„Cách đơn giản nhất họ có thể nghĩ ra là không xem chương trình thời sự nữa. Nhưng như vậy là không đủ. Làm sao để vừa không xem thời sự, vừa khiến cho mọi người biết là tôi không xem thời sự.“
Le Nguyen Duy Hau
Ba Lan vào năm 1982 là thời kỳ của hỗn loạn khi lệnh giới nghiêm được chính quyền áp đặt trên toàn quốc từ 11h nhằm chống lại những hoạt động của Công Đoàn Đoàn Kết. Chỉ cần đi xuống phố, người dân Ba Lan dễ dàng nhìn thấy hình ảnh bắt bớ, xe tank, quân lính khắp nơi. Thế nhưng, chương trình thời sự lúc 7h30 thì vẫn không hề đả động gì đến tình hình căng thẳng lúc đó. Những gì người dân Ba Lan nghe thấy trên truyền hình đều là hình ảnh tươi đẹp, thành tựu lớn lao, tinh thần nhân văn cao cả của chế độ (ngay cả khi tuyên một bản án hai tử hình một chung thân?). Nói chung toàn bộ là lời nói dối.
Vậy người Ba Lan đã làm gì trong tình huống đó? Cách đơn giản nhất họ có thể nghĩ ra là không xem chương trình thời sự nữa. Nhưng như vậy là không đủ. Làm sao để vừa không xem thời sự, vừa khiến cho mọi người biết là tôi không xem thời sự. Một số người chọn giải pháp khá “sáng tạo” là cứ đến giờ thời sự, họ sẽ rút dây truyền hình và đem tv ra balcon để hàng xóm, người đi đường, và đặc biệt là chính quyền địa phương biết là họ đang phản đối.
Nhưng với nhiều người Ba Lan khác vậy cũng là chưa đủ. Ngoài chuyện tắt tv, họ còn muốn có thể giao lưu với nhau. Thế là xuất hiện một làn sóng cứ đến 7h30, khi nhạc hiệu của chương trình thời sự Ba Lan nổi lên là hàng đoàn người lại xuất hiện tại các công viên, đi dạo, cười nói với nhau. Họ không đem theo khẩu hiểu, biểu ngữ nhưng ai cũng biết vì sao họ ở đó. Cảnh sát thì không làm gì được vì làm sao phân biệt ai đang đi chợ, ai đang tập thể dục, và ai đang chơi khăm chính quyền?
Tưởng như đó là điểm dừng, nhưng người Ba Lan cảm thấy họ cần phải sáng tạo hơn nữa. Dần dần, trong những đoàn người xuất hiện tại công viên vào lúc 7h30 tối xuất hiện thêm… những chiếc tv. Người Ba Lan quyết định cứ đến khi có thời sự, họ sẽ đem tv ra đường, đi lại xung quanh, để cho hành động phản đối của họ thêm rõ nét.
Lúc này, chính quyền không thể ngồi yên, họ quyết định bắt bớ. Nhưng nhanh chóng, cảnh sát phát hiện ra là họ không thể lố bịch như vậy được. Luật nào cấm người dân dẫn tv ra đường đi dạo?
Giải pháp cuối cùng có lẽ là đặt lệnh giới nghiêm từ 7h tối để tránh tình trạng phản đối này. Nhưng rồi nó lại là mầm mống cho sụp đổ kinh tế ở Ba Lan.
Bảy năm sau, nền dân chủ quay lại với Ba Lan.
Le Nguyen Duy Hau.
( từ khi Nông Đức Mạnh đón Hồ Cẩm Đào bằng cờ 5 sao nhỏ tôi đã không xem tivi từ đó thay vào đó xem youtube nghe ông Trần Độ, Võ Văn Kiệt, Bùi Tín, Vũ Thư Hiên, Nguyễn Chí Thiện…. Nói và suy nghĩ nhiều hơn về những thứ dối trá mà họ cố tình nhét vào đầu từ truyền thông và giáo dục )