Tứ Trụ Việt Nam sắp tới sẽ biến động ra sao?
Dự kiến Quốc hội khóa 15 sẽ bầu chủ tịch nước mới trong kỳ họp thứ 8 khai mạc ngày 21/10. Liệu nhân sự cấp cao của đảng và nhà nước sẽ thay đổi ra sao?Nhiệm kỳ 2021-2026 được xem là giai đoạn biến động nhân sự nhiều nhất trên chính trường Việt Nam với việc bảy ủy viên mất chức so với đầu khóa, trong đó có hai chủ tịch nước, một chủ tịch Quốc hội, một thường trực Ban Bí thư, một phó thủ tướng thường trực.Sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, một nhà lãnh đạo lâu năm của Việt Nam, cũng để lại những khoảng trống quyền lực với những di sản dang dở. Dù Đảng Cộng sản Việt Nam đã chọn được người lấp vào những chiếc ghế trống nhưng với việc Quốc hội khóa 15 sẽ tiếp tục bầu chủ tịch nước trong kỳ họp thứ 8 (khai mạc ngày 21/10) cho thấy dàn nhân sự Tứ Trụ và các vị trí cấp cao khác sẽ có những biến động. Theo quy định trên thì Quốc hội tổ chức họp thường lệ mỗi năm 2 kỳ họp, khi cần thì tổ chức thêm kỳ họp bất thường. Tính đến nay, Quốc hội khóa 15 đã có số kỳ họp bất thường kỷ lục là 8 – nhiều hơn số kỳ họp chính. Trong đó sáu kỳ được tổ chức để xem xét, quyết định nhân sự, nổi bật nhất là việc bầu, sau đó là miễn nhiệm Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.Trung ương Đảng cũng đã phải liên tiếp triệu tập hội nghị bất thường để “đồng ý” cho một số nhân vật cấp cao của Đảng thôi chức và giới thiệu nhân sự cho Quốc hội bầu, phê chuẩn.Quy định số 80-QĐ/TW ban hành ngày 18/8/2022 của Bộ Chính trị cho thấy trách nhiệm và quyền hạn của Bộ Chính trị như sau.Theo đó, Bộ Chính trị sẽ trình Ban Chấp hành Trung ương Đảng những vấn đề lớn về công tác cán bộ, chiến lược cán bộ; chuẩn bị và giới thiệu nhân sự để:”Ban Chấp hành Trung ương Đảng xem xét, bầu Tổng Bí thư, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương (ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương), Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương và giới thiệu nhân sự để Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội.”
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cq5e6v1l5jlo
Lựa chọn khó khăn của Tô Lâm
Quốc Hội Việt Nam khóa 15 sẽ họp phiên thứ tám vào Thứ Hai tuần tới, 21 Tháng Mười, mà một trong các nội dung quan trọng nhất là “kiện toàn bộ máy lãnh đạo nhà nước,” có thể là bầu một chủ tịch nước mới – chủ tịch nước thứ tư trong một nửa nhiệm kỳ. Ông Tô Lâm – hiện đang là tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN) kiêm chủ tịch nước – có thể sẽ phải nhường bớt ghế chủ tịch nước cho người khác. Nhưng cũng có thể ông ta sẽ cương quyết giữ “một đít hai ghế,” nói văn vẻ là “nhất thể hóa” đảng và nhà nước, để có đủ quyền lực thực thi cái gọi là “kỷ nguyên vươn mình của dân tộc” mà ông nhiều lần hứa hẹn gần đây.Một cuộc đua – hay đúng hơn là một cuộc chiến quyết liệt đang âm thầm diễn ra ở Hà Nội – mà kết quả chưa thể đoán trước được dựa vào các hoạt động trái chiều đang diễn ra. Chưa đầy ba tháng kể từ ngày ngồi lên chiếc ghế do ông Nguyễn Phú Trọng, cố tổng bí thư, để lại, ông Tô Lâm đã có những hoạt động đối ngoại dồn dập vừa để phô diễn vai trò mới vừa ngầm hứa hẹn một khả năng thay đổi chính sách: thăm Trung Quốc hội kiến ông Tập Cận Bình, chủ tịch nước; sau đó sang New York họp Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc và gặp ông Joe Biden, tổng thống Mỹ; rồi sang Pháp dự hội nghị cấp cao khối Pháp ngữ và thăm chính thức Pháp. Tại Paris, ông cùng ông Emmanuel Macron, tổng thống Pháp, họp báo công bố nâng cấp quan hệ Việt-Pháp lên mức “đối tác chiến lược toàn diện” – cùng đẳng cấp với Trung Quốc, Nga, Mỹ, Nam Hàn, Ấn Độ, Nhật, Úc.Lịch trình thăm viếng, hội họp, phát ngôn và ký kết của ông Tô Lâm cho thấy dường như ông đang bắt đầu xu hướng ngả sang Mỹ và Tây phương, khác với chính sách “ngoại giao cây tre” ngả về Trung Quốc thời ông Nguyễn Phú Trọng. Nếu điều đó là sự thật thì cũng không có gì lạ.Như chúng tôi đã thưa với bạn đọc, ông Tô Lâm là người thực dụng, không sa vào giáo điều của học thuyết Marx-Lenin như ông Trọng mà chủ trương giao hảo với Tây phương để phát triển kinh tế, mời gọi đầu tư vốn liếng và công nghệ, mở rộng thị trường trong khi vẫn duy trì ách cai trị sắt máu và đàn áp khốc liệt về chính trị.
https://www.nguoi-viet.com/binh-luan/lua-chon-kho-khan-cua-to-lam/
Quốc hội họp: Sau ông Tô Lâm, ai sẽ làm chủ tịch nước?
Kỳ họp thứ 8 của Quốc hội khóa 15, khai mạc vào ngày 21/10, sẽ kiện toàn chức danh chủ tịch nước. Ai sẽ giữ vị trí này?Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đang kiêm nhiệm hai vai trò đứng đầu đảng và nhà nước. Dự kiến sau khi Quốc hội thông qua nghị quyết bầu chủ tịch nước mới trong kỳ họp tới đây, ông Tô Lâm sẽ chỉ còn tập trung vào công việc của đảng, nhất là trong giai đoạn quyết định của công tác nhân sự và văn kiện cho Đại hội 14. Thời gian làm việc của Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa 15 ước tính là 29 ngày, được tổ chức thành 2 đợt: đợt 1 từ ngày 21/10 – 13/11/2024; đợt 2 từ ngày 20 – 30/11/2024.Bên cạnh việc kiện toàn các chức danh lãnh đạo cấp cao, Quốc hội dự kiến sẽ xem xét 39 nội dung, trong đó có 29 nội dung thuộc công tác lập pháp; 10 nhóm nội dung về kinh tế – xã hội, ngân sách nhà nước, giám sát và các vấn đề khác. Một trong những nội dung quan trọng mà Quốc hội dự kiến cho ý kiến là dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam với kinh phí ước tính khoảng 70 tỷ USD. Đảng Cộng sản Việt Nam là hệ thống hoạt động trên nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách và tập trung dân chủ. Có thể hiểu rằng, với mô hình này, cơ quan nào càng đông thì càng có quyền lực. Như vậy, Đại hội đại biểu là quyền lực nhất, rồi tới Ban Chấp hành Trung ương, rồi Bộ Chính trị. Tuy nhiên, để có thể quy được trách nhiệm thì cần “cá nhân phụ trách”. Trong Bộ Chính trị còn có nhóm Tứ Trụ – là những lãnh đạo đứng đầu – với xếp hạng về quyền lực từ trên xuống là: tổng bí thư, chủ tịch nước, thủ tướng và chủ tịch Quốc hội.
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cdenj8885zyo
Trung Quốc cam kết hỗ trợ Việt Nam theo đuổi con đường xã hội chủ nghĩa bền vững
Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường vào ngày 14/10 đã kết thúc chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 12/10 theo lời mời của Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính.Trong chuyến thăm tới Việt Nam lần này, ông Lý Cường đã có cuộc gặp với các lãnh đạo cao cấp của Việt Nam bao gồm Tổng bí thư – Chủ tịch nước Tô Lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.Báo China Daily của Trung Quốc và báo Nhà nước Việt Nam hôm 14/10 đã ca ngợi chuyến đi thành công tốt đẹp và cho biết ông Lý Cường đã bày tỏ cam kết của Trung Quốc giúp đỡ Việt Nam trên con đường xã hội chủ nghĩa bền vững phù hợp với điều kiện của quốc gia.Ông Lý Cường cũng bày tỏ mong muốn làm việc với Việt Nam để thực hiện việc kết hợp Sáng kiến Vành đai Con đường của Trung Quốc với kế hoạch Hai hành lang, một vành đai của Việt Nam.Chuyến thăm của ông Lý Cường diễn ra vào khi hai nước còn những căng thẳng ở khu vực Biển Đông mà gần đây nhất là vụ tàu Trung Quốc tấn công tàu cá của ngư dân Việt Nam gần quần đảo Hoàng Sa hôm 29/9 vừa qua. Bộ Ngoại giao Việt Nam Việt Nam đã lên án hành động này của Trung Quốc nhưng Bắc Kinh bác bỏ tin lực lượng chấp pháp nước này đã gây thương tích cho ngư dân của Việt Nam đồng thời cho biết phía Trung Quốc đã hoạt động kiềm chế và chuyên nghiệp.Trong cuộc gặp giữa Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường với Tổng bí thư – Chủ tịch nước Tô Lâm hôm 12/10, lãnh đạo hai nước thống nhất sẽ thực hiện nghiêm túc nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước và tìm kiếm các giải pháp hiệu quả để kiểm soát và giải quyết tốt hơn các bất đồng trên biển, theo Thông tấn xã Việt Nam.
