Thêm một người bị bắt với cáo buộc tuyên truyền chống Nhà nước
Hình minh hoạ. Ông Nguyễn Văn Lâm tại cơ quan công an hôm 6/11/2020 ANTV
Ông Nguyễn Văn Lâm, 50 tuổi, ở Nghệ An là người mới nhất tại Việt Nam bị Công an bắt giữ với cáo buộc ‘làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu nhằm chống Nhà nước Cộng Hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam’ theo điều 117 Bộ Luật Hình sự Việt Nam hiện nay.
Theo tin từ truyền thông Nhà nước, ông Nguyễn Văn Lâm bị bắt giữ vào ngày 6 tháng 11 vừa qua. Trước đó, vào ngày 21 tháng 9, Công an tỉnh Nghệ An nhận đề nghị của Sở Thông tin- Truyền thông tỉnh này về việc xác minh, điều tra đối với Facebook ‘Lâm Thời’ vì đăng tải, chia sẻ nhiều video, hình ảnh, bài viết bị cơ quan chức năng Nghệ An cho là ‘có nội dung vi phạm pháp luật’ Việt Nam.
Công an Nghệ An sau đó cho biết, qua điều tra xác định rằng từ năm 2017 đến nay, ông Nguyễn Văn Lâm thường xuyên sử dụng tài khoản Facebook ‘Lâm Thời’ để đăng tải các bài viết , hình ảnh, video. Trong số này có 3 video phát trực tiếp, 13 bài viết chia sẻ từ các trang mạng khác bị cho là ‘phản động’. Tài khoản Facebook ‘Lâm Thời’ có 5 ngàn bạn bè.
Cũng theo Công an Nghệ An, vào ngày 4 tháng 12 năm 2019 ông Nguyễn Văn Lâm bị triệu tập đến cơ quan Công an Thành Phố Vinh để làm việc về vấn đề liên quan đến tài khoản Facebook ‘Lâm Thời’.
Cơ quan An ninh Điều Tra nói bản thân ông Nguyễn Văn Lâm thừa nhận tài khoản Facebook ‘Lâm Thời’ là của ông.
RFA (11.11.2020)
3 thành viên Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam có thể bị phạt tù từ 10 đến 20 năm
3 thành viên Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam bị truy tố theo khoản 2 Điều 117 BLHS
Tin từ Luật sư Nguyễn Văn Miếng:
Hôm nay ngày 10/11/2020, VKSND Tp. HCM đã ra Cáo trạng số 543/CT-VKS-P1 dài 12 trang truy tố 3 thành viên Hội Nhà Báo Độc Lập VN theo khoản 2 Điều 117 BLHS:
Điều 117. Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.
Ký nhận Cáo trạng, có sự chứng kiến của luật sư, tiến sỹ Phạm Chí Dũng ghi: “Tôi không vi phạm pháp luật Việt Nam.”
Trên thế giới, ngoài Việt Nam không biết còn xứ sở nào khác có một thứ luật vi phạm nhân quyền, quyền tự do ngôn luận trắng trợn như vậy.
Hành động bắt giữ các thành viên của Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam chỉ vì lên tiếng phản biện một cách đứng đắn, chừng mực, văn minh và hợp với hiến pháp Việt Nam của chính quyền Việt Nam là một hành vi vi phạm hiến pháp. Nguyễn Xuân Phúc thủ tướng Việt Nam có lần rêu rao cần lắm những tiếng nói phản biện, chỉ là những lời dối trá.
Trong chế độ độc tài, mỗi hành vi của người dân đều bị theo dõi sát sao. Gương những người bị buộc tội phản đảng, phản tổ quốc trong nhóm Nhân Văn Giai Phẩm còn đó. Người bình thường, không có cái dũng của trí thức, sĩ phu trước vận mệnh của đất nước dám lên tiếng không?
Hội NBĐLVN không nhằm lật đổ chính quyền như cáo trang vu khống, họ chỉ muốn có một xã hội tốt hơn, ở đó, nhà nước biết tôn trọng nhân quyền, trong đó đảng cộng sản phải tôn trọng quyền làm chủ đất nước của họ, biết đặt quyền lợi của đảng dưới quyền lợi của dân tộc. Đó có phải là tội?
