„Có thể nói cố nhạc sĩ Văn Cao bị người cộng sản lừa đảo 2 lần. Lần 1 khi ông sáng tác nhạc phẩm Tiến Quân Ca vào năm 1946 (sau này nhà nước cộng sản dùng làm Quốc ca); lần 2 là Mùa Xuân Đầu Tiên khi đất nước thống nhất (1975) được 7 tháng.“

Nguyễn Xuân Nghĩa

(Viết nhân được nghe chị Nguyễn Thúy Hạnh trình bày nhạc phẩm Mùa Xuân Đầu Tiên của cố nhạc sĩ Văn Cao trên piano)

Cố nhạc sỹ tài hoa Văn Cao sáng tác nhạc phẩm Mùa Xuân Đầu Tiên bằng thể loại Valse vào tết Bính Thìn (1976) sau gần 1 năm đất nước thống nhất, để chào mừng sự kiện mà lúc này được đảng cộng sản tuyên truyền là “vĩ đại”. Dù rất khó khăn trong việc phổ biến vì thiếu chất “máu lửa cách mạng” nhưng 20 năm sau nhạc phẩm được lan truyền rộng rãi, thậm chí còn được nhà nước cộng sản bật đèn xanh cho giới âm nhạc hết lời ca ngợi. Người viết xin phép miễn bàn về nghệ thuật, chỉ bàn về ý nghĩa và bối cảnh ra đời của tác phẩm.

Có thể nói cố nhạc sĩ Văn Cao bị người cộng sản lừa đảo 2 lần. Lần 1 khi ông sáng tác nhạc phẩm Tiến Quân Ca vào năm 1946 (sau này nhà nước cộng sản dùng làm Quốc ca); lần 2 là “Mùa Xuân Đầu Tiên” khi đất nước thống nhất (1975) được 7 tháng

Năm 1946, Văn Cao gặp một người sáng tác nhạc nghiệp dư đi theo Việt Minh rủ lên chiến khu Việt Bắc, đem tài năng âm nhạc phục vụ kháng chiến chống Pháp. Tuy Văn Cao không đi, nhưng ông bị đầu độc bởi tư tưởng “Chỉ có bạo lực là phương tiện duy nhất để giành độc lập cho đất nước từ tay” bọn thực dân Pháp đế quốc sài lang”; vì tinh thần yêu nước ông đã mang tư tưởng bạo lực vào ca khúc với những ca từ mà càng ngày người hát, người nghe càng cảm thấy rùng rợn:

Cờ in máu chiến thắng mang hồn nước

Súng ngoài xa chen khúc quân hành ca

Đường vinh quang xây xác quân thù.

Chiến tranh chống thực dân Pháp kết thúc, miền Bắc lọt vào tay lực lượng Việt Minh; Việt Minh hiện nguyên hình Việt cộng. 

Tháng7 năm 1976 nhạc sĩ tâm sự: “… (Lúc đó) Tôi chưa được biết chiến khu, chỉbiết những con đường Phố Ga, đường Hàng Bông, đường Bờ Hồ theo thói quen tôiđi. Tôi chưa gặp các chiến sĩ cách mạng của chúng ta, trong khóa quân chính đầutiên ấy, và không biết họ hát như thế nào.

Là một nhạc sĩ bị trên đe dưới búa, ông chỉ có thể gián tiếp thừa nhận bị nhầm lẫn và vì tận sâu thẳm biết bị nhầm lẫn nhạc sĩ Văn Cao vứt bút hơn 20 năm ròng rã. 

Ba mươi năm sau, nhạc phẩm “Mùa xuân đầu tiên” Văn Cao sáng tác trong một bối cảnh hoàn toàn khác.