Ông Lương Cường và ông Tập Cận Bình bàn gì ở Bắc Kinh?
Thường trực Ban Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Lương Cường đã hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình và hội đàm với Bí thư Ban Bí thư, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Thái Kỳ hôm 11/10 tại Bắc Kinh. Chuyến thăm Trung Quốc của ông Lương Cường cùng đoàn Việt Nam kéo dài từ 9-12/10, theo lời mời của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc.Một điều đáng chú ý là khác với các chuyến thăm cấp cao gần đây, báo chí Việt Nam không đưa tin rộng rãi trước và trong chuyến thăm Trung Quốc của ông Cường.Hai ngày sau khi ông Cường và đoàn Việt Nam tới Trung Quốc, tới đêm 11/10, một số báo Việt Nam mới bắt đầu đưa tin về cuôc gặp giữa ông Lương Cường với ông Tập Cận Bình và cuộc hội đàm với ông Thái Kỳ. Ông Lương Cường, tại buổi gặp, đã nhấn mạnh chuyến thăm này nhằm quán triệt và thực hiện “nhận thức chung” của đảng cộng sản hai nước, thúc đẩy xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai theo phương châm “16 chữ”, tinh thần “4 tốt” và phương hướng “6 hơn”, theo truyền thông Việt Nam.Ông Tập Cận Bình bày tỏ tin tưởng rằng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là ông Tô Lâm, Việt Nam sẽ hoàn thành các mục tiêu của Đại hội 13, hướng tới 100 năm thành lập đảng và 100 năm lập nước.Ông Tập cũng nói Trung Quốc xác định việc phát triển quan hệ với Việt Nam là “phương hướng ưu tiên” trong chính sách ngoại giao láng giềng.Về Biển Đông, ông Lương Cường “đề nghị hai bên kiểm soát và giải quyết tốt các vấn đề khác biệt trên tinh thần thẳng thắn, chân thành, hữu nghị, tập trung giữ ổn định tình hình trên biển, tôn trọng các quyền và lợi ích hợp pháp của nhau trên cơ sở phù hợp với luật pháp quốc tế và Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982,” theo báo chí Việt Nam.
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cp8mp70r7m7o
Việt Nam, Trung Quốc ký 10 thỏa thuận trong chuyến thăm của Thủ tướng Lý Cường
Việt Nam và Trung Quốc hôm Chủ Nhật (13/10) đã ký 10 thỏa thuận, bao gồm hợp tác nông nghiệp và thanh toán xuyên biên giới bằng mã QR, nhân chuyến thăm Hà Nội kéo dài ba ngày của Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường, khi hai nước láng giềng tìm cách thúc đẩy quan hệ.Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam và là nguồn nhập khẩu quan trọng cho ngành sản xuất của nước này. Thương mại song phương tăng 21% trong ba quý đầu năm so với cùng kỳ năm ngoái, lên 148 tỷ đô la.Lễ ký kết diễn ra sau cuộc gặp của ông Lý với Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính. Ông Lý và Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Tô Lâm, đã nhất trí hôm thứ Bảy về việc thúc đẩy quan hệ kinh tế và hợp tác về nông sản.Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính đã đề nghị Trung Quốc thúc đẩy hợp tác thương mại về nông nghiệp với Việt Nam, mở cửa cho nông sản Việt Nam và tăng cường thông quan tại biên giới, VTV đưa tin.Việt Nam và Trung Quốc cũng đã ký một văn bản về việc cập nhật tiến độ về các tuyến đường sắt xuyên biên giới liên quan đến khảo sát hiện trường.”Thủ tướng Việt Nam cũng đề nghị hai nước hợp tác để triển khai hiệu quả các văn kiện đã ký kết về đường sắt, phát triển đường sắt hiện đại”, VTV đưa tin.Hai nước láng giềng châu Á đã nhiều lần thể hiện sự quan tâm đến việc thúc đẩy hợp tác về đường sắt nhưng chưa công bố kế hoạch cụ thể hoặc chi phí ước tính để nâng cấp tuyến đường sắt.Tuyến chính dựa vào các tuyến đường sắt nối Côn Minh ở tỉnh Vân Nam, miền nam Trung Quốc, với Hà Nội và thành phố cảng Hải Phòng của Việt Nam. Tuyến đường sắt đó được người Pháp xây dựng trong thời kỳ thực dân hóa Việt Nam hơn một thế kỷ trước và vẫn đang được sử dụng tại Việt Nam. Trung Quốc đã thay thế tuyến đường này bằng các kết nối tốc độ cao.Hôm thứ Bảy, Công ty Cổ phần thanh toán quốc gia Việt Nam và UnionPay International của Trung Quốc đã ký một thỏa thuận triển khai thanh toán xuyên biên giới giữa hai nước.
https://www.voatiengviet.com/a/7820758.html
Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường tới Việt Nam: Ký kết về đường sắt và gì nữa?
Trong chuyến thăm chính thức tới Việt Nam của Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường, hai nước đã ký kết 10 thỏa thuận hợp tác, trong đó có thỏa thuận về kết nối đường sắt, triển khai dịch vụ thanh toán xuyên biên giới bằng mã QR. Vào sáng nay 13/10, Thủ tướng Lý Cường đã hội đàm với Thủ tướng Phạm Minh Chính. Ông cũng đã đặt vòng hoa và vào lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trước đó, vào buổi tối 12/10, sau khi vừa đặt chân đến Hà Nội, ông Lý Cường đã có cuộc hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm.Chuyến thăm lần này của ông Lý Cường diễn ra theo lời mời của Thủ tướng Phạm Minh Chính. Theo lịch trình dự kiến, sau khi hội đàm với ông Chính, ông Lý Cường sẽ có cuộc hội kiến với Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và tham dự Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam-Trung Quốc trước khi về nước vào ngày 14/10. Thời gian gần đây, các lãnh đạo của Việt Nam và Trung Quốc đã có nhiều cuộc tiếp xúc.Vào tháng 6/2024, ông Phạm Minh Chính đã có chuyến công tác dự Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) Đại Liên và làm việc tại Trung Quốc. Tháng 8/2024, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có chuyến thăm cấp nhà nước tới Trung Quốc.
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cqjr1vl1qxgo
Đường sắt cao tốc Bắc – Nam: ‘Siêu dự án’ hay ‘siêu bẫy’ nợ công?
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam dự kiến sẽ được khởi công vào cuối năm 2027 và hoàn thành trước năm 2045 với con số tổng mức đầu tư dự kiến khổng lồ khoảng $67.34 tỷ (khoảng 1,713 triệu tỷ đồng).Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, nhiều dự án trọng điểm bị “treo,” việc đảng CSVN vẫn quyết tâm “rót” hàng núi tiền vào đường sắt cao tốc 350km/h khiến dư luận không khỏi hoài nghi: Liệu đây có phải là “một miếng bánh ngon” dành cho một nhóm lợi ích nhỏ?Vì sao CSVN quyết làm tàu cao tốc?Kể từ sau đại dịch, Việt Nam đã đẩy mạnh đầu tư công với quy mô chưa từng có, tạo nên một “bong bóng” đầu tư công khổng lồ. Các dự án như sân bay Long Thành, hệ thống đường cao tốc, cơ sở hạ tầng điện lực được triển khai ồ ạt, bất chấp những dấu hiệu cảnh báo về hiệu quả kinh tế thực sự.Ngay từ đầu đại dịch, một số chuyên gia đã dự báo về khả năng suy thoái kinh tế và nhận định Việt Nam sẽ lạm dụng đầu tư công để “cứu vãn” nền kinh tế đang trì trệ, theo học thuyết Keynes lỗi thời. Tuy nhiên, người dân thiếu thông tin và nhận thức hạn chế, chỉ thấy những công trình bề thế mọc lên mà không hiểu rõ hậu quả lâu dài.Nền kinh tế Việt Nam đang trong tình trạng trì trệ kéo dài, khu vực tư nhân èo uột, chỉ số GDP ảo tưởng được duy trì nhờ “bơm” tiền vào đầu tư công. Hàng loạt doanh nghiệp tư nhân phá sản, cửa hàng đóng cửa tại các thành phố lớn là minh chứng rõ nét cho sự yếu kém của nền kinh tế. Đại dịch chỉ là một phần nguyên nhân, còn gốc rễ vấn đề nằm ở mô hình kinh tế kém hiệu quả cùng hệ thống chính trị độc đoán.
