, bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc. “Quan bà” Thúy Lan bị bắt ngày 8-3-2024, nhưng gần hai tuần sau, ngày 21-3-2024, Quốc hội mới chịu bãi nhiệm tư cách đại biểu Quốc hội của bà Lan.Đến khi bắt Dương Văn Thái thì mọi chuyện lại khác. Báo chí đồng loại lên tiếng phân bua, rằng vụ bắt bớ này đã được Thường vụ Quốc hội đồng ý. Ngày 1-5-2024, báo Tuổi Trẻ đưa tin: “Vì sao khởi tố, bắt bí thư Bắc Giang Dương Văn Thái phải được Thường vụ Quốc hội đồng ý?”Bài báo dẫn: “Hiến pháp 2013 quy định không được bắt, giam giữ, khởi tố đại biểu Quốc hội nếu không có sự đồng ý của Quốc hội…“.Đúng vậy, theo Điều 37 Luật tổ chức Quốc hội 2014, quy định về quyền miễn trừ của đại biểu Quốc hội như sau: “Không được bắt, giam, giữ, khởi tố đại biểu Quốc hội, khám xét nơi ở và nơi làm việc của đại biểu Quốc hội nếu không có sự đồng ý của Quốc hội hoặc trong thời gian Quốc hội không họp, không có sự đồng ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Việc đề nghị bắt, giam, giữ, khởi tố, khám xét nơi ở và nơi làm việc của đại biểu Quốc hội thuộc thẩm quyền của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao”.

https://baotiengdan.com/2024/05/03/vi-sao-bi-thu-duong-van-thai-bi-bat-dung-quy-trinh-con-cac-quan-lon-khac-lai-bi-bat-song/

Vì sao ông Trọng không chịu trách nhiệm người đứng đầu?

Hàng loạt lãnh đạo cấp cao của Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) mất chức vì để cấp dưới có những sai phạm và phải chịu trách nhiệm người đứng đầu…Mới nhất phải kể đến là trường hợp của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.Ông Huệ hôm 26/4/2024, đã phải từ chức do “Những vi phạm, khuyết điểm của đồng chí Vương Đình Huệ đã gây dư luận xấu, làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, Nhà nước và cá nhân.” Tuy nhiên, dư luận cho rằng ông Huệ phải rời vị trí Chủ tịch Quốc hội do trước đó (hôm 21/4), trợ lý của ông là Phạm Thái Hà –Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội đã bị bắt.  Trước ông Huệ, vào ngày 20/3/2024, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Khóa XIII ra thông báo đồng ý việc để ông Võ Văn Thưởng thôi giữ các chức vụ Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương đảng, Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng- An ninh.Lý do được nêu là ông Võ Văn Thưởng ‘đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm, Quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng và chịu trách nhiệm người đứng đầu theo các quy định của Đảng và pháp luật Nhà nước.’ Truyền thông Nhà nước không đưa tin cụ thể những sai phạm của ông Thưởng là gì nhưng trước đó, Bộ Công an đã khởi tố vụ án “Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn. Đây là tập đoàn có các dự án lớn tại tỉnh Quảng Ngãi từ thời ông Thưởng còn là Bí thư tỉnh này khoá 2011 – 2014.

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/why-is-mr-trong-not-responsible-for-the-leader-05012024123505.html

Thu nhập bình quân đầu người một tháng của Việt Nam chưa đầy 200 đô la trong năm 2023

Thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam một tháng đạt 4,96 triệu đồng (tương đương xấp xỉ 200 đô la) theo khảo sát năm 2023 vừa được Tổng cục Thống kê công bố. Con số này tăng hơn 6,2% so với năm 2022. Tuy nhiên mức chênh lệch giàu nghèo, thành thị và nông thôn là khá lớn.Theo khảo sát bao gồm 46.995 hộ đại diện cho toàn quốc, khu vực thành thị, nông thôn, 6 vùng địa lý, tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương, thu nhập bình quân đầu người một tháng trong năm 2023 ở khu vực thành thị là 6,26 triệu đồng, cao gấp 1,5 lần khu vực nông thôn là 4,17 triệu đồng.Khu vực Đông Nam Bộ là vùng có thu nhập bình quân đầu người tháng cao nhất (6,52 triệu đồng). Vùng có thu nhập bình quân 1 người 1 tháng thấp nhất là Trung du và miền núi phía Bắc (3,44 triệu đồng).Tỉnh có thu nhập bình quân đầu người một tháng cao nhất là Bình Dương với 8,29 triệu đồng, tiếp theo là Hà Nội với 6,86 triệu đồng, Đồng Nai – 6,57 triệu đồng, TPHCM – 6,51 triệu đồng.Nhóm hộ có thu nhập cao nhất chiếm 20% dân số có thu nhập cao, có thu nhập bình quân một người một tháng là 10,89 triệu đồng, cao gấp 7,5 lần so với nhóm hộ thấp nhất với thu nhập đạt 1,45 triệu đồng một người một tháng.Theo khảo sát, quy mô hộ gia đình ở Việt Nam năm 2023 là 3,6 người một hộ.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/per-capita-income-per-month-in-vn-reaches-nearly-vnd-5-mil-in-2023-04302024083509.html

