- Lấp đầy nền sản xuất rỗng và tách rời Trung Quốc (Phần 1)
- Người Mỹ khao khát việc làm dài hạn và bền vững – Tổng thống Trump thấu hiểu điều đó (Phần 2)
- Nền kinh tế Hoa Kỳ và những con số biết nói (Phần 3)
- Giảm bất bình đẳng – Tổng thống Trump thậm chí đã làm tốt hơn những gì ông hứa (Phần 4)
- Những sự thật về Trumponomics bị truyền thông dòng chính lờ đi, nhưng vẫn ‘mắc lỡm’ bởi Tweet của ông Trump (Phần 5)
***
Lấp đầy nền sản xuất rỗng và tách rời Trung Quốc (Phần 1)
Lấp đầy nền sản xuất trống rỗng suốt 3 năm đầu tiên đã tạo cho Tổng thống Trump tấm chắn thép hiệu quả ngăn chặn suy thoái kinh tế do đại dịch viêm phổi Vũ Hán vào năm cuối nhiệm kỳ, giúp Mỹ phục hồi niềm tin tiêu dùng, sản xuất vượt kỳ vọng ngay giữa tâm dịch.
Ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hòa Donald Trump phát biểu tại một cuộc mít tinh tranh cử tại Rodeo Arena tại Jefferson County Fairgrounds 29 tháng 10, 2016 ở Golden, Colorado (Ảnh của Chip Somodevilla / Getty Images)
Nền kinh tế sôi động trở lại dưới thời Tổng thống Trump trước khi Đại dịch viêm phổi Vũ Hán xuất hiện và sức phục hồi từ nền tảng sản xuất được củng cố chắc chắn trong suốt đại dịch có thể trở lá phiếu nặng cân để Tổng thống Trump đi tiếp ‘4 năm nữa’. Và biết đâu, nhờ thế, thế giới sẽ chứng kiến nhiều sự kiện kinh động hơn nữa trên chính trường kinh tế – chính trị – ngoại giao từ vị Tổng thống gây tranh cãi lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ này…
Hãy cùng NTDVN nhìn lại lịch sử xa hơn của Mỹ và số liệu kinh tế – tài chính đáng kinh ngạc thời của Tổng thống Trump và cũng để hiểu tại sao Mỹ – đất nước bị tàn phá nặng nề nhất bởi đại dịch viêm phổi Vũ Hán – vấn có thể trở thành tiêu điểm, thành nhân tố dẫn dắt triển vọng tăng trưởng toàn cầu ngay giữa tâm dịch (theo báo cáo của IMF ngày 15/10 vừa qua).
Ngay trong kỳ tranh cử cách đây 4 năm, chính sách kinh tế cắt giảm thuế, phục hồi việc làm, trừng phạt thương mại với Trung Quốc của Tổng thống Donald Trump (khi đó là ứng cử viên của Đảng Cộng hòa) vẫn luôn bị truyền thông miệt thị, và dự báo rằng nếu Tổng thống Trump đắc cử, chính sách kinh tế của ông sẽ không thể mang lại bình đẳng thu nhập, việc làm và tăng trưởng tốt cho nền kinh tế Mỹ bất chấp các cáo buộc không hề dựa trên nền tảng nghiên cứu nghiêm túc về kinh tế học và cấu trúc, cũng như thực trạng kinh tế Mỹ thời điểm đó.
Nhưng rồi, người Mỹ – có vẻ là những người không mấy tin tưởng vào truyền thông dòng chính – đã có suy nghĩ khác. Bởi khác với suy đoán của ngoại giới, hơn ai hết người Mỹ hiểu thấu đáo hơn chúng ta về thực trạng kinh tế của Mỹ, những gì người Mỹ thực sự cần, giá trị định hình nên nước Mỹ và sự thịnh vượng của nó. Hiển nhiên, người Mỹ chân chính cần việc làm dài hạn và thu nhập thực tế tăng cao chứ không phải là chờ đợi phúc lợi cao.
Người Mỹ chân chính mong muốn các sản phẩm trí tuệ, sáng tạo của họ được bảo vệ bởi nước Mỹ ở bất cứ nơi nào trên thế giới. Người Mỹ chân chính mong muốn nước Mỹ không phải lùi bước trước tự do tôn giáo, dân chủ để đổi lấy bất kỳ lợi ích kinh tế nào, bởi họ tin rằng lợi ích kinh tế do chính họ tạo nên. Người Mỹ chân chính mong muốn nhìn thấy Mỹ vĩ đại trở lại như chính nó kể khi lập quốc…
Trước nhiệm kỳ của Tổng thống Trump, nền sản xuất Mỹ ngày một rỗng bởi Trung Quốc
Trong báo cáo gửi tới các Nghị sĩ lưỡng đảng của Uỷ ban nghiên cứu quốc hội Mỹ (CRS) năm 2018, số liệu cập nhật tới 2016 đã chỉ ra các bất cân đối và rủi ro lớn nhất khu vực sản xuất Mỹ. Theo báo cáo, chỉ trong vòng 14 năm (2002-2016), thị phần sản xuất của Mỹ trên toàn cầu giảm từ 28% xuống còn 18%.
Phần sụt giảm này được lấp đầy bởi Trung Quốc nhờ sự dịch chuyển sản xuất, đầu tư đáng kinh ngạc từ Mỹ vào Trung Quốc bất chấp tình trạng đánh cắp công nghệ và sở hữu trí tuệ. Đây cũng là giai đoạn Mỹ duy trì mức thuế thu nhập doanh nghiệp và cá nhấn rất cao (tương ứng 35% và 38,5%) khiến doanh nghiệp và nhà đầu tư rời khỏi Mỹ tìm đến những nơi chênh lệch tiền lương và năng suất cao hơn với các khoản thuế dễ chịu hơn. Địa điểm lý tưởng là Trung Quốc.
Giá trị gia tăng trong khu vực sản xuất của Mỹ đã bị mất vào tay Trung Quốc (đồ thị bên trái, số liệu năm 2016) và tương ứng là thị phần sản xuất trên toàn cầu của Mỹ suy giảm trầm trọng kể từ năm 2002 -2016 (đồ thị bên phải) (Nguồn : CRS, 2018)
Cái giá phải trả
Nếu ngành sản xuất của Mỹ chỉ đơn giản tìm kiếm một địa điểm sản xuất mới với chi phí thấp hơn, cơ hội tích luỹ tư bản cao hơn và tái đầu tư hiệu quả hơn thì việc sản xuất trong hay ngoài nước Mỹ trong bối cảnh toàn cầu hoá hiển nhiên là tốt đẹp.
Nhưng vấn đề ở chỗ, nơi mà nền sản xuất Mỹ đặt chân vào lại là Trung Quốc – một quốc gia đầy tham vọng – luôn khát khao sở hữu công nghệ, trí tuệ của Mỹ (dù là bất hợp pháp). Không chỉ vậy, lòng tham của Trung Quốc không chỉ là soán ngôi Mỹ về công nghệ, quân sự, mà là phá bỏ hoàn toàn giá trị cốt lõi mà Mỹ theo đuổi ngay trong lòng nước Mỹ.
Bởi vậy, Mỹ không chỉ mất việc làm, mà còn mất sở hữu trí tuệ, bí quyết công nghệ vào tay Trung Quốc. Dòng tiền đầu tư từ người về hưu của Mỹ còn chảy vào các doanh nghiệp nhà nước buôn bán vũ khí của Trung Quốc để chống lại Mỹ và các giá trị mà Mỹ hiệp trợ trên khắp toàn cầu… Khi nền sản xuất thực bị rỗng, khi Mỹ không thể bảo vệ quyền sở hữu tài sản, trí tuệ của người Mỹ bên ngoài nước Mỹ, nước Mỹ sẽ dễ bị tổn thương hơn bao giờ hết: thâm hụt thương mại, mất năng lực mặc cả về chính trị – ngoại giao, thất nghiệp tăng, gánh nặng chi tiêu phúc lợi xã hội tăng… và nước Mỹ sẽ mất dần lợi thế dẫn đầu trên mọi lĩnh vực.
Đại dịch viêm phổi Vũ Hán khiến người dân Mỹ chân chính nhìn rõ hơn vào mối nguy phụ thuộc sản xuất, chuỗi cung ứng từ Trung Quốc.
Cả nước Mỹ ngơ ngác trước các kệ hàng hóa trống rỗng trong siêu thị. Nhập khẩu bị đình trệ trong khi sản xuất trong nước tê liệt vì 80% đầu vào sản xuất trong nước phụ thuộc vào Trung Quốc – đối thủ chính trị của Mỹ. Ngành dược đáng tự hào của Mỹ cũng suýt nữa ‘chết lâm sàng’ trong tâm dịch vì tới 90% nguyên liệu sản xuất dược phẩm của Mỹ được nắm giữ bởi Trung Quốc. Mỹ yếu ớt hơn và quá dễ tổn thương trước một Trung Quốc ngày một lớn và khó lường, trước một thế giới quá nhiều rủi ro bởi toàn cầu hoá…
Hơn ai hết, người Mỹ thấm thía rằng Mỹ vĩnh viễn không thể đánh mất khu vực sản xuất thực, bởi đó là nền tảng cho mọi khu vực khác của nền kinh tế, là nền tảng cho sáng tạo, dẫn đầu và tự chủ.
Bởi vậy, người Mỹ cần một vị tổng thống có thể khôi phục lại giá trị của Mỹ, niềm tự hào của Mỹ dựa trên một nền tảng kinh tế vững chắc nơi mà khu vực kinh tế thực mở rộng, sáng tạo, dẫn đầu và năng suất lao động vượt trội… Dường như Tổng thống Trump là người đến đúng lúc nước Mỹ cần. Và có vẻ như không có ông Trump, những người Mỹ chân chính nhất định sẽ tìm được các đại diện khác – những người có trí tuệ và tình yêu nước Mỹ không kém Ngài Trump – thực thi ý chí của họ để khiến Mỹ vĩ đại trở lại.
Chiến lược quốc gia: chuyển sản xuất về Mỹ
Tuyên chiến với Trung Quốc và đánh thuế vào các mặt hàng sản xuất tại Trung Quốc. Mặc dù còn tranh cãi về mức độ ảnh hưởng của việc đánh thuế bổ sung vào thương mại đối với xu hướng này, nhưng tác động của việc các công ty không muốn tiếp tục sản xuất thuê ngoài tại cường quốc châu Á này là rất đáng kể. Trong nước, Tổng thống thực thi chương trình cắt giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân lớn nhất trong suốt ba thập kỷ qua tại Mỹ.
Chỉ số sản xuất trong nhiệm kỳ của Tổng thống Trump (bên phải) tăng mạnh bất chấp đà sụt giảm năm 2014-2015 và nhanh chóng phục hồi dù vướng đại dịch viêm phổi Vũ Hán. (nguồn: https://fred.stlouisfed.org)
Chuyển sản xuất trở lại Hoa Kỳ vì vậy đã trở thành một mệnh lệnh chiến lược quốc gia. Sản xuất trong nước bùng nổ dưới thời Tổng thống Trump, liên tiếp đạt các kỷ lục mới và sớm vượt qua thời hoàng kim về sản xuất của Obama chỉ sau một năm ông Trump tại nhiệm.