Cuộc chiến Nam-Bắc phân tranh đã kéo dài trên 20 năm với hàng triệu đầu rơi máu chảy do tư tưởng “Thề phanh thây uống máu quân thù” trong ca khúc Tiến Quân Ca của Văn Cao bị người cộng sản lợi dụng. Lúc này ước nguyện hòa bình cho đất nước của nhân dân vượt lên tầm chủ đạo. Giới cầm quyền Hà Nội nhận ra điều này nên hô hào nhanh chóng kết thúc cuộc chiến trong thắng lợi để xây dựng quốc gia “hòa bình, thịnh vượng, hòa giải và hòa hợp dân tộc”. Đã hơn 20 năm vứt bút, ẩn mình cả trong sáng tác lẫn hậu trường sân khấu âm nhạc, Văn Cao tái xuất bằng tinh thần không chỉ cổ vũ cho thống nhất mà còn là tinh thần hòa bình, hòa giải và hòa hợp dân tộc. Làn điệu valse nhẹ nhàng, cổ kính và quý tộc ra đời trong nhạc phẩm Mùa Xuân đầu tiên:

Rồi dặt dìu mùa xuân theo én về 

Mùa bình thường mùa vui nay đã về 

Mùa xuân mơ ước ấy đang đến đầu tiên 

Với khói bay trên sông, gà đang gáy trưa bên sông…

Sau ca khúc Mùa xuân đầu tiên, lần thứ 2 nhạc sỹ Văn Cao biết mình bị lừa. Hàng chục vạn cựu chiến binh VNCH dù đã cởi bỏ quân phục, nộp súng đầu hàng với mong ước duy nhất là trở về quê hương sống yên phận bên vợ con, làm ăn lương thiện vẫn bị bên “thắng cuộc” bắt bỏ tù và vợ con, gia đình bị phân biệt, đối xử, hàng triệu người phải ly hương vì cộng sản… Quốc gia vẫn tiếp tục sống trong loạn ly. Cộng sản Việt Nam vẫn là một lực lượng khốn nạn nhất trong số những lực lượng độc tài trên thế giới. Văn Cao biết ước nguyện của ông không thành hiện thực. Ông lại lần nữa gác bút cho đến ngày tạ thế.

Năm 1983, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn ra Bắc để gặp ca sĩ Hồng Nhung (ca sĩ người Bắc đầu tiên trình bày Nhạc Trịnh) và thăm nhạc sĩ tài hoa Văn Cao, bạn của Phạm Duy, hai nhạc sĩ đi trước được ông ngưỡng mộ. Hai nhạc sĩ tài danh, một người chưa hiểu cộng sản, một người đã sống cùng cộng sản 50 năm gặp nhau. Trong gian khách tồi tàn, chỉ có sách và cây dương cầm cũ rích là giá trị, khi nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đề nghị nhạc sỹ Văn Cao tự trình bày một nhạc phẩm, Văn Cao bước đến, ngồi vào ghế. Những nốt nhạc bày tỏ ước vọng thánh thiện của người nhạc sỹ già nua cựu thành viên nhóm Đồng Vọng thời Tiền Chiến vang lên thánh thót:

Từ đây người biết quê người 

Từ đây người biết thương người 

Từ đây người biết yêu người.

Vào nốt cuối cùng kết thúc nhạc phẩm, thật bất ngờ và đột ngột Văn Cao dùng khuỷu tay dằn mạnh xuống phím đàn, ông tiếp tục lia ngang khuỷu tay thật mạnh trên bàn phím. Những âm thanh hỗn loạn vang lên như gào thét trong căn phòng chết lặng vì tuyệt vọng. 

Khi Văn Cao gục xuống, Trịnh Công Sơn chạy đến nâng cánh tay Văn Cao khỏi bàn phím, Trịnh Công Sơn nhìn thấy khuỷu tay Văn Cao trầy xước và rỉ máu.

Những tư liệu này giới nghiên cứu, phê bình âm nhạc và cầm bút bưng bô nói chung không bao giờ dám đề cập. Họ chỉ đào bới thô thiển: Trường Ca Sông Lô, Không quân Việt Nam, Hải quân Việt Nam, Ca ngợi Hồ chủ tịch, những nhạc phẩm chính Văn Cao muốn quên. Bằng cách này họ giam giữ ông trọn đời trong vòng Kim cô ” nhạc sĩ của cách mạng “. Nhưng cái khuỷu tay dằn mạnh và lia đến ứa máu trên bàn phím piano mới là sự thật về nhạc sĩ Văn Cao. Đó mới là Văn Cao của những Bến Xuân, Suối Mơ, Thiên Thai, Trương Chi… thời Tiền Chiến.

P/S:Xin gửi tặng Stt này cho những ai yêu Văn Cao mà chưa hiểu hết phần đời nghệ thuậtcủa nhạc sĩ.

Nguyễn Xuân Nghĩa