Ảnh: Shutterstock

Hãng tư vấn quan hệ công chúng quốc tế Edelman đã phát hành kết quả khảo sát toàn cầu hàng năm của họ mang tên ‘Trust Barometers.’ Niềm tin của người Mỹ vào lĩnh vực công nghệ đã giảm xuống mức thấp nhất mọi thời đại, ở mức chỉ 57%. Cho dù là các hãng công nghệ hoạt động trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo AI, công nghệ 5G, thực tế ảo VR hay Vạn vật Kết nối Internet of Things, mức độ tín nghiệm đối với tất cả các lĩnh vực này đã sụt giảm trên toàn cầu. Cuộc khảo sát có sự tham gia của 31.000 người đến từ 27 quốc gia.

Ngoài Mỹ, niềm tin của công chúng vào công nghệ suy giảm ở 17 trong số 27 quốc gia được khảo sát , bao gồm Anh, Nhật Bản, Trung Quốc, Pháp, Mexico và Brazil. Tại Mỹ, niềm tin vào lĩnh vực này đã giảm 9 điểm phần trăm so với năm ngoái. Khách hàng nhìn nhận ngành công nghệ kém tích cực hơn ngành bán lẻ, sản xuất và chăm sóc sức khỏe. Các mạng xã hội thậm chí còn tệ hại hơn. Họ xếp cuối cùng dưới tất cả các hạng mục khác ở mức 47%.

Hãng tư vấn Edelman tổng kết kết quả khảo sát như sau:

“Nếu không có một nguồn lãnh đạo đáng tin cậy, mọi người sẽ không biết lấy thông tin đáng tin cậy ở đâu hoặc từ ai. Bệnh dịch toàn cầu đã khiến lòng tin vào tất cả các nguồn tin tức rớt xuống mức thấp kỷ lục, trong đó mạng xã hội xuống 35 điểm phần trăm và các kênh truyền thông sở hữu như các fanpage trên Facebook hoặc Youtube rớt xuống mức 41 phần trăm, từ đó trở thành những nguồn ít được tin cậy nhất; các kênh truyền thông truyền thống (53%) chứng kiến ​​sự sụt giảm niềm tin lớn nhất ở mức 8 điểm phần trăm trên toàn cầu”.

 

Giám đốc điều hành Twitter Jack Dorsey trong phiêu điều trần từ xa của Ủy ban Thương mại, Khoa học và Giao thông Thượng viện có chủ đề ‘Liệu khả năng miễn dịch mở rộng của Mục 230 có kích hoạt hành vi xấu của các hãng công nghệ lớn hay không?’, tại Capitol Hill, ngày 28 tháng 10 năm 2020 tại Washington, DC. 

Điều thú vị là ngành công nghiệp công nghệ là lĩnh vực ‘đáng tin cậy nhất’ vào năm 2020. Cuộc khảo sát hiện tại đặt nó ở vị trí thứ chín. Theo Edelman, lý do lớn nhất dẫn đến sự suy giảm lòng tin của công chúng là do lo ngại về quyền riêng tư, sự thiên vị trong AI và thông tin sai lệch lớn trên các nền tảng ngày càng gia tăng. Nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng gần một nửa số người Mỹ sợ rằng tự động hóa và các công nghệ khác sẽ cướp mất công việc của họ.

Việc đàn áp các kênh truyền thông cánh hữu trong và sau cuộc tranh cử tổng thống năm 2020 và lệnh cấm của các mạng xã hội đối với sự tham gia của TT Trump có thể góp phần vào nhận thức tiêu cực về các hãng công nghệ lớn (hay còn gọi là Big Tech) ở Hoa Kỳ. Hãng Edelman gợi ý rằng Big Tech có thể triển khai các nguyên tắc sau để nâng cao lòng tin của công chúng: hệ thống hóa niềm tin thông qua ‘khả năng giải thích’ và ‘sự công bằng’; tăng cường sự thịnh vượng được chia sẻ thông qua các kỹ năng và công việc mới; đồng thời gia tăng tính đa dạng, hòa nhập và công bằng. Công ty đã yêu cầu các CEO công nghệ dẫn đầu về các vấn đề như tự động hóa, tăng cường kỹ năng và công nghệ AI.

Một cuộc khảo sát khác được công bố vào đầu tháng 3 do SEO Clarity thực hiện cho thấy Google là công ty công nghệ đáng tin cậy nhất ở Hoa Kỳ, đánh bại Facebook và TikTok. Tuy nhiên, 69% số người tỏ ra lo lắng về việc Google đang thu thập dữ liệu cá nhân của họ. Khoảng 28% những người tham gia đã nói thẳng rằng Google không minh bạch khi liệt kê một quảng cáo. 

 

Chính quyền Biden và lĩnh vực công nghệ

Cuộc khảo sát diễn ra khi Tổng thống Biden đề cử ứng viên tuổi gây tranh cãi Lina Khan vào Ủy ban Thương mại Liên bang. Khi còn là sinh viên tại Yale vào năm 2017, Khan đã viết bài báo có tựa đề ‘Nghịch lý chống độc quyền của Amazon’.

Là một nhà chỉ trích gay gắt ngành công nghệ, Khan lập luận rằng các nền tảng có thể kiểm soát cơ sở hạ tầng thiết yếu mà các đối thủ cạnh tranh của họ phụ thuộc vào. Thực tế đó cho phép các nền tảng này có được lợi thế khai thác trước các đối thủ của họ. Tuy nhiên, một số nhà lập pháp đã chỉ trích Khan là người theo chủ nghĩa lý tưởng.

Trong một tuyên bố, Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Utah Mike Lee cho hay:

“Quan điểm của cô ấy về việc thực thi chống độc quyền cũng rất lạc hậu với cách tiếp cận thận trọng đối với luật pháp. Việc đề cử bà Khan là một tín hiệu cho thấy Tổng thống Biden có ý định đặt hệ tư tưởng và chính trị lên trước, ưu tiên chúng trước, còn việc chống độc quyền sẽ phải theo sau, điều này sẽ gây thất vọng nghiêm trọng vào một thời điểm cực kỳ then chốt khi chúng ta phải có một sự lãnh đạo mạnh mẽ và hiệu quả tại các cơ quan thực thi pháp luật”. 

https://www.edelman.com/trust/2021-trust-barometer

 

DKN (07.04.2021)