Thế vận hội Olympic bị chia rẽ nhiều nhất trong nhiều thập kỷ được khai mạc tại Bắc Kinh, Trung cộng vào thứ Sáu, 04.02.2022.

Ảnh chụp một biểu ngữ tẩy chay Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh 2022 ở Lausanne, Thụy Sĩ, ngày 23/6/2021. (Ảnh: Fabrice Coffrini / AFP qua Getty Images)

Bắc Kinh trở thành thành phố duy nhất tổ chức cả Thế vận hội Mùa hè và bây giờ là Thế vận hội mùa đông. Cùng với các biện pháp kiểm soát ngặt nghèo do Covid-19, Thế vận hội này ngập trong căng thẳng chính trị liên quan đến các cáo buộc vi phạm nhân quyền và tẩy chay.

 

Trung cộng đang trong giai đoạn nỗ lực để duy trì “zero Covid”.

Vì vậy, giới chức quyết định rằng sẽ không có vé nào được bán cho công chúng. Chỉ các thành viên của Đảng Cộng sản cầm quyền hoặc nhân viên từ các công ty do chính phủ kiểm soát mới được mời, và thậm chí họ phải tuân thủ các quy trình xét nghiệm và hạn chế nghiêm ngặt.

Khán giả chỉ là một phần trong các biện pháp ngăn chặn Covid nghiêm ngặt của Trung cộng.

Các vận động viên và quan chức đều ở bên trong các “bong bóng” được quản lý nghiêm ngặt để cố gắng ngăn chặn bất kỳ sự lây lan nào. Họ không thể đi ra ngoài. Bất kỳ ai di chuyển giữa các bong bóng trên xe ô tô chính thức của Thế vận hội đều được thông báo rằng, trong trường hợp có va chạm với ai đó, họ phải ở trong xe của mình. Họ không được tiếp xúc với ai.

 

Nhưng không chỉ có Covid mới làm cho những sự kiện thể thao này trở nên khác thường.

Còn có sự xung đột liên quan đến hồ sơ nhân quyền của Trung cộng. Giới chức cao cấp từ Mỹ, Anh và hơn một chục chính phủ khác sẽ không đến tham dự Thế vận hội. Các nhà lãnh đạo và truyền thông Trung cộng đã lên án cuộc tẩy chay ngoại giao là “chính trị hóa”.

Video được chính quyền ở Tân Cương phát hành vào tháng trước – nơi mà Trung cộng phủ nhận họ đã có hành vi diệt chủng đối với dân tộc thiểu số (Uyghur) Duy Ngô Nhĩ.

Chụp lại hình ảnh, Một video của chính quyền Tân Cương cho thấy trẻ em nhảy múa và ca hát với khẩu hiệu chính thức của Thế vận hội Bắc Kinh 2022. XINJIANG REGIONAL MEDIA.

Noah Hoffman, Một cựu vận động viên Olympic thân thiết với các vận động viên Mỹ lần này đã nói với tôi rằng tại sao một số người trong số họ lại lo lắng khi “chia sẻ” khoảnh khắc này.

“Tôi không nghĩ một vận động viên nào sẽ lên tiếng tại Thế vận hội và tôi cũng không nghĩ họ nên. Nếu tôi ở đó, tôi sẽ im lặng.”

Vận động viên trượt tuyết 32 tuổi này đã đại diện cho Hoa Kỳ trong năm 2014 và 2018. Giờ đây, anh vận động cho quyền lợi của các vận động viên thể thao và phụ nữ.

“Rủi ro quá lớn … đây là sự thất bại của Ủy ban Olympic Quốc tế…”

Anh nói rằng anh đã trò chuyện với các đồng đội có mặt tại Thế vận hội năm nay và họ cho anh biết rằng đây là trải nghiệm mà họ ‘chưa từng trải qua trước đây’.

 

Thế vận hội này trông giống một Thế vận hội bình thường. Có các cuộc rước đuốc trước khi đuốc được thắp sáng. Thương hiệu Thế vận hội hiện hiện khắp một thành phố. Các vòng tròn Olympic xuất hiện trên vô số hàng hóa hoặc dịch vụ trong các cửa hàng.

Nhưng cuộc tụ họp lạnh giá lần này còn buốt giá hơn trước đây nhiều. Đây là Đại hội thể thao được định hình bởi sự rạn nứt lớn trên trường thế giới, với một bên là Trung cộng và một bên là Mỹ.

Nhiều nhà hoạt động nhân quyền đã đưa ra lời kêu gọi hành động nhằm chống lại Thế vận hội Bắc Kinh. Họ mong muốn các vận động viên và nhà tài trợ lên tiếng phản đối cái mà họ gọi là “Thế vận hội diệt chủng”.

Phát biểu tại cuộc họp báo trực tuyến mới đây do tổ chức nhân quyền Human Rights Watch tổ chức, các nhà hoạt động đại diện cho những người bất đồng chính kiến ​​ở Trung cộng và cộng đồng thiểu số người Duy Ngô Nhĩ và Tây Tạng đã kêu gọi những người tham dự Thế vận hội trên toàn thế giới phản đối việc Trung cộng được phép đăng cai tổ chức Olympics .

Một nghệ sĩ đến từ Trung cộng đã ra mắt bộ sưu tập gồm 5 phần gồm các token không thể thay thế (NFT) vào thứ Ba, trong đó sử dụng Thế vận hội mùa đông 2022 làm hình ảnh để phản đối sự áp bức của Trung cộng, sự thiếu minh bạch liên quan đến COVID-19 hay việc phá hủy nền dân chủ ở Hồng Kông, theo đến trang web dành riêng cho bộ sưu tập.

Hình minh họa cho 5 phần bộ sưu tập NFT lên án chế độ diệt chủng của ĐCSTH (Ảnh chụp màn hình beijing2022.art)

Bộ sưu tập được tạo ra bởi nghệ sĩ bất đồng chính kiến Trung cộng Badiucao, có tên là Bắc Kinh 2022 và bao gồm năm bức vẽ các hình ảnh theo phong cách Olympic mô tả sự áp bức của chính quyền Trung cộng đối với người dân Tây Tạng, nạn diệt chủng người Duy Ngô Nhĩ, sự phá hủy nền dân chủ ở Hồng Kông, hệ thống giám sát khắp nơi của chế độ và sự thiếu minh bạch xung quanh đại dịch COVID-19.

Các hình ảnh cho thấy một vận động viên trượt ván trên camera giám sát thay vì trượt ván trượt tuyết, một người đánh “bóng” virus COVID-19 thay vì quả bóng trong khúc côn cầu, một người trượt trên hình hoa dương tử kinh rỉ máu đại diện cho Hồng Kông, một người dí súng vào người Duy Ngô Nhĩ và một người đập đầu tu sĩ Tây Tạng trong môn khúc côn cầu.

“Tôi đã chiến đấu với sự kiểm duyệt từ chế độ độc tài của Trung cộng trong hơn 10 năm”, nghệ sĩ viết trên trang của bộ sưu tập. “Khi các phòng trưng bày và địa điểm thông thường bị Bắc Kinh đe dọa, Internet là biện pháp cuối cùng cho những nghệ sĩ như tôi.”

 

04.02.2022