Quyền Dân Tộc Tự Quyết I
Mục lục
I- Ý nghĩa về Quyền Dân Tộc Tự Quyết và vòng tròn đồng tâm trên trống đồng
II- Quyền Dân Tộc Tự Quyết đã bị Cộng Sản Việt Nam tước đoạt
III- Quyền Dân Tộc Tự Quyết được ghi rõ trong văn kiện của Liên Hiệp Quốc
IV- Nguyên Tắc Căn Bản Dân Tộc Tự Quyết
V- Ý Nghĩa và Giá Trị về Quyền Dân Tộc Tự Quyết phải được Thực Hiện
VI- Phương Pháp Quyền Dân Tộc Tự Quyết phải được Thực Thi
VII- Những Yếu Tố Pháp Lý Bảo Đãm Quyền Dân Tộc Quyết trong Hiến Pháp
———————————————————
Dẫn Nhập
+ Quyền Dân Tộc Tự Quyết có nguồn gốc Nhân Bản sau xa từ Quyền Sống của Con Người. Con Người sinh ra là một sinh vật thưởng đẩng tối linh có Sự Sống thiêng liêng nhất trong muôn loài. Người (Nhân) là nơi giao hòa giữa Trời và Đất trong triết lý Âm (Đất) Dương (Trời ) của Kinh Dịch: Tam Tài Thiên Địa Nhân. Quyền Sống của Con Người do Tạo Hóa ban cho, là quyền tự nhiên và bình đẳng, đả tiến hóa và phát triển về vật chất (thể chất và môi sinh) và tinh thần (văn hóa, phong tục, tập quán và tôn giáo ) đều phải được tôn trọng như nhau, không thể bị tước đoạt. Nhưng Quyền Tự Quyết của Dân Tộc Việt Nam đả bị Cộng Sản VN vi phạm và tước đoạt một cách đọc đoán hơn nữa thế kỷ qua và áp đặt một hệ thống giá trị phi nhân, ngoại lai, phản tiến hóa. Đến nay đã 50 năm qua, quá dài, quá đủ. Thời cơ gió Đông trên bàn cờ quốc tế có G7 và các Liên Minh Quân Sự đang xoay chiều hướng về Biển Đông Nam Á. Chúng ta không the bỏ qua cơ hội này. Chúng ta vẫn chưa đủ sức giải trừ nan Cộng Sản, nên càng không thể thờ ơ, tuyệt vọng, buông xuôi cho số phận. Với thời cơ gió Đông hiện nay xoay chiều, đưa đến thay đổi cán cân lực lượng tại Đông Nam Á, rất thuận lợi cho Toàn Dân Tộc Việt nỗ lực thay đổi xã hội và thể chế chính trị ở Việt Nam.
+ Đây là trách nhiệm chung của mọi thành phần dân tộc, đồng khởi xướng, tham gia và cùng chung sức gánh vác nhiệm vụ hệ trọng của dân tộc Viet Nam.
+ Tâm Thư chỉ gói ghém trong một trang giấy, trong khi rất nhiều ý kiến đóng góp từ khắp nơi. Bạch Thư với nội dung những ý kiến đóng góp được phổ biến để cùng hiểu như nhau về Quyền Dân Tộc Tự Quyết và cùng chung đường lối nhằm tiến đến thực hiện Quyền Tự Quyết cho mọi thành phần Dân Tộc: Dân cùng biết, cùng bàn soạn, cùng tham gia, cùng quyết định và cùng trách nhiệm. Tất cả để thực thi quyền của Dân, do Dân, vì Dân.
+ Chúng ta sẽ có những buổi họp định kỳ trên Internet cùng nhau lắng nghe, bàn thảo, trong ngoài góp ý, một cách bình đẳng, để hoạch định và lên chương trình cụ thể nhằm tiến hành vận động, quảng bá, xây dựng Hội Nghị Dân Tộc Tự Quyết 2022 do Toàn Quốc Dân Việt tham gia, cho một Việt Nam tương lai không Cộng Sản, không độc tài. (Thông tin mời họp định kỳ qua nhóm eMail : hoinghidantoctuquyet2022@googlegroups.com
+ Người Việt Quốc Gia trong và ngoài nước cần chuẩn bị kế hoạch để sẵn sàng đáp ứng với thời cơ quốc tế, nhằm tránh tái diễn những sai lầm của Hiệp định Genève 1954 hay Hiệp định Paris 1973 đã bỏ qua Quyền Dân Tộc Tự Quyết của Toàn dân Việt Nam. Quyền Dân Tộc Tự Quyết phải được ghi rõ trong Hiến pháp Việt Nam, phải được tôn trọng và đặt lên trên mọi thứ quyền lực phe nhóm khác nhau.