‘Vở tuồng cung đình’ Việt Nam-Cuộc chiến ‘gió tanh mưa máu’

Cuộc tranh giành quyền lực trong cung đình Hà Nội đã gần ngã ngũ; các phe phái đã tạm thời thỏa hiệp ở cấp trung ương và tiếp tục cuộc giao đấu ở cấp tỉnh thành. Đáng buồn là trong cơn hỗn loạn chính trị vô tiền khoáng hậu này, gần 100 triệu dân Việt chỉ là khán giả bất đắc dĩ, hóng hớt và vui buồn theo những tin đồn thật giả bất phân. Họ không có tiếng nói nào, không có tác động nào dù nhỏ đến cục diện chính trị của đất nước. Một khi không còn tổ quốc thì thân phận con người thật buồn nản.Cuối cùng thì ông Vương Đình Huệ – trụ thứ tư trong “tứ trụ” của nhà nước Cộng Sản Việt Nam – đã bị đảng CSVN cho ra khỏi Ban Chấp Hành Trung Ương và Bộ Chính Trị, sắp tới sẽ bị miễn nhiệm chức chủ tịch Quốc Hội trong kỳ họp ngày 20 Tháng Năm sắp tới.Tháng trước, “một trụ” là ông Võ Văn Thưởng, mới lên chức chủ tịch nước hơn một năm cũng bị đảng cho thôi giữ các chức vụ, nghỉ công tác từ ngày 20 Tháng Ba vì “đã vi phạm quy định về những điều đảng viên không được làm.”Như vậy “tứ trụ” chỉ còn “hai trụ.” “Một trụ” là ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư, đau ốm triền miên chẳng biết đứt bóng lúc nào, và “một trụ” là ông Phạm Minh Chính, thủ tướng, mang nhiều tai tiếng không biết còn trụ được bao lâu nữa.

https://saigonnhonews.com/thoi-su/viet-nam/vo-tuong-cung-dinh-viet-nam-cuoc-chien-gio-tanh-mua-mau/

Báo cáo mới: Việt Nam bỏ tù 71 tù nhân tôn giáo

Ủy ban Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF) hôm 1/5 công bố Báo cáo Tự do Tôn giáo 2023 cho biết, Việt Nam hiện vẫn có 80 nạn nhân tôn giáo theo danh sách nạn nhân tín ngưỡng Frank R.Wolf (FoRB) do USCIRF lập nên để theo dõi các quốc gia nên được đưa vào danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo (CPC).Theo danh sách được công bố trong báo cáo, Việt Nam cầm tù 71 người, tạm giữ tám người và giam giữ tại gia một người vì vấn đề tôn giáo.USCIRF nhận định tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam không có gì thay đổi so với năm 2022 trong khi chính quyền sử dụng Luật Tín ngưỡng Tôn giáo để đàn áp các nhóm tôn giáo của người thiểu số và các nhóm tôn giáo không được Chính phủ thừa nhận. Báo cáo có đoạn viết:“Các giới chức tiếp tục đàn áp các nhóm thiểu số tôn giáo như những người Thượng theo Tin Lành, những người Khmer Krom theo Phật giáo, những người Hmong theo đạo Dương Văn Mình.Giới chức chính quyền hạn chế các hoạt động tự do của người Thượng theo Tin Lành, bắt họ phải từ bỏ đạo, bắt giam và kết án họ với cáo buộc phá hoại đoàn kết dân tộc và lợi dụng các quyền tự do dân chủ”.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/uscirf-released-new-religious-freedom-report-2023-05012024123356.html

Việt Nam: Dòng Chúa Cứu Thế phản đối Bệnh viện Đống Đa xây nhà mới trên đất tu viện

Các tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế ở Hà Nội vừa chính thức lên tiếng phản đối dự án xây khu nhà mới trên đất của tu viện ở Giáo xứ Thái Hà mà chính quyền thành phố đã “mượn” của nhà dòng hơn nửa thế kỷ trước.Trong thông báo hôm 28/4, Linh Mục Bề trên, Giuse Nguyễn Văn Hội, cho biết vào ngày 25/4, tại trụ sở UBND phường Quang Trung, đại diện bệnh viện Đống Đa và Ban quản lý dự án “Đầu tư cải tạo, nâng cấp bệnh viện đa khoa Đống Đa” cho biết bệnh viện này sẽ xây ngôi nhà mới, với 2 tầng hầm và 6 tầng nổi, diện tích mặt sàn là 1.220 m2, và tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 264 tỷ đồng (khoảng 10 triệu USD). Vị trí tòa nhà sẽ nằm ở khu vực giáp công viên, phía sau Tu viện của Nhà Dòng mà hiện nay đang được dùng làm Bệnh viện Đống Đa.Phía nhà dòng cho biết Bệnh viện Đống Đa vốn là Tu viện của Dòng Chúa Cứu Thế mà nhà nước đã mượn trong hai đợt: năm 1959 và năm 1973.“Từ khi nhà nước mượn, bằng văn bản và qua các lần gặp gỡ, chúng tôi luôn yêu cầu nhà nước trả lại Tu viện này, bởi vì chưa bao giờ chúng tôi hiến cho nhà nước hay nhà nước có văn bản thu hồi. Vậy mà hiện nay nhà nước lại có dự án xây dựng toà nhà mới trong khu vực Tu viện này”, thông báo của Dòng Chúa Cứu Thế nói.

https://www.voatiengviet.com/a/7593586.html

Có gì trong báo cáo nhân quyền của LHQ khiến Việt Nam phản ứng?

Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc vừa công bố báo cáo mới nhất về tình hình nhân quyền tại Việt Nam trong giai đoạn bốn năm qua. Báo cáo này là bản tổng hợp dựa trên các báo cáo đệ trình từ những bên có liên quan khác (gồm cả các tổ chức xã hội dân sự) trước kỳ kiểm điểm nhân quyền phổ quát (UPR) chu kỳ 4 đối với Việt Nam vào ngày 7/5/2024 tại Geneva.Trước đó, hôm 11/4, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã “bày tỏ sự thất vọng vì báo cáo riêng của các cơ quan Liên Hợp Quốc (LHQ) tại Việt Nam theo cơ chế UPR chu kỳ 4 có nhiều nội dung sai sự thật, không kiểm chứng”.Tuy nhiên, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam không nói cụ thể những nội dung đó là gì.Một số nội dung chính trong báo cáo của Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc về tình hình nhân quyền của Việt Nam trong thời gian qua:.Việt Nam đã không gia hạn lời mời đối với báo cáo viên đặc biệt của Hội đồng Nhân quyền LHQ. Một số yêu cầu thăm Việt Nam của báo cáo viên đặc biệt của LHQ vẫn chưa được phía Việt Nam hồi đáp. Báo cáo viên đặc biệt về quyền phát triển đã đến thăm Việt Nam từ ngày 6-15/11/2023..Án tử hình vẫn được áp dụng tại Việt Nam đối với 18 tội danh, bao gồm các tội liên quan đến ma túy. Dữ liệu về các bản án tử hình và các vụ hành quyết được coi là bí mật nhà nước. LHQ khuyến nghị Việt Nam tạm dừng thi hành án tử hình và sửa đổi Bộ luật Hình sự để giảm hơn nữa số tội danh có thể áp dụng hình phạt tử hình, nhằm xóa bỏ hình phạt tử hình đối với tất cả các tội. LHQ cũng khuyến nghị Việt Nam công khai dữ liệu về tất cả các tội phạm tử hình..LHQ khuyến nghị Việt Nam thực hiện các biện pháp mạnh mẽ để xóa bỏ tra tấn và ngược đãi. Ủy ban chống tra tấn của LHQ bày tỏ quan ngại sâu sắc về các báo cáo về tình trạng tra tấn và ngược đãi tràn lan, đặc biệt là trong thời gian tạm giam trước khi xét xử, đôi khi dẫn đến tử vong trong khi bị giam giữ.

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c4n185jz77do

Bộ Nội vụ Anh: Nước Việt Nam cộng sản không an toàn cho một số di dân lậu nếu họ bị trả về

Thủ tướng Vương quốc Anh Rishi Sunak đề xuất rằng có thể trả lại Việt Nam thêm nhiều di dân đã đến Anh bằng thuyền nhỏ, nhưng đề xuất này vấp phải trở ngại lớn khi các luật sư của chính phủ Anh mô tả Việt Nam là đất nước “không an toàn” để thực hiện việc trục xuất, báo Daily Mail đưa tin hôm 29/4.Theo Daily Mail, ông Sunak muốn ngăn chặn tình trạng số lượng người Việt Nam đến Anh tăng vọt bằng cách đi đến một thỏa thuận về hồi hương tương tự như bản thỏa thuận đã dẫn đến mức giảm sâu về di dân Albania.Nhưng các luật sư của Bộ Nội vụ Anh mới đây nói với các bộ trưởng rằng Việt Nam “không đáp ứng được các tiêu chí về một quốc gia an toàn”, Daily Mail tường thuật.Các viên cố vấn pháp lý của bộ cảnh báo rằng một số cá nhân “thực sự có nguy cơ” bị áp bức tại đất nước có chính phủ cộng sản này. Họ nói rằng chế độ cầm quyền không dung thứ việc phản đối trên công luận về tình hình nhân quyền của Việt Nam và bất kỳ sự chỉ trích công khai nào đối với nhà nước đều có thể dẫn đến việc bị theo dõi, giám sát. Các quan chức về pháp lý tại Bộ Nội vụ Anh cho rằng những người biểu tình chống chính phủ, một số nhóm tôn giáo, các nhà hoạt động nhân quyền và nhà báo sẽ gặp nguy hiểm nhiều nhất, vẫn bài báo của Daily Mail cho hay.

https://www.voatiengviet.com/a/bo-noi-vu-anh-viet-nam-cong-san-khong-an-toan-cho-mot-so-di-dan-lau-neu-bi-tra-ve/7592558.html

Muốn đứng ra điều giải chiến tranh Ukraine, Tập Cận Bình thăm Pháp, Serbia, Hungary