Cộng sản VN đã nhiều lần bị quốc tế liên tục lên án vi phạm nghiêm trong nhân quyền, quyền tự do ngôn luận. Trong những phiên điều trần của Liên Hiệp Quốc về nhân quyền, bị cáo buộc bởi nhiều nước thành viên LHQ, họ nhiều lần cúi đầu nhận thiếu sót và xin sửa sai.
Nhưng chứng nào, tật nấy. Việt Nam nhận lỗi trước công luận thế giới, nhưng không hề thay đổi. Bắt Phạm Đoan Trang mới đây và đưa ra các bản án dự trù lên đến 20 năm tù đối với các thành viên HNBĐLVN, chính quyền cộng sản VN lại một lần nữa tự lột mặt nạ cho nhân nhân Việt Nam và toàn thế giới thấy rõ bộ mặt thật của họ.
Chính quyền Việt Nam đã nhầm khi muốn bẻ gẫy ý chí của những nhà lãnh đạo HNBĐL VN.
Trong suốt một năm bị tra cung, thẩm cung, không ngoại trừ khả năng bị dụ dỗ, mớm cung, ép cung, làm áp lực tinh thần trên gia đình và cá nhân các ông, cuối cùng cả hệ thống chính quyền nhận được lời tuyên bố đanh thép của Chủ Tịch Phạm Chí Dũng: “Tôi không vi phạm pháp luật Việt Nam”.
Tôi tin Phó chủ tịch Hội Nguyễn Tường Thụy, và người vô tội Lê Tuấn cũng đường hoàng, chững chạc trả lời như vậy: “Tôi không vi phạm pháp luật Việt Nam.”
Các thành viên còn lại và các cộng tác viên của Hội NBĐLVN, các chính phủ trên khắp thế giới và người Việt Nam trong, ngoài nước đều cùng lên tiếng: “Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy, Lê Tuấn, không vi phạm pháp luật Việt Nam. Họ vô tội.”
Chính quyền Việt Nam cũng đã nhầm khi họ có ý định dùng những bản án nặng nề để ‘răn đe’ người trong nước. Người Việt không hèn như đảng cộng sản nghĩ. Sẽ ngày càng có nhiều người đi lên lãnh trách nhiệm tiếp tục phản biện với đảng CSVN, bước theo con đường của Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy, Lê Tuấn. Hội Nhà Báo ĐLVN vẫn trân trọng địa vị của Chủ Tịch, Phó Chủ tịch hội khi họ vắng mặt, và hội vẫn không ngừng lớn mạnh.
Hành động đè nén nhân quyền, quyền tự do ngôn luận của bằng cách đưa ra các bản án cao cho những người bênh vực các quyền này bao nhiêu lại càng hạ thấp uy tín và phẩm chất của cộng sản bấy nhiêu.
Quang Nguyên
VNTB (11.10.2020)
Việt Nam chỉ trích Netflix, Apple trốn thuế, ‘vi phạm quy định pháp luật’
Bộ Thông tin và Truyền thông nói các công ty truyền thông nước ngoài có doanh thu gần một nghìn tỷ đồng nhưng chưa bao giờ nộp thuế tại Việt Nam.
Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Việt Nam hôm 10/11 cáo buộc các công ty truyền hình trực tuyến nước ngoài như Netflix và Apple trốn tránh trách nhiệm đóng thuế, nói rằng điều này tạo ra sự cạnh tranh không công bằng cho các công ty trong nước, Reuters đưa tin.
Theo tính toán của Bộ Thông tin và Truyền thông, với khoảng một triệu thuê bao, các công ty truyền thông nước ngoài có doanh thu gần một nghìn tỷ đồng (khoảng 43,15 triệu USD) nhưng chưa bao giờ nộp thuế tại Việt Nam.
“Các doanh nghiệp Việt Nam đang phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế, luật pháp, trong khi một số nền tảng xuyên biên giới ‘không thuế, không luật pháp’. Đây là sự cạnh tranh không cân bằng”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu tại phiên chất vấn các thành viên Chính phủ.
