„@Trump_Chinese đã trở thành một điểm tụ tập của những người bất đồng chính kiến và không hài lòng với Bắc Kinh. Mỗi khi ông Trump chỉ trích Trung cộng trên Twitter, tài khoản này nhận được số lượng bình luận đặc biệt lớn và thu hút hàng ngàn người theo dõi.“

Phùng Triệu Âm (Zhaoyin Feng)

BBC Tiếng Trung, Washington

Bản quyền hình ảnh GETTY IMAGES

Cuộc chiến thương mại của Tổng thống Mỹ Donald Trump khiến chính phủ Trung cộng nổi giận, nhưng nó cũng đã thu hút được một số sự ủng hộ của người dân Trung cộng.

Một tài khoản Twitter được điều hành bởi những người di dân Trung cộng ở Mỹ đã dịch tất cả tweet của ông Trump ra tiếng Trung cho hơn 100.000 người theo dõi – nhiều người trong số này xem Trump là người ủng hộ nhân quyền.

Trong ít nhất bốn giờ mỗi ngày, Jeff Ding, 45 tuổi, theo dõi sát sao tài khoản Twitter @realDonaldTrump.

Với mỗi tweet mới, Ding nhanh chóng dịch lời của Trump sang tiếng Trung cho tài khoản @Trump_Chinese. Nhà tư vấn kỹ thuật hành nghề tự do ở Los Angeles thường khoe rằng ông đến từ cùng tỉnh miền Trung của Trung cộng như Chủ tịch Mao Trạch Đông, là một trong ba tình nguyện viên điều hành @Trump_Chinese.

Họ đều là những người ủng hộ việc ông Trump chỉ trích chính phủ Trung cộng và hy vọng sẽ “truyền bá thông điệp của Trump trong thế giới nói tiếng Trung”, ông Ding nói. Tài khoản này, được dịch là “tweet của Trump bằng tiếng Trung” ghi rằng nhiệm vụ của nó là giúp người theo dõi “hiểu các lý thuyết quản trị thông qua các tweet của Trump”.

Tài khoản @Trump_Chinese ra mắt tháng 9/2018 và được hơn 100.000 người theo dõi, mặc dù tài khoản duy nhất mà nó theo dõi dĩ nhiên chỉ là @realDonaldTrump.

“Chúng tôi nhắm đến việc phục vụ người dân Trung cộng trên toàn cầu, đặc biệt là người Trung cộng đại lục, những người phải sử dụng VPN để trèo qua Vạn lý Tường lửa”, ông Ding nói. Ding dịch các tweet thành tiếng Trung giản thể, được sử dụng ở đại lục. Tiếng Trung cộng truyền thống là thứ ngôn ngữ được sử dụng ở Hong Kong và Đài Loan.

Trung cộng chặn một số trang web nước ngoài, trong đó có Twitter, và ranh giới vô hình giữa internet trong nước và toàn cầu thường được gọi là Vạn lý Tường lửa. Một số người đại lục sử dụng VPN – mạng riêng ảo che giấu vị trí máy tính – để truy cập Twitter, nhưng khó có thể ước tính có bao nhiêu người dùng mạng ảo này.

Ông Ding nói động lực chính khiến ông duy trì @Trump_Chinese là niềm tin mãnh liệt rằng Trump là tổng thống ủng hộ nhất cho nhân quyền của Trung cộng trong lịch sử Hoa Kỳ.

Bản quyền hình ảnh GETTY IMAGES

Ding tin rằng cuộc chiến thương mại của Trump gây áp lực lên nền kinh tế Trung cộng, điều này sẽ kéo Trung cộng vào suy thoái kinh tế. Sự suy thoái đó sẽ thách thức tính chính danh của Đảng Cộng sản Trung Hoa (ĐCSTH) và dẫn đến sự sụp đổ của nó.

Khi ông Ding gặp phải những mẩu tin khó dịch, ông hỏi ông Đường Bách Kiều (Tang Baiqiao), một nhà bất đồng chính trị Trung cộng 51 tuổi ở California, người đầu tiên nảy ra ý tưởng thành lập

@Trump_Chinese. Ông Đường là một sinh viên hoạt động trong cuộc nổi dậy Thiên An Môn năm 1989 và đến Hoa Kỳ với tư cách là người xin tị nạn chính trị vào năm 1992.