Trung Quốc biến Việt Nam thành lá bài quan trọng trong Con đường tơ lụa mới
Việt Nam muốn Trung Quốc hỗ trợ trợ xây dựng đường sắt ở miền bắc để kết nối sáng kiến “Hai hành lang, Một vành đai” với “Sáng kiến Vành đai và Con đường” (BRI) của Trung Quốc. Theo ông Hùng Ba, đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam, hệ thống đường sắt này “sẽ kết nối Việt Nam với các nước châu Âu – Tây Á qua tuyến đường sắt liên vận. Việt Nam sẽ thành cửa ngõ để Trung Quốc kết nối với các nước ASEAN, đồng thời là đầu mối quan trọng kết nối ASEAN với châu Âu và Trung Á”.Sáng kiến « Hai hành lang, Một vành đai », được Việt Nam và Trung Quốc thông qua năm 2004, là cụm từ gọi tắt của hành lang « Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng » và hành lang « Nam Ninh – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng » và « Vành đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ ». Sau nhiều năm cân nhắc bên phía Việt Nam, vấn đề hợp tác đường sắt được nhấn mạnh trong Điều 7 Tuyên bố chung ngày 20/08/2024, nhân chuyến công du Trung Quốc của tổng bí thư-chủ tịch nước Tô Lâm.Việt Nam được lợi ích gì từ những dự án này ? Vai trò của Việt Nam trong kế hoạch Vanh đai và Con đường của Trung Quốc ? RFI Tiếng Việt đặt câu hỏi với nhà nghiên cứu Laurent Gédéon, giảng viên trường Sư phạm Lyon (École normale supérieure de Lyon), Pháp.
Biển Đông: Tham vọng lãnh thổ của Trung Quốc buộc ASEAN đoàn kết hơn
Hoạt động bành trướng lãnh thổ của Trung Quốc ở Biển Đông khiến nhiều quốc gia Đông Nam Á, thậm chí là toàn khối, lo ngại. Theo nhiều nhà quan sát, trong thời gian gần đây, đã có nhiều dấu hiệu cho thấy ASEAN đoàn kết hơn trong hồ sơ Biển Đông. Xu thế này thể hiện khá rõ trong hợp tác gia tăng giữa nhiều nước ASEAN. Hội nghị Cấp Cao ASEAN mở rộng tại Lào, hồi tuần trước, với sự tham gia của Trung Quốc và nhiều cường quốc ngoài khu vực, cũng cho thấy xu thế này. Một sự kiện tiêu biểu được nhiều nhà quan sát chú ý: lần đầu tiên nhiều nước ASEAN đã lên tiếng về mối quan ngại với Trung Quốc ở Biển Đông ngay trong khuôn khổ cuộc họp Trung Quốc-ASEAN. Trong nhiều năm qua, Bắc Kinh vẫn cố gắng hướng các thảo luận, bất đồng về Biển Đông sang các diễn đàn song phương. Tuy nhiên, lần này, Philippines, quốc gia tuyến đầu của ASEAN tại Biển Đông, thường xuyên bị tàu thuyền Trung Quốc xâm phạm và quấy rối trong vùng biển đặc quyền kinh tế, đã yêu cầu đối thoại trực diện với Trung Quốc.Theo trang mạng Ấn Độ First Post, trong hội nghị ASEAN – Trung Quốc ngày 10/10, thủ tướng Trung Quốc Lý Cường đã đáp trả theo cách thông thường của Bắc Kinh là đổ lỗi cho Mỹ và các nước phương Tây can thiệp vào khu vực, làm đảo lộn quan hệ cân bằng giữa Trung Quốc và ASEAN. Tuy nhiên, theo một số ghi nhận, một số nước ASEAN đã thể hiện rõ ràng hơn những lo ngại và thất vọng. Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. đã kêu gọi thảo luận ”nghiêm túc” về Biển Đông. Manila đã nhận được sự ủng hộ từ Việt Nam, Thái Lan và Singapore. Bản tóm tắt về lịch trình thảo luận của chủ tọa hội nghị không cho phép thể hiện được các bất đồng như trên, nhưng cuộc họp rõ ràng đã không diễn ra theo đúng kịch bản của Trung Quốc, cho dù về mặt chính thức, Trung Quốc vẫn được ca ngợi là ‘‘đối tác lớn của ASEAN’’.
Vạn Thịnh Phát: bà Trương Mỹ Lan lãnh thêm án chung thân sau hình phạt tử hình
Ngày 17/10, bà Trương Mỹ Lan đã bị Tòa án Nhân dân TP HCM tuyên án chung thân trong vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2.Hội đồng xét xử tuyên bà Trương Mỹ Lan mức án chung thân về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, 12 năm tù về tội Rửa tiền, 8 năm tù về tội Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới.Trước đó vào tháng 4, ở giai đoạn 1 của vụ án, bà Lan đã lãnh án tử hình và bà đã kháng cáo.Theo hội đồng xét xử, có căn cứ xác định bà Trương Mỹ Lan và đồng phạm đã lừa đảo, rửa tiền, vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới. Tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” là về việc mua bán 25 gói trái phiếu của các công ty có liên quan đến Tập đoàn Vạn Thịnh Phát tại Ngân hàng SCB để chiếm đoạt số tiền 30.081 tỷ đồng của gần 36.000 trái chủ. Ở tội danh này, tòa nhận định từ năm 2018 đến năm 2020, bà Lan đã cùng các nhân sự chủ chốt tại Ngân hàng SCB, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và Công ty chứng khoán Tân Việt (TVSI) họp bàn và tiến hành sử dụng 4 công ty thuộc tập đoàn Vạn Thịnh Phát gồm Công ty An Đông, Sunny World, Quang Thuận và Setra để phát hành 25 mã trái phiếu khống, không có tài sản đảm bảo.Tòa cho rằng SCB đã có hàng loạt hoạt động dụ dỗ người mua trái phiếu với lãi suất cao hơn lãi suất tiết kiệm tại hệ thống Ngân hàng SCB và đa số người mua trái phiếu là người gửi tiền ở Ngân hàng SCB.Nhờ vào phương thức này, bà Lan và các đồng phạm đã bán trái phiếu cho gần 36.000 nhà đầu tư, huy động được tổng cộng hơn 30.000 tỷ đồng. Bà Lan và các bị cáo bị cáo buộc đã chiếm đoạt số tiền này, sử dụng vào việc chi trả nợ, chi dự án, chuyển trái phép ra nước ngoài.Đối với tội “Rửa tiền”, tòa nhận định rằng từ ngày 1/1/2018 đến 7/10/2022, bà Trương Mỹ Lan là người chủ mưu, tổ chức thực hiện rửa tiền với tổng số tiền hơn 445.000 tỷ đồng.
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/ce8dxj47d40o
Bộ Ngoại giao: Việt Nam ‘phối hợp với Thái Lan xử lý Y Quynh Bdap’
Bộ Ngoại giao Việt Nam vừa khẳng định họ sẽ phối hợp với Thái Lan để xử lý Y Quynh Bdap, người mà họ cáo buộc có vai trò chủ chốt trong vụ tấn công đẫm máu ở Đắk Lắk hơn một năm trước, bất chấp những quan ngại của giới tranh đấu.Hồi cuối tháng 9, Tòa án Hình sự Bangkok đã ra phán quyết sẽ dẫn độ Y Quynh Bdap, hiện đang cư trú tại Thái Lan và đã được Cao ủy Liên Hiệp Quốc về Người tị nạn (UNHCR) cấp quy chế tị nạn, về Việt Nam để quy án về các tội danh mà ông bị cáo buộc.Trả lời câu hỏi của báo chí về việc này tại buổi họp báo thường kỳ vào ngày 17/10, bà Phạm Thu Hằng, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Việt Nam, đã khẳng định rằng việc dẫn độ Y Quynh Bdap là ‘phù hợp’, nhằm bảo đảm mọi đối tượng phạm tội bị xử lý theo pháp luật’.“Việt Nam sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng Thái Lan để xử lý đối tượng theo quy định của pháp luật hai nước”, trang mạng VnExpress dẫn lời bà Hằng nói.Bà Hằng khẳng định rằng Y Quynh Bdap là ‘đối tượng trực tiếp tuyển mộ, kích động, thực hiện’ vụ tấn công trụ sở chính quyền và đồn cảnh sát ở hai xã Ea Ktur và Ea Tiêu thuộc huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk, vào ngày 11/6/2023, làm 9 người thiệt mạng, trong đó có cán bộ xã, công an và dân thường, và 2 người bị thương. Bà Hằng gọi nó là ‘tấn công khủng bố gây hậu quả nghiêm trọng’.
