Phương thức quản lý công nghệ của Bắc Kinh là “dụng pháp trị” – dựa trên các mệnh lệnh, thành kiến và lợi ích của Đảng Cộng sản Trung Hoa (ĐCSTH)… nhằm phá vỡ tính minh bạch và pháp quyền ở các nền dân chủ trên toàn thế giới. Điều này là vi phạm nhân quyền.

Camera an ninh AI (trí tuệ nhân tạo) với công nghệ nhận dạng khuôn mặt được nhìn thấy tại Triển lãm Quốc tế Trung cộng lần thứ 14 về An ninh và An toàn Công cộng tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế Trung cộng ở Bắc Kinh vào ngày 24 tháng 10 năm 2018. (Ảnh của NICOLAS ASFOURI / AFP / Getty)

Viện Hoover là một trung tâm nghiên cứu và là kho lưu trữ tài liệu đặt tại Đại học Stanford, California, Hoa Kỳ. Viện chủ trì nghiên cứu một dự án mang tên “Quyền lực sắc bén toàn cầu của Trung cộng”. 

Một hội nghị online đã được viện tiến hành để đàm luận về việc ĐCSTH sử dụng tiến bộ trí tuệ nhân tạo (AL) để giám sát công dân và tham vọng quản trị độc tài công nghệ toàn cầu. 

AL cho phép Trung cộng thực hiện ‘Giấc mơ lớn’

Trong bài phát biểu khai mạc hội nghị vào ngày 29/9/2020, bà Condoleezza Rice, giám đốc Viện Hoover, lập luận rằng đối với chế độ độc tài như ĐCSTH, ứng dụng không hạn chế của AL và các công nghệ mới khác đã cho phép chính quyền này thực hiện “Giấc mơ lớn”.

Bà nhấn mạnh, Bắc Kinh không chỉ tạo ra một bộ máy nhà nước lừa gạt công khai, theo dõi ngầm và áp đặt giám sát hàng loạt đối với công dân, các dân tộc thiểu số, mà còn cho phép Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung cộng tăng cường lực lượng, thể hiện rõ sự hung hăng ở Biển Đông và eo biển của Đài Loan.

Bà Rice cũng lưu ý các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ trong việc cạnh tranh với Bắc Kinh, phát triển ứng dụng công nghệ mới nhưng không thể bỏ qua các ràng buộc thể chế liên quan đến đạo đức, quyền tự do và quyền riêng tư cá nhân.

“Chúng ta, thay mặt cho những người tự do, cần nỗ lực phối hợp để đảm bảo rằng những kẻ độc tài kỹ thuật số không có cơ hội bá chủ toàn cầu. Họ không thể chiến thắng trong cuộc đua về công nghệ này – bởi vì bất kỳ ai chiến thắng cuộc đua này – sẽ có vai trò trong việc định hình hệ thống quốc tế”, bà nói

Ông Rex Tillerson trò chuyện với bà Condoleezza Rice tại Viện Hoover tại Đại học Stanford vào ngày 17 tháng 1 năm 2018 tại Stanford, California (Ảnh của Justin Sullivan / Getty Images)

Không chỉ độc tài, mà còn toàn trị

Các thành viên tham gia luận đàm cho rằng, Trung cộng đã “quá đà” trong việc triển khai AL, máy học, công nghệ nhận dạng khuôn mặt, phân tích dữ liệu quy mô lớn để thực hiện giám sát hàng loạt và triển khai hệ thống các điểm tín dụng xã hội quốc gia.

Dữ liệu hỗ trợ cho các hệ thống này được tổng hợp từ camera an ninh, hoạt động internet và điện thoại di động cá nhân, giao dịch tài chính, người cung cấp thông tin và từ các nguồn khác.

Nhóm luận đàm cũng trình bày chi tiết về nền tảng hoạt động chung tích hợp (IJOP) của chính phủ Trung cộng, một ứng dụng phần mềm tập trung dữ liệu về hành vi cá nhân, để hỗ trợ cảnh sát trong việc bắt giữ, đàn áp và giam giữ các nhóm người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ tại khu tự trị Tân Cương. 

ĐCSTH đã ép buộc các dân tộc thiểu số cũng như người dân phải tuân theo điều này để đáp ứng tham vọng toàn trị của mình.

Hãy dùng ‘dao mổ’ thay vì ‘búa tạ’

Ông Eric Schmidt, cựu Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Google chia sẻ quan điểm với giám đốc trung tâm Chính sách Kỹ thuật số Eileen Donahoe, rằng các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ nên sử dụng “dao mổ” thay vì “búa tạ” khi xây dựng và thực thi các chính sách, nhằm ngăn chặn Trung cộng vượt qua vị thế tối cao về công nghệ của Mỹ. 

Ông Schmidt giải thích, mặc dù Mỹ vượt trội hơn so với Trung cộng về công nghệ AL, nhưng Washington cần quyết liệt trong các việc:

  • Tách Trung cộng khỏi chuỗi cung ứng;
  • Kiểm soát xuất khẩu đối với chất bán dẫn (một ngành mà Mỹ vẫn dẫn đầu);
  • Hạn chế hơn nữa các hợp tác nghiên cứu Mỹ-Trung;
  • giảm số lượng du học sinh đến từ Trung cộng

Ông cảnh báo rằng các nhà hoạch định chính sách của Hoa Kỳ nên cảnh giác hoạt động gián điệp của Trung cộng, thực thi hiệu quả các quy tắc và điều luật.