Trong những năm gần đây, ông Đường Bách Kiều trở thành một trong những người ủng hộ Trump nhiệt thành nhất trong cộng đồng bất đồng chính kiến Trung cộng ở nước ngoài. Ngoài ra, ông Đường còn có một người bạn trong Nhà Trắng – ông đã viết lời tựa cho ‘Chết Dưới Tay Trung cộng’, một cuốn sách được viết bởi cố vấn thương mại Peter Navarro, người được coi là kiến trúc sư chính của chính sách thương mại Trung cộng của Trump.

Cuộc chiến thương mại của Trump với Trung cộng mang lại lợi ích “rõ ràng” cho nhân quyền của Trung cộng, ông Đường nói. Những biện pháp trừng phạt kinh tế sâu rộng nhằm dẹp bỏ rào cản thương mại của Trung cộng với các dịch vụ như lệnh cấm dùng Gmail, Twitter và Facebook. Theo ý kiến của ông Đường, điều này cũng có nghĩa là Trung cộng sẽ không còn kiểm duyệt internet và hạn chế xuất bản nữa.

Bản quyền hình ảnh GETTY IMAGES Image caption Tang có mối quen biết với Peter Navarro (phải, ngoài cùng), cố vấn thương mại của Trump về Trung cộng

Kể từ khi bắt đầu chiến dịch tranh cử của mình, Trump đã sử dụng “Trung cộng” như một kích hoạt để tập hợp những người ủng hộ.

“Chúng ta không thể tiếp tục cho phép Trung cộng hãm hiếp đất nước của chúng ta và đó là những điều họ đang làm“, ông Trump liên tục nói trong thời gian tranh cử, những lời nói của ông thường được đáp lại bằng những tiếng hoan hô vang dội. Và sau khi nhậm chức, cuộc chiến thương mại của ông đã cho thấy rất ít dấu hiệu sẽ dừng lại.

Chính sách thương mại diều hâu của Trump với Trung cộng đã góp phần gây căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh, đồng thời thu hút sự ủng hộ của những người tức giận với chính phủ Trung cộng.

@Trump_Chinese đã trở thành một điểm tụ tập của những người bất đồng chính kiến và không hài lòng với Bắc Kinh. Mỗi khi ông Trump chỉ trích Trung cộng trên Twitter, tài khoản này nhận được số lượng bình luận đặc biệt lớn và thu hút hàng ngàn người theo dõi.

Vào tháng Năm, ông Trump tung ra một loạt tweet, công bố kế hoạch áp thuế 25% đối với hàng hóa của Trung cộng trị giá 325 tỷ đôla. Người dùng Twitter nói tiếng Trung nhiệt tình hoan nghênh quyết định của ông bằng cách bình luận dưới các bài đăng liên quan của @Trump_Chinese. “Việc làm tuyệt vời!”, ”Hãy mạnh mẽ hơn!”, ” Quyết định khôn ngoan và đúng đắn!”

Một người mô tả động thái của Trump là “một cơ hội Chúa ban” để lật đổ chính phủ Trung cộng. Một người khác chúc Trump sức khỏe tốt và tái đắc cử.

Một tháng sau, các cuộc đàm phán thương mại đã có dấu hiệu tốt hơn. Trump tweet rằng ông đã có cuộc “nói chuyện rất tốt” với Chủ tịch Tập Cận Bình và sẽ không tăng thuế. Tài khoản @Trump_Chinese ngay lập tức tràn ngập sự thất vọng và phẫn nộ.

“Tôi đã ngỡ ông là một trong những tổng thống Mỹ vĩ đại nhất… Hóa ra ông có thể chỉ là một doanh nhân không có nguyên tắc đạo đức,” một người bình luận. Một số người gọi Trump là “đạo đức giả”.

Mặc dù Trump thường xuyên gay gắt về Trung cộng trong lĩnh vực thương mại, ông từng nhiều lần ca ngợi ông Tập là “nhà lãnh đạo [Trung cộng] quyền lực nhất trong thế kỷ” và là “người bạn tốt” của mình. Tang hoàn toàn không bị những lời khen ngợi này làm cho bực bội, mà xem đó là kỹ năng đàm phán và tài ngoại giao của Trump. “Tát vào mặt bạn, rồi nhẹ nhàng vuốt ve nó,” Tang nói.

Tuy nhiên, không phải mọi nhà bất đồng chính kiến Trung cộng đều cho Trump là người đấu tranh cho nhân quyền.

“Trump bắt đầu cuộc chiến thương mại không nhằm mục đích thúc đẩy tự do và dân chủ ở Trung cộng,” Đằng Bưu (Teng Biao), một luật sư nhân quyền lưu vong có trụ sở tại New York bình luận. “Nói một cách khách quan, chính sách thương mại diều hâu của Trump có khiến Bắc Kinh gặp khó khăn. Tuy nhiên, về cơ bản, Trump không chủ trương cải thiện nhân quyền cho Trung cộng.”