Tuần tới, Chủ Tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ viếng thăm Pháp, Serbia và Hungary vì ông muốn đóng vai trò quan trọng hơn trong việc giải quyết cuộc chiến tranh giữa Nga và Ukraine đang gây xáo trộn thế giới về cả về chính trị lẫn kinh tế, Đài ABC News loan tin hôm Thứ Hai, 29 Tháng Tư.Đây là cuộc công du đầu tiên của họ Tập, vừa là chủ tịch nước vừa là chủ tịch Đảng Cộng Sản cầm quyền tại Trung Quốc, từ năm năm qua. Nhà lãnh đạo cường quốc kinh tế đứng hạng nhì thế giới hy vọng sẽ “đem lại động lực mới cho tiến trình hòa bình của thế giới,” theo lời phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc Lâm Cẩn (Lin Jian) trong buổi thuyết trình tình hình thường lệ vào hôm Thứ Hai.Trung Quốc vẫn ưa cho rằng họ giữ lập trường trung lập trong cuộc xung đột tại Ukraine, nhưng họ Tập và Tổng Thống Nga Vladimir Putin từng tuyên bố rằng hai chính phủ Nga-Trung có “tình thân hữu vô bờ bến” trước khi Nga đem quân xâm lăng Ukraine hồi Tháng Hai năm 2022. Trung Quốc không chịu coi vụ Nga đem quân đánh chiếm Ukraine là cuộc xâm lược, và vẫn bị dư luận quốc tế cáo buộc là đang cung cấp tài chánh và kỹ thuật để cho Nga có thể tiếp tục chế tạo các loại võ khí chống đánh Ukraine.

https://www.nguoi-viet.com/the-gioi/muon-dung-ra-dieu-giai-chien-tranh-ukraine-tap-can-binh-tham-phap-serbia-hungary/

Nga tuyên bố bắn hạ 6 tên lửa ATACMS Mỹ cung cấp cho Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố 6 tên lửa chiến thuật ATACMS Mỹ cung cấp cho Ukraine đã bị bắn hạ, có thể ở bán đảo Crimea.”10 máy bay không người lái Ukraine, 6 tên lửa chiến thuật ATACMS do Mỹ sản xuất và hai quả bom dẫn đường Hammer do Pháp sản xuất đã bị lực lượng phòng không bắn hạ”, Bộ Quốc phòng Nga hôm nay tuyên bố.Bộ Quốc phòng Nga không cho biết tên lửa bị bắn hạ ở đâu, nhưng Sergei Aksyonov, thống đốc Crimea do Nga bổ nhiệm, trước đó đăng trên tài khoản Telegram bức ảnh ông mô tả là đạn con chưa nổ của tên lửa ATACMS.”Nếu mọi người nhìn thấy nó, đừng nhặt lên cũng đừng đến gần, hãy thông báo cho Bộ Tình trạng Khẩn cấp hoặc Bộ Nội vụ”, Aksyonov cho hay, song không nêu rõ thời điểm và số lượng tên lửa bị bắn hạ.Mỹ và Ukraine hiện chưa lên tiếng về thông tin này.Thông tin được đưa ra sau khi giới chức Mỹ cho biết số lượng đáng kể tên lửa đạn đạo ATACMS với tầm bắn 300 km đã được chuyển đến Ukraine trong tháng 4. Loạt tên lửa này nằm trong gói viện trợ quân sự khẩn cấp cho Ukraine trị giá 300 triệu USD được Tổng thống Joe Biden phê duyệt tháng trước.

https://vnexpress.net/nga-tuyen-bo-ban-ha-6-ten-lua-atacms-my-cung-cap-cho-ukraine-4740565.html

Đối đầu Mỹ-Trung: Từ Biển Đông đến chiến tranh thông tin

Le Figaro ngày 29/04/2024 cho rằng chiếc tàu Sierra Madre được Philippines cố tình cho mắc cạn trên Bãi Cỏ Mây là một quả bom nổ chậm trong « trận đấu thế kỷ » Mỹ-Trung. Trong một cuộc chiến khác là chiến tranh thông tin, luật gia Isabelle Feng trên Le Monde khẳng định TikTok rõ ràng là công cụ tuyên truyền và gián điệp, lũng đoạn chính trị của Bắc Kinh. Về Biển Đông, Le Figaro có bài phóng sự nói về xác tàu BRP Sierra Madre trở thành tiền đồn của Philippines, là nơi tập trung mọi nguy hiểm trong cuộc đối địch Mỹ-Trung tại châu Á-Thái Bình Dương. Chiếc tàu cũ kỹ từ thời Đệ nhị Thế chiến đã được cố tình cho mắc cạn trên Bãi Cỏ Mây (Second Thomas Shoal) năm 1999, vờ như một tai nạn để không làm mất lòng các nước láng giềng đang tranh chấp.Giáo sư Renato de Castro, đại học La Salle, nhấn mạnh « Sierra Madre đối với Philippines còn hơn cả một biểu tượng. Nếu chúng tôi từ bỏ, Trung Quốc sẽ xây lên một đảo mới và chẳng bao lâu họ sẽ có mặt trong vịnh Manila ! ». Đô đốc Eduardo Santos, cựu tư lệnh hải quân Philippines, người đã đưa ra sáng kiến này nhấn mạnh nguy cơ Bắc Kinh lập căn cứ quân sự mới tại đây. « Ai có thể ngăn được ? Họ dùng vũ lực để áp đặt ». Một nhà ngoại giao nhận định: « Sierra Madre là sự chiếm đóng của người nghèo ». Vỏ tàu khó thể chịu đựng được một thập niên nữa, thậm chí vài năm. Antonio Carpio, cựu thẩm phán tòa tối cao giải thích, « Trung Quốc chỉ đợi chiếc tàu bị rã để kiểm soát Bãi Cỏ Mây, nên phải gia cố hàng tháng ». Cũng vì vậy mà tàu Trung Quốc ngăn cản các tàu tiếp liệu của Philippines, bằng chiến thuật « xám » : sử dụng vòi rồng để tránh bị coi là vũ khí.