Các công ty Mỹ đang bắt đầu đưa hoạt động sản xuất trở lại Hoa Kỳ. Trong khi hoàn toàn không có chuyện giẫm đạp trở về nhà, tỷ lệ quay về hay việc “hồi hương” của các công ty Mỹ đang tăng lên.
Họ nhận ra rằng lợi thế về chi phí sản xuất ở nước ngoài đang giảm đi khi các rủi ro khác ngày càng gia tăng, bao gồm chuỗi cung ứng không ổn định, chất lượng sản phẩm kém, chậm trễ vận chuyển và các cuộc chiến thương mại toàn cầu tiềm ẩn trong thời gian dài.
Sản xuất ở Mỹ giúp loại bỏ những vấn đề này và ngày càng trở nên hấp dẫn, đặc biệt là khi có thể tiết kiệm nhiều hơn thông qua cắt giảm thuế và khuyến khích hỗ trợ doanh nghiệp, phát triển lực lượng lao động và lợi thế chi phí của công nghệ cao hơn, đặc biệt là tự động hóa.
“Made in USA” trong lòng người Mỹ
Nhiều cuộc khảo sát khác nhau về hình ảnh và thương hiệu cho thấy rằng người tiêu dùng coi trọng hàng hóa “Made in USA” vì hiểu về chất lượng và cũng như để hỗ trợ nền kinh tế Hoa Kỳ.
Theo Harry Moser, chủ tịch của Reshoring Initiative, gần 8 trong số 10 người tiêu dùng Mỹ thích mua một sản phẩm “Sản xuất tại Mỹ” hơn một sản phẩm nhập khẩu.
“Hơn nữa, hơn 60% nói rằng họ sẵn sàng trả thêm 10% cho Made in USA”, ông chia sẻ. “Trong số 43 lý do mà chúng tôi theo dõi, việc lấy lại nhãn ‘Made in USD’ là lý do được đề cập nhiều thứ 4 để hồi hương”.
Sản xuất đang chuyển từ Trung Quốc sang Hoa Kỳ không chỉ vì chi phí
Những bất lợi về khoảng cách địa lý : Ngoài thực tế là tiền lương của người Trung Quốc đã tăng đáng kể trong thập kỷ qua, Trung Quốc còn cách xa các thị trường tiêu dùng lớn của Mỹ và châu Âu về mặt địa lý. Trong thời gian gần đây đã thấy rõ rằng các công ty hiện đang cân nhắc do việc sản xuất ở Trung Quốc phải đối mặt với rủi ro chuỗi cung ứng. Sự gián đoạn trong việc vận chuyển hàng hóa vượt đại dương từ Viễn Đông đã trở thành thường lệ hơn là ngoại lệ.
Các công ty cách hàng ngàn dặm rất chậm chạp trong việc phản ứng với nhu cầu của khách hàng hoặc điều chỉnh để thay đổi nhu cầu của thị trường. Các công ty lớn như Caterpillar, GE, Intel, Under Armour và những công ty khác đang bắt đầu nhận ra những lợi ích hữu hình của việc gần gũi với thị trường của họ.
Walmart nhà bán lẻ lớn nhất thế giới đã từng dẫn đầu việc đổ xô đi mua hàng hóa do Trung Quốc sản xuất, thì nay cũng đã trở lại. Gã khổng lồ bán lẻ đang tích cực đánh giá các kế hoạch thúc đẩy ngành sản xuất đang chuyển từ Trung Quốc sang Hoa Kỳ để tiếp cận các nguồn lực từ Quỹ Đổi mới Sản xuất Hoa Kỳ mà họ thành lập năm 2013. Walmart có kế hoạch hỗ trợ các nhà sản xuất trong nước bằng cách mua hàng hóa sản xuất trong nước với tổng trị giá 250 tỷ USD đến năm 2023.
Walmart nhà bán lẻ lớn nhất thế giới đã từng dẫn đầu việc đổ xô đi mua hàng hóa do Trung Quốc sản xuất, thì nay cũng đã trở lại. (Ảnh: Getty)
Vi phạm quyền sở hữu trí tuệ: Một lý do khác là do hành vi trộm cắp quyền sở hữu trí tuệ (IP). Hàng hóa do các công ty Mỹ sản xuất đã mất phần trăm thị phần đáng kể do hàng nhái của Trung Quốc đã đến tay người tiêu dùng. Ngoài ra, trong ngành viễn thông, việc Trung Quốc sử dụng và khai thác phần mềm gián điệp thông qua Huawei và các nhà cung cấp khác trong ngành đã làm nổi bật những rủi ro về thương mại và đe dọa an ninh mạng do sử dụng công nghệ do Trung Quốc cung cấp. Các hoạt động “ăn thịt” là một vấn đề nhỏ chỉ hai thập kỷ trước, thì đã trở thành vấn đề lớn ngày nay.
Ô nhiễm môi trường: Vấn đề sản xuất nội địa của Trung Quốc, ô nhiễm và tính bền vững của nó đã được đặt ra từ rất lâu. Một thực tế là Trung Quốc đứng đầu danh sách các quốc gia gây ô nhiễm tồi tệ nhất thế giới. Các yếu tố phi kinh tế như thế này hiện đóng một vai trò quan trọng trong cách các nhà sản xuất Hoa Kỳ có ý thức về việc định hướng lại môi trường cho các cơ sở sản xuất của họ.
Khả thi nhờ tự động hóa và ‘chủ nghĩa địa phương khu vực’
Mặc dù thực tế là Trung Quốc đã trở thành một địa điểm sản xuất kém hấp dẫn hơn, nhưng chi phí để sản xuất hàng hóa vẫn là một tiêu chí lựa chọn địa điểm chính của các công ty.
Ngoài môi trường kinh doanh thân thiện hơn ở Hoa Kỳ dưới thời Chính quyền Trump, rất khó cho các ngành sử dụng nhiều lao động, chẳng hạn như giày dép và quần áo, quay trở lại Hoa Kỳ (nơi có chi phí lao động tương đối cao) mà không thể tạo ra tỷ suất lợi nhuận cần thiết. Tuy nhiên, sự tiến bộ ổn định của công nghệ sản xuất tự động sẽ giúp làm cho sản xuất “từ địa phương đến địa phương” trở nên phổ biến hơn.
Một số công ty có kế hoạch chuyển một số (nhưng không phải tất cả) sản xuất của họ từ Trung Quốc sang Hoa Kỳ, trong khi những công ty khác đang tìm cách chuyển nhà máy sang các nước lân cận trong khu vực như Việt Nam và Malaysia. Điều này thể hiện việc theo đuổi một chiến lược được gọi là “chủ nghĩa địa phương khu vực”. Có nghĩa là, các nhà máy sẽ không nhất thiết phải hồi hương, nhưng có thể được chuyển đến hoặc gần các thị trường lớn, bất cứ khi nào có thể.
Moser cho biết: “Tỷ lệ tuyển dụng lao động cộng với các thông báo tuyển dụng FDI trong năm 2018 đã tăng 2300% so với năm 2010″ – Một chỉ số vĩ mô đáng kinh ngạc phản ánh khát vọng Mỹ và niềm tin của người Mỹ vào vị Tổng thống mà họ chọn.
Và nhờ sự chuyển dịch sản xuất về Mỹ suốt 3 năm trước đại dịch, dù chịu đòn kinh tế cực mạnh, sức phục hồi của Mỹ gây kinh ngạc toàn cầu. Đầu tiên, Mỹ có thể chủ động sản xuất thiết bị y tế trợ thở khi các doanh nghiệp sản xuất ô tô của Mỹ vào cuộc. Không một người Mỹ nào thiếu máy trợ thở hoặc phải nhường nhau sự sống. Các kệ hàng hoá của Mỹ nhanh chóng được lấp đầy sau một vài tháng hoang mang vì đứt gãy chuỗi cung ứng.
Chỉ 9 tháng, dù vẫn trong tâm dịch, chỉ số sản xuất công nghiệp của Mỹ đã trở về mức tương đương với năm 2016 – thời điểm Tổng thống Trump bước vào Nhà trắng trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình.
Trà Nguyễn – Thủy Tiên (21.10.2020)
***
Người Mỹ khao khát việc làm dài hạn và bền vững – Tổng thống Trump thấu hiểu điều đó (Phần 2)
Nền kinh tế sôi động trở lại dưới thời Tổng thống Trump trước khi Đại dịch viêm phổi Vũ Hán xuất hiện và sức phục hồi từ nền tảng sản xuất được củng cố chắc chắn trong suốt đại dịch có thể trở thành “lá phiếu nặng cân” để Tổng thống Trump đi tiếp “4 năm nữa”. Và biết đâu, nhờ thế, thế giới sẽ chứng kiến nhiều sự kiện kinh động hơn nữa trên chính trường kinh tế – chính trị – ngoại giao từ vị Tổng thống gây tranh cãi lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ này…
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump có bài phát biểu đặc biệt vào ngày khai mạc Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) tại Davos, Thụy Sĩ, vào ngày 21 tháng 1 năm 2020 (Ảnh của Jason Alden / Bloomberg qua Getty Images)
Hãy cùng NTDVN nhìn lại lịch sử xa hơn của Mỹ và số liệu kinh tế – tài chính đáng kinh ngạc thời của Tổng thống Trump và cũng để hiểu tại sao Mỹ – đất nước bị tàn phá nặng nề nhất bởi đại dịch viêm phổi Vũ Hán – vấn có thể trở thành tiêu điểm, thành nhân tố dẫn dắt triển vọng tăng trưởng toàn cầu ngay giữa tâm dịch (theo báo cáo của IMF ngày 15/10 vừa qua).
Thị trường lao động Hoa Kỳ là thị trường mạnh nhất trong nửa thế kỷ qua, khi các chính sách kinh tế ủng hộ tăng trưởng của Tổng thống Trump tiếp tục thúc đẩy nhu cầu lao động và hạ thấp các rào cản cơ cấu để gia nhập thị trường lao động.
Niềm kiêu hãnh Mỹ: Tự lực – Cạnh Tranh và Chăm chỉ khi Tự do – Bình đẳng theo đuổi Giấc mơ Mỹ
Sáu giá trị văn hóa cơ bản của Mỹ lần đầu tiên được giới thiệu trong cuốn sách: “American Ways: An Introduction to American Culture” (tạm dịch: Giới thiệu về Văn Hóa Mỹ) được xuất bản lần đầu tiên năm 1977. Có ba cặp giá trị bao gồm ba lý do tại sao những người nhập cư đến (và vẫn tiếp tục) đến Hoa Kỳ, và ba cái giá phải trả cho những lợi ích này.
Tự do cá nhân & Tự lực: Tự do Cá nhân và cái giá phải trả là Tự lực. Chúng ta không thể thực sự tự do nếu chúng ta không thể tự chăm sóc bản thân, tự nỗ lực vươn lên một cách độc lập.
Bình đẳng về Cơ hội & Cạnh tranh: Bình đẳng về Cơ hội, và cái giá phải trả là Cạnh tranh. Nếu mọi người muốn có cơ hội thành công như nhau, thì chúng ta phải cạnh tranh công khai, minh bạch và lành mạnh dưới sự bảo hộ và giám sát bởi pháp luật.
