“Phong trào đòi tự do hơn ở Hồng Kông sẽ diễn ra như thế nào thì có thể nói rằng “sẽ rất khó để thống trị được những người mà đã không còn biết sợ”.”

Mai Hưng dịch

Hai tuần đã trôi qua kể từ khi bắt đầu những cuộc biểu tình lớn trên đường phố Hồng Kông. Tuy là có một sứ thu hút, hấp dẫn, nhưng những sự kiện như vậy có xu hướng nhanh chóng phai mờ khỏi ký ức của những người quan sát ngoài cuộc. Vậy phải chăng đó chỉ là những nỗ lực mới nhất khi Hồng Kông trượt sâu hơn vào sự kiểm soát của Trung Hoa đại lục? Hoặc có thể là một cái gì đó lớn lao hơn đang diễn ra?

Mọi thứ dường như nghiệt ngã hơn đối với những người Hồng Kông. Bắc Kinh dường như không còn đương lui nữa, mặc dù đã có tạm dừng chiến thuật. Thay vào đó, thông qua các quan chức Hồng Kông , Bắc Kinh sẽ âm thầm, và tàn nhẫn bắt giữ hoặc thậm chí là sẽ gây ra những vụ “mất tích” đối với các nhà lãnh đạo phong trào dân chủ hoặc quấy rối họ.

Và Đảng Cộng sản Trung Hoa (ĐCSTH) hiện đang khai thác công nghệ theo đường hướng đã khiến cho sự giám sát và đàn áp của KGB Liên Xô  trở nên cổ lỗ.

Biểu tình công khai khiến cho ĐCSTH cảm thấy kinh hoàng và không chỉ là các cuộc biểu tình ở Hồng Kông. Bắc Kinh đang tuyệt vọng xóa bỏ ký ức về các cuộc biểu tình tại Quảng trường Thiên An Môn năm 1989 và cuộc tàn sát những người biểu tình sau đó ở Bắc Kinh. Những người biểu tình hàng loạt  ở các thành phố khác của Trung Quốc, chỉ muốn một số quyền tự do cá nhân và một chính quyền trung thực mà họ được đóng góp tiếng nói.

Không có gì đáng ngạc nhiên, những người Cộng sản Trung Hoa đã nghiên cứu sự sụp đổ của Liên Xô để tránh vấp phải những sai lầm tương tự. Họ đã có một số thành công. Nhưng điều khó chứng minh nhất chính là dập tắt ham muốn “tự do” của con người. Cựu TBT Mikhail Gorbachev, một nhà cải cách, đã không thể làm điều đó. Và Joseph Stalin thì lại càng không thể.

Cả ĐCSTH, cả một số người ở phương Tây, đều đã tranh luận rằng các quan niệm của phương Tây về “tự do” là không phù hợp với người Trung cộng. Điều đó có thể tranh luận. Trên thực tế, các cuộc biểu tình ở Hồng Kông có thể có một sự “đồng điệu” với các sự kiện ở Đông  Âu trong nửa sau thế kỷ XX.

Trước hết ta hãy điểm qua một chút lịch sử.

Năm 1956, người dân Hungary đã nổi dậy trong một cuộc “Khởi nghĩa của người Hungary” nhằm lật đổ chính quyền do Liên Xô kiểm soát. Trong nhiều tuần lễ, những người yêu nước Hungary đã chiến đấu với xe tăng Nga. Nhưng như một tất yếu, binh lính Nga và đồng phạm Hungary (những tên Hung gian bán nước cầu vinh) đã quay lại trả thù; chúng đã bắn giết hơn 2.500 người, bắt giữ hai mươi ngàn người và kết án tử hình vài trăm người, trong đó có cả Thủ tướng Imre Nagy. Hơn hai trăm ngàn người Hung đã trốn sang phương Tây trong cuộc nổi dậy hoặc ngay sau đó.

Tuy nhiên, hai mươi năm sau, chính sách đối ngoại của Mỹ phần lớn đã nhìn nhận cuộc Khởi nghĩa của người dân Hung chỉ như một sự kiện lịch sử kỳ lạ.

Kiểu tư duy – hay nói hay hơn, là “tư duy tập thể” – đã diễn ra như thế này: Người dân trong Khối Xô Viết đã khó khăn rồi, nhưng Đông Âu lại luôn luôn là một nơi khó khăn hơn, và, thêm nữa, họ chưa bao giờ có dân chủ.