Blogger Đường Văn Thái sẽ bị xử sơ thẩm vào ngày 30/10
Ông Đường Văn Thái, người đột nhiên mất tích vào tháng 4/2023 khi đang xin tị nạn ở Thái Lan, sẽ bị xét xử trong phiên tòa ở Việt Nam vào cuối tháng này.Thông tin về phiên toà sơ thẩm được bà Dương Thị Lư, mẹ của ông Đường Văn Thái, cung cấp cho Đài Á Châu Tự Do (RFA) ngày 11/10, một ngày sau khi bà đi thăm con trai ở Trại tạm giam B14 ở Hà Nội. Bà nói:“Bên Thái một người công an, bên bác cũng một người công an. Anh (công an- PV) ở cạnh bác với lại Thái bảo 30 (30/10- PV) này xử nhưng mà không mời gia đình đến đâu.” Theo bà Lư, hai mẹ con nói chuyện với nhau bằng điện thoại qua hai lớp kính dày. Cả viên công an đứng cạnh Đường Văn Thái cũng như chính ông đều cho biết lịch xử sắp tới là ngày 30/10 và không nói gì thêm.Một nguồn tin khả tín cũng cung cấp cho RFA một Giấy Triệu tập của Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội cho một người “có quyền và nghĩa vụ liên quan” đến vụ án của blogger Đường Văn Thái.Văn bản đề ngày 9/10 có chữ ký và mộc đỏ của thẩm phán Trần Nam Hà cho thấy phiên tòa sẽ diễn ra vào lúc 8 giờ 30 phút ngày 30/10 tại trụ sở Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội.Gia đình đã thuê hai luật sư Lê Đình Việt và Lê Văn Luân để trợ giúp pháp lý cho ông Thái trong phiên toà sắp tới.
Trại giam số 6: Hai trong số ba TNLT tiếp tục tuyệt thực sang ngày thứ 19
Ông Đặng Đình Bách đã ăn trở lại khi không đảm bảo sức khỏe, hai tù nhân lương tâm (TNLT) khác là ông Bùi Văn Thuận và Trịnh Bá Tư tiếp tục cuộc tuyệt thực của mình sang ngày thứ 19 trong Trại giam số 6 (Thanh Chương, Nghệ An).Cả ba ông bắt đầu cuộc tranh đấu của mình từ ngày 28/9 vừa qua để phản đối hình thức giam giữ TNLT trong “chuồng cọp” ở Phân trại 1, cũng như đòi trả tự do cho tất cả những người bất đồng chính kiến đang trong lao tù ở Việt Nam.Ngày 16/10, ông Trịnh Bá Khiêm, bố của ông Trịnh Bá Tư, cùng con gái là Trịnh Thị Thảo, đã đến trại giam để thăm gặp nhà hoạt động trẻ tuổi này, người đang thi hành bản án 8 năm tù giam về tội danh “tuyên truyền chống Nhà nước.”Trên đường trở về nhà trong chiều cùng ngày, bà Thảo nói với RFA:”Anh Bách đồng hành với Tư và anh Thuận được 10 ngày tuyệt thực. Do sức khỏe của anh Bách yếu nên anh Bách dừng tuyệt thực sau 10 ngày, và sau hai ngày thì sức khoẻ dần ổn định.Tư và anh Thuận sẽ vẫn tiếp tục tuyệt thực và chưa nói sẽ dừng ngày nào.”Bà Thảo cho biết thêm sức khỏe của ông Tư tạm ổn dù có bị hoa mắt và chóng mặt, cân nặng giảm 9 kg (từ 68 kg xuống còn 59 kg). Riêng ông Thuận bị đau khớp nặng và không đi lại được trong khoảng 5-6 ngày nhưng hai ngày nay có thể đi lại nhẹ nhàng.
Người dân phản biện chủ tịch Hà Nội: Có người ăn xin, vô gia cư; môi trường rất ô nhiễm
Chủ tịch Hà Nội nói trong những ngày gần đây rằng thủ đô của Việt Nam không có người ăn xin và người vô gia cư, dẫn đến phản ứng từ người dân cho rằng sự thật khác hẳn với lời vị lãnh đạo, ngoài ra, Hà Nội còn có vấn đề nhức nhối về giao thông và môi trường.Theo VnExpress và Dân Trí, khi gặp cử tri và đối thoại với thanh niên thủ đô lần lượt vào ngày 11 và 14/10, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh chia sẻ rằng ông đã “khẳng định” một cách “tự tin” và “tự hào” với quan khách nước ngoài rằng “Hà Nội hiện không có người ăn xin ăn mày, không có người vô gia cư” khi ông tham gia hội nghị các thị trưởng ASEAN ở Lào cách đây gần 1 tháng.Dân Trí trích lời Chủ tịch Thanh nói hôm 14/10 trong cuộc gặp với giới thanh niên rằng những người ngủ đêm ở gầm cầu, ở chợ không phải bởi “người dân không có nhà mà là do đặc thù công việc”.Vẫn Dân Trí tường thuật ông Thanh nhận xét rằng đời sống người dân thủ đô đang ngày càng được nâng lên và chính quyền thành phố đang cố gắng làm những gì tốt nhất để phục vụ người dân, để cuộc sống người dân tốt hơn.Theo quan sát của VOA, những phát biểu của vị lãnh đạo thành phố Hà Nội dẫn đến việc hơn 1.000 người dân đưa ra ý kiến trên mạng xã hội phản bác lời của ông ấy hoặc thể hiện sự bất bình, mỉa mai…
Việt Nam có quyền lực như thế nào tại châu Á-Thái Bình Dương?
Báo cáo thường niên Chỉ số Quyền lực châu Á 2024 do Viện Lowy, viện nghiên cứu chính sách đối ngoại hàng đầu của Úc, vừa công bố vào tháng 9/2024 cho thấy Việt Nam đứng thứ 12 trong tổng số 27 quốc gia và vùng lãnh thổ được xếp hạng.Theo đó, sức mạnh tổng thể của Việt Nam đã tăng 1,2 điểm so với năm 2023, tạo ra ảnh hưởng trong khu vực nhiều hơn so với dự kiến.Trong số 27 quốc gia và vùng lãnh thổ tại châu Á-Thái Bình Dương, bao gồm cả Mỹ, Nga, Úc, New Zealand, thì Việt Nam nằm trong nhóm quốc gia hạng trung.Thước đo chỉ số quyền lực này dựa trên tám tiêu chí: năng lực kinh tế, năng lực quân sự, khả năng phục hồi, nguồn lực tương lai, quan hệ kinh tế, mạng lưới quốc phòng, ảnh hưởng ngoại giao và ảnh hưởng văn hóa.Sự cải thiện lớn nhất của Việt Nam vào năm 2024 là ảnh hưởng ngoại giao và ảnh hưởng văn hóa, song thước đo về mạng lưới quốc phòng sụt giảm.So với quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam xếp dưới Singapore, Indonesia, Thái Lan, Malaysia, và đứng trên Philippines, Brunei, Campuchia, Lào, Myanmar và Đông Timor.
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c1jd205n7plo
Trung Quốc xây dựng đảo Tri Tôn ở Hoàng Sa thành căn cứ gián điệp
Trung Quốc đang biến đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa thành một căn cứ tình báo chính yếu ở Biển Đông. Đảo này cách bờ biển Việt Nam chưa đến 250 km.Ban tiếng Anh Đài Á Châu Tự do loan tin ngày 18/10 dẫn nguồn tổ chức Chatham House ở Anh Quốc.Những hình ảnh vệ tinh, do hãng Maxar Technologies của Mỹ thu thập và qua phân tích của Chatham House đưa ra trong một báo cáo mới, cho thấy Bắc Kinh đang xây dựng trên đảo Tri Tôn một hệ thống radar rộng lớn. Hệ thống tiên tiến này được gọi tắt theo tiếng Anh SIAR, theo Chatham House, sẽ tạo nên một thách thức mới cho những nước trong khu vực và cả thế giới, bởi có thể phát hiện một cách có chủ đích các máy bay tàng hình.Hệ thống SIAR có hình bát giác đặc trưng như hệ thống radar mà Quân đội Trung Quốc xây dựng ở đá Subi thuộc Trường Sa hồi năm 2017.Cùng với hai hệ thống radar trên đảo Hải Nam và đá Subi như vừa nêu, hệ thống radar tiên tiến đang được phát triển tại đảo Tri Tôn tạo nên một mạng lưới chống máy bay tàng hình mà Trung Quốc tạo nên trong khu vực.Mạng lưới này giúp tăng cường đáng kể khả năng đón chặn tín hiệu và năng lực tác chiến điện tử của Trung Quốc khắp cả quần đảo Hoàng Sa và góp thêm phần mở rộng khả năng trinh sát khu vực Biển Đông cho Bắc Kinh.