https://www.rfi.fr/vi/%C4%91i%E1%BB%83m-b%C3%A1o/20240430-%C4%91%E1%BB%91i-%C4%91%E1%BA%A7u-m%E1%BB%B9-trung-t%E1%BB%AB-bi%E1%BB%83n-%C4%91%C3%B4ng-%C4%91%E1%BA%BFn-chi%E1%BA%BFn-tranh-th%C3%B4ng-tin

Chuyên gia Liên hiệp quốc: Phi đạn của Triều Tiên đã rơi xuống Ukraine

Các mảnh vỡ từ một phi đạn rơi xuống thành phố Kharkiv của Ukraine vào ngày 2 tháng 1 là từ phi đạn đạn đạo loạt Hwasong-11 của Triều Tiên, các giám sát về chế tài của Liên hiệp quốc báo cáo với một ủy ban của Hội đồng Bảo an trong một phúc trình mà Reuters thấy được hôm 29/4.Trong phúc trình dài 32 trang, các nhà giám sát chế tài của Liên hiệp quốc kết luận rằng “các mảnh vỡ thu được từ một phi đạn rơi xuống Kharkiv, Ukraine, hôm 2 tháng 1 năm 2024 bắt nguồn từ phi đạn dòng Hwasong-11 của Triều Tiên” và vi phạm lệnh cấm vận vũ khí đối với Triều Tiên.Triều Tiên chịu lệnh trừng phạt của Liên hiệp quốc vì các chương trình phi đạn đạn đạo và hạt nhân kể từ năm 2006, và các biện pháp này đã được tăng cường trong những năm qua.Ba giám sát viên chế tài đã tới Ukraine hồi đầu tháng này để kiểm tra các mảnh vỡ và không tìm thấy bằng chứng nào cho thấy phi đạn này do Nga sản xuất. Họ “không thể xác định độc lập phi đạn được phóng từ đâu, cũng như bởi ai.”“Thông tin về đạn đạo do chính quyền Ukraine cung cấp cho thấy phi đạn được phóng trong lãnh thổ Liên bang Nga”, họ viết trong phúc trình ngày 25/4 gửi tới ủy ban chế tài Triều Tiên của Hội đồng Bảo an.

https://www.voatiengviet.com/a/chuyen-gia-lien-hiep-quoc-phi-dan-cua-trieu-tien-da-roi-xuong-ukraine/7589975.html

Philippines cáo buộc Trung Quốc làm hư hại tàu của họ ở bãi cạn tranh chấp trên Biển Đông

Philippines hôm 30/4 cáo buộc lực lượng bảo vệ bờ biển Trung Quốc quấy rối và làm hư hại hai tàu thuyền của nước này trong khu vực tranh chấp ở Biển Đông, bác bỏ lập trường của Bắc Kinh rằng họ đã đưa những tàu này ra khỏi bãi cạn đang bị tranh chấp gay gắt.Lực lượng đặc nhiệm của Philippines về các vấn đề Biển Đông cho biết một tàu bảo vệ bờ biển và một tàu đánh cá của họ đã bị hư hại do vòi rồng được tàu bảo vệ bờ biển Trung Quốc sử dụng khi các tàu này tiến tới bãi cạn Scarborough để hỗ trợ ngư dân Philippines trong khu vực.Lực lượng đặc nhiệm cho biết tàu đánh cá đã bị lực lượng bảo vệ bờ biển và tàu hàng hải Trung Quốc đâm ba lần.Không quốc gia nào có chủ quyền đối với Bãi cạn Scarborough có vị trí chiến lược, một khu vực đánh bắt cá quan trọng gần các tuyến đường vận chuyển chính được một số quốc gia sử dụng. Bãi cạn này nằm trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Philippines.

https://www.voatiengviet.com/a/philippines-cao-buoc-trung-quoc-lam-hu-hai-tau-o-bai-can-tranh-chap-bien-dong/7591856.html