Giấc mơ Mỹ & Sự chăm chỉ: Giấc mơ Mỹ, cơ hội cho một cuộc sống tốt đẹp hơn và mức sống cao hơn. Cái giá cho Giấc mơ Mỹ một cách phổ thông nhất đó là Làm Việc Chăm Chỉ.
Sáu cặp giá trị này đã tạo nên con người Mỹ, bản sắc dân tộc Mỹ và sự thịnh vượng bền vững của Mỹ; giải thích cho lý do tại sao Mỹ có thể dung hòa tất cả màu da và chủng tộc miễn là cá nhân ấy có thể hào hứng chia sẻ và thực hành cả đời mình 3 cặp giá trị cơ bản ấy.
Bởi vậy, dù là quốc gia phát triển hàng đầu thế giới, phúc lợi xã hội của Mỹ thấp hơn các nền kinh tế phát triển tại Châu Âu. Với Mỹ, phúc lợi là để hỗ trợ người dân trong các giai đoạn khó khăn nhất trong cuộc đời của họ. Quan trọng hơn, bản thân người dân Mỹ, trải qua biết bao thế hệ sinh tồn, làm việc, sáng tạo và thăng hoa nhờ 3 cặp giá trị này, thứ họ cần hơn cả phúc lợi cao là cơ hội việc làm dài hạn, cơ hội sáng tạo, cơ hội tự lực và chăm chỉ trong sự bảo hộ quyền sở hữu tài sản trí tuệ, tài sản vật chất công bằng, bình đẳng và bác ái.
Theo năm tháng, các quan điểm, tư tưởng cực tả đã thấm dần vào lòng nước Mỹ tạo nên các cuộc tranh đấu thái quá về chủng tộc, giới tính, nạo phá thai, tự do tình dục, phúc lợi xã hội… đã khiến nước Mỹ dần mất đi các giá trị ban đầu. Các đòi hỏi phúc lợi xã hội và xu hướng lợi dụng nó đã trở thành lá bài chính trị cho các đảng phái trong lòng nước Mỹ, phần nào bào mòn đi 3 cặp giá trị tạo nên bản sắc con người Mỹ, văn hoá Mỹ ở trên.
Dù vậy, những người Mỹ chân chính không quên rằng, tín Thần và duy trì 3 cặp giá trị trên là nền tảng của hạnh phúc, thịnh vượng cho mỗi cá nhân, gia đình và gia tộc. Đó là lý do, điều mà người Mỹ chân chính cần là việc làm chứ không phải là phúc lợi cao; nếu hai cặp phạm trù này mâu thuẫn với nhau, người Mỹ nhất định sẽ chọn lấy “việc làm” bởi họ muốn được “cho đi” chứ không phải “nhận lấy”.
Tổng thống Trump thấu hiểu điều đó
Phục hồi khu vực kinh tế thực sẽ phục hồi việc làm không chỉ ở khu vực này, mà còn là ở tất cả các khu vực kinh tế khác của nền kinh tế như thị trường tài chính, dịch vụ, du lịch và hỗ trợ giá tài sản tăng trưởng bền vững.
Quan trọng hơn, việc làm trong lòng nước Mỹ mới chân chính duy trì được động lực làm việc, đổi mới công nghệ và sáng tạo tại Mỹ, nơi có thể bảo vệ quyền sở hữu tài sản, trí tuệ của con người, tổ chức của Mỹ, đảm bảo Mỹ đã và sẽ luôn dẫn đầu về công nghệ.
Bởi vậy, việc đầu tiên Tổng thống Trump làm khi bước vào Nhà trắng là ngăn chặn việc ăn cắp trí tuệ Mỹ và bảo vệ chặt chẽ quyền tài sản này cho người Mỹ. Đó chính là cam kết của chính quyền mang lại cho người Mỹ (dù làm việc ở đâu) về “Bình đẳng về cơ hội” để họ được “cạnh tranh” công bằng theo đúng giá trị Mỹ. Để làm được điều đó, Tổng thống Trump sử dụng công cụ đầu tiên: trừng phạt thương mại với đối thủ chính trị – kinh tế hàng đầu của Mỹ là Trung Quốc.
Bên cạnh đó, chương trình cắt giảm thuế lớn nhất trong 30 năm qua của Mỹ, các nỗ lực phục hưng giá trị Mỹ, niềm kiêu hãnh Mỹ đã giúp ông Trump bước đầu hoàn thành tâm nguyện của ông và người dân Mỹ: việc làm dài hạn và bền vững.
Kể từ cuộc bầu cử năm 2016, nền kinh tế Mỹ đã có thêm 7 triệu việc làm, vượt xa con số 2 triệu mà Văn phòng Ngân sách Quốc hội dự đoán trong dự báo cuối cùng trước cuộc bầu cử năm 2016.
Trong hình minh họa này, những người ủng hộ Donald Trump tài liệu bầu cử cho cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ 2020 được chụp vào ngày 17 tháng 7 năm 2020 tại London, Anh. (Ảnh Peter Dazeley / Getty Images)
Dưới thời Chính quyền Tổng thống Trump, lần đầu tiên được ghi nhận rằng có nhiều việc làm hơn số người thất nghiệp. Năm 2019, tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ đã xuống còn 3,5%, mức thấp nhất trong 5 thập kỷ. Tỷ lệ thất nghiệp giảm đã làm giảm tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm thất nghiệp xuống mức thấp nhất kể từ khi bắt đầu được ghi vào năm 1967.
Công bằng và Bình đẳng cơ hội việc làm
Điều quan trọng là tỷ lệ thất nghiệp của người Mỹ gốc Phi đã xuống mức thấp nhất kỷ lục, và mức thấp hàng loạt cũng đã đạt được đối với người Mỹ gốc Á, Người Mỹ gốc Tây Ban Nha, người Mỹ da đỏ hoặc người bản xứ Alaska, cựu chiến binh, những người không có bằng cấp ba và người khuyết tật, cùng những người khác.
Tỷ lệ thất nghiệp thấp kỷ lục đang được thiết lập ngay cả với những người sắp rời khỏi thị trường lao động. Vào cuối năm 2019, gần 3/4 số người đi làm đến từ ngoài lực lượng lao động – tỷ lệ cao nhất được ghi nhận. Và lực lượng lao động ở độ tuổi nguyên tố đang tăng lên dưới thời Tổng thống Trump (+2,2 triệu), ngược với những thiệt hại trong thời kỳ mở rộng của chính quyền trước đó (-1,5 triệu).
Các chính sách của Chính quyền Tổng thống Trump không chỉ dẫn đến nhiều việc làm hơn mà còn được trả lương cao hơn. Trong khi tăng trưởng tiền lương danh nghĩa cho tất cả lao động trong khu vực tư nhân đã ở mức cao hơn 3% trong 1,5 năm; tăng trưởng tiền lương cho nhiều nhóm có hoàn cảnh khó khăn trong quá khứ hiện cao hơn mức tăng lương cho các nhóm có lợi thế hơn trong lịch sử — xu hướng đảo ngược được quan sát thấy trong Thời kỳ mở rộng của Chính quyền Obama.
Giá trị ròng do 50% hộ gia đình đứng hàng dưới cùng nắm giữ đã tăng 47% dưới thời Tổng thống Trump – gấp hơn 3 lần tỷ lệ tăng của 1% hộ gia đình hàng đầu.
Ngoài ra, bằng cách thúc đẩy tự do kinh tế, các hành động bãi bỏ hàng loạt quy định dưới thời Chính quyền Trump sẽ tăng thêm thu nhập hộ gia đình và giảm bất bình đẳng. Do cải cách quy định, một gia đình Mỹ trung bình sẽ tiết kiệm được 3.100 USD một năm khi những cải cách gần đây có hiệu lực hoàn toàn.
Thị trường việc làm bùng nổ và việc người Mỹ kiếm được nhiều tiền hơn sẽ tiếp tục kéo mọi người thoát khỏi đói nghèo và từ bỏ các chương trình phúc lợi đã được thử nghiệm. Trong 2 năm đầu tiên của Chính quyền Trump, số người sống trong cảnh nghèo đói đã giảm khoảng 2,5 triệu – bao gồm gần 1 triệu trẻ em của các bà mẹ đơn thân – và tỷ lệ nghèo ở người Mỹ gốc Phi và người Mỹ gốc Tây Ban Nha đang ở mức thấp kỷ lục.
Theo Cục Thống kê Lao động – cơ quan tìm hiểu thực tế chính của Chính phủ Liên bang Hoa Kỳ về kinh tế và thống kê lao động – tỷ lệ thất nghiệp đã giảm từ năm 2010 đến năm 2019. Xu hướng giảm tỷ lệ thất nghiệp sau khi ở mức cao trong năm 2010 do cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Tỷ lệ thất nghiệp giảm từ 9,6% năm 2010 xuống 3,5% năm 2019.
Obama- Biden cần 2 năm và 2 tháng, ông Trump chỉ cần 2 tháng
Chính quyền Trump chao đảo vì dịch viêm phổi Vũ Hán nhưng phục hồi thần tốc việc làm chỉ trong 2 tháng nhờ nền sản xuất cơ bản đã được củng cố bền vững tại Mỹ 3 năm trước đó.
Tỷ lệ thất nghiệp 3,5% của tháng 2/2020 tăng vọt lên 14,7% trong tháng 4/2020 và giảm mạnh xuống 7,9% vào tháng 9/2020, vượt xa các dự báo đáng sợ nhất.
Obama-Biden cần 2 năm 2 tháng để cắt giảm tỷ lệ thất nghiệp từ 10% vào tháng 10/2009 xuống 8,5% vào tháng 12/2011. Chính quyền Trump đã vượt qua chỉ trong một tháng; từ 10,2% vào tháng Bảy xuống 8,4% vào tháng Tám.
Ngay cả khi đang gặp khó khăn bởi đại dịch, nền kinh tế của Tổng thống Trump đã tạo ra 11,4 triệu việc làm – với gần một nửa số việc làm bị mất do nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi đại dịch.
Theo Hội đồng Cố vấn Kinh tế Nhà Trắng, lần cuối cùng tỷ lệ thất nghiệp giảm nhiều đến mức này sau đỉnh điểm là xảy ra từ năm 1982 đến 1999, sau cuộc khủng hoảng dầu mỏ toàn cầu, đòi hỏi gần 18 năm, 5 nhiệm kỳ tổng thống và 3 chính quyền. Sự phục hồi mà Hoa Kỳ đang chứng kiến hiện nay nhanh hơn gần 41 lần.
Trà Nguyễn – Thuỷ Tiên (22.10.2020)
***
Nền kinh tế Hoa Kỳ và những con số biết nói (Phần 3)
Nền kinh tế sôi động trở lại dưới thời Tổng thống Trump trước khi đại dịch viêm phổi Vũ Hán xuất hiện, và sức phục hồi từ nền tảng sản xuất được củng cố chắc chắn trong suốt đại dịch có thể trở lá phiếu nặng cân để Tổng thống Trump đi tiếp ‘4 năm nữa’.
Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu trong cuộc thảo luận bàn tròn về Đạo luật Hiện đại hóa Rà soát Rủi ro Đầu tư Nước ngoài tại Phòng Roosevelt của Nhà Trắng vào ngày 23 tháng 8 năm 2018. (Ảnh của MANDEL NGAN / AFP qua Getty Images)
Hãy cùng NTDVN nhìn lại lịch sử xa hơn của Mỹ và số liệu kinh tế – tài chính đáng kinh ngạc thời của Tổng thống Trump và cũng để hiểu tại sao Mỹ – đất nước bị tàn phá nặng nề nhất bởi đại dịch viêm phổi Vũ Hán – vấn có thể trở thành tiêu điểm, thành nhân tố dẫn dắt triển vọng tăng trưởng toàn cầu ngay giữa tâm dịch (theo báo cáo của IMF ngày 15/10 vừa qua).
Và biết đâu, nhờ thế, thế giới sẽ chứng kiến nhiều sự kiện kinh động hơn nữa trên chính trường kinh tế – chính trị – ngoại giao từ vị Tổng thống gây tranh cãi lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ này…
Tăng trưởng GDP của Mỹ luôn làm kinh ngạc mọi dự báo
Kết quả tăng trưởng kinh tế Mỹ trước đại dịch viêm phổi Vũ Hán làm kinh ngạc mọi dự báo, đặc biệt các dự báo tiêu cực tràn lan trên các trang The Economist, Bloomberg, CNBC, CNN… rằng Mỹ sẽ bị tổn thương trầm trọng khi khởi động thương chiến với Trung Quốc, rằng Mỹ cần Trung Quốc hơn là Trung Quốc cần Mỹ.
Thêm vào đó, việc Tổng thống Trump rút Mỹ khỏi vai trò lãnh đạo toàn cầu hoá, khỏi các Hiệp định tự do thương mại đa phương sẽ làm Mỹ tổn thất lớn… Nhưng số liệu tăng trưởng kinh tế và việc làm của Mỹ đã chứng minh rằng Mỹ có thể vĩ đại trở lại khi rút chân khỏi các cuộc chơi bất công bằng và bị thao túng bởi Trung Quốc hoặc các các thế lực ngầm khác trong sân chơi có tên “Toàn cầu hoá”.
Trong dự báo cuối cùng trước cuộc bầu cử năm 2016, Văn phòng Ngân sách Quốc hội (CBO) ước tính rằng GDP thực tế sẽ tăng trưởng với tốc độ 2,0% hàng năm trong 12 quý đầu tiên của Chính quyền mới. Tuy nhiên, dưới thời Tổng thống Trump, GDP thực tế đã vượt qua kỳ vọng và tăng với tốc độ 2,5% hàng năm từ cuộc bầu cử đến cuối năm 2019 — nhanh hơn tốc độ dưới thời kỳ mở rộng của Tổng thống Obama.
Năm ngoái đánh dấu năm thứ 3 liên tiếp tăng trưởng GDP thực tế, vượt quá dự báo cuối cùng của CBO và Ủy ban Thị trường Mở Liên bang đưa ra trước cuộc bầu cử năm 2016. Nhờ tăng trưởng kinh tế vượt quá kỳ vọng, GDP thực tế vào cuối năm 2019 là 260 tỷ USD – cao hơn dự báo của CBO là 1,4%.
Tăng trưởng kinh tế Mỹ trong bối cảnh tổng cầu thế giới thấp, nguy cơ khủng hoảng ngấp nghé, thương chiến… vẫn thăng hoa và tốt hơn nhiều so với các nền kinh tế phát triển khác trên thế giới (Nguồn : Macro Trends)
Bất chấp những khó khăn do tăng trưởng toàn cầu chậm lại, tổng cầu thế giới giảm, nền kinh tế Mỹ vẫn tăng trưởng mạnh hơn nền kinh tế của các quốc gia phát triển khác. Tăng trưởng GDP hàng năm của Hoa Kỳ cao hơn 1 điểm phần trăm so với mức trung bình của các nước G7 khác.
Hoa Kỳ là 1 trong 2 quốc gia G7 duy nhất (quốc gia còn lại là Nhật Bản, nơi tăng trưởng dự kiến chỉ là 0,9%) đáp ứng được “dự báo tăng trưởng 1 năm tới” của Quỹ Tiền tệ Quốc tế cho năm 2019. Các quốc gia tiên tiến khác đã có những điều chỉnh giảm mạnh. Đặc biệt, tăng trưởng GDP thực tế ở Đức và Vương quốc Anh thu hẹp trong quý II/2019. Các nền kinh tế thị trường mới nổi lớn như Trung Quốc và Ấn Độ cũng có sự chững lại.
Sức phục hồi ngoài tưởng tượng của kinh tế Mỹ trong tâm dịch
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nâng triển vọng kinh tế thế giới 2020 trong báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu vào ngày 15/10 vừa qua. Cụ thể, IMF dự báo GDP toàn cầu năm 2020 sẽ giảm 4,4%; nhiều hơn mức giảm 5,2% theo dự báo đưa ra hồi tháng 6/2020. Theo đó, GDP thế giới năm 2021 được tổ chức này điều chỉnh thành mức tăng 5,2%; thấp hơn một chút so với mức tăng 5,4% của dự báo trước.
Mặc dù được dự báo tăng trưởng âm 4,3% năm 2020, Mỹ vẫn là nền kinh tế mà IMF điều chỉnh triển vọng tăng trưởng tích cực nhất trong báo cáo 15/10 vừa qua; lên tới 3,7% so với dự báo tăng trưởng âm 8% hồi tháng 6/2020 trước đó của chính tổ chức này.
Mức điều chỉnh quá lớn cho thấy ngay cả IMF cũng bất ngờ trước sự phục hồi bền vững, chắc chắn của nền kinh tế Mỹ dưới sự dẫn dắt của Tổng thống Donald Trump, mặc dù đây là sự phục hồi giữa tâm dịch trong lòng nước Mỹ.
Thực tế, trong nhóm các nền kinh tế phát triển, triển vọng tích cực của Mỹ đã trở thành nhân tố dẫn dắt các nền kinh tế phát triển có triển vọng tăng trưởng sáng sủa hơn với dự báo hồi tháng Sáu.
Niềm tin tiêu dùng của người dân Mỹ dưới thời Tổng thống Trump tăng mạnh và ổn định nhất trong 2 thập niên
Trước sự suy thoái toàn cầu này, người tiêu dùng Mỹ tiếp tục thúc đẩy nền kinh tế với mức tăng trưởng chi tiêu mạnh mẽ. Chi tiêu tiêu dùng thực tế tăng 2,6% trong 4 quý năm 2019. Chi tiêu tiêu dùng cao hơn chiếm khoảng 80% tăng trưởng GDP thực tế trong năm 2019.
Người tiêu dùng đang chi tiêu nhiều hơn vì niềm tin của họ đang tăng lên trong bối cảnh thị trường lao động tăng trưởng lịch sử. Chỉ số Niềm tin Người tiêu dùng của Hội đồng Hội nghị đã tăng 3,4 điểm lên 131,6; tăng 31% kể từ tháng trước cuộc bầu cử của Tổng thống Trump.
Với tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất trong vòng 50 năm là 3,5% và nhiều hơn 1 triệu cơ hội việc làm so với những người tìm việc, tỷ lệ hơn 4:1 khi so tỷ lệ những người được hỏi cho biết việc làm là “dồi dào” với những người nói rằng công việc “khó kiếm”.
Niềm tin tiêu dùng của người Mỹ dưới thời Tổng thống Trump tăng cao, ổn định nhất trong 2 thập kỷ do thu nhập bình quân tăng và bình đẳng thu nhập tăng (Nguồn: Trading Economics)
Do tác động của đại dịch, GDP đã giảm. Sự sụt giảm trong GDP thực tế phản ánh sự giảm chi tiêu cho tiêu dùng cá nhân (PCE), xuất khẩu, đầu tư hàng tồn kho tư nhân, đầu tư cố định ngoài khu dân cư, đầu tư cố định cho khu dân cư; và chi tiêu của chính quyền địa phương và tiểu bang được bù đắp một phần do tăng chi tiêu của chính phủ liên bang. Nhập khẩu, vốn là một phép trừ trong phép tính GDP, đã giảm
GDP hiện tại giảm 34,3%, tương đương 2,15 nghìn tỷ USD; trong quý II giảm xuống mức 19,41 nghìn tỷ USD. Trong quý đầu tiên, GDP giảm 3,4%, tương đương 186,3 tỷ USD.
Hiệu quả kinh tế của quốc gia phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm cả cảm xúc của con người. Khi các doanh nghiệp cảm thấy tự tin về triển vọng, họ có nhiều khả năng đầu tư vào các hoạt động để nâng cao năng lực và tạo việc làm. Khi mọi người cảm thấy tích cực về tương lai tài chính cá nhân của họ, họ có nhiều khả năng chi tiêu hơn – một biến số cực kỳ quan trọng, vì chi tiêu tiêu dùng là động cơ của nền kinh tế Mỹ, thúc đẩy khoảng 2/3 tăng trưởng.
Một cuộc khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu Pew cho thấy sau khi tổng thống Trump nhậm chức vào năm 2017, công chúng Mỹ bắt đầu cảm thấy tốt hơn rất nhiều về nền kinh tế.
Đảng phái là một yếu tố thúc đẩy sự lạc quan, những người theo Đảng Cộng hòa và những người Mỹ nghiêng về Đảng Cộng hòa đang trải qua một sự gia tăng quan điểm tích cực.
Source : Moody’s analytics
Vào tháng 1/2020, trước khi dịch viêm phổi Vũ Hán làm gián đoạn gần như mọi khía cạnh của cuộc sống hàng ngày, người Mỹ thường cảm thấy nền kinh tế của họ tốt hơn bất kỳ thời điểm nào trong 2 thập kỷ qua.
Khoảng 44% người nói rằng các chính sách của Tổng thống Trump đã làm cho nền kinh tế tốt hơn, so với 26% nói rằng chúng không có tác dụng.
Sau khi giảm mạnh vào đầu năm nay do đại dịch bùng phát và các hạn chế cũng như việc phong tỏa kéo theo các doanh nghiệp đóng cửa trong nhiều tháng và đẩy hàng chục triệu người Mỹ vào cảnh mất việc làm, giờ đây niềm tin của người tiêu dùng tại Hoa Kỳ đã tăng trở lại một cách mạnh mẽ vào tháng 9 khi người Mỹ lạc quan hơn về nền kinh tế và triển vọng việc làm của họ.
Conference Board báo cáo chỉ số niềm tin người tiêu dùng đã tăng 15,5 điểm so với tháng 8 lên mức 101,8 vào tháng 9 – mức tăng mạnh nhất trong 17 năm.
“Quan điểm hiện nay về các điều kiện kinh doanh và thị trường việc làm của người tiêu dùng lạc quan hơn so với hồi tháng 8”, Lynn Franco, giám đốc cấp cao của Bộ phận Chỉ báo Kinh tế tại The Conference Board cho biết.
“Triển vọng ngắn hạn (6 tháng tới) cũng tăng mạnh với tỷ lệ người tiêu dùng lớn hơn mong đợi, các điều kiện kinh doanh tiếp tục được cải thiện và có nhiều việc làm hơn”, Franco nói thêm.