Hơn nữa, nhiều người trong số những người nổi dậy chống lại Liên Xô đã vượt biên. Trong khi đó, thế hệ trẻ đã lớn lên trong hệ thống hiện tại. Và họ chỉ muốn nghe nhạc jazz và  quần jean xanh. Họ không quan tâm đến chính trị. Họ đủ hạnh phúc với công việc được đảm bảo, với chăm sóc sức khỏe và giáo dục miễn phí, nhà ở và thậm chí một chút tự do được đi du lịch nước ngoài. 

Và dù sao đi nữa thì cơ quan an ninh vẫn nắm quyền kiểm soát (do KGB Nga hỗ trợ) và không có cơ hội để thay đổi bất cứ điều gì trong tương lai gần.

Vậy còn đối với những người Ba Lan trong phong trào Đoàn kết cuối thập niên 1970 từng thách thức chế độ cộng sản Ba Lan thì sao? Quý vị trông chờ điều gì? Họ đang lãng phí thời gian của họ. Điều đó chỉ kích động người Nga. Và hãy quên đi những quan hệ vốn đã được cải thiện với Liên Xô.

Những “tan băng / quan hệ ấm lên”, “công khai, minh bạch”, “cải tổ”, “chính trị thực dụng” – những ngôn từ đao to búa lớn nói lên một điều rằng mọi điều đều tốt đẹp như chúng đang dần trở nên tốt đẹp – là những quả lựu đạn để bịt miệng những ai cho rằng Đông  Âu có thể được tự do nhanh hơn người ta nghĩ. Những người đại loại như vậy sống trong “vùng đất ảo mộng”, các nhà phân tích của CIA đã đồng ý như vậy.

(Ngày nay, cái “Bẫy Thucydides” là một câu thần chú chống lại những người không tin tưởng. Không có một cách nào khác để thay đổi Trung cộng – bởi vì chiến tranh nhiệt hạch là lựa chọn duy nhất).

Nhưng rồi vào một ngày trong năm 1989, Bức màn sắt đã bị rạn nứt và nhanh chóng sụp đổ. Hơn nữa, cả một Đế chế Liên Xô xã hội chủ nghĩa cũng đi đứt theo.

Một người bạn phóng viên (của tôi – tác giả bài báo) từng viết về sự sụp đổ của Khối Xô Viết vào cuối những năm 1980 đã lưu ý về các cuộc biểu tình ở Hồng Kông gần đây như sau: 

“Nó khiến tôi nhớ đến các cuộc biểu tình phi bạo lực ở Leipzig năm 1989. Ôn hoà và không sợ hãi các mối đe dọa rất rõ ràng từ phía các lãnh tụ toàn trị Cộng sản Đông Đức rằng họ sẽ buộc phải có một ‘giải pháp Trung cộng’ nếu những cuộc biểu tình không dừng lại. Trong năm diễn ra vụ thảm sát Thiên An Môn mọi người đều biết rằng điều này ám chỉ điều gì. Và dân chúng vẫn xuống đường, thậm chí ngày càng đông hơn. Rồi chính quyền tảng lờ như không thấy”.

“Điều đó vẫn mãi làm tôi kinh ngạc về sự dối trá có thể nhanh chóng bốc hơi như thế nào”.

Người phóng viên này bình luận thêm như sau:

“Tôi đã bay tới Berlin để kỷ niệm 20 năm ngày Bức tường sụp đổ (năm 2009). Đó là thời điểm nhiều nhà lãnh đạo của thời đó vẫn còn ở đâu đó. Người Đức đã dựng lên những hàng dài những khối xốp cao ba mét phủ bạt có hình vẽ của các em học sinh từ khắp châu   thể hiện những ý tưởng của chúng về một thế giới sẽ như thế nào.

Các khối xốp này được sắp xếp thành một hàng dài dọc theo nơi Bức tường Berlin đã đứng đó suốt hai thập kỷ trước. Vào buổi tối ngày kỷ niệm, kế hoạch là xô đổ các khối xốp đó như một chuỗi domino khổng lồ, nhưng sự kiện thỉnh thoảng lại bị ngưng lại để dành cho các bài phát biểu của các chính trị gia khác nhau.

Diễn giả đầu tiên là cựu thủ tướng Hungary, người đã ra lệnh mở cửa biên giới Hungary vào mùa xuân năm 1989. Ông đánh đổ các khối domino đầu tiên của buổi tối kỷ niệm – như ông đã làm năm 1989.

Tại một số điểm, các khối domino được ngưng lại và trong ánh đèn và màn hình sân khấu, người ta thấy nhà lãnh đạo Đoàn kết Ba Lan Lech Walesa xuất hiện.