“Netflix có nhiều nội dung vi phạm quy định pháp luật Việt Nam về báo chí, điện ảnh, trẻ em. Cụ thể, phản ánh sai trái lịch sử như loạt phim về chiến tranh Việt Nam; xuyên tạc về chủ quyền lãnh thổ Việt Nam như phim Madam Secretary; có nội dung bạo lực, sử dụng ma túy, khiêu dâm…”, người dẫn đầu cơ quan phụ trách về truyền thông nói thêm.
Năm 2018, Việt Nam ban hành luật an ninh mạng, trong đó yêu cầu tất cả các doanh nghiệp nước ngoài có thu nhập từ các hoạt động trực tuyến tại Việt Nam phải lưu trữ dữ liệu ở Việt Nam.
Nhưng Netflix vẫn chưa chia sẻ bất kỳ kế hoạch đặt máy chủ nào tại địa phương hoặc mở văn phòng tại Việt Nam.
Công ty này cho biết trong một tuyên bố vào tháng trước rằng họ đang làm việc với các cơ quan chức năng của Việt Nam để thiết lập một cơ chế đóng thuế.
Netflix chưa hồi đáp yêu cầu bình luận của Reuters về những phát biểu của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng.
VOA (11.10.2020)
“Tôi không vi phạm pháp luật Việt Nam”
Ký nhận Cáo trạng, có sự chứng kiến của luật sư, tiến sỹ Phạm Chí Dũng ghi: “Tôi không vi phạm pháp luật Việt Nam”.
Luật sư Nguyễn Văn Miếng, kể:
“Hôm nay ngày 10/11/2020, Viện Kiểm sát nhân dân TP.HCM đã ra Cáo trạng số 543/CT-VKS-P1 dài 12 trang truy tố 3 thành viên Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam theo khoản 2 Điều 117 Bộ luật Hình sự:
Điều 117. Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
2. Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.
Ký nhận Cáo trạng, có sự chứng kiến của luật sư, tiến sỹ Phạm Chí Dũng ghi: “Tôi không vi phạm pháp luật Việt Nam”.
Câu hỏi đặt ra: pháp luật Việt Nam có những quy định gì gọi là “nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”?
Trước tiên về mặt từ điển tiếng Việt, động từ “nhằm” được hiểu là “hướng vào một cái đích nào đó”.
Theo Điều 2, Hiến pháp 2013, thì “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân”.
Từ cách hiểu qua từ ngữ văn bản pháp luật, thì “nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” là đồng nghĩa với “nhằm chống nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân”.
Tuy nhiên cho đến nay cần phải hiểu cụ thể như thế nào là “nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân”, thì chưa có bất kỳ văn bản dưới luật nào giải thích.
Lý thuyết hàn lâm nói rằng “Nhà nước pháp quyền là biểu hiện tập trung của chế độ dân chủ”.
Vậy thì đã là chế độ dân chủ song được ‘đính kèm’ thêm cụm từ “xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân”, sẽ mang ý nghĩa gì cho ưu thế lựa chọn của người dân? Rất tiếc điều này vẫn đang trong các bước hoàn thiện về cơ sở lập luận tại những văn kiện qua các lần đại hội đảng, bao gồm cả dự thảo đại hội đảng lần thứ 13.
Dẫn chứng: trên trang thông tin điện tử của Hội đồng Lý luận Trung ương, hôm 05-08-2019 có bài “Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế” (*), tác giả là GS.TS. Trần Văn Phòng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Phần kết của bài viết, tác giả Trần Văn Phòng đề xuất:
“Từng bước hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; về quyền con người, quyền công dân theo tinh thần Hiến pháp năm 2013 và các công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên. Đồng bộ hoàn thiện pháp luật về môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, pháp luật trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, an sinh xã hội, an ninh, quốc phòng. Đặc biệt, đổi mới hoàn thiện quy trình lập pháp theo hướng: chú trọng đến chất lượng và tính khả thi của các dự án luật”.
Với đề xuất trên, cho thấy cách hiểu về “nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân” vẫn đang giai đoạn tìm kiếm sự hoàn thiện.
Do đó, nếu gọi ai đó là “chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, thì điều ấy là khiên cưỡng – thậm chí có thể là suy diễn cho hình sự hóa một quan hệ dân sự, vì luật Hiến pháp bảo hộ quyền đóng góp ý kiến của công dân trong xây dựng “nhà nước pháp quyền”; hơn nữa, Hiến pháp cũng bảo hộ “quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội”:
“Điều 14.1. Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật”.