Một công nhân xử lý cánh cửa thoát ra từ máy ép mới trị giá 63 triệu đô la tại Nhà máy dập Fiat Chrysler Automobiles US Warren ngày 22 tháng 1 năm 2016 ở Warren, Michigan. (Ảnh của Bill Pugliano / Getty Images)
Nhưng bước nhảy vọt của tháng 9/2020 cho thấy người tiêu dùng đang cảm thấy tốt hơn nhiều về tình trạng của nền kinh tế và thị trường việc làm so với các nhà phân tích và nhà kinh tế đã dự đoán. Tuy nhiên, niềm tin của người tiêu dùng vẫn ở dưới mức trước đại dịch.
‘Chỉ số Tình hình Hiện tại’, một thước đo các điều kiện kinh doanh và thị trường hiện tại, đã tăng từ 85,8 lên 98,5 từ tháng 8 đến tháng 9. Chỉ số Kỳ vọng, một đánh giá ngắn hạn về điều kiện thu nhập, kinh doanh và thị trường lao động, đã tăng từ 86,6 lên 104,0 trong giai đoạn gần đây. Mức tăng của chỉ số này là lớn nhất kể từ năm 2009.
Bất chấp sự gia tăng các ca nhiễm virus ở Mỹ và căng thẳng chính trị gia tăng vào tháng 9, tỷ lệ người tiêu dùng cho rằng điều kiện kinh doanh là “tốt” đã tăng từ 16% lên 18,3% trong tháng 9. Những người cho rằng điều kiện kinh doanh là “xấu” giảm từ 43,3% xuống 37,4%.
Mặc dù hàng triệu người Mỹ vẫn chưa có việc làm, nhưng họ đang cảm thấy tốt hơn về triển vọng thị trường lao động. Tỷ lệ người tiêu dùng cho rằng việc làm “dồi dào” tăng từ 21,4% lên 22,9%, trong khi những người cho rằng công việc “khó kiếm” giảm từ 23,6% xuống 20%.
Tỷ lệ người Mỹ mong đợi nhiều việc làm hơn trong những tháng tới tăng từ 29,9% lên 33,1%, trong khi những người dự đoán ít việc làm hơn giảm từ 21,2% xuống 15,6%.
Về triển vọng thu nhập ngắn hạn của họ, tỷ lệ người tiêu dùng kỳ vọng tăng đã cải thiện từ 13% lên 17,5%, trong khi tỷ lệ kỳ vọng giảm từ 16 5% xuống 12,6%.
Thị trường chứng khoán Mỹ phá vỡ mọi kỷ lục và nhanh chóng phục hồi trong tâm dịch
Thị trường chứng khoán Mỹ dưới thời Tổng thống Trump phá vỡ mọi kỷ lục kể từ khi thị trường chứng khoán Mỹ hoạt động. Các chỉ số Dow Jones, NASDAQ và S&P 500 đều đã tiếp cận hoặc vượt quá mức đỉnh trước COVID-19.
S&P 500 tăng hơn 50% kể từ khi ông Trump đắc cử, cao hơn gấp đôi mức lợi nhuận thị trường trung bình 23% của các tổng thống trong 3 năm đầu trong nhiệm kỳ của họ, theo dữ liệu từ Bespoke Investment Group có từ năm 1928.
Năm đầu tiên của ông Trump cao gấp ba lần mức trung bình của các tổng thống, với S&P 500 tăng 19,4% so với mức trung bình 5,7%.
Các doanh nghiệp đã nhận được sự trợ giúp từ cuộc đại tu thuế năm 2017 của ông Trump, nhờ việc các công ty mua lại số lượng cổ phiếu kỷ lục với số tiền tăng thêm.
Điểm đáng chú ý cho kỷ lục của tổng thống Trump là năm thứ hai. Thị trường của ông Trump đã có một năm dưới mức trung bình vào năm 2018, khi thị trường chứng khoán trải qua tháng 12 tồi tệ nhất kể từ cuộc Đại suy thoái, trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đang gia tăng và việc FED tăng lãi suất. S&P 500 giảm 6,2%, so với mức tăng trung bình là 4,5%.
Chỉ số chứng khoán Dow Jone của Mỹ trong 30 năm qua (Nguồn: Macro Trends)
Năm thứ ba của Tổng thống Trump là trên mức trung bình, nhưng vẫn hơn năm tốt nhất của bất kỳ tổng thống nào trong quá khứ.
Chỉ số chứng khoán đầu đàn đã tăng hơn 28% trong năm 2019, cao hơn nhiều so với mức lợi nhuận trung bình 12,8% của năm thứ ba đối với các tổng thống Mỹ trước đây.
“Năm thứ ba cho đến nay là năm tốt nhất của chu kỳ với mức tăng trung bình là 12,81% và kế hoạch này đã bám sát kịch bản vào năm thứ ba của chu kỳ hiện tại”, Bespoke Investment Group cho biết trong một lưu ý cho khách hàng vào tháng 11/2019.
Bất chấp sự biến động từ cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung, năm 2019 là một năm đạt mức cao nhất mọi thời đại đối với mức trung bình của các cổ phiếu chính. Chỉ số S&P 500 lần đầu tiên vượt qua 3.200 vào giữa tháng 12/2019, chạm mốc số tròn thứ bảy trong năm 2019.
Trong khi đầu tư kinh doanh sụt giảm do bất ổn xung quanh hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, các nhà đầu tư trên thị trường đại chúng vẫn đủ tự tin để đổ tiền vào cổ phiếu.
Thị trường chứng khoán dưới thời của ông Trump nhận được sự thúc đẩy từ Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (FED) Jerome Powell và ngân hàng trung ương khi chấp nhận hạ lãi suất, đây là lần đầu tiên kể từ khi cuộc khủng hoảng tài chính kết thúc. Fed giảm lãi suất do lo ngại tăng trưởng chậm lại trong và ngoài nước.
Các nhà giao dịch làm việc sau tiếng chuông mở cửa tại Sở Giao dịch Chứng khoán New York (NYSE) vào ngày 1 tháng 5 năm 2019 tại Phố Wall ở Thành phố New York. (Ảnh của Johannes EISELE / AFP qua Getty Images)
Thị trường cũng được hỗ trợ bởi một trong những thị trường lao động chặt chẽ nhất trong lịch sử, với tỷ lệ thất nghiệp ở mức 3,5% năm 2019, mức thấp nhất kể từ năm 1969. Và kể từ khi người Mỹ đi làm, họ cũng chi tiêu.
Người tiêu dùng mạnh mẽ của Hoa Kỳ đã giữ nền kinh tế đi lên trong khi một số suy giảm sản xuất đã được báo cáo. Người tiêu dùng cũng vững vàng trong bối cảnh thị trường trái phiếu lộn xộn, khi lợi suất trái phiếu ngắn hạn lại tăng cao hơn lợi suất dài hạn khiến cho đường cong lợi suất đảo chiều, một hiện tượng được biết đến trước khi suy thoái. Từ đó, đường cong này đã dốc lên và không còn bị đảo chiều nữa.
Như vậy, thị trường chứng khoán đã hoạt động. Cho đến khi dịch viêm phổi Vũ Hán xuất hiện đầu năm nay, nền kinh tế đã hoạt động tốt với các quy định xử phạt doanh nghiệp giảm, việc làm gần mức lịch sử và lãi suất thấp khuyến khích mọi người mua nhà và ô tô. Nền kinh tế rơi vào suy thoái sâu sau các đợt đóng phong tỏa toàn quốc bắt đầu vào tháng 3 để đối phó với đại dịch nhưng đang phục hồi và thị trường chứng khoán tiếp tục tăng cao.
FED đã báo hiệu rằng họ sẽ chú trọng hơn vào việc giữ lãi suất thấp và ít gây ra lạm phát hơn vào đầu tháng 9 . Động thái đó đã khiến Dow tăng vọt 160 điểm, trong khi chỉ số Standard & Poor’s rộng hơn lập mức cao kỷ lục.
Một ẩn số là nền kinh tế sẽ mạnh mẽ như thế nào khi đến Ngày bầu cử. Sức mạnh gần đây trong lĩnh vực nhà ở đang chứng kiến sự bùng nổ của chính nó, và thậm chí cả lĩnh vực sản xuất đã khiến một số nhà kinh tế nâng cao ước tính của họ trong giai đoạn này.
Mô hình dự báo GDPNow của Ngân hàng Dự trữ Liên bang Atlanta hiện cho biết GDP có khả năng tăng 28,5% trong quý thứ ba, một sự phục hồi đáng kể so với mức giảm 31,7% trong quý thứ hai.
Joel Naroff, chủ tịch của Naroff Economics LLC, chỉ ra rằng việc người tiêu dùng tiếp tục chi tiêu là tiền đề cho một quý thứ ba mạnh mẽ.
Ông viết gần đây: “Chi tiêu hộ gia đình có thể đã giảm xuống vào đầu mùa xuân, nhưng điều đó bắt đầu thay đổi đáng kể vào tháng 5 và sự chi tiêu tiếp tục hầu như không suy giảm. “Tiêu dùng đã tăng vọt trong tháng 7, dẫn đầu bởi sự gia tăng mạnh mẽ của nhu cầu đối với đồ bền, đồ dùng cao cấp và dịch vụ”.
“So sánh mức chi tiêu trong quý II được điều chỉnh theo lạm phát với mức của tháng 7, tiêu dùng đang tăng với tỷ lệ gần 37% trong quý này”, Naroff nói thêm. “Chúng tôi có thể thấy một tốc độ tăng trưởng GDP lớn, ngay cả khi tiêu dùng không đổi trong phần còn lại của quý”.
Nên nhớ các con số trên có được khi Mỹ tách rời Trung Quốc
Dòng đầu tư giữa Trung Quốc và Mỹ đã giảm xuống mức thấp nhất trong gần một thập kỷ trong nửa đầu năm nay do đại dịch và căng thẳng chính trị phủ bóng đen lên hoạt động xuyên biên giới của 2 quốc gia này.
Dòng vốn giữa hai nước đã giảm 16,2% xuống còn 10,9 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm 2020, thấp hơn bất kỳ giai đoạn nào kể từ năm 2011, theo báo cáo từ một tổ chức phi chính phủ, tập đoàn tư vấn Rhodium và Ủy ban Quốc gia về Quan hệ Hoa Kỳ – Trung Quốc.
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump bắt tay với Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc sau khi công bố một thỏa thuận thương mại “giai đoạn một” với Trung Quốc trong Phòng Bầu dục tại Nhà Trắng vào ngày 11 tháng 10 năm 2019 ở Washington, DC. (Ảnh của Win McNamee / Getty Images)
Mối quan hệ Mỹ-Trung đã giảm xuống mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ sau đại dịch viêm phổi Vũ Hán, vốn làm trầm trọng thêm mâu thuẫn thương mại và làm dấy lên lo ngại về một “chiến tranh lạnh” giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Bản báo cáo, theo dõi đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu tư mạo hiểm theo cả hai hướng, cũng cảnh báo về áp lực “tháo gỡ các khoản đầu tư hiện có” ở Mỹ sau khi Tổng thống Donald Trump ra lệnh đưa gã khổng lồ viễn thông Huawei Technologies Co Ltd vào danh sách đen thương mại của mình cũng như đe dọa sẽ hành động tương tự đối với Semiconductor Manufacturing International Corp và ra lệnh cho chủ sở hữu của TikTok là ByteDance thoái vốn đối với ứng dụng video dạng ngắn.