Trong ký ức của tôi, bài phát biểu của ông ấy là bài phát biểu hay nhất trong suốt buổi tối hôm đó …

Tôi nhớ rằng ông ấy đã bắt đầu bài phát biểu của mình bằng cách nói điều gì đó như là “Bức tường Berlin sẽ không bao giờ sụp đổ nếu như  không có Công đoàn Đoàn kết ở Ba Lan”. Rồi ông ấy dừng lại một chút, thoảng một nụ cười ngượng nghịu trên mặt, chắc chắn biết rằng khán giả sẽ tự hỏi rằng liệu ông có thực sự đủ can đảm để nhận công một mình  kết liễu chủ nghĩa cộng sản ở  Đông  Âu.

Sau đó, ông tiếp tục bài phát biểu của mình với những lời như thế này: “và sẽ không có Đoàn kết ở Ba Lan nếu không có ‘Mùa xuân Prague’ vào năm 1968, và sẽ không có cuộc nổi dậy nào của Séc nếu không có có cuộc nổi dậy nào của Hungary vào năm 1956, và điều đó sẽ không xảy ra nếu không có tấm gương về cuộc nổi dậy của công nhân Đức ở Đông Berlin năm 1952”, (và ông khéo léo tập trung lại vào các vị lãnh đạo chủ nhà Đức).

Ông kết luận bằng câu nói rằng sự áp đặt của chủ nghĩa cộng sản ở Đông Âu chưa bao giờ thực sự được những người mà chính chủ nghĩa cộng sản đã gây ra cho họ biết bao nhiêu tai ách – ngay từ những thời khắc đầu tiên chấp nhận .

Phong trào đòi tự do hơn ở Hồng Kông sẽ diễn ra như thế nào thì có thể nói rằng “sẽ rất khó để thống trị được những người mà đã không còn biết sợ”.

Vì vậy, liệu biểu tình ở Hồng Kông còn có nhiều điều sâu xa hơn?

Nhìn riêng thì có thể là không. Nhưng theo thời gian, việc này đôi khi có thể dẫn đến nhiều  việc khác và theo chiều hướng không thể đoán trước được.

Có lẽ Quảng trường Thiên An Môn là quân cờ domino đầu tiên, tiếp theo sau là sự chuyển đổi của Đài Loan từ chế độ độc tài quân sự sang một xã hội tự do và dân chủ thịnh vượng. Điều này như một lời nhắc nhở không ngừng rằng tự do và một chính quyền đồng thuận  cũng tương thích với văn hóa Trung Hoa.

Và những nhà lãnh đạo hiện ở Trung Nam Hải có thể nghi ngờ mặc dù họ xây dựng một nhà nước giám sát theo kiểu của Orwell (1903 – 1950, tác giả của cuốn “Trại súc vật” nổi tiếng – người dịch) và chi tiêu nhiều hơn cho an ninh đối nội hơn là cho phòng thủ đối ngoại.

Hãy xem xét cơn giận dữ của Bắc Kinh vào khoảng những năm 2012  – 2013 khi những bài báo trên các tờ New York Times và Bloomberg bóc trần sự giàu có của giới lãnh đạo ĐCSTH, bao gồm các tài khoản ngân hàng và doanh nghiệp ở nước ngoài.

Những con người ăn trên ngồi trốc và đầy quyền lực của Trung cộng đã và đang kiến tạo những “hang cáo” ở nước ngoài để hòng “hạ cánh an toàn” từ lâu, và trớ trêu thay là ở ngay trong trong chính các nền dân chủ tự do của thế giới. Có lẽ họ vẫn nghi ngờ khát vọng tự do tại Quảng trường Thiên An Môn vẫn âm ỉ cháy và không thể dễ dàng dập tắt.

Quả thật, ngay cả đến Mao Trạch Đông cũng không thể hành động như vậy. 

Vì vậy, có những bài học khắc nghiệt giữa những kinh nghiệm của Đông  Âu và Trung cộng dưới sự cai trị của ĐCSTH. Đó là những khát vọng tự do không ngừng nghỉ, những nỗ lực  đàn áp ngày càng khắc nghiệt của chính quyền, và hiệu suất giảm dần.

Đối với thế giới tự do, điều đó có nghĩa là cần phải liên tục chống lại những suy nghĩ sai lầm và tư duy tập thể không đúng. Thế giới Tự do chắc chắn phải bảo vệ sự thể hiện tự do cao hơn của loài người.

Thời gian sẽ trả lời.

VNTB – Vietnamthoibao.org (11.07.2019)