“Điều 28.
1. Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước.
2. Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội; công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân”.
Với những góc nhìn pháp lý cụ thể kể trên, cho thấy có cơ sở cho dòng ghi “Tôi không vi phạm pháp luật Việt Nam” của nhà báo tự do Phạm Chí Dũng.
Vân Khanh
_________________
Chú thích:
VNTB (11.10.2020)
Xã hội dân sự có cho ĐCSVN “sáng mắt sáng lòng”?
Hình minh hoạ. Người dân nhận hàng cứu trợ sau lũ ở Quảng Bình hôm 26/10/2020 Reuters
Đảng/Nhà nước Việt Nam chưa bao giờ công nhận, thậm chí, còn dựng lên xã hội dân sự giả để “dìm hàng” là các tổ chức dân sự thật. Dầu vậy, các tổ chức, hội đoàn phi-lợi nhuận vẫn tồn tại một cách không chính thức dưới chế độ toàn trị. Tồn tại nhưng sống lay lắt, các tổ chức dân sự là những mục tiêu theo dõi, săn lùng, thậm chí đối tượng đàn áp của Công an. Trong hoàn cảnh ngặt nghèo ấy, xã hội dân sự đôi khi vẫn lấp lánh và toả sáng tại một số nơi.
Miệng thế gian…
Một số cá nhân, tổ chức thiện nguyện và hội đoàn phi-lợi nhuận trở thành hiện tượng vào thời điểm nước sôi lửa bỏng như các đợt lũ chồng lũ, lụt chồng lụt, mưa bão chồng mưa bão vừa qua trên cái “rốn” miền Trung thảm thương. Có thể nói các cá nhân và tổ chức ấy đã bùng nổ thành những hiện tượng xã hội. Trong cơn đại hồng thủy càn quét, phẩm chất tốt đẹp của người dân Việt được phát lộ, đó là lòng trắc ẩn, tình nhân ái.
Trong những tấm lòng nhân hậu ấy, nổi bật lên một khuôn mặt điển hình, đó là ca sĩ Thủy Tiên và chuyến hành trình gian khó của hai vợ chồng cô đến với bà con vùng lũ. Công Vinh mới đây cho biết, Thuỷ Tiên vừa qua bị lao lực, suy nhược cơ thể nặng sau nhiều đợt liên tục đi cứu trợ tại miền Trung. Cô đã sụt 6 kg, bị kiệt sức và suy nhược cơ thể do nhiều ngày nay không ăn uống được gì. Là một người chồng, chàng trai xứ Nghệ xót xa và gần như không thể chịu đựng nổi khi nhìn thấy cảnh vợ mình như vậy.
Cho đến gần đây, Thủy Tiên đã quyên góp được hơn 150 tỷ đồng cứu trợ. Thủy Tiên trực tiếp mang quà đến cho những nạn nhân của lũ lụt mà không qua bất cứ một tổ chức trung gian nào. Ấy vậy hay chính vì vậy mà đã có bao nhiêu “lời ong tiếng ve” trên các trang mạng đủ mọi loại lề. Đúng như đại thi hào Nga Aleksandr Puskin từng ca thán, miệng thế gian như làn sóng bể: “Có mấy chục tỷ mà chỉ trao được thùng mì gói”, “Sao hỗ trợ nhà này tận 20 triệu, nhiều vậy?”, “Làm từ thiện bằng tiền người khác thì ai chẳng làm được. Vừa không mất một xu vừa được tiếng”, “Cho cần câu, đừng cho con cá”, “Bớt khoe mẽ đi”, “Diễn sâu quá”, “Làm từ thiện với động cơ gì?”… Chưa hết, có những bài báo nói Thủy Tiên có thể bị truy tố theo Nghị định 64.
Thậm chí, báo Phụ nữ TP.HCM ra ngày 16/10/2020 còn ra đòn: “Thủy Tiên à, cô nhiễu sự vừa thôi!”. Vẫn theo bài báo ấy: “Thôi Thủy Tiên ạ, trót lần này thôi nhé. Lần sau đừng “nhảy nhỏm” như vậy nữa. Có làm, cô nhớ thuê một ê-kíp lên “pờ lan” thật chỉn chu, kẻ ô thật đẹp, bôi viền đậm đà, đợi bố cáo thiên hạ xong hẵng đi nhé”. Một tờ báo chuyên về phụ nữ sao nỡ nghe theo sự chỉ đạo từ trên, buông ra những lời độc địa đến như vậy?