Stephen Orlins, chủ tịch Ủy ban Quốc gia về Quan hệ Hoa Kỳ – Trung Quốc cho biết rằng hai quốc gia đang tiến tới tách rời nhau. Các mối quan hệ này tồi tệ hơn bất kỳ thời kỳ nào mà ông đã trải qua kể từ những năm 1970, bao gồm cả sau hậu quả của vụ thảm sát ở Quảng trường Thiên An Môn năm 1989.
“Đó là nhân quyền, là cải cách kinh tế, là Biển Đông, là Luật An ninh Quốc gia Hong Kong, là Đài Loan… [có] một danh sách dài các vấn đề có mức độ căng thẳng rất cao”, ông nói.
Theo báo cáo, đầu tư của các công ty Mỹ vào Trung Quốc trong nửa đầu năm giảm 31% xuống 4,1 tỷ USD, trong khi đầu tư của các công ty Trung Quốc vào Hoa Kỳ tăng 38% lên 4,7 tỷ USD. Đó chủ yếu là nhờ một thỏa thuận mua cổ phần thiểu số trong tập đoàn Universal Music với giá 3,4 tỷ USD của tập đoàn hàng đầu Tencent Music.
Chỉ số đầu tư hỗn hợp giữa hai quốc gia đạt đỉnh vào năm 2017 ở mức 37 tỷ USD và hầu như đã giảm kể từ đó.
Thuỷ Tiên – Trà Nguyễn (23.10.2020)
***
Giảm bất bình đẳng – Tổng thống Trump thậm chí đã làm tốt hơn những gì ông hứa (Phần 4)
Tổng thống Trump đã luôn bị truyền thông dòng chính chỉ trích là người phân biệt chủng tộc và cho rằng chính sách kinh tế của ông (cắt giảm mạnh thuế) là ủng hộ người giàu; điều này sẽ làm bất bình đẳng gia tăng. Nhưng kết quả hoàn toàn ngược lại. Trump đã chứng minh rằng “bình đẳng” chân chính là bình đẳng về cơ hội được cố gắng và làm việc chứ không phải từ phúc lợi cao, cưỡng chế hay cào bằng…
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump phát biểu tại Phòng Đông của Nhà Trắng ngày 21 tháng 2 năm 2019 tại Washington, DC. Tiệc chiêu đãi được tổ chức nhằm tôn vinh Tháng Lịch sử Quốc gia Người Mỹ gốc Phi. (Ảnh của Win McNamee / Getty Images)
Nền kinh tế sôi động trở lại dưới thời Tổng thống Trump trước khi Đại dịch viêm phổi Vũ Hán xuất hiện và sức phục hồi từ nền tảng sản xuất được củng cố chắc chắn trong suốt đại dịch có thể trở lá phiếu nặng cân để Tổng thống Trump đi tiếp ‘4 năm nữa’. Và biết đâu, nhờ thế, thế giới sẽ chứng kiến nhiều sự kiện kinh động hơn nữa trên chính trường kinh tế – chính trị – ngoại giao từ vị Tổng thống gây tranh cãi lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ này…
Hãy cùng NTDVN nhìn lại lịch sử xa hơn của Mỹ và số liệu kinh tế – tài chính đáng kinh ngạc thời của Tổng thống Trump và cũng để hiểu tại sao Mỹ – đất nước bị tàn phá nặng nề nhất bởi đại dịch viêm phổi Vũ Hán – vẫn có thể trở thành tiêu điểm, thành nhân tố dẫn dắt triển vọng tăng trưởng toàn cầu ngay giữa tâm dịch (theo báo cáo của IMF ngày 15/10 vừa qua).
Bất bình đẳng thu nhập tại Hoa Kỳ tăng mạnh sau 2009, dưới thời cựu Tổng thống Obama, và giảm đáng kể dưới thời Tổng thống Donald Trump dù ông giảm thuế cho doanh nghiệp và người giàu. Chính sách kinh tế của ông Trump thực tế đã hỗ trợ người nghèo và nhóm yếu thế vì tạo ra việc làm theo đúng quy luật cung – cầu tự nhiên của nền kinh tế, tạo động lực lao động, sáng tạo và đổi mới.
Sau cuộc suy thoái kinh tế năm 2009, tình trạng bất bình đẳng thu nhập ở Hoa Kỳ ngày càng nổi bật trên nhiều khu vực đô thị. Vùng Đông Bắc được coi là một trong những vùng giàu có nhất cả nước. Maryland, New Jersey và Massachusetts là một trong những bang có thu nhập hộ gia đình trung bình cao nhất vào năm 2019. Về thu nhập theo chủng tộc và sắc tộc, thu nhập trung bình của các hộ gia đình Châu Á là 98.174 USD, trong khi thu nhập trung bình của các hộ gia đình Da đen thấp hơn một nửa của con số đó.
Thu nhập của người Mỹ tăng nhanh chưa từng có
Dữ liệu của Cục điều tra dân số công bố ngày 15/9 cho thấy thu nhập hộ gia đình trung bình được điều chỉnh theo lạm phát đã tăng từ 64.324 USD trong năm 2018 lên mức kỷ lục 68.703 USD vào năm 2019; tăng 6,8%.
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tham gia cuộc tranh luận tổng thống đầu tiên với ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ Joe Biden tại Cơ sở Giáo dục Y tế của Đại học Case Western Reserve vào ngày 29 tháng 9 năm 2020 ở Cleveland, Ohio (Ảnh của Win McNamee / Getty Images)
Con số 4.379 USD tăng thêm này là mức tăng lớn nhất trong một năm. Trong ba năm đầu tiên của chính quyền Trump, số liệu này đã tăng từ 59.039 USD vào năm 2016 lên 68.703 USD vào năm 2019; với 9.664 USD này thể hiện mức tăng thu nhập (trung bình 5,5%/mỗi năm) cho người Mỹ hàng ngày.
Ba năm cuối cùng dưới thời cựu Tổng thống Obama có mức tăng thu nhập tương tự từ 51.939 USD trong năm 2013 lên 59.039 USD vào năm 2016; với mức 7.100 USD này đã nâng thu nhập cận biên lên 13,7% (4,6% hàng năm).
Trong suốt 8 năm của Obama, bao gồm cả sự phục hồi sau cuộc Đại suy thoái, thu nhập trung bình của các hộ gia đình chỉ tăng từ 50.303 USD năm 2008 lên 59.039 USD vào năm 2016; với 8.736 USD bổ sung này đã nâng thu nhập lên 17,4% (2,2% hàng năm) – Thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng dưới thời Tổng thống Donald Trump
Chính sách kinh tế Trumponomics làm giàu cho người nghèo
Sự tương phản giữa “mảnh sân đầy bụi” của Obama-Biden và “khu vườn tươi tốt” của chính quyền Trump là rõ ràng nhất đối với các đối tượng: những người trẻ tuổi, ít học và người da màu.
Dưới thời Donald Trump, hệ số bất bình đẳng thu nhập Gini tăng từ 0,481 năm 2016 lên 0,489 năm 2017. Và sau đó giảm trong hai năm liên tiếp, xuống 0,486 vào năm 2018 và 0,484 vào năm 2019 – giảm 1,033% tỷ lệ bất bình đẳng.
Nhưng dưới thời Obama-Biden, hệ số Gini đã thực sự tăng từ 0,466 năm 2008 lên 0,481 năm 2016 – tăng 3,218% về “tỷ lệ bất bình đẳng”. Tại đây, một lần nữa, Obama hứa tặng cho người dân “bó hoa”, nhưng hóa ra lại là cỏ dại.
Ngược lại, theo quan điểm của ông Trump, khoảng cách thu nhập đã được thu hẹp, phù hợp với các nguyên tắc thị trường tự do, chính sách kinh tế của Trump thật sự đã “làm giàu cho người nghèo”.
Dưới thời Obama-Biden (trong 6 năm từ 2010 đến 2016) | Dưới thời TT Trump (trong 3 năm từ 2016 đến 2019) | |||
Thu nhập trung bình tăng | Người dưới 35 tuổi | 5,8% | 13,4% | cao hơn gấp đôi thời Obama |
Người Mỹ không có bằng cấp trung học | 1,7% | 9% | nhiều hơn gấp 5 lần thời Obama, chỉ trong ½ thời gian | |
Người gốc Tây Ban Nha | 7,1% | Năm 2019 | ||
Người da đen | 39.490 USD (vào năm 2016) | 45.438 USD (vào năm 2019) 7,9% | Tăng 15% so với thời Obama Năm 2019 | |
Người gốc Á | 10,6% | Năm 2019 | ||
Tỷ lệ thất nghiệp người Mỹ da đen | 7,9% (12/2016) | 5,4% (8/2019) | ||
Tỷ lệ nghèo đói ở người da đen | 22% (năm 2016) | 18,8% (năm 2019) |
Đừng kêu gào về bất bình đẳng thu nhập với Tổng thống Trump
Những trang truyền thông thiên tả, những người phản đối Tổng thống Donald Trump khó có thể tiếp tục “chơi trò” phàn nàn về “bất bình đẳng thu nhập”, vì “đồ chơi yêu thích” của họ bị hỏng.
Những thành tựu này đã đẩy tỷ lệ nghèo của Mỹ giảm xuống, từ 11,8% năm 2018 xuống 10,5% năm 2019 – mức thấp nhất theo ước tính của liên bang kể từ năm 1959. Trumponomics đã phá vỡ kỷ lục 60 năm này và giải phóng 4,2 triệu người Mỹ khỏi đói nghèo.
Tỷ lệ nghèo chung giảm 1,3% vào năm ngoái, cụ thể:
- Giảm 1,8% đối với người gốc Tây Ban Nha;
- Giảm 2,8% ở những người gốc Á;
- Giảm 2,0% đối với người da đen (từ 20,8% xuống 18,8%)
Nhà Trắng đã quan sát thấy “Tỷ lệ nghèo đói của người da đen giảm xuống dưới 20% lần đầu tiên trong lịch sử”. Con số 22% tỷ lệ nghèo da đen của Obama-Biden vào năm 2016 đã làm nổi bật thành tựu của Trump-Pence, khi tỷ lệ này giảm còn 18,8% vào năm 2019.
Và tương tự đối với người thiểu số và người ít học. Từ năm 2016 đến 2019, tỷ lệ sở hữu cổ phiếu trong nhóm thu nhập thấp nhất đã tăng từ 11,5% lên 14,5%. Trong khi đó, vốn chủ sở hữu kinh doanh trong những năm đó đã tăng 63% trong số các doanh nhân gốc Tây Ban Nha, 104% ở những người không tốt nghiệp trung học và 138% ở người da đen.
Tỷ lệ sở hữu nhà ở của cộng đồng người Mỹ da đen trong quý IV/2016 và quý II/2020
Ngược lại với quan điểm bình đẳng và nỗ lực tăng cường bình đẳng theo quy luật tự nhiên của kinh tế – xã hội của Tổng thống Trump, ứng cử viên Joe Biden với chính sách thổi phồng quyền lực của chính phủ, tăng thuế, tăng phân phối lại qua bàn tay chính phủ, tăng chi tiêu chính phủ sẽ tác động tiêu cực tới tăng trưởng và thu nhập bình quân của người dân Mỹ trong dài hạn, nếu ông Biden thắng cử.