Báo chí cộng sản: kiếp nạn thứ tư của người Việt Nam
Ở những nước dân chủ, tự do, báo chí được coi là quyền lực thứ tư, sau hệ thống “tam quyền phân lập” (lập pháp, hành pháp và tư pháp), là nơi lên tiếng bảo vệ người yếu thế khi họ bị áp bức, bất công xã hội. Nhưng ở Việt Nam thì khác, theo khoản 2, điều 3, Hiến pháp do CSVN viết thì “quyền lực nhà nước là thống nhất.”Tức là Việt Nam không có tam quyền phân lập, mà mọi thứ đều nằm trong tay đảng cộng sản, báo chí cũng không nằm ngoài vòng kiểm soát đó được.Tuy không phải là quyền lực thứ tư bảo vệ người dân. Nhưng báo chí cộng sản lại trở thành “kiếp nạn thứ tư” của người dân và các doanh nghiệp tư nhân. Chỉ đứng sau thuế vụ; công an quan chức; quản lý thị trường – y tế – môi trường. Lương tháng thì ít, lương tâm thì không có, các phóng viên, nhà báo dùng mọi chiêu trò để moi tiền từ các công ty, doanh nghiệp. Điển hình mới nhất là vụ cả toà soạn báo bị bắt vì thủ đoạn tống tiền doanh nghiệp với danh nghĩa xin tiền từ thiện. Vụ việc xảy ra tại toà soạn tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam. Tổng biên tập Đồng Xuân Thụ cùng phó tổng biên tập, trưởng ban kinh tế môi trường, kế toán và 4 phóng viên của tờ báo này bị công an khởi tố, bắt giam với cáo trạng “cưỡng đoạt tài sản” của hàng trăm bị hại, với số tiền lên tới hàng chục tỷ đồng. Công an cáo buộc ông Thụ đã chỉ đạo lập chương trình gây quỹ “Cây Chổi Vàng” để tôn vinh, ủng hộ, làm công tác từ thiện giúp đỡ công nhân vệ sinh môi trường. Sau đó, giao nhiệm vụ cho các phóng viên, cộng tác viên đi tìm kiếm các dấu hiệu sai phạm của các tổ chức, cá nhân, công ty rồi đe dọa đăng thông tin trên báo. Điều này nhằm gây sức ép buộc họ tham gia tài trợ chương trình “Cây Chổi Vàng”. Các mức đóng “quỹ từ thiện” gồm 300 triệu đồng, 200 triệu đồng, 100 triệu đồng, 50 triệu đồng. Nhận được tiền thì nhóm này sẽ chia nhau rồi chỉ đạo kế toán “chế biến” hóa đơn, giấy tờ để hợp thức hóa với việc vận hành quỹ “Cây Chổi Vàng”
https://saigonnhonews.com/thoi-su/viet-nam/bao-chi-cong-san-kiep-nan-thu-tu-cua-nguoi-viet-nam
Kênh đào Phù Nam Techo: ‘Không thể thực hiện nếu không có sự giúp đỡ của Trung Quốc’
Bài bình luận của một tác giả Campuchia được đăng trên báo Khmer Times thân chính phủ hôm 14/10 nhấn mạnh vai trò của Trung Quốc trong việc xây kênh đào Phù Nam Techo.Tác giả Leap Chanthavy, một nhà khoa học chính trị Campuchia, cho rằng việc khởi công và xây dựng kênh đào Phù Nam Techo không thể thành công nếu không có sự giúp đỡ của Trung Quốc.”Trong một thời gian dài, nhiều thế hệ lãnh đạo Trung Quốc đã thiết lập mối quan hệ hữu nghị sâu sắc với Vua cha Norodom Sihanouk của Campuchia, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển ổn định lâu dài của quan hệ song phương,” tác giả Leap Chanthavy viết trên Khmer Times.“Năm 1958, hai nước chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao, và sự hợp tác chính thức đã được khôi phục một lần nữa.”Ông Leap Chanthavy nhắc đến lịch sử hợp tác lâu dài, nhưng không hề nói tới vai trò của Trung Quốc trong sự trỗi dậy của chế độ diệt chủng Khmer Đỏ.
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cpw59q2jx9yo
Thủ tướng sắp dự hội nghị BRICS mở rộng tại Nga
Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ dự Hội nghị các nhà lãnh đạo nhóm BRICS mở rộng tại Kazan, Nga vào tuần sau.Bộ Ngoại giao thông báo chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ diễn ra ngày 23-24/10, theo lời mời của Tổng thống Nga Vladimir Putin – Chủ tịch nhóm BRICS năm 2024.Tại hội nghị ở Kazan, Nga sẽ đón hơn 30 phái đoàn của các quốc gia, trong đó có 24 nhà lãnh đạo cấp cao.BRICS là nhóm các nền kinh tế mới nổi chiếm hơn 40% dân số toàn cầu và khoảng 1/4 GDP thế giới. Nhóm được thành lập năm 2009 với 4 thành viên ban đầu gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc. Một năm sau, BRICS kết nạp Nam Phi. Đến tháng 1, nhóm kết nạp thêm Ai Cập, Iran, Ethiopia và Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE).Hợp tác của BRICS dựa trên ba trụ cột, gồm hợp tác chính trị – an ninh, kinh tế – tài chính, văn hóa và giao lưu nhân dân. Hội nghị các nhà lãnh đạo BRICS mở rộng là cơ chế dành cho những nước không phải thành viên nhóm, tham dự với tư cách khách mời. Việt Nam và Nga xác lập quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện năm 2012. Hồi tháng 6, Tổng thống Putin đã thăm cấp nhà nước Việt Nam. Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại, an ninh – quốc phòng, đặc biệt là hạ tầng, năng lượng.
https://vnexpress.net/thu-tuong-sap-du-hoi-nghi-brics-mo-rong-tai-nga-4805862.html
Tổng thống Đức kêu gọi Mỹ chớ từ bỏ các đồng minh khi vinh danh Tổng thống Biden
Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier nói ông hy vọng Hoa Kỳ sẽ nhớ rằng các đồng minh của mình là không thể thiếu khi ông trao tặng cho Tổng thống Joe Biden huân chương công trạng cao nhất của Đức hôm 18/10 vì những đóng góp cho quan hệ xuyên Đại Tây Dương.Chuyến đi cuối cùng của ông Biden đến Berlin để thảo luận về các vấn đề từ cuộc chiến tranh ở Ukraine cho đến cuộc xung đột đang mở rộng ở Trung Đông diễn ra khi cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ đang đến gần trong hơn hai tuần nữa.Khả năng cựu Tổng thống Donald Trump tái đắc cử là nguyên nhân gây lo ngại ở nhiều quốc gia châu Âu như Đức, nơi chứng kiến mối quan hệ xấu đi dưới nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên của ông từ năm 2017 đến năm 2021. Ông Trump, ứng cử viên của Đảng Cộng hòa, đang có thế ngang ngửa với Phó Tổng thống Kamala Harris, ứng cử viên của Đảng Dân chủ, trong các cuộc thăm dò.
https://www.voatiengviet.com/a/7827471.html
Mỹ tiết lộ Nga và Trung Quốc chặn tuyên bố chung ASEAN
WASHINGTON, DC (NV) – Nga và Trung Quốc đã chặn một bản dự thảo tuyên bố chung của tổ chức ASEAN mà lý do chính đụng chạm đến vấn đề tranh chấp Biển Đông.Hội nghị kết thúc, các phái đoàn dự hội nghị lục tục ra về thì một quan chức chính phủ Mỹ mới tiết lộ hôm Thứ Bảy, 12 Tháng Mười, cho hãng tin Reuters một chuyện đáng sửng sốt như vậy về sự thật nằm đằng sau một hội nghị quốc tế.Chuyện hội nghị ASEAN, vào ngày kết thúc các cuộc họp, đã từng không công bố được bản tuyên bố chung vì thiếu đồng thuận về nội dung cũng như hình thức ngôn ngữ diễn đạt của nội bộ mười nước thành viên, hoặc do áp lực của những nước khác bị dị ứng với nội dung đó.Lần họp kỳ này tại thủ đô Vientiane của Lào, bản dự thảo tuyên bố chung của các nước khối ASEAN cũng lại bị Nga và Trung Quốc chống đối vì trong đó có đề cập đến chuyện tranh chấp chủ quyền biển đảo tại Biển Đông giữa Trung Quốc với một số nước phía Nam gồm Malaysia, Indonesia, Brunei và đặc biệt Việt Nam và Philippines bị ảnh hưởng nhiều nhất.
https://www.nguoi-viet.com/viet-nam/my-tiet-lo-nga-va-trung-quoc-chan-tuyen-bo-chung-asean/
NATO tập trận hạt nhân, Nga chỉ trích
NATO tổ chức tập trận hạt nhân thường niên Steadfast Noon trong hai tuần, Điện Kremlin cho rằng đây là động thái “leo thang căng thẳng” giữa chiến sự Ukraine.Liên minh quân sự NATO ngày 14/10 khởi động cuộc tập trận hạt nhân thường niên Steadfast Noon, huy động khoảng 60 máy bay từ 13 quốc gia, trong đó có tiêm kích tàng hình F-35A và oanh tạc cơ B-52 có khả năng mang vũ khí hạt nhân.Khoảng 2.000 quân nhân từ 8 căn cứ ở các nước thành viên NATO sẽ tham gia cuộc tập trận kéo dài hai tuần này.”Răn đe hạt nhân là hòn đá tảng đối với an ninh của liên minh”, Tổng thư ký NATO Mark Rutte tuyên bố. “Steadfast Noon là cuộc kiểm tra quan trọng đối với năng lực răn đe hạt nhân của liên minh, đồng thời gửi thông điệp rõ ràng đến mọi đối thủ rằng NATO sẽ bảo vệ mọi đồng minh”.Các máy bay tham gia tập trạn lần này chủ yếu hoạt động trên không phận Bỉ, Hà Lan, Anh, Đan Mạch, cùng vùng biển nối giữa eo biển Anh và biển Na Uy. Các lực lượng tham gia sẽ không sử dụng đạn thật dưới bất kỳ hình thức nào.