Hình minh hoạ. Reuters
Vì theo Khoản 3 Điều 5 Nghị định 64/2008, ngoài các tổ chức được chính quyền cho phép, thì không một tổ chức, đơn vị, cá nhân nào được quyền tổ chức tiếp nhận tiền, hàng cứu trợ. Do đó, việc ca sĩ Thủy Tiên nhận tiền từ thiện của người dân để ủng hộ đồng bào miền Trung, theo các trang mạng của hệ thống “dư luận viên”, cô ca sỹ đã vi phạm pháp luật.
Nhưng Thủy Tiên không lẻ loi, cô độc. Vẫn có những tiếng nói của những người có lương tri lên tiếng bảo vệ cô ca sỹ. Họ cho rằng, Nghị định 64/2008 là “rào cản” lòng tốt. Ngay đến bà Nguyễn Thị Xuân Thu, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ cũng phải phát biểu: “Không nên quá khắt khe khi một người có tấm lòng nhân hậu như ca sĩ Thủy Tiên đứng ra giúp đỡ đồng bào. Về mặt pháp luật, việc này không vi phạm”.
Thủ tướng có nghĩ thế thật không?
Được biết hôm 24/10/2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ thị: “Không để người dân đói rét, không gây khó khăn cho nhà hảo tâm”. Theo đó, Thủ tướng đồng thời “lưu ý các địa phương không gây khó khăn cho các nhà hảo tâm khi cứu trợ”. Điều gì đã làm cho Thủ tướng chỉ trong 3 ngày mà đã quay ngoắt 180 độ? Từ chỗ ban đầu, ông Phúc yêu cầu giám sát việc vận động quyên góp hỗ trợ, bảo đảm theo Nghị định 64/2008, nay bỗng chốc lệnh cho sửa lại cái Nghị định “quá đát” và chỉ thị cho các địa phương không gây khó khăn cho các nhà hảo tâm khi cứu trợ?
Thật ra trong thiên tai, khi chính quyền bất lực, rất nhiều người trong bộ máy nhà nước vẫn không thoát khỏi ám ảnh phải độc chiếm mọi không gian sinh hoạt trong ngôi nhà chung. Nhưng rõ ràng, đó là tham vọng không tưởng. Bất kể chính quyền có cố gắng đến đâu, người dân vẫn sẽ luôn tìm mọi cách để lên tiếng và đấu tranh cho quyền lợi chính đáng của mình.
Chính phủ, trước áp lực của xã hội, cho biết sẽ xây dựng nghị định thay thế Nghị định số 64 vốn bị nhiều phản ứng. Đó là dấu hiệu cho thấy sức mạnh của xã hội dân sự bất chấp nhiều thập niên bị đè nén. Sách “Chính trị bình dân” của Đoan Trang (tác giả vừa mới bị bắt giam) đã ghi lại các khuyến nghị để “xây dựng không gian cho xã hội dân sự”, trích từ báo cáo của Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc ra ngày 11/4/2016. Trong đó, khuyến nghị đầu tiên trong phần “tạo sự hỗ trợ và nguồn lực dài hạn cho các tổ chức xã hội dân sự”. Mục này đã ghi rõ như sau:
“Thừa nhận rằng hạn chế một cách vô lý việc tài trợ là một sự vi phạm quyền tự do hiệp hội, đảm bảo rằng những người làm xã hội dân sự có thể tìm kiếm, tiếp nhận và sử dụng tiền tài trợ và các nguồn lực khác, dù là trong nước hay nước ngoài, mà không cần được sự cho phép trước và không có các cản trở vô lý khác”. Cho nên: “Nếu không có những hạn chế đối với việc tiếp nhận tài trợ nước ngoài ở các cơ quan nhà nước hay cơ sở kinh doanh, thì cũng không được có hạn chế ở các tổ chức xã hội dân sự”.
