Phan Ba

Có dịp đến thủ đô của nước Áo nhất định phải đi uống cà phê. Quán cà phê ở Wien là
một truyền thống văn hóa rất độc đáo. Vào cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, nhiều quán
cà phê ở Wien là nơi lui tới của giới văn nghệ sĩ và khoa học gia. Nhiều nhà văn đã
sáng tác ngay trong quán cà phê, tạo nên dòng văn học mà ngày nay người ta gọi là
“dòng văn học cà phê”, những nhà văn đó được gọi là “nhà văn quán cà phê”.

 Quán Café Central.

 Vào quán có thể gọi một ly “Kleiner Brauner”, một ly nâu nhỏ, là loại cà phê đậm đặc
tương tự như espresso có thêm kem sữa. Hay dùng thử một ly “Melange” pha nửa cà
phê nửa sữa? Món uống “đặc sản” trong quán cà phê Wien là “Einspänner”, một ly cà
phê đen lớn, có kem sữa và rắc đường mịn như bột ở phía trên. Ly cà phê sẽ được
mang ra trên một cái khay bằng bạc có thêm một ly nước lã, trên đó có một cái thìa,
và người phục vụ sẽ không hề chào mời dùng thêm bánh ngọt nhưng anh ta sẽ có mặt
khi cần thêm một ly nước hay khi người ta gọi anh bằng một câu “Xin lỗi!” lịch sự.
Có thể ngồi hằng giờ trong một quán cà phê ở Wien để đọc báo dưới ánh sáng vàng
của những chiếc đèn treo trên trần, trong tiếng lách cách của bàn bi da, tiếng rì rầm
nho nhỏ của những người khách, tiếng kêu xì xì của những chiếc máy pha cà phê và trong mùi hương kín đáo của cà phê, thuốc lá và nước hoa.
Một quán cà phê Wien nguyên thủy phải như vậy, nơi lui tới của những người “cần xã
hội để cô đơn”, “nơi của những người phải giết thời gian để đừng bị nó giết chết” như
nhà văn, dịch giả Alfred Polgar (1873-1955) đã từng nói. Bàn về quán Café Central
trong quận 1 của Wien, ông cũng đã từng nói rằng đó là “một thế giới quan mà nội
dung thầm kín nhất là không nhìn ra thế giới. Vì nhìn thấy được cái gì?”

Vào quán có thể gọi một ly “Kleiner Brauner”, một ly nâu nhỏ, là loại cà phê đậm đặc
tương tự như espresso có thêm kem sữa. Hay dùng thử một ly “Melange” pha nửa cà
phê nửa sữa? Món uống “đặc sản” trong quán cà phê Wien là “Einspänner”, một ly cà
phê đen lớn, có kem sữa và rắc đường mịn như bột ở phía trên. Ly cà phê sẽ được
mang ra trên một cái khay bằng bạc có thêm một ly nước lã, trên đó có một cái thìa,
và người phục vụ sẽ không hề chào mời dùng thêm bánh ngọt nhưng anh ta sẽ có mặt
khi cần thêm một ly nước hay khi người ta gọi anh bằng một câu “Xin lỗi!” lịch sự.
Có thể ngồi hằng giờ trong một quán cà phê ở Wien để đọc báo dưới ánh sáng vàng
của những chiếc đèn treo trên trần, trong tiếng lách cách của bàn bi da, tiếng rì rầm
nho nhỏ của những người khách, tiếng kêu xì xì của những chiếc máy pha cà phê và
trong mùi hương kín đáo của cà phê, thuốc lá và nước hoa.
Một quán cà phê Wien nguyên thủy phải như vậy, nơi lui tới của những người “cần xã
hội để cô đơn”, “nơi của những người phải giết thời gian để đừng bị nó giết chết” như
nhà văn, dịch giả Alfred Polgar (1873-1955) đã từng nói. Bàn về quán Café Central
trong quận 1 của Wien, ông cũng đã từng nói rằng đó là “một thế giới quan mà nội
dung thầm kín nhất là không nhìn ra thế giới. Vì nhìn thấy được cái gì?”