https://vnexpress.net/nato-tap-tran-hat-nhan-nga-chi-trich-4804078.html
Bộ trưởng quốc phòng Philippines nghi ngờ ý định của TQ về bộ quy tắc ứng xử Ở Biển Đông
Philippines nghi ngờ ý định của Trung Quốc đàm phán một bộ quy tắc ứng xử khu vực ở Biển Đông dù Manila mong muốn tiếp tục các cuộc thảo luận, Bộ trưởng Quốc phòng Gilberto Teodoro nói hôm thứ Hai.Ông Teodoro nói mặc dù Tổng thống Ferdinand Marcos Jr đã chấp thuận “các cuộc thảo luận có thiện chí” với Trung Quốc về bộ quy tắc bị trì hoãn từ lâu, song ông nghi ngờ sự chân thành của Bắc Kinh.”Thành thật mà nói, hiện tại tôi không thấy điều đó,” ông Teodoro nói với các phóng viên.Đại sứ quán Trung Quốc tại Manila không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận. Các nhà lãnh đạo Đông Nam Á hôm Chủ nhật kêu gọi nhanh chóng đạt được thỏa thuận về bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông dựa trên luật pháp quốc tế, sau các cuộc đối đầu leo thang ở tuyến đường thủy chiến lược này, nơi 3 ngàn tỉ đôla khối lượng thương mại đi qua hàng năm.
Trung Quốc tập trận trên eo biển, Đài Loan kịch liệt lên án
ĐÀI BẮC, Đài Loan (NV) – Đài Loan lên án đợt tập trận quân sự mới nhất do Trung Quốc phát động xung quanh hòn đảo tự quản, cho rằng đây là “hành động khiêu khích vô cớ,” sau khi Bắc Kinh điều động chiến hạm và chiến đấu cơ trong một chiến dịch được mô tả là “tối hậu thư” cho “các hành động ly khai của lực lượng Đài Loan đòi giành độc lập,” CNN đưa tin.Bộ Tư Lệnh Chiến Khu Đông thuộc quân đội Trung Quốc cho biết hôm Thứ Hai, 14 Tháng Mười rằng các cuộc tập trận gồm có các hoạt động tác chiến hỗn hợp của lục quân, hải quân, không quân và lực lượng hỏa tiễn, đang được tiến hành trên Eo Biển Đài Loan – một vùng biển hẹp ngăn cách hòn đảo dân chủ với Hoa Lục – cũng như xung quanh khu vực Đài Loan.Các cuộc tập trận quân sự do Trung Quốc phát động xung quanh Đài Loan, một nền dân chủ 23 triệu dân, ngày càng trở nên thường xuyên trong những năm gần đây và có khuynh hướng xảy ra trùng với các diễn tiến khiến Bắc Kinh lên cơn thịnh nộ.
https://www.nguoi-viet.com/the-gioi/trung-quoc-tap-tran-tren-eo-bien-dai-loan-kich-liet-len-an/
Trung Đông : Mỹ gửi hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD và đưa quân sang Israel
Phát ngôn viên Lầu Năm Góc, tướng Pat Ryder chiều qua, Chủ Nhật 13/10/2024 cho biết Hoa Kỳ sẽ điều quân sang Israel và chuyển hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao THAAD cho Israel, nhằm giúp Israel tăng cường khả năng phòng không trước nguy cơ lại bị Iran tấn công. Tổng thống Mỹ Joe Biden đã xác nhận thông tin này. Theo AP, thông tin được loan báo vào lúc gần như chắc chắn là Israel chuẩn bị một đợt trả đũa sau vụ Iran phóng gần 200 tên lửa vào Israel trong đêm 01/10/2024.Phía Mỹ không cho biết thời điểm chuyển đến Israel hệ thống phòng thủ THAAD – Terminal High Altitude Area Defense. Năm 2019, Hoa Kỳ đã từng chuyển hệ thống THAAD cho Israel trong một chương trình « diễn tập ».Mặt khác, Hoa Kỳ thường xuyên điều « một số lượng nhất định các quân nhân sang Israel, quốc gia mà Washington xem là « một đồng minh then chốt trong khu vực ».Thông tín viên RFI Loubna Anaki từ New York giải thích về quyết định của Mỹ :
Đánh giá cho thấy Cơ quan Mật vụ Mỹ ‘tự mãn’, cần cải cách
Cơ quan Mật vụ Hoa Kỳ đã trở nên quan liêu và tự mãn và cần được cải cách, theo một đánh giá độc lập công bố hôm 17/10 về vụ mưu sát đầu tiên nhắm vào ông Donald Trump. Đánh giá này nói rằng nếu không thay đổi, một vụ việc như vậy sẽ xảy ra một lần nữa.Vào ngày 13 tháng 7, ông Trump, ứng cử viên của Đảng Cộng hòa trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, đã thoát chết trong gang tấc khi bị một viên đạn sượt qua vành tai tại Butler, Pennsylvania.Vụ việc đã phơi bày những lỗ hổng an ninh nghiêm trọng và dẫn đến các biện pháp bảo vệ chặt chẽ hơn cho các cuộc mít tinh ngoài trời của ông Trump.Chính quyền của Tổng thống Joe Biden đã tiến hành một cuộc điều tra độc lập và công bố những phát hiện của mình vào ngày 17/10, chỉ trích Cơ quan Mật vụ và đưa ra một số khuyến nghị.
https://www.voatiengviet.com/a/danh-gia-cho-thay-co-quan-mat-vu-my-tu-man-can-cai-cach/7826715.html
Ukraine muốn có loạt tên lửa ‘khủng’, Nga giành thêm ưu thế ở Zaporizhzhia
Đây là thông tin được tờ Wall Street Journal (WSJ) công bố vào hôm nay (14/10) dẫn lời cố vấn Tổng thống Ukraine Mykhailo Podolyak.Trước đó, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã trình bày “kế hoạch chiến thắng” gồm 5 điểm với các nhà lãnh đạo phương Tây với hy vọng nhận được sự ủng hộ lớn hơn trong cuộc chiến chống Nga.Ông Podolyak tiết lộ “kế hoạch chiến thắng” bao gồm các bước cụ thể về quân sự, kinh tế, chính trị, và ngoại giao nhằm gây sức ép buộc Nga chấm dứt xung đột. Cũng theo ông, việc cho phép tấn công các mục tiêu quân sự nằm sâu trong lãnh thổ Nga có thể làm gia tăng áp lực trong nước ở Nga, cũng như làm suy yếu lực lượng đối phương, từ đó làm thay đổi tính toán chiến lược của Tổng thống Vladimir Putin.
Mỹ ‘ép’ Ukraine huy động nam giới dưới 25 tuổi tham gia chiến đấu
Theo các nghị sĩ Mỹ, các thanh niên Ukraine trong độ tuổi từ 18 tới 25 đều có thể được huy động gia nhập quân đội. Quốc hội Ukraine đã thông qua luật động viên vào giữa tháng 4 để tăng quân. Luật mới này đơn giản hóa quy trình xác định những người đủ điều kiện nhập ngũ và bao gồm các hình phạt bổ sung đối với những người trốn tránh nghĩa vụ quân sự. Một luật khác do Tổng thống Zelensky ký ngay trước khi luật động viên được thông qua, đã hạ độ tuổi tối thiểu của nghĩa vụ quân sự bắt buộc từ 27 xuống 25.Tờ Pravda dẫn lời ông Leshchenko nói hôm 15/10: “Tôi có thể xác nhận rằng các chính trị gia Mỹ từ cả hai đảng đang gây sức ép với Tổng thống Zelensky để giải thích việc tại sao không động viên những người từ 18 tới 25 tuổi. Trong các cuộc chiến trước đây, Mỹ đã từng huy động thanh niên nhập ngũ từ khi 19 tuổi.