Nghiên cứu hơn 50 trang được công bố của Viện Hoover, được Tạp chí Phố Wall đánh giá cao, ước tính rằng chương trình nghị sự của Biden, nếu được thực hiện đầy đủ, sẽ giảm khoảng 3% việc làm toàn thời gian cho mỗi người, khoảng 15% vốn cổ phần mỗi người và GDP thực tế bình quân đầu người hơn 8%. So với ước tính của Văn phòng Ngân sách Quốc hội cho các biến số này vào năm 2030, điều này có nghĩa là sẽ có ít hơn 4,9 triệu người Mỹ đang làm việc, GDP thấp hơn 2,6 nghìn tỷ USD và thu nhập trung bình của hộ gia đình thấp hơn 6.500 USD.
Chúng ta không bao giờ được quên rằng, bình đẳng trong cơ hội được cố gắng và được làm việc mới là bình đẳng cao quý nhất, bền vững nhất mà con người nên theo đuổi. Những rao giảng “bình đẳng” khác – dù mỹ miều đến đâu – nhưng là lấy của người giàu chia cho người nghèo (dưới dạng thuế cao, cướp ép chuyển giao tài sản) đều mang đến thảm họa bất bình đẳng cao hơn. Tổng thống Donald Trump – trong suốt 4 năm qua – bất chấp mọi chỉ trích, một lần nữa đã chứng minh chân lý này.
Thiện Nhân – Trà Nguyễn (25.10.2020)
***
Những sự thật về Trumponomics bị truyền thông dòng chính lờ đi, nhưng vẫn ‘mắc lỡm’ bởi Tweet của ông Trump (Phần 5)
Đó là người nghèo được hưởng lợi nhiều hơn, chính sách thương mại rõ ràng và hiệu quả, Mỹ lần đầu tiên sau 65 năm thoát khỏi tình trạng phụ thuộc nhiên liệu, nhập cư bất hợp pháp giảm mạnh, không trả tiền thuế của dân cho các con nghiện.. Bên ngoài Mỹ, đối thủ kinh tế của Mỹ suy yếu, hoà bình cho Trung Đông… Hơn nữa, việc “phản đối ông Trump một cách mù quáng” và “tật thích bới móc” đã khiến truyền thông cánh tả ‘mắc lỡm’…
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump phát biểu trong cuộc họp báo sau Hội nghị thượng đỉnh G-20 vào ngày 29 tháng 6 năm 2019 tại Osaka, Nhật Bản. (Ảnh của Tomohiro Ohsumi / Getty Images)
Các chuyên gia kinh tế dù từng phản đối Tổng thống Trump hay vẫn luôn hết lòng ủng hộ vị Tổng thống đặc biệt này, đều thừa nhận những thành tựu kinh tế đáng kinh ngạc trong nhiệm đầu tiên của ông. Nhưng ngạc nhiên hơn là tiếng nói đầy “hàm lượng khoa học và uy tín” của họ cũng bị truyền thông dòng chính của Mỹ “ỉm đi”, đặc biệt trước kỳ bầu cử, vì mục đích chính trị chứ không phải vì lợi ích của người dân Mỹ hay nước Mỹ.
Trong bài viết này, NTDVN giới thiệu về các phân tích và chia sẻ của các nhà kinh tế học uy tín tại Mỹ, gồm cả những người luôn thấy “phản cảm” với Tổng thống Trump và hiện giờ vẫn đang theo dõi tổng thống Mỹ với con mắt nghiêm khắc, và cả những nhà kinh tế học từng nằm trong Hội đồng cố vấn kinh tế của Tổng thống Trump – những người có quan điểm cởi mở hơn với các đường lối kinh tế của đương kim tổng thống Mỹ.
Các dòng Tweet ‘phóng đại và quá lời’ của ông Trump là cái bẫy dành cho truyền thông Mỹ
David R. Henderson là nhà nghiên cứu của Viện Hoover (Đại học Stanford). Ông cũng là giáo sư kinh tế tại Trường Sau Đại học Hải quân ở Monterey, California. Trong bài báo gần đây của ông đăng tải trên website của Viện Hoover – một viện nghiên cứu kinh tế danh tiếng của Mỹ, ông đã thú nhận rằng ông từng là người đánh giá Tổng thống Trump là “kẻ mù chữ về kinh tế học, là tay mơ” và từng rất phản cảm với mọi tweet của ông Trump về kết quả kinh tế.
Nhưng giờ đây ông đã nhận ra “trong sự hỗn độn có trật tự, trong lộn xộn có chiến lược” và ông Trump là một nhà kinh tế học tài ba.
Rõ ràng, các dòng tweet của Tổng thống đôi khi quá phóng đại và đối với một nhà kinh tế học luôn cẩn trọng, điều này thực sự rất phản cảm. Nhưng tại sao ông Trump phải làm vậy? Giờ đây, Giáo sư Henderson thú nhận rằng đó là bởi vì truyền thông dòng chính đã gắng lờ đi mọi thành tựu kinh tế đáng được khen thưởng trong nhiệm kỳ của Tổng thống Trump, chỉ “bới móc” những lời ông nói.
Một người đàn ông sử dụng điện thoại thông minh của mình để đọc một dòng tweet từ Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tấn công CNN và chủ tịch của mạng truyền hình, Jeff Zucker, cáo buộc sự thiên vị của giới truyền thông. (Ảnh của Robert Alexander / Getty Images)
Thì ra, chiến lược tweet quá lời, dày đặc của Tổng thống thực sự trở thành cái bẫy cho truyền thông “ghét Trump”. Họ bới móc những gì ông nói là quá lời, và vì thế, lại “vô tình” công nhận thành quả kinh tế của ông. Quả là một chiến lược truyền thông hiệu quả, như Giáo sư Henderson dí dỏm nhận định: “Nếu Trump nói đúng về các thành quả kinh tế,truyền thông dòng chính sẽ chẳng đả động đến”.
Giáo sư Henderson còn trích lời giáo sư John Cochrane, đồng nghiệp của ông tại Hoover, rằng các tweet của ông Trump là phiên bản các “Fireside Chat” của Franklin D. Roosevelt’s. Khó có thể tưởng tượng ngày xưa, khi Tổng thống Roosevelt phải đối mặt với một nền báo chí bảo thủ thù địch, thì ngày nay Tổng thống Trump phải đối mặt với cả hệ thống truyền thông cánh tả thù địch.
Nhưng có vẻ như Tổng thống Trump xứng là một nghệ sĩ truyền thông thực sự khi lợi dụng chính đòn phản kích này của truyền thông cánh tả để có truyền thông đúng sự thật tới người Mỹ và toàn cầu.
Huỷ Obamacare, chính quyền Trump không chi tiền thuế của người Mỹ cho những kẻ nghiện ma tuý như Obama và Bush đã làm
Chúng ta thường đọc về thảm kịch opioid (loại thuốc giảm đau mà những kẻ nghiện ma tuý rất ưa chuộng) bị khan hiếm và lạm dụng, khi được chi trả bởi ngân sách theo chính sách Obamacare. Báo cáo Kinh tế tháng 2 năm 2020 của Tổng thống đã chỉ ra 2 nguyên nhân của thảm kịch mà dường như không một kênh truyền thông nào lên tiếng: đó là ObamaCare và Chương trình thuốc Medicare Phần D của Tổng thống George W. Bush.
Casey B. Mulligan là một nhà kinh tế và tác giả người Mỹ, trong một ấn phẩm kinh tế gần đây nhất của mình, nhà kinh tế học này chỉ ra rằng ObamaCare yêu cầu các chương trình y tế bao trả “benzos”, là thuốc an thần theo toa. Mulligan viết rằng benzos là “nửa còn lại của loại cocktail opioid-benzo” được những người lạm dụng opioid ưa chuộng. Nói theo cách này, đây là hỗn hợp thuốc được những con nghiện ma tuý ở Mỹ săn lùng và ưa chuộng.
Kế hoạch thuốc của Bush đã giảm chi phí tự trả hàng năm cho những kẻ nghiện, với việc sử dụng 0,75 gram thuốc này hàng ngày, từ 39.420 USD xuống còn 2.677 USD.
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump phát biểu tại Vườn Hồng của Nhà Trắng sau khi Hạ viện bỏ phiếu về dự luật chăm sóc sức khỏe vào ngày 4 tháng 5 năm 2017 tại Washington. Các nhà lập pháp đã bỏ phiếu để thông qua dự luật loại bỏ phần lớn Đạo luật Chăm sóc Giá cả phải chăng của Barack Obama (Ảnh của MANDEL NGAN / AFP qua Getty Images)
Để phối hợp với Tổng thống Bush, cựu Tổng thống Obama không chỉ ban hành Obamacare mà còn ưu ái các con nghiện ma tuý đến mức ban hành cái gọi là “Bản ghi nhớ” khét tiếng; trong đó Bộ trưởng Tư pháp Eric Holder của Obama đã “chỉ đạo” các luật sư liên bang ngừng truy tố tội phạm ma túy bất bạo động.
Đề cập đến “Bản ghi nhớ” này, nhà kinh tế học Mulligan lập luận rằng điều này khiến cuộc khủng hoảng opioid trở nên tồi tệ hơn.
Một trong những điểm mạnh của các nhà kinh tế chống lại Tổng thống Trump là niềm tin của ông vào chủ nghĩa bảo hộ. Nhà kinh tế học Mulligan cũng không thích chủ nghĩa bảo hộ và ông chỉ ra rằng chủ tịch Hội đồng cố vấn kinh tế (CEA), ông Hassett đã quyết định rằng “CEA sẽ không bao giờ dao động khỏi vị thế thương mại tự do”.
Mặc dù Mulligan không ủng hộ chủ nghĩa bảo hộ của Trump, nhưng ông cũng phải thú nhận rằng nó ít tệ hơn chủ nghĩa bảo hộ của Ronald Reagan.
Thực ra thì chủ nghĩa bảo hộ của ông Trump đã khởi tác dụng đáng kể trong việc đánh bại các đối thủ kinh tế – chính trị do lạm dụng tự do thương mại. Nó cũng giúp kinh tế Mỹ hồi phục nhanh và đứng vững trong suốt đại dịch viêm phổi Vũ Hán.
Có thể là, nhờ chủ nghĩa bảo hộ này, một trật tự kinh tế – chính trị mới lành mạnh hơn sẽ được tái tạo trên toàn cầu bởi Tổng thống Trump.
Sự thịnh vượng ngày càng tăng cho cả nước Mỹ, nhưng nhiều hơn cho nhóm người nghèo, yếu thế
Nhà kinh tế học Conrad Black, tác giả của cuốn sách “Donald J.Trump, vị Tổng thống không giống ai” (tạm dịch) đã thốt lên: “Những bí mật lớn mà hầu hết các phương tiện truyền thông Mỹ sợ phải công bố ra là nền kinh tế Mỹ đang phát triển theo cách mang lại lợi ích tốt nhất cho những phân khúc, nhóm dân cư dễ bị tổn thương nhất của xã hội; rằng chính sách thương mại của chính quyền đang hoạt động rõ ràng; rằng dòng người nhập cư bất hợp pháp đang giảm mạnh; và đó là lần đầu tiên sau 65 năm, Hoa Kỳ thực tế không còn là nhà nhập khẩu dầu lửa ròng” (National Review)
Ông Black trích dẫn rằng đây đều là những lời hứa mà ông Trump đưa ra khi ứng cử, và ba điều đầu tiên là những lĩnh vực mà các chính quyền trước đây đã hứa hành động nhưng không thực hiện được.