Thật ra thì người ta có thể nhìn được nhiều thứ trong quán Central đã được phục hồi
lại đấy chứ. Gần như không một quán cà phê nào khác ở Wien lại lộng lẫy hơn: Trần
vòm nhọn cao có bích họa trang trí, cột bằng đá hoa cương, đèn treo sang trọng, băng
ghế được bọc vải hồng với nhiều đường nét trang trí, góc ngồi nhỏ với những cửa sổ
để quan sát người khác và ở cửa ra vào là bức tượng của nhà văn Peter Altenberg
(1859-1919) bằng giấy bồi, người khai địa chỉ của quán cà phê này làm địa chỉ cư ngụ
chính thức. Cuối thế kỷ 19, khoảng thời gian được gọi là fin de siècle, Café Central là
nơi gặp gỡ của giới tinh hoa Wien. Ở đây có đến 250 tờ báo bằng 22 thứ tiếng. Karl
Kraus (1874-1936), một trong những nhà văn và nhà báo người Áo nổi tiếng nhất của
thế kỷ 20, đã có ý tưởng cho nhiều tiểu luận sắc bén tại đây, nhà văn Franz Kafka
(1883-1924) đã thảo luận về triết học ở đây với người bạn của ông là nhà văn Max
Brod (1884-1968) và Leon Trotsky cũng là một người khách đánh cờ quen thuộc,
nhưng dưới tên trong khai sinh của ông.

 

Quán cà phê Griensteidl năm 1896.

 

Tất cả những cái đó đã qua lâu lắm rồi, giới văn sĩ thời nay đã chuyển sang quán Café Bräunerhof (số 2 Stallburggasse trong quận 1), nơi nhà văn Thomas Bernhard (1931-
1989) đã là khách quen thuộc. Đến Café Central ngày nay chủ yếu là khách du lịch. Họ gọi to “à” và “ồ” rồi bấm máy ảnh số và chăm chú lật những quyển sách hướng dẫn du lịch thay vì đọc báo. Số phận quán Café Griensteidl ở tại Michaelerplatz đối
diện với Cung điện hoàng đế cũng vậy. Đây là nơi nhà văn người Áo-Do Thái Theodor Herzl (1860-1904) phác thảo tác phẩm “Nhà nước Do Thái” nổi tiếng. “Café hoang tưởng” là tên gọi châm biếm thời đó cho cái quán cà phê của nghệ sĩ này, nơi
lui tới của Arthur Schnitzler (1862-1931) và Hugo von Hofmannsthal (1874-1929), những nhà văn đại diện cho Wiener Moderne – phong trào văn học Hiện đại Wien, cũng như của các nhà soạn nhạc Hugo Wolf (1860-1903) và Arnold Schönberg (1874-1951).

Khi quán cà phê Griensteidl cổ xưa trong dinh Dietrichstei bị giật sập năm 1897, nhà văn Karl Kraus đã than vãn rằng: “Nền văn học của chúng ta đang đối mặt với một thời kỳ vô gia cư, dòng chỉ sản xuất thơ văn đã bị cắt đứt đi một cách tàn nhẫn”. Nói rồi ông, cũng như nhiều người khác, “dọn nhà” sang quán Central. Bây giờ vào quán Griensteidl mới tái khai trương năm 1990 nhiều du khách đã trang bị bàn ghế trông có vẻ cũ kỹ đánh lừa. Quán Café Museum (số 6 Friedrichstraße thuộc quận 1) cũng vậy.

Khai trương năm 1899, quán này đã là nơi lui tới thường xuyên của các nhà văn Franz
Werfel (1890-1945), Robert Musil (1880-1942), Hermann Broch (1886-1951), Georg
Trakl (1887-1914) và Elias Canetti (1905-1994), của họa sĩ Gustav Klimt (1862-
1918) và nhiều nghệ sĩ khác thuộc nhóm Ly khai Wien, là nhóm đã tạo một phong
cách riêng biệt của Tân Nghệ thuật.