https://vietnamnet.vn/my-ep-ukraine-huy-dong-nam-gioi-duoi-25-tuoi-tham-gia-chien-dau-2332523.html
NATO tập trận hạt nhân, Nga chỉ trích
NATO tổ chức tập trận hạt nhân thường niên Steadfast Noon trong hai tuần, Điện Kremlin cho rằng đây là động thái “leo thang căng thẳng” giữa chiến sự Ukraine.Liên minh quân sự NATO ngày 14/10 khởi động cuộc tập trận hạt nhân thường niên Steadfast Noon, huy động khoảng 60 máy bay từ 13 quốc gia, trong đó có tiêm kích tàng hình F-35A và oanh tạc cơ B-52 có khả năng mang vũ khí hạt nhân.Khoảng 2.000 quân nhân từ 8 căn cứ ở các nước thành viên NATO sẽ tham gia cuộc tập trận kéo dài hai tuần này.”Răn đe hạt nhân là hòn đá tảng đối với an ninh của liên minh”, Tổng thư ký NATO Mark Rutte tuyên bố. “Steadfast Noon là cuộc kiểm tra quan trọng đối với năng lực răn đe hạt nhân của liên minh, đồng thời gửi thông điệp rõ ràng đến mọi đối thủ rằng NATO sẽ bảo vệ mọi đồng minh”.Các máy bay tham gia tập trạn lần này chủ yếu hoạt động trên không phận Bỉ, Hà Lan, Anh, Đan Mạch, cùng vùng biển nối giữa eo biển Anh và biển Na Uy. Các lực lượng tham gia sẽ không sử dụng đạn thật dưới bất kỳ hình thức nào.
https://vnexpress.net/nato-tap-tran-hat-nhan-nga-chi-trich-4804078.html
Trung Quốc tập trận trên eo biển, Đài Loan kịch liệt lên án
ĐÀI BẮC, Đài Loan (NV) – Đài Loan lên án đợt tập trận quân sự mới nhất do Trung Quốc phát động xung quanh hòn đảo tự quản, cho rằng đây là “hành động khiêu khích vô cớ,” sau khi Bắc Kinh điều động chiến hạm và chiến đấu cơ trong một chiến dịch được mô tả là “tối hậu thư” cho “các hành động ly khai của lực lượng Đài Loan đòi giành độc lập,” CNN đưa tin.Bộ Tư Lệnh Chiến Khu Đông thuộc quân đội Trung Quốc cho biết hôm Thứ Hai, 14 Tháng Mười rằng các cuộc tập trận gồm có các hoạt động tác chiến hỗn hợp của lục quân, hải quân, không quân và lực lượng hỏa tiễn, đang được tiến hành trên Eo Biển Đài Loan – một vùng biển hẹp ngăn cách hòn đảo dân chủ với Hoa Lục – cũng như xung quanh khu vực Đài Loan.Các cuộc tập trận quân sự do Trung Quốc phát động xung quanh Đài Loan, một nền dân chủ 23 triệu dân, ngày càng trở nên thường xuyên trong những năm gần đây và có khuynh hướng xảy ra trùng với các diễn tiến khiến Bắc Kinh lên cơn thịnh nộ.
https://www.nguoi-viet.com/the-gioi/trung-quoc-tap-tran-tren-eo-bien-dai-loan-kich-liet-len-an/
Trump hay Harris? Người Trung Quốc muốn gì từ cuộc bầu cử Mỹ 2024?
Người dân Trung Quốc đang theo dõi cuộc bầu cử Mỹ với sự quan tâm sâu sắc cùng đôi chút lo lắng. Họ sợ những gì có thể xảy ra trong và ngoài nước bất kể ai chiến thắng trong cuộc đua vào Nhà Trắng. “Không ai trong chúng tôi muốn chiến tranh xảy ra,” ông Hưởng nói trong lúc âm nhạc trong công viên lên khúc cao trào và một vũ công gần đó duyên dáng xoay bạn nhảy của mình.Ông Hưởng tới công viên Nhật Đàn (Bắc Kinh) để học nhảy với những người cao tuổi khác. Họ thường xuyên gặp nhau tại đây, nơi chỉ cách nhà của đại sứ Mỹ ở Trung Quốc khoảng vài trăm mét. Bên cạnh những động tác nhảy mới, cuộc bầu cử Mỹ năm nay cũng phần nào chiếm lấy tâm trí họ. Cuộc bầu cử diễn ra vào thời điểm quan trọng của hai siêu cường với căng thẳng về Đài Loan, thương mại và các vấn đề quốc tế khác đang ở mức cao. “Tôi lo rằng quan hệ Mỹ – Trung sẽ trở nên căng thẳng,” ông Hưởng, người đã ngoài sáu mươi tuổi, nói. “Hòa bình là điều chúng tôi mong muốn,” ông nói thêm.
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cjr3ggn3dero
Điều gì có thể xảy ra nếu ông Trump bác bỏ kết quả bầu cử Hoa Kỳ?
Ứng cử viên tổng thống đảng Cộng hòa Donald Trump cho biết nếu ông không giành chiến thắng trong cuộc bầu cử ngày 5/11, ông sẽ kêu ca về gian lận và không chấp nhận kết quả – giống như ông đã làm cách đây bốn năm khi ông thua Tổng thống Joe Biden bên đảng Dân chủ.“Nếu tôi thua, tôi nói cho bạn biết điều này, điều đó là có thể. Bởi vì bọn họ gian lận. Đó là cách duy nhất chúng ta sẽ thua, vì họ gian lận”, ông Trump phát biểu tại một cuộc vận động ở Michigan vào tháng 9.Sau khi ông Trump thua cuộc bầu cử năm 2020, ông và các đồng minh đã cố gắng lật ngược kết quả thông qua hàng chục vụ kiện mà cuối cùng không làm thay đổi hay trì hoãn việc kiểm phiếu. Ông cũng gây sức ép với các quan chức ở bang Georgia để tìm thêm phiếu bầu cho ông, và những người ủng hộ ông đã xông vào Điện Capitol vào ngày 6/1/2021 trong một nỗ lực bất thành nhằm ngăn cản phó tổng thống của ông, Mike Pence, chứng nhận chiến thắng của ông Biden.
https://www.voatiengviet.com/a/7824832.html
Bầu cử Mỹ : Ba tuần trước ngày bỏ phiếu, Harris và Trump « bám gót » tại hai bang then chốt
Còn ba tuần nữa là đến ngày bỏ phiếu 05/11, hôm qua, 14/10/2024, Kamala Harris (đảng Dân Chủ) và Donald Trump (đảng Cộng Hòa) đã cùng đến tranh cử tại bang Pennsylvania, bang then chốt cho cuộc bầu cử. Tại đây, ứng viên đảng Dân Chủ nhắm đến cử tri da màu. Theo AFP, bà Kamala Harris đã bắt đầu cuộc mit-tinh tại thành phố Erié (đông bắc) bang Pennsylvania, trong khi cựu tổng thống Mỹ có cuộc trao đổi với các cử tri được chọn lọc tại thành phố Oaks, khu ngoại ô lớn của thành phố Philadelphia. Bang Pennsylvania có một vai trò quan trọng vì có đến 19 đại cử tri.Trong cuộc mit-tinh hôm qua, ban vận động của bà Kamala Harris đã đưa ra một loạt đề nghị nhằm mang lại lợi ích trực tiếp cho cộng đồng người Mỹ gốc Phi. Theo AFP, bà Kamala Harris đang bị ông Trump bỏ lại đằng sau trong các thăm dò đối với giới cử tri này.
Ukraine muốn có loạt tên lửa ‘khủng’, Nga giành thêm ưu thế ở Zaporizhzhia
Đây là thông tin được tờ Wall Street Journal (WSJ) công bố vào hôm nay (14/10) dẫn lời cố vấn Tổng thống Ukraine Mykhailo Podolyak.Trước đó, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã trình bày “kế hoạch chiến thắng” gồm 5 điểm với các nhà lãnh đạo phương Tây với hy vọng nhận được sự ủng hộ lớn hơn trong cuộc chiến chống Nga.Ông Podolyak tiết lộ “kế hoạch chiến thắng” bao gồm các bước cụ thể về quân sự, kinh tế, chính trị, và ngoại giao nhằm gây sức ép buộc Nga chấm dứt xung đột. Cũng theo ông, việc cho phép tấn công các mục tiêu quân sự nằm sâu trong lãnh thổ Nga có thể làm gia tăng áp lực trong nước ở Nga, cũng như làm suy yếu lực lượng đối phương, từ đó làm thay đổi tính toán chiến lược của Tổng thống Vladimir Putin.
Tổng Thống Zelensky: Bắc Hàn gởi binh lính đến giúp quân Nga đánh Ukraine
SEOUL, Nam Hàn (NV) – Tổng Thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết Bắc Hàn đang gởi binh lính của mình đến giúp quân đội Nga chiến đấu chống Ukraine, làm gia tăng mối lo ngại về mối liên kết giữa Moscow và quốc gia khép kín này, Đài CNN loan tin hôm Thứ Hai, 14 Tháng Mười.Trong bức thông điệp truyền hình thường nhật vào hôm Chủ Nhật, tổng thống Ukraine nói: “Chúng tôi chứng kiến mối liên minh ngày càng tăng giữa Nga và các chế độ như Bắc Hàn. Mối liên minh đó không còn thu hẹp vào việc chuyển giao võ khí mà thật ra đó là về việc chuyển người từ Bắc Hàn sang để làm nhiệm vụ của một đạo quân chiếm đóng.”Lời tố cáo của nhà lãnh đạo Ukraine được đưa ra trong bối cảnh mối liên hệ ngày càng thắm thiết giữa Moscow và Bình Nhưỡng. Tổng Thống Nga Vladimir Putin đã đến thăm Bắc Hàn vào dạo Tháng Sáu, chuyến thăm đầu tiên của ông tại quốc gia Đông Bắc Á này trong hơn hai thập niên qua, khiến các nhà quan sát Tây Phương phải ngạc nhiên về mức độ lớn lao mà Bắc Hàn đã yểm trợ Nga trong cuộc xâm lược Ukraine cho đến nay.
