Lư hương đặt trước tượng đài là… không phù hợp!
Cán bộ tiếp dân hỏi: Cụ cho biết họ tên?
Cụ: Tôi là Trần Hưng Đạo
CBTD: Không, tên trong hộ khẩu cơ.
Cụ: Trần Quốc Tuấn.
CBTD: Cụ có thuộc diện ưu tiên gì không như thành tích đánh giặc chẳng hạn?
Cụ: Tôi đánh quân Nguyên
CBTD: Vậy tôi ghi là cụ đánh đối phương bên kia biên giới nhá?
Cụ: Thôi, thế cũng được.
CBTD: Chức vụ cao nhất của cụ?
Cụ: Quốc công tiết chế thống lĩnh chư quân
CBTD ra vẻ thạo: à, tương tự như bộ trưởng quốc phòng chứ gì.
Hỏi tiếp: Cụ sinh hoạt ở chi bộ nào?
Cụ: Tôi không phải đảng viên.
CBTD: Sao cụ làm chức to thế mà không phải đảng viên, à quên, gọi là chưa đảng viên cho nó mang tính tích cực, chưa có nghĩa là sẽ vào đảng chứ không phải là không vào.
Cụ: Thời chúng tôi không có đảng cộng sản.
CBTD: Quái lạ, không có đảng mà cụ lại đánh thắng được quân Nguyên. Nhưng thôi, cái này để nghiên cứu sau.
Hỏi tiếp: Cụ kêu oan về việc gì?
Cụ THĐ: Tôi bị cưỡng chế lư hương.
CBTD: Có quyết định thu hồi hay cưỡng chế gì không?
Cụ: Không.
CBTD: Vậy có họp tổ thánh phố, phổ biến chủ trương gì không?
Cụ: Không.
CBTD: Cũng không bồi thường hay hỗ trợ khó khăn gì?
Cụ: Đúng vậy
CBTD gọi điện: A lô, quận ủy quận 1 phải không? (nói chuyện 1 hồi, xong quay sang cụ): Thế này cụ nhé. Cái lư hương ấy đặt không đúng chỗ, chúng tôi phải đem về đúng vị trí của nó.
Cụ: Vậy có văn bản pháp luật nào về việc này không?
CBTD: Cơ sở pháp luật thì không có nhưng ý của cô Trần Kim Yến là thế.
Cụ: Thế sao tôi thấy tượng ông Hồ Chí Minh ở khắp nơi đều có lư hương mà không bị cưỡng chế. Ví dụ ở nhà máy thủy điện Hòa Bình, trong khuôn viên Công an tỉnh Ninh Bình, ở quảng trường TP. Cam Ranh, TP Vũng Tàu, ở khuôn viên Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội, ở Kho 205 Bộ Quốc phòng, ở…
CBTD (ngắt lời): Thôi, thôi, cụ không được tị nạnh. Cụ có phải cha già dân tộc đâu?
Cụ: Nhưng dù sao cũng phải có căn cứ pháp luật chứ.
CBTD đắn đo 1 lúc rồi phê vào đơn của cụ: Kính chuyển quận ủy quận 1 giải quyết.
Hành trình kêu oan của cụ Trần Hưng Đạo mới bắt đầu và chắc còn nhiều gian khổ.