Việc chính quyền, trước áp lực dư luận, đánh tiếng xem xét thay đổi yêu cầu về vận động tiền cho công tác thiện nguyện chỉ là một phần rất nhỏ trong số những thay đổi đã, đang và sẽ phải diễn ra. Xã hội dân sự sẽ không chấp nhận bị “dìm đầu trấn nước” từ ngày này qua tháng khác, chỉ được ngoi lên thở mỗi khi chính quyền cần miếng tóp mỡ.
Theo một số thông tin rò rỉ từ nội bộ, ngay đối với những điều được cho là tích cực “đã, đang và sẽ phải diễn ra” thì vẫn còn đó, “mặt trái của tấm huân chương”. Nghĩa là nói vậy nhưng không phải vậy. Tuy ngoài miệng, giờ đây, nhà nước không dám đe nẹt những việc làm tự phát như của Thuỷ Tiên và một số cá nhân hay đội nhóm đi làm thiện nguyện, nhưng trong thâm tâm chính quyền vẫn muốn “be bờ” xu hướng này.
Ngày 27/5/2020, Học viện Chính trị Công an nhân dân (CAND) đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Phòng, chống hoạt động của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề “xã hội dân sự” để chuyển hóa chính trị ở Việt Nam hiện nay”. Trong tinh thần của Hội thảo này, không biết vợ chồng Công Vinh, Thuỷ tiên, MC Phan Anh… có bị coi là những “đối tượng” phải theo dõi?
Được biết, trong quá trình chuẩn bị Báo cáo cho Đại hội 12 cách đây gần 5 năm, cụm từ “xã hội dân sự” ban đầu có được ghi vào dự thảo, nhưng sau đó đã bị gạt ra. Trong Báo cáo chuẩn bị cho Đại hội 13, đến dự thảo cũng không được đưa vào. Quả là một bước thụt lùi về tư duy! Có lẽ phải chờ đến 2030, “xã hội dân sự” mới được đưa vào chương trình nghiên cứu của ĐCSVN theo tinh thần của Nghị quyết 37 (NQTW/2015)?
Y Trang
RFA (10.11.2020)
Tiếp tục tra tấn tù nhân chính trị ở Việt Nam
Kaylee Uland
Mặc dù đã ký vào các nghị định thư cấm của Liên hợp quốc, Việt Nam vẫn liên tục đàn áp.
Có bằng chứng rõ ràng cho thấy Việt Nam vẫn tiếp tục tra tấn một số tù nhân chính trị đang ngày càng gia tăng của đất nước mặc dù đã ký Công ước của Liên hợp quốc về chống tra tấn và các hình phạt hoặc đối xử tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục cách đây hai năm (UNCAT).
Dự án 88 , một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Hoa Kỳ theo dõi các nỗ lực của chế độ Hà Nội nhằm đàn áp quyền tự do ngôn luận, hiện có khoảng 249 tù nhân chính trị trong các nhà tù của Việt Nam. Trong một báo cáo được phát hành vào ngày 5 tháng 11, 88 nhân viên Dự án cung cấp thông tin chi tiết về việc điều trị tra tấn đối với 19 tù nhân trong giai đoạn 2018-19 do vi phạm rõ ràng các cam kết UNCAT của Việt Nam và hiến pháp của quốc gia
Theo quy định tại Điều 20 của Hiến pháp Việt Nam, “Mọi người được bảo vệ chống tra tấn, bạo lực, cưỡng bức, nhục hình hoặc bất kỳ hình thức đối xử nào xâm hại đến thân thể, sức khỏe hoặc xúc phạm danh dự, nhân phẩm”. Tuy nhiên, cuộc điều tra của Dự án 88 cho thấy các quan chức nhà tù sử dụng một kho vũ khí chiến thuật để khiến các tù nhân bị buộc tội chính trị chứ không phải, gấp theo yêu cầu của họ hoặc thừa nhận tội lỗi.