Quán được xây lại năm 1930, thời gian gần đây trang trí bên trong đã được phục hồi
theo phiên bản nguyên thủy của kiến trúc sư Adolf Loos (1870-1933) nổi tiếng. Chỉ
có điều là thời nay đường nét đơn giản của kiến trúc sư Loos không còn mang tính
cách mạng nhiều như ngày xưa nữa, thời mà Hoàng đế Franz Josef đã phải cho đóng
ván che kín những cánh cửa sổ của cung điện nhìn xuống Michaelerplatz để không
phải nhìn thấy một ngôi nhà do kiến trúc sư Loos xây. Những người khách quen của
Café Museum thường hay nhớ đến trang bị nội thất mang tính viễn tưởng thời thập
niên 1930 của nhà thiết kế và kiến trúc sư Josef Zotti (1882-1953), cả những chiếc
ghế ngồi không thoải mái và người phục vụ bẳn tính đến mức đã trở thành huyền
thoại nữa. Chúng đã được mang vào viện bảo tàng năm 2003. Ít ra thì có thể tham
quan bàn ghế trong Viện bảo tàng Hofmobilien và người phục vụ cáu gắt thì cũng có
ở nhiều nơi khác.

 Nhà Loss, ngôi nhà gây sốc ngay trong trung tâm Wien. Hoàng đế
Franz Josef đã cho đóng ván che kín những cửa sổ của cung điện nhìn
ra ngôi nhà này và từ đấy cho đến cuối đời không bao giờ dùng lối vào
cung điện ở Michaelerplatz nữa để không phải nhìn thấy “căn nhà kinh
tởm” này.

 

 Café Diglas

 Nhưng nguyên thủy còn lại ở đâu? Người hoài cổ nên đến Diglas (số 10 đường
Wollzeile quận 1), nơi còn có những món đồ ngọt tuyệt diệu nhất của Wien.

Café Sperl

Trong Café Sperl (số 11 Gumpendorfer Straße thuộc quận 6), cũng đã là nơi lui tới của nhiều
nghệ sĩ thuộc nhóm Ly khai Wien, gần như tất cả đều như cũ, và việc cấm sử dụng
điện thoại di động cũng mang lại sự yên tịnh dễ chịu. Thay vào đó người ta có thể lướt
web không dây: truyền thống và hiện đại không nhất thiết phải cắn nhau.

Cũng cổ xưa tuyệt vời như vậy là Café Eiles ở số 2, Josefstädterstraße trong quận 8.

 Café Eiles

Đứng hàng đầu trong số các quán cà phê huyền thoại của Wien vẫn là Hawelka. Năm
1958 nhà thơ, nhà văn H. C. Artmann (1921-2000) đã gọi cái quán tối tăm đầy khói
thuốc lá trong ngõ mang tên Dorotheergasse (quận 1) là “quán cà phê đẹp nhất”. Lúc
đó, quán này đã có gần 20 năm và được nhiều văn nghệ sĩ ưa thích vì Hawelka chưa
từng được sửa chữa một lần. Cho đến ngày nay tất cả đều như ngày xưa, với băng ghế
đỏ, bàn bằng đá hoa cương và khay mạ nickel.

 

Quán cà phê Hawelka.

Bà Josefine Hawelka đã khéo léo sắp xếp khách ngồi để cho nhiều con tim cô đơn tìm đến với nhau. Lúc bà qua đời năm 2005 sau khi cùng với chồng là Leopold Hawelka dẫn dắt quán cà phê suốt 66 năm trời, tất cả các tờ báo tại Wien đều đồng loạt đăng tin này trên trang nhất: Đã mất đi một phần lịch sử văn hóa Wien. Cho đến ngày nay, ông chủ quán Leopold vẫn ngồi chào khách đến ngay tại lối ra vào, mặc dù ông đã gần 100 tuổi. Và bây giờ người cháu Amir đang tiếp tục làm loại bánh Buchteln huyềnthoại của cố bà chủ Josefine, cũng là người sẽ tiếp nhận quán cà phê này. Tức là du khách vẫn có thể tiếp tục đến đây để tìm “người khỏa thân trong Hawelka”, cho đến nay hình tượng này chỉ có trong bài hát “Jo, schau” năm 1976 của Georg Danzer (1946-2007) mà thôi.

Nguồn: Phan Ba’s blog