Chứng minh cho luận điểm của mình, nhà kinh tế học Black đề cập tới Báo cáo điều tra dân số hồi đầu tháng 10/2020, cho thấy thu nhập của người lao động tăng 3,4% hàng năm, một tỷ lệ chưa từng thấy kể từ những năm tốt nhất thời Tổng thống Reagan tại nhiệm, và tỷ lệ nghèo đã giảm xuống 11,8%; con số tốt nhất được ghi nhận kể từ cuối nhiệm kỳ của cựu Tổng thống Clinton.
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump trả lời các câu hỏi từ các phóng viên trong buổi giới thiệu sản phẩm ‘Made In America’ của ông tại Nhà Trắng ngày 15 tháng 7 năm 2019 ở Washington, DC. Ông Trump đã nói chuyện với các chủ doanh nghiệp Mỹ trong buổi giới thiệu thường niên lần thứ 3 (Ảnh của Chip Somodevilla / Getty Images)
Tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp nhất kể từ chính quyền Lyndon Johnson hơn 50 năm trước. Lưu ý là dưới thời Tổng thống Johnson, tỷ lệ thất nghiệp được giảm bằng cách tuyển dụng 545.000 lính nghĩa vụ cho cuộc chiến vô nghĩa ở Việt Nam.
Các nhóm thiểu số là những người hưởng lợi chính từ nền kinh tế Trump; mức độ hưởng lợi không phải là tăng nhẹ mà là tăng mạnh.
Thu nhập trung bình của các hộ gia đình do phụ nữ làm chủ hộ đã tăng 7,6% vào năm ngoái, vượt xa mức tăng của các nhóm thu nhập cao hơn. Tỷ lệ nghèo trong các hộ gia đình do phụ nữ làm chủ giảm 2,7% đối với người Mỹ gốc Phi, và 4% cho người gốc Tây Ban Nha.
Các ngành công nghiệp mang lại thu nhập cao hơn cho phụ nữ (và trong lịch sử thì phụ nữ bị bóc lột), đặc biệt là ngành khách sạn, ngành chăm sóc sức khỏe, cho thấy thu nhập tăng mạnh, ngay cả tỷ lệ thất nghiệp ở phụ nữ Mỹ gốc Phi và Tây Ban Nha cũng giảm xuống dưới 4,5%.
Cũng nhân có cuộc điều tra dân số độc lập này, một lời nói dối của Đảng dân chủ trước đó lại bị vạch trần, khi vẫn rao giảng rằng tầng lớp trung lưu ở Mỹ đang thu hẹp lại (do giảm thu nhập) như một bằng chứng để tấn công ông Trump.
Tỷ lệ phần trăm trong tổng số các gia đình ở mức kinh tế thấp nhất đã giảm hơn 1% và các mức từ 50.000 USD đến 150.000 USD và trên 200.000 USD đều tăng gần 1% toàn bộ (vài triệu người trong mỗi trường hợp).
Thu nhập của các gia đình trẻ hơn (đến 34 tuổi) đã tăng mạnh, ở mức độ thấp hơn, lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, cho thấy thu nhập tăng mạnh, ngay cả khi tỷ lệ thất nghiệp của phụ nữ Mỹ gốc Phi và Tây Ban Nha giảm xuống dưới 4,5%.
Hầu hết tăng trưởng đều ở cấp thu nhập thấp hơn và trung bình, và tác động của việc giảm chi trả phúc lợi, làm giảm nhẹ con số tăng trưởng thu nhập, tự chúng là một chỉ báo tích cực cho thấy nhu cầu hỗ trợ giảm.
Thông điệp rõ ràng từ các số liệu điều tra dân số và số liệu thống kê hiện tại đi kèm từ Bộ Lao động cho thấy rằng, chính quyền đặt tăng trưởng kinh tế (Trump) lên trước chuyển giao thuế và chi tiêu trực tiếp để chống bất bình đẳng (Obama) sẽ đạt được nhiều hơn cho cả tăng trưởng kinh tế và giảm bất bình đẳng.
Không có dấu hiệu nào cho thấy Đảng Dân chủ đang học từ các bài học về điều này. Họ không ngừng lặp lại “câu thần chú sai lầm” của mình rằng những người giàu (tức là những người theo chủ nghĩa tự do, đi bằng xe limousine ở Hollywood, Thung lũng Silicon và Phố Wall, hầu hết đều là những người theo Đảng Dân chủ hiệu quả) là những người chiến thắng duy nhất từ nền kinh tế Trump.
Truyền thông cánh tả buộc phải thay đổi luận điệu khi nói về Thương chiến Mỹ – Trung
Ông Black cũng đưa ra các bằng chứng thuyết phục chứng minh rằng các giọng điệu của các phương tiện truyền thông – thông thường đưa tin về tranh chấp thương mại với Trung Quốc – đang thay đổi.
Thủ tướng Trung Quốc, Lý Khắc Cường, gần đây đã thừa nhận rằng “tăng trưởng sản xuất công nghiệp đang ở mức thấp nhất trong 17 năm rưỡi” và đổ lỗi cho tranh chấp thương mại với Mỹ, điều này là bất thường đối với một quan chức cấp cao của Trung Quốc.
Thủ tướng Trung Quốc tái khẳng định mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6,5%; nhưng các nhà quan sát phương Tây có trình độ, bao gồm cả Viện Brookings tự do, tin rằng Trung Quốc đã thổi phồng tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của mình lên khoảng 2% kể từ năm 2008.
Điều này nghĩa là Trung Quốc đã không thực sự đã có mức tăng trưởng 6% trong khoảng một thập kỷ, và quy mô thực tế hiện tại của nền kinh tế Trung Quốc là 10,9 nghìn tỷ USD, chứ không phải 13,4 nghìn tỷ USD. Điều này cho thấy nền kinh tế Trung Quốc thực sự chỉ bằng một nửa quy mô của Hoa Kỳ.
Quốc kỳ Hoa Kỳ treo trên một con tàu container đang dỡ hàng từ châu Á, tại cảng Long Beach, California vào ngày 1 tháng 8 năm 2019. (Ảnh của MARK RALSTON / AFP qua Getty Images)
Thuế quan của Mỹ đã giáng vào Trung Quốc vào một thời điểm nhạy cảm. Vì thế, một phần trong hành động trả đũa của Trung Quốc đối với Mỹ là tấn công vào cơ sở khu vực bầu cử nông dân của Tổng thống Trump, bằng cách tăng thuế đối với thịt lợn lên 400%; từ 12% lên 62%.
Điều này ảnh hưởng thẳng đến chi phí đi chợ của các gia đình Trung Quốc vào thời điểm Trung Quốc hứng chịu đợt dịch tả lợn châu Phi tồi tệ nhất trong ngành chăn nuôi lợn của nước này trong nhiều năm, có thể khiến sản lượng thịt lợn của nước này giảm 50% trong năm nay.
Tác động là giá thịt lợn tăng gần 50% và chỉ số lạm phát tăng vọt. Các nguồn cung cấp nước ngoài không thể bù đắp sự thiếu hụt thịt lợn trong nước. Những áp lực này dẫn đến việc Trung Quốc miễn trừ tăng thuế quan đối với các sản phẩm nông nghiệp của Mỹ được công bố vào tuần trước.
Trung Quốc cũng là nạn nhân chính trong bất kỳ đợt tăng giá dầu thế giới nào, một thực tế có thể khiến nước này thận trọng hơn trong chính sách đối với Iran. Tổng thống Trump tuyên bố rằng Hoa Kỳ đã thu được 68 tỷ USD từ mức thuế quan mới mà họ áp đặt và rằng họ chỉ mất 16 tỷ USD để bảo vệ người nông dân Mỹ.
Điều đó có thể hơi lạc quan, nhưng rõ ràng là các bang nông nghiệp ủng hộ tổng thống và việc chính quyền Trump gây áp lực lên Trung Quốc để giải quyết toàn diện vấn đề, trên thực tế là không thể cưỡng lại được. Một thỏa thuận thương mại được cải thiện với Trung Quốc dường như sắp xảy ra.
Giờ không còn ai dám diễu cợt về bức tường biên giới phía Nam và Mexico
Độc giả sẽ nhớ lại những tiếng giễu cợt nổi lên khi ứng cử viên Trump nói rằng ông sẽ “xây một bức tường” ở biên giới phía nam và Mexico sẽ trả tiền cho việc đó.
Một số người sẽ nhớ những lời nói tục tĩu thô tục của cựu tổng thống “lớn tiếng” của Mexico, Vicente Fox. Bức tường đang được xây dựng; Mexico về cơ bản sẽ trả giá cho nó thông qua các điều khoản sửa đổi của thỏa thuận thương mại với Mexico, và tổng thống mới của Mexico, Andres Manuel Lopez Obrador, nhà lãnh đạo thiên tả nhất mà Mexico đã có trong nhiều thập kỷ, đang triển khai 27.000 binh sĩ gần biên giới và đã khắc phục tình trạng Mexico đưa người di cư với số lượng lớn, từ Trung Mỹ đến Hoa Kỳ.
Những lời vô nghĩa của các chính trị gia Dân chủ như của bà Nancy Pelosi – về việc các trung tâm giam giữ ở biên giới giống như trại tử thần của Đức Quốc xã – đã kết thúc.
Các nhà sử học tương lai sẽ tự hỏi tại sao ngay từ đầu Hoa Kỳ lại cho phép 20 triệu người nhập cư vào nước này một cách bất hợp pháp, và việc đảng Dân chủ muốn có phiếu bầu và đảng Cộng hòa muốn nhân công rẻ mạt là không hợp lý.
Tổng thống Trump giải quyết vấn đề mà những người tiền nhiệm của ông đã thất bại – một thành tựu đáng gờm.
Hoàn toàn độc lập về năng lượng sau 65 năm phụ thuộc
Cuối cùng, một nước Mỹ hoàn toàn độc lập về năng lượng sau 65 năm phụ thuộc. Hoa Kỳ trở thành nhà nhập khẩu dầu ròng trong những năm Eisenhower, và đạt đỉnh 15 triệu thùng/ ngày (hơn 400 tỷ USD hàng năm) vào thời Tổng thống Clinton.
Con số này đã giảm xuống 10 triệu thùng/ ngày vào thời Tổng thống George W. Bush, xuống còn 5 triệu thùng/ ngày dưới thời Tổng thống Obama, và hiện gần như bằng 0 dưới thời Tổng thống Trump.
Việc gia tăng hoạt động khoan ngoài khơi và thay thế khí tự nhiên, quá trình fracking (khoan đá phiến ngang), và bảo tồn, đều góp phần vào xu hướng lành mạnh này.
Đây là tất cả những diễn biến đã được hứa hẹn trong cuộc bầu cử vừa qua, một sự thật – được ngụy trang triệt để bằng những tranh cãi hời hợt – thường xuyên bao phủ Washington – những sẽ được vén mở trong nay mai.
Lê Minh – Trà Nguyễn (27.10.2020)
Nguồn tham khảo
- https://www.hoover.org/research/economic-savvy-white-house
- https://www.nationalreview.com/author/conrad-black/
Theo NTDVN