Nga doạ sẽ ‘trả thù tàn khốc’ nếu Ukraine tấn công cầu Crimea

Nga hôm 3/5 đe doạ sẽ “tấn công trả thù tàn khốc” nếu Ukraine, được phương Tây hậu thuẫn, tấn công Crimea hoặc Cầu Crimea nối miền nam nước Nga với bán đảo Biển Đen, từng là mục tiêu của Kyiv hai lần trước.Moscow cho biết họ tin rằng Ukraine, nước gần đây đã nhận hệ thống tên lửa dẫn đường ATACM tầm xa từ Mỹ, đang âm mưu tấn công cây cầu trước hoặc vào ngày 9 tháng 5, ngày Nga kỷ niệm chiến thắng Thế chiến thứ hai của Liên Xô trước Đức Quốc xã.Nga đã chiếm và sáp nhập Crimea từ Ukraine vào năm 2014. Kyiv đã nhiều lần tuyên bố rằng họ coi việc xây dựng cây cầu đường bộ và đường sắt, vốn được dùng để di chuyển quân đội và vũ khí, là bất hợp pháp. Ukraine nói họ muốn chiếm lại Crimea.Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga, Maria Zakharova, liệt kê các tuyên bố và bài đăng trên mạng xã hội của các quan chức Ukraine và các nước thành viên Liên minh Châu Âu mà bà nói rằng cho thấy cây cầu nằm trong tầm ngắm của Kyiv.Đại sứ Ukraine tại Liên hợp quốc Sergiy Kyslytsya ngày 1/5 đã đăng trên X cái mà ông gọi là “danh sách năm 2024 gồm 6 loại cầu chính” kèm theo một loạt hình ảnh.

https://www.voatiengviet.com/a/nga-doa-se-tra-thu-tan-khoc-neu-ukraine-tan-cong-cau-crimea/7596897.html

Tàu sân bay lớn nhất Trung Quốc lần đầu được thử nghiệm trên biển

Tàu sân bay mới Phúc Kiến, được xem là con át chủ bài của hải quân Trung Quốc, hôm nay, 01/05/2024, có chuyến thử nghiệm đầu tiên trên biển, theo thông báo của truyền thông Nhà nước. Phúc Kiến là tàu sân bay thứ ba của Trung Quốc (sau tàu Liêu Ninh và Sơn Đông) và là tàu lớn nhất được Trung Quốc tự đóng nhằm tăng cường khả năng răn đe và hoạt động ở châu Á-Thái Bình Dương. Tân Hoa Xã cho biết tàu Phúc Kiến rời xưởng đóng tàu Giang Nam, phía đông Thượng Hải, vào khoảng 8 giờ sáng (giờ địa phương, 00h00 giờ GMT). Cuộc thử nghiệm chủ yếu cho phép « kiểm tra độ tin cậy và ổn định của hệ thống động cơ đẩy và hệ thống điện của tàu sân bay ».Theo các nhà phân tích của cơ quan tư vấn CSIS ở Washington, tàu sân bay Phúc Kiến có thể ​​sẽ được trang bị hệ thống cất cánh tân tiến hơn, cho phép không quân Trung Quốc triển khai các máy bay có thể chở trọng tải lớn hơn và nhiều nhiên liệu hơn: « Con tàu này có thể ​​sẽ trở thành tàu chiến mặt nước lớn nhất của Hải quân của Quân  Giải phóng Nhân dân Trung Quốc và cải thiện đáng kể năng lực hải quân của Trung Quốc ».

https://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20240501-t%C3%A0u-s%C3%A2n-bay-l%E1%BB%9Bn-nh%E1%BA%A5t-trung-qu%E1%BB%91c-l%E1%BA%A7n-%C4%91%E1%BA%A7u-%C4%91%C6%B0%E1%BB%A3c-th%E1%BB%AD-nghi%E1%BB%87m-tr%C3%AAn-bi%E1%BB%83n

Liên Hiệp Châu Âu kỷ niệm 20 năm kết nạp các nước Đông Âu

Cách đây đúng 20 năm, ngày 01/05/2004, Liên Hiệp Châu Âu  kết nạp cùng lúc 10 thành viên mới, hầu hết là những nước Cộng sản Đông Âu cũ. Từ 15 nước, Liên Âu có 25 thành viên, dân số tăng thêm 20%.  Trả lời RFI ngày 01/05, chính trị gia người Ý Romani Prodi, lúc đó là chủ tịch Ủy Ban Châu Âu và là một trong những kiến trúc sư của quá trình kết nạp chưa từng có trong lịch sử Liên Âu, nhớ lại « cả quá trình dài »« vấn đề kinh tế tưởng là khó khăn nhất nhưng cuối cùng lại là tư pháp, truyền thông và các quyền cơ bản » « vì rất nhiều nước là thành viên của Khối Vacxava trước đây và không thực sự quen với cách vận hành « bình thường » của các cơ quan truyền thông ».Ngoài vấn đề tồn đọng lớn nhất hiện nay là Hungary, ông Romani Prodi đánh giá sự tập trung kinh tế đã thành công 100%, tập trung dân chủ đã thành công 95%. Trong số 10 nước gia nhập đại gia đình Liên Âu năm 2004, Latvia là một trong ba nước vùng Baltic, vừa mới thoát khỏi 50 năm Liên Xô chiếm đóng. Sau 20 năm, Latvia khẳng định vị trí trên trường quốc tế và hoàn thành quá trình chuyển đổi kinh tế, theo ghi nhận qua phóng sự của thông tín viên RFI Marielle Vitureau :Trên đường phố Riga, vài lá cờ châu Âu được treo rải rác nhắc lại cách đây đúng 20 năm, Latvia gia nhập Liên Hiệp Châu Âu. Nhưng hiện giờ, các buổi kỷ niệm diễn ra kín đáo hơn, chỉ có lễ thượng cờ châu Âu lúc bình minh. Liên Hiệp Châu đã trở thành một phần đời sống thường nhật, như trong cuộc sống của giáo sư đại học Janis Ikstens