Một số yếu tố kết hợp để giảm bớt sự ức chế đối với việc sử dụng tra tấn tù nhân chính trị. Hệ thống tư pháp không có tính độc lập. Giống như tất cả các cánh tay nối dài của nhà nước Việt Nam, hệ thống tư pháp bị kiểm soát chặt chẽ bởi Đảng Cộng sản (ĐCSVN) cầm quyền. Các phương tiện truyền thông phải chịu sự kiểm duyệt của nhà nước và không được khuyến khích điều tra hoàn cảnh của các tù nhân. Có một mạng lưới rộng lớn các nhà tù do Bộ Công an quản lý, nhiều nhà tù ở những nơi hoang vắng. Theo bản báo cáo. Các bản án đối với những người bị buộc tội “tội ác chống lại nhà nước” phần lớn được xác định trước và được đưa ra trong các phiên tòa rút gọn với ít sự tiếp cận của công chúng. (Phiên tòa xét xử 29 dân làng gần đây [hình trên] bị buộc tội về cái chết của ba cảnh sát trong một cuộc đột kích bạo lực của cảnh sát vào cộng đồng của họ là một ví dụ đáng chú ý.)
Báo cáo Dự án dài 32 trang 88 xem xét các trường hợp trong giai đoạn 2018-19 có vẻ như đáp ứng định nghĩa “tra tấn” và / hoặc “đối xử vô nhân đạo” theo luật pháp quốc tế.
Ảnh chụp các điều kiện nhà tù
Trong 13 trường hợp được kiểm tra trong báo cáo Dự án 88, các tù nhân chính trị bị từ chối có đại diện hợp pháp. Hai người đã bị xét xử mà không có bất kỳ thông báo nào cho gia đình họ.
Trên thực tế, nếu không muốn nói là chính xác, chính quyền thường cắt bỏ các quyền thăm nom gia đình và các hệ thống hỗ trợ. Ít nhất 32 cá nhân trong năm 2018 và 2019 đã bị từ chối thăm nom hoặc liên lạc với gia đình hoặc bị tùy tiện chuyển đến các nhà tù xa xôi, làm thất vọng nỗ lực của các gia đình trong việc xác minh sức khỏe và hạnh phúc của các tù nhân.
Báo cáo đếm 18 trường hợp không được chăm sóc sức khỏe đầy đủ cho các tù nhân chính trị. Trong số này, nhà giáo về hưu Đào Quang Thức đã chết trong tù vào cuối năm 2019, chỉ hai năm sau bản án 13 năm về tội “lật đổ”. Nguyên nhân chính thức của cái chết của ông là bị xuất huyết não và nhiễm trùng phổi.
Trước khi xét xử, Thức (trên, trái) bị những người thẩm vấn tra tấn và đánh đập, phải nhập viện. Anh ta cũng bị gia đình từ chối thực phẩm và đồ tiếp tế . Bị kết án và chuyển đến Trại giam số 6, tỉnh Nghệ An. Thức đã tham gia tuyệt thực cùng với các tù nhân khác vào năm 2019 để phản đối việc loại bỏ quạt trong đợt nắng nóng.
Ban quản lý trại giam đã chuyển Thức đến bệnh viện vào ngày 3 tháng 12 năm 2019, vì anh ta có dấu hiệu đau đớn, nhưng chỉ thông báo cho gia đình vào ngày sau khi chuyển viện. Tại đây, anh ta chết, mặc dù trước khi bị bỏ tù, anh ta không có tiền sử về các vấn đề sức khỏe. Nhà tù đã từ chối yêu cầu của gia đình về việc đưa thi thể anh ta về nhà để mai táng.
Điển hình là các trường hợp quản lý nhà tù từ chối điều trị y tế cho các tù nhân ngay cả khi họ đã bị thương trong tù. Chẳng hạn, Nguyễn Ngọc Anh (dưới) bị bạn cùng phòng hành hung dã man. Anh đã phàn nàn bằng văn bản về sự hung hăng của bạn cùng phòng. Nhân viên y tế của trại giam cho biết sau khi kiểm tra sơ bộ rằng những cơn đau mà Anh cảm thấy là triệu chứng của bệnh viêm xương khớp. Dù đau đến mức không ăn ngủ được nhưng một cán bộ trại giam cấp cao khuyên Anh nên chấp nhận thực tế hoàn cảnh của mình và tuân thủ các quy định.