TT Zelensky trình bày “Kế hoạch giành chiến thắng” tại Liên Âu
Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky đến Bruxelles ngày 17/10/2024, lần lượt tham dự cuộc họp thượng đỉnh của Liên Hiệp Châu Âu và Liên minh Bắc Đại Tây Dương NATO. Ông trình bày “Kế hoạch giành chiến thắng” gồm 5 điểm và tiếp tục loại trừ khả năng nhượng bộ về lãnh thổ. Theo AFP, phát biểu trước các nhà lãnh đạo của 27 nước Liên Âu, tổng thống Zelensky khẳng định “Ukraina sẵn sàng dành chỗ cho ngoại giao nhưng để làm được điều đó, chúng tôi phải mạnh mẽ”. Chủ tịch Hội Đồng Châu Âu Charles Michel nhấn mạnh, “Liên Hiệp Châu Âu cần tăng tốc hỗ trợ cho Ukraina, cả về quân sự và tài chính”. Còn người đứng đầu ngành ngoại giao Liên Âu, Josep Borrell, tái khẳng định, “Nga là một mối đe dọa hiện hữu cho châu Âu và tôi hy vọng các nước thành viên sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraina”.
Căng thẳng Triều Tiên-Hàn Quốc leo thang: Chuyện gì đang xảy ra? Liệu sẽ có chiến tranh?
Triều Tiên cáo buộc Hàn Quốc điều khiển máy bay không người lái (drone) vào thủ đô Bình Nhưỡng, làm gia tăng căng thẳng vốn đã âm ỉ trong nhiều tháng.Những chiếc drone này được cho là đã rải truyền đơn tuyên truyền ở thủ đô Bình Nhưỡng. Triều Tiên gọi đây là một hành động khiêu khích có thể dẫn đến “xung đột vũ trang và thậm chí là chiến tranh”.Sau khi đưa ra những cáo buộc này với Hàn Quốc vào ngày 11/10, Bình Nhưỡng cho biết họ đã ra lệnh cho quân đội biên giới chuẩn bị sẵn sàng khai hỏa. Ở chiều ngược lại, Hàn Quốc tuyên bố sẵn sàng đáp trả và cảnh báo rằng nếu sự an toàn của công dân nước mình bị đe dọa, đó sẽ là dấu hiệu cho “sự kết thúc của chế độ Triều Tiên”.Sau đó, vào hôm 15/10, Triều Tiên đã phá hủy một phần của hai con đường nối liền với Hàn Quốc, thể hiện phần nào lời đe dọa trước đó. Ngày hôm sau, tức 16/10, Triều Tiên tuyên bố rằng 1,4 triệu thanh niên nước này đã đăng ký nhập ngũ hoặc quay trở lại quân đội.Những sự kiện này là những động thái mới nhất trong chuỗi hành động đáp trả qua lại giữa hai miền bán đảo Triều Tiên.
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cp8meg8vev1o
Trung Đông : Mỹ gửi hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD và đưa quân sang Israel
Phát ngôn viên Lầu Năm Góc, tướng Pat Ryder chiều qua, Chủ Nhật 13/10/2024 cho biết Hoa Kỳ sẽ điều quân sang Israel và chuyển hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao THAAD cho Israel, nhằm giúp Israel tăng cường khả năng phòng không trước nguy cơ lại bị Iran tấn công. Tổng thống Mỹ Joe Biden đã xác nhận thông tin này. Theo AP, thông tin được loan báo vào lúc gần như chắc chắn là Israel chuẩn bị một đợt trả đũa sau vụ Iran phóng gần 200 tên lửa vào Israel trong đêm 01/10/2024.Phía Mỹ không cho biết thời điểm chuyển đến Israel hệ thống phòng thủ THAAD – Terminal High Altitude Area Defense. Năm 2019, Hoa Kỳ đã từng chuyển hệ thống THAAD cho Israel trong một chương trình « diễn tập ».Mặt khác, Hoa Kỳ thường xuyên điều « một số lượng nhất định các quân nhân sang Israel, quốc gia mà Washington xem là « một đồng minh then chốt trong khu vực ».Thông tín viên RFI Loubna Anaki từ New York giải thích về quyết định của Mỹ :
Israel tuyên bố hạ thủ lĩnh Hamas
Giới chức Israel tuyên bố đã hạ sát thủ lĩnh Hamas Yahya Sinwar trong chiến dịch ở miền nam Dải Gaza.”Các binh sĩ thuộc Bộ tư lệnh miền Nam đã hạ sát thủ lĩnh Hamas Yahya Sinwar trong chiến dịch ở miền nam Dải Gaza”, Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) thông báo ngày 17/10, thêm rằng đây là kết quả sau hàng chục đợt phối hợp với Cơ quan An ninh Israel (Shin Bet) suốt hơn một năm qua nhằm thu hẹp phạm vi hoạt động của Sinwar.IDF không nêu chi tiết về chiến dịch, nhưng tờ Times of Israel đưa tin các binh sĩ nước này đã đấu súng với ba thành viên Hamas tại một ngôi nhà ở Dải Gaza hôm 16/10. Nhóm quân nhân Israel sau đó gọi không kích, khiến một phần công trình đổ sập.”Khi kiểm tra hiện trường vào ngày hôm sau, các binh sĩ phát hiện một thi thể có vẻ ngoài rất giống Sinwar. Những quân nhân tham gia trận đánh không chủ đích nhắm vào Sinwar và không biết thủ lĩnh Hamas có thể hiện diện ở khu vực tác chiến của mình”, bài viết của Times of Israel có đoạn.
https://vnexpress.net/israel-tuyen-bo-ha-thu-linh-hamas-4805532.html
Hamas có thủ lĩnh mới, tuyên bố không thả con tin sớm
Trang tin tức LBCI của Lebanon dẫn các nguồn tin cho biết, ông Khaled Mashal đã đảm nhận vai trò thủ lĩnh tạm quyền của Hamas, chịu trách nhiệm liên lạc với các bên chủ chốt tham gia cuộc thương thuyết trả tự do cho con tin Israel. Ông Khaled Meshaal, 67 tuổi, là một trong những thành viên sáng lập của Hamas và một trong các nhà lãnh đạo lớn tuổi nhất của tổ chức này. Theo các nguồn tin, ban lãnh đạo Hamas đã thông báo cho các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ, Qatar và Ai Cập về cái chết của ông Sinwar trong một chiến dịch ở Tel al-Sultan và nhấn mạnh rằng, sau cái chết của ông, các cuộc đàm phán về việc trao đổi tù nhân và chấm dứt chiến tranh sẽ ngày càng trở nên khó khăn hơn.Tờ Times of Israel dẫn lời ông Khalil al-Hayya, một nhà lãnh đạo chính trị cấp cao của Hamas hôm nay (18/10) xác nhận, thủ lĩnh Yahya Sinwar đã thiệt mạng tại Gaza hồi đầu tuần này.
https://vietnamnet.vn/hamas-co-thu-linh-moi-tuyen-bo-khong-tha-con-tin-som-2333351.html
BRICS : Công cụ đàm phán hay khối thống nhất chống bá quyền phương Tây ?
Từ ngày 22-24/10/2024, tổng thống Nga Vladimir Putin đón nguyên thủ và lãnh đạo chính phủ hơn 30 nước đến dự thượng đỉnh nhóm BRICS diễn ra tại Kazan, Nga. Thuyết phục các nước xây dựng một hệ thống thanh toán quốc tế mới nhằm chấm dứt sự thống trị của đồng đô la là một trong những chủ đề trọng tâm của Matxcơva. Nhưng việc mở rộng số thành viên của nhóm có nguy cơ cản trở tham vọng này của Nga vì những lợi ích riêng của từng nước. Ra đời năm 2009 với năm nước thành viên ban đầu là Brazil, Nga (Russia), Ấn Độ (India), Trung Quốc (China) và Nam Phi (SouthAfrica), BRICS đã được mở rộng thành BRICS+ khi tiếp nhận thêm năm thành viên mới là Ai Cập, Ethiopia, Iran, Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất và Ả Rập Xê Út, sau kỳ thượng đỉnh lần thứ 15 diễn ra tại Johannesburg, Nam Phi. Tuy nhiên, điều đáng chú ý là cho đến hiện tại Ả Rập Xê Út vẫn chưa xác nhận có đến dự hội nghị BRICS hay không.