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20240501-li%C3%AAn-hi%E1%BB%87p-ch%C3%A2u-%C3%A2u-k%E1%BB%B7-ni%E1%BB%87m-20-n%C4%83m-k%E1%BA%BFt-n%E1%BA%A1p-c%C3%A1c-n%C6%B0%E1%BB%9Bc-%C4%91%C3%B4ng-%C3%A2u

Trung Quốc phóng tàu Hằng Nga-6 lên phía tối của mặt trăng để lấy mẫu vật

Trung Quốc hôm 3/5 đã phóng một tàu vũ trụ không có người trong sứ mệnh kéo dài gần hai tháng lên phía xa của mặt trăng để lấy mẫu vật, trở thành quốc gia đầu tiên thực hiện nỗ lực đầy tham vọng như vậy.Trường Chinh-5, tên lửa đẩy lớn nhất của Trung Quốc, được phóng lúc 5h27 chiều giờ Bắc Kinh (09:27 GMT) từ Bãi Phóng Vũ trụ Văn Xương, trên đảo Hải Nam ở phía nam Trung Quốc, mang theo tàu thăm dò Hằng Nga-6 nặng hơn 8 tấn.Hằng Nga-6 sẽ đáp xuống Lưu vực Nam Cực-Aitken ở phía tối của mặt trăng, nơi không bao giờ quay mặt về Trái đất, rồi sau đó sẽ thu thập các các mẫu vật đất đá ở đó và mang trở về trái đất.Vụ phóng này đánh dấu một cột mốc quan trọng khác trong chương trình thám hiểm không gian và mặt trăng của Trung Quốc.“Một chút bí ẩn đối với chúng tôi là làm thế nào mà Trung Quốc có thể phát triển một chương trình đầy tham vọng và thành công như vậy trong một thời gian ngắn như vậy,” ông Pierre-Yves Meslin, nhà khoa học người Pháp đang nghiên cứu một trong những mục tiêu khoa học của Hằng Nga-6 nói.

https://www.voatiengviet.com/a/trung-quoc-phong-tau-hang-nga-6-len-phia-toi-cua-mat-trang-de-lay-mau/7596750.html

Hàn Quốc đàm phán tham gia vào một phần liên minh AUKUS

Hàn Quốc đàm phán về việc tham gia một phần thỏa thuận quốc phòng AUKUS của Mỹ, Anh và Úc, Bộ trưởng Quốc phòng nước này Shin Won-sik cho biết hôm 1/5, chỉ vài tuần sau khi liên minh này cho biết họ sẽ xem xét cho Nhật Bản tham gia.Được thành lập vào năm 2021, AUKUS là một hiệp ước an ninh hai giai đoạn nhằm đối phó với sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.Trong khi giai đoạn đầu tiên vốn nhằm cung cấp cho Úc công nghệ tàu ngầm hạt nhân chỉ giới hạn ở ba nước nòng cốt, các nước này đã nêu ra khả năng mời thêm nước khác tham gia trong giai đoạn hai, hay ‘Trụ cột 2’, với mục tiêu chia sẻ các công nghệ quân sự khác.Hàn Quốc có thể đóng góp vào giai đoạn hai với năng lực quốc phòng, khoa học và công nghệ, ông Shin cho biết tại một cuộc họp báo sau cuộc họp giữa các bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng Úc và Hàn Quốc tại Melbourne.

https://www.voatiengviet.com/a/han-quoc-dam-phan-tham-gia-vao-mot-phan-lien-minh-aukus/7593564.html

Nghị sĩ Cộng hòa kêu gọi bỏ phiếu phế truất Chủ tịch Hạ viện Mỹ

Nghị sĩ Marjorie Greene sẽ yêu cầu bỏ phiếu miễn nhiệm Chủ tịch Hạ viện Johnson vào tuần sau, dù nỗ lực của bà không nhận được sự ủng hộ.”Mike Johnson không đủ năng lực đảm nhận công việc đó, ông ấy đã nhiều lần chứng tỏ điều này”, nghị sĩ Cộng hòa theo đường lối cứng rắn Marjorie Taylor Greene cho biết hôm nay, sau khi thông báo sẽ yêu cầu bỏ phiếu phế truất Chủ tịch Hạ viện Mỹ vào tuần sau.Đây là bước thứ hai trong quy trình miễn nhiệm Chủ tịch Hạ viện Mỹ, cũng được coi là động thái hiếm gặp khi bà Greene đang công khai chống lại ứng viên tổng thống Donald Trump, người đã thể hiện ủng hộ Johnson giữ chức Chủ tịch Hạ viện Mỹ và khẳng định những lời đe dọa lật đổ ông là “điều không may”. Nghị sĩ Greene cuối tháng 3 nộp đơn “đề xuất bãi nhiệm” Chủ tịch Hạ viện Johnson, khởi động quy trình lật đổ ông. Nếu nỗ lực của bà thành công, các nghị sĩ Mỹ sẽ phải lần thứ hai bầu chọn Chủ tịch Hạ viện mới kể từ tháng 10/2023. Tuy nhiên, điều này nhiều khả năng sẽ không xảy ra, do phần lớn thành viên Cộng hòa tại Hạ viện Mỹ đã phản đối động thái phế truất ông Johnson.