Mặc dù Việt Nam khẳng định rằng các tù nhân không bị biệt giam, nhưng Dự án 88 nhận thấy rằng cách ly là hình phạt phổ biến đối với các tù nhân chính trị nói về hành vi lạm dụng nhà tù, cố gắng kháng cáo bản án hoặc từ chối ký nhận tội. Điều đó xảy ra với Nguyễn Ngọc Anh sau khi anh ta phàn nàn về việc bị bạn cùng phòng tấn công. Một người đấu tranh cho quyền của các tù nhân, Nguyễn Văn Hòa , đã bị đánh đập và bị biệt giam trong 4 tháng sau khi anh ta từ chối ký vào bản tường trình tù nhân có nhiều chỗ trống.
Các nhân viên công an đã lạm dụng thể chất Huỳnh Trường Ca (ảnh dưới) khi anh từ chối buộc tội các nhà hoạt động khác trong khi thẩm vấn trong tù. Mặc dù Ca bị nhiều vấn đề về sức khỏe, các nhà quản lý nhà tù đã đưa anh ta vào một phòng giam với những tù nhân hung hãn đã tấn công anh ta.
Việt Nam khẳng định rằng không có “tù nhân lương tâm”, “tù nhân chính trị” hay “những người bảo vệ nhân quyền” trong các nhà tù của mình. Sự thật là có một nhóm công dân khác biệt bị giam giữ theo các quy định về an ninh quốc gia. Họ thường xuyên phải đối mặt với sự phân biệt đối xử, tra tấn và đối xử vô nhân đạo khác do nhà nước bảo trợ khi bị giam giữ.
Báo cáo của Dự án 88 xem xét những ví dụ điển hình về sự đối xử tệ bạc này trong bối cảnh cuộc đàn áp bất đồng chính kiến ngày càng gia tăng. Việc bắt giữ và truy tố những công dân bình thường chỉ đơn thuần bày tỏ ý kiến của họ trên các nền tảng trực tuyến đã trở nên phổ biến.
Bốn mươi phần trăm những người bị bắt vì bày tỏ quan điểm không chính thống vào năm 2019 là những Facebooker không có lịch sử hoạt động sâu rộng. Gần một nửa trong số này bị buộc tội “tuyên truyền chống nhà nước”.
Chẳng hạn, Trần Thị Tuyết Diệu (bên dưới) bị buộc tội “tàng trữ, phổ biến tài liệu chống phá nhà nước”, vi phạm Điều 117 Bộ luật Hình sự 2015, vì đã đăng bình luận, hình ảnh và video clip lên mạng xã hội để ủng hộ các vấn đề xã hội và các nhà hoạt động mà chính phủ đã gán cho là “phản động.” Nếu bị kết tội, cô phải đối mặt với án tù 20 năm.
Việt Nam chịu trách nhiệm
Dự án 88 cho rằng đã đến lúc cộng đồng quốc tế không chỉ đơn thuần phản hồi với Việt Nam. Mặc dù chính phủ Việt Nam có thể ngụy biện về các điều khoản, nhưng có vẻ như chế độ Hà Nội đã làm ít hoặc không làm gì để ngăn cản các nhân viên nhà tù phân biệt đối xử có hệ thống đối với các tù nhân dựa trên chính kiến của họ.
Vào năm 2018, UNCAT và vào năm 2019, một cuộc Rà soát Định kỳ Chung của Liên hợp quốc, đã đưa ra các khuyến nghị cụ thể về cách Việt Nam có thể đưa các hoạt động hình sự liên quan đến tù nhân chính trị tuân thủ các nghĩa vụ của UNCAT. Đặc biệt, Việt Nam đã được Báo cáo viên đặc biệt của LHQ chấp nhận các chuyến thăm của Báo cáo viên đặc biệt về tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục khác, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các chuyến thăm điều tra của đại diện lãnh sự các nước thành viên.
Việc từ chối thực hiện các đề xuất này chỉ có thể được hiểu là sự đồng tình của chế độ, trong việc giải quyết bất đồng chính kiến, đối với việc Bộ Công an dựa vào tra tấn và đối xử vô nhân đạo.
Kaylee Uland là Giám đốc Nghiên cứu tại The88Project, một tổ chức phi lợi nhuận ủng hộ các tù nhân lương tâm tại Việt Nam
Nguồn: Torture of Political Prisoners Continues in Vietnam
Theo Asiasentinel.com (09.11.2020)