Trước khi chạy sang Mỹ năm 2014, người đàn ông 46 tuổi này từng là luật sư và giáo sư luật tại Trung cộng. Ông Đằng lo ngại rằng việc đặt hy vọng vào vị tổng thống “khiếm khuyết về mặt đạo đức” là một sai lầm và việc xem kẻ thù là bạn của mình sẽ sớm được chứng minh là “ngây thơ”.

Mặc dù các quan chức cấp cao trong chính quyền của ông đã lên án tình trạng nhân quyền của Trung cộng, nhưng bản thân ông Trump hiếm khi nói cụ thể về các vấn đề này.

Bản quyền hình ảnh GETTY IMAGES Image caption Nhóm người Mỹ gốc Hoa ủng hộ Trump tổ chức một cuộc vận đông bên ngoài Trump Tower vào tháng 6 năm 2019

Ông Trump cũng không đưa ra lời bình phẩm nào về các trại giam người Hồi giáo ở khu vực Tân Cương của Trung cộng và không nêu lập trường liên quan đến các cuộc biểu tình chống dự luật dẫn độ của Hong Kong.

Hôm 22/7, Trump nói rằng ông “không liên quan [đến tình hình Hong Kong] lắm” và nói rằng chủ tịch Trung cộng Tập Cận Bình đã hành động “rất có trách nhiệm”. Hôm 1/8, ông Trump nói rằng việc đối phó với “bạo loạn” ở Hong Kong thế nào là tùy vào Trung cộng.

Thông thạo cả tiếng Anh và tiếng Trung, ông Đằng có một lượng lớn người theo dõi trên Twitter, nhưng ông nghĩ rằng trong số những người bất đồng chính kiến Trung cộng dám nói mạnh, ông và những người không thích ông Trump chỉ thuộc thành phần thiểu số.

Nhưng có một điều mà hầu hết tất cả đều đồng ý – khi diễn giải quan điểm của Trump về Trung cộng, cần có một ranh giới giữa đất nước Trung cộng, người dân và chính quyền Cộng sản ở nước này.

Trên @Trump_Chinese, “Trung cộng” thường được dịch là “Đảng Cộng sản Trung Hoa“, đặc biệt là trong các tweet mà ông Trump đang ráo riết nhắm vào Bắc Kinh. Điều này phản ánh tư duy chính trị của các nhà bất đồng chính kiến. “Chúng tôi là con dân của Trung Hoa, không phải của Karl Marx và Vladimir Lenin,” ông Ding nói, gọi đó là nguyên tắc chủ đạo của mình.

Bản quyền hình ảnh GETTY IMAGES Image caption Một con tàu chở hàng hóa sản xuất tại Trung cộng đến Miami, Florida

Trớ trêu thay, khi được dịch sang tiếng Trung cộng, những tweet của Trump có nhiều điểm tương đồng nổi bật với chiêu bài tuyên truyền của ĐCSTH.

“Nếu đem thay các từ ‘chủ nghĩa xã hội hoặc chủ nghĩa cộng sản‘ bằng từ ‘chủ nghĩa tư bản phương Tây’, và hoán đổi ‘nước Mỹ’ bằng ‘Trung cộng’, thì về cơ bản bạn sẽ thấy đó là những nội dung ta nghe vẫn được từ hệ thống tuyên huấn của Trung cộng,” một người bình luận trên @Trump_Chinese về các nội dung tweet của Trump chỉ trích chủ nghĩa cộng sản và thúc đẩy chủ nghĩa yêu nước Mỹ.

Trump thường sử dụng cụm từ “vĩ đại” để mô tả đất nước và những người liên quan đến chính quyền. ĐCSTH cũng vậy.

Sự mất lòng tin của chính quyền Trump ở Trung cộng khiến một số người lo lắng rằng một làn sóng “Sợ Đỏ” mới đang tiến đến gần. Ông Ding nói rằng cá nhân ông không cảm thấy tinh thần bài Trung đang trỗi dậy ở Mỹ. Ngay cả khi ác cảm với Trung cộng ngày càng gia tăng, “Bắc Kinh sẽ bị đổ lỗi,” ông nói, và giải thích thêm, “Trump chỉ đang thực hiện các biện pháp đối phó.”

Ông Ding nhiều khả năng sẽ sớm trở thành công dân Mỹ. Ông nói, nếu có thể bỏ phiếu vào năm 2020, ông đã tìm thấy động cơ cho sự nghiệp tranh đấu của mình.

BBC (13.08.2019)