https://vnexpress.net/nghi-si-cong-hoa-keu-goi-bo-phieu-phe-truat-chu-tich-ha-vien-my-4740807.html

Tập Cận Bình : “Hậu duệ” của Mao nhưng lại giống Stalin nhiều hơn

Nhiều tờ báo Paris ngày 03/05/2024 đã bắt đầu đưa tin về chuyến công du sắp tới của lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tại Pháp trong hai ngày 6-7/05. Trên nhật báo Le Monde, nhà Trung Quốc học Jean- Philippe Béja, trường Sciences Po, phân tích Tập Cận Bình đã « lừa gạt » được hết tất cả các phe phái trong đảng như thế nào để leo lên đến đỉnh cao quyền lực. Rồi ở chức vụ tổng bí thư ông đã « tăng cường kiểm soát đảng Cộng Sản Trung Quốc » ra saoCác trường đại học Mỹ « sôi sục » vì phong trào sinh viên ủng hộ người Palestine ; Đủ điều tai tiếng và hàng loạt các vụ kiện vẫn « không cản đường » Donald Trump trở lại Nhà Trắng ; Nguyện vọng dân chủ : Gruzia trước một « khúc quanh lịch sử », đối lập và đường phố « không đầu hàng » ; Một tháng trước bầu cử, khối Liên Âu thường bị chỉ trích là một cỗ máy hành chính cồng kềnh, nhưng thực ra  đã đem lại nhiều thay đổi tốt cho dân châu Âu : Trên đây là những chủ đề chiếm nhiều trang tin quốc tế của làng báo Paris ngày 03/05/2024. Nhưng trước hết xin điểm qua phân tích của nhà nghiên cứu Pháp Béja về con đường thăng tiến của ông Tập Cận Bình trước ngày chủ tịch Trung Quốc đặt chân đến Paris.Theo chuyên gia người Pháp này, trước khi ngồi vào chiếc ghế tổng bí thư, Tập Cận Bình đã tránh gây thù oán, thậm chí có vẻ mờ nhạt, không mấy khi bày tỏ chính kiến và lại càng không để lộ ông là người có cá tính …Nhưng tất cả đã thay đổi khi ông Tập được đặt vào cương vị « người cầm lái ». Nhiều người chờ đợi Tập Cận Bình sẽ đi theo đường lối « tự do của Uông Dương », nhưng bất ngờ ông lại theo gót bí thư Thành Ủy Trung Khánh, Bạc Hy Lai lao vào chiến dịch bài trừ tham nhũng, dùng chiêu bài này để loại hết các đối thủ chính trị, kể cả họ Bạc.Với năm tháng, cũng Tập Cận Bình đã từng bước gạt vai trò của chính phủ và thủ tướng Trung Quốc, trọng tâm quyền lực được dồn về các cơ quan của Đảng.

https://www.rfi.fr/vi/%C4%91i%E1%BB%83m-b%C3%A1o/20240503-t%E1%BA%ADp-c%E1%BA%ADn-b%C3%ACnh-h%E1%BA%ADu-du%E1%BB%87-c%E1%BB%A7a-mao-nh%C6%B0ng-l%E1%BA%A1i-gi%E1%BB%91ng-stalin-nhi%E1%BB%81u-h%C6%A1n

Ước vọng xa vời của ông Biden về hòa bình Trung Đông

Ông Biden nỗ lực thúc đẩy giải pháp hai nhà nước cho xung đột Israel – Hamas, song giới chuyên gia cho rằng ước vọng hòa bình này khác xa thực tế ở Trung Đông.Tầm nhìn của Tổng thống Mỹ Joe Biden về Trung Đông thoạt nhìn mang rất nhiều ý nghĩa, khi ông tìm cách kết nối Israel với các cường quốc Arab trong khu vực nhằm đạt được nền hòa bình lâu dài, cũng như giải quyết dứt điểm xung đột ở Dải Gaza bằng giải pháp hai nhà nước.Israel, đồng minh được Mỹ viện trợ quân sự hàng tỷ USD mỗi năm, sẽ thấy những lo ngại về an ninh khu vực của họ được dập tắt nhờ mối quan hệ liên minh với một số nước láng giềng Arab. Các nước Arab cũng sẽ thu được lợi ích từ mối quan hệ gần gũi hơn với Israel, quốc gia nổi tiếng về công nghệ cao và có ngành công nghiệp quốc phòng tiên tiến.Tham vọng và ảnh hưởng của Iran, quốc gia đối đầu với Israel và các nước Arab, sẽ bị kiềm chế đáng kể trước sức mạnh của liên minh khu vực được Mỹ vun đắp.Ishaan Tharoor, nhà phân tích của Washington Post, cho rằng tầm nhìn này ít nhiều giống với những điều mà cựu tổng thống Donald Trump từng thúc đẩy khi ông làm cầu nối cho Hiệp định Abraham, thỏa thuận bình thường hóa quan hệ giữa Israel và hai nước Arab gồm Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) cùng Bahrain vào năm 2020.

https://vnexpress.net/uoc-vong-xa-voi-cua-ong-biden-ve-hoa-binh-trung-dong-4741391.html