Một màn hình cho thấy khách tham quan được quay bởi camera an ninh AI (trí tuệ nhân tạo) với công nghệ nhận dạng khuôn mặt tại Triển lãm Quốc tế Trung cộng lần thứ 14 về An ninh và An toàn Công cộng tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế Trung cộng ở Bắc Kinh vào ngày 24 tháng 10 năm 2018. (Ảnh của NICOLAS ASFOURI / AFP / Getty)

Chính phủ tăng tài trợ R&D, hỗ trợ an ninh Hoa Kỳ

Ông Michael Brown, giám đốc Đơn vị Đổi mới Quốc phòng tại Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, cho rằng để Hoa Kỳ duy trì khả năng cạnh tranh về công nghệ với Trung cộng, chính phủ liên bang cần phải tăng tài trợ cho nghiên cứu và phát triển các công nghệ mới từ mức hiện tại là 0,7% lên 2%GDP, con số chưa đạt được kể từ những năm 1970.

Sự hỗ trợ của chính phủ là rất quan trọng, giúp ngành công nghiệp có những động lực thích hợp để tập trung vào các dự án ưu tiên quốc gia dài hạn, như dự án Manhattan nghiên cứu và phát triển bom nguyên tử, chương trình không gian và sản xuất vũ khí tiên tiến trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh cạnh tranh với Liên Xô.

Ông Brown bảo lưu quan điểm và khẳng định, Ấn Độ là đồng minh chiến lược quan trọng của Hoa Kỳ. Các nguyên tắc dân chủ của quốc gia Nam Á này cùng với dân số đông và trẻ, chú trọng nâng cao giá trị giáo dục sẽ đưa Ấn Độ trên con đường vượt qua Trung cộng về mặt công nghệ trong vòng chưa đầy một thập kỷ tới.

Cạnh tranh dựa trên hệ thống các giá trị, không phải dựa trên ‘siêu cường’

Ban hội đàm nhất trí cho rằng sự cạnh tranh này không đơn thuần là cuộc cạnh tranh giữa hai quốc gia Hoa Kỳ và Trung cộng, mà là một cuộc cạnh tranh giữa hệ thống dân chủ và độc tài.

Hệ thống dân chủ cho phép Hoa Kỳ thu hút một cách thuyết phục sự hợp tác của các đối tác thương mại và an ninh, những người có chung sự tận tâm đối với các giá trị cốt lõi về nhân quyền và tự do, có thể vượt qua lợi ích kinh tế cũng như mối quan hệ chặt chẽ với Bắc Kinh.

Phản ứng của Đài Loan

Audrey Tang, bộ trưởng kỹ thuật số Đài Loan mô tả những động thái mà Đài Bắc đang thực hiện để bảo vệ an ninh cho các mạng viễn thông của mình trước sự hung hăng của Bắc Kinh. 

Bà làm rõ rằng phương thức quản lý công nghệ của Bắc Kinh là “dụng pháp trị” – dựa trên các mệnh lệnh, thành kiến và lợi ích của ĐCSTH. Bắc Kinh đang cố gắng định hình lại các chuẩn mực quốc tế, phá vỡ tính minh bạch và pháp quyền ở các nền dân chủ trên toàn thế giới bằng cách xuất khẩu công nghệ để giám sát hàng loạt. Điều này là vi phạm nhân quyền.

Bức ảnh chụp ngày 11 tháng 6 năm 2020 này cho thấy Bộ trưởng Kỹ thuật số Đài Loan Audrey Tang trong một cuộc phỏng vấn tại Executive Yuan ở Đài Bắc (Ảnh của SAM YEH / AFP qua Getty Images)

Các tham luận viên thống nhất cho rằng các quốc gia dân chủ cần khẳng định giá trị của mình bằng cách cùng nhau phát triển nền quản trị rõ ràng và minh bạch việc sử dụng công nghệ; đồng thời thực thi chống lại các loại tội phạm đánh cắp tài sản trí tuệ; duy trì lợi thế so với Trung cộng trong sản xuất chất bán dẫn.

Phương pháp tiếp cận đa phương đối với AL

Bà Fei-Fei Li, giám đốc điều hành Stanford HAI đã kết thúc hội nghị bằng bài phát biểu nhấn mạnh những nguyên tắc đạo đức trong quá trình phát triển công nghệ AL.

AL có nhiều ứng dụng tích cực trong các lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, giáo dục và sản xuất, nhưng AL cũng có thể được sử dụng cho những mục đích bất chính của các nhà cầm quyền độc tài, bao gồm cả việc quảng bá các quan điểm chính trị vì lợi ích riêng và khuếch đại các định kiến về chủng tộc và văn hóa.

Nguyên tắc thiết kế ra những máy móc, thiết bị tiên tiến đều có mục đích nâng cao tiêu chuẩn sống của con người; nhằm ổn định và giữ vững các giá trị nhân quyền, coi trọng sự đa dạng trong dân số và cam kết bảo vệ quyền tự do của mọi công dân trong xã hội.

Để AI hỗ trợ cho nền dân chủ trong tương lai, các nền dân chủ cần hỗ trợ phát triển AI từ hôm nay”. Bà Li kết luận.

Theo NTDVN (13.11.2020)