Link ký tên tham gia đồng khởi xướng: https://www.hoinghidantoctuquyet.org
I- Ý nghĩa về Quyền Dân Tộc Tự Quyết và vòng tròn đồng tâm trên trống đồng.
Lịch sử Bách Việt hàng ngàn năm trước đến nay đã minh chứng: Các vua chúa và bạo quyền Tàu phương Bắc luôn luôn có dã tâm, tham vọng xâm chiếm, đô hộ nước Việt Nam chúng ta.
Trống đồng là cả một Triết lý Văn Hóa Việt, là sự kết tinh tuyệt vời, là biểu tượng sáng rực của văn hóa Việt Tộc bao gồm đầy đủ các yếu tố ngũ hành trong Việt Nho, của nền Ngũ Kinh Minh Triết. Nền tảng Văn Hóa Việt Tộc vào thời xa xưa, đã được ghi trên trống đồng, thể hiện sự đồng tâm hiệp lực quyền tự chủ, tự cường, tự quyết, là điểm nổi bật nhất về văn hóa (các hoa văn, vẽ rồng), chính trị (bàn tròn đồng tâm), xã hội (hình nhà, thuyền, máy nỏ cung tên, công nghệ), kinh tế (nhiều thú, giã gạo, nông nghiệp, ngư nghiệp, ấm no), quyền con người (vũ múa, thái hòa).. Chỉ có đồng tâm của mọi thành phần dân tộc mới thể hiện được nỗ lực hình thành, xây dựng và bồi đắp quốc gia qua các thời đại lịch sử. Những vòng tròn đồng tâm trên mặt trống đồng đã nói lên sự đoàn kết, bình đẳng, công bằng, không có sự phân biệt, như đã từng thể hiện qua Hội Nghị Diên Hồng. Tinh thần Dân Tộc Tự Quyết của Cha Ông ta vẫn còn đó, và biểu tượng trống đồng là minh chứng cho những lời thề chúng ta ngày nay Đồng Tâm Cứu Nước và Giữ Nước.
II- Quyền Dân Tộc Tự Quyết đã bị Cộng Sản Việt Nam tước đoạt.
- Hiệp định Genève ngày 20.7.1954 quyết định chia cắt Đất Nước VN thành hai miền Nam Bắc, đã không tôn trọng Quyền Tự Quyết của người Việt Nam. Người dân hai miền Nam Bắc đã không được thăm dò ý kiến, quyết định về việc chia đôi đất nước. (Hiệp Định Genève 1954)
- Hiệp định Paris ngày 27.01.1973lại một lần nữa chia cắt Đất Nước VN thành 3 miền/vùng thể chế khác nhau, bất chấp Quyền Tự Quyết của người dân Việt được phép chọn lựa nơi sinh sống và thể chế chính trị phù hợp cho mình.
Hiệp Định Paris 1973 (tiếng Việt)
Hiệp Định Paris 1973 (tiếng Anh).
- Định Ước Quốc tế về Quyền Dân Tộc Tự Quyết, đã được quy định trong các văn kiện cua LHQ. Các chính quyền tại hai miền Nam, Bắc Việt Nam trước 1975 và toàn Việt Nam bây giờ đã viện dẫn nhiều lý do khác nhau đưa đến việc không tôn trọng và bảo vệ quyền Dân Tộc Tự Quyết.
- Kết Luận : Phải trả lại Quyền Dân Tộc Tự Quyết cho Toàn Dân Việt Nam !
Quyền Dân Tộc Tự Quyết phải được ghi rõ trong Hiến Pháp Việt Nam, phải được tôn trọng và thực thi, phải đặt Quyền Dân Tộc Tự Quyết lên trên các quyền lực, quyền lợi, bè phái, các thủ đoạn chính trị, độc quyền.
Sau 2 cuộc cách mạng ở Pháp và Anh, các nhà tư tưởng Âu Châu (Montesquieu, Jean Jaques Rousseau) cùng đều có tư tuởng về một Quốc Hội Đại Nghị không dành riêng cho gia đình trị của vua chúa hay gia đình các đảng phái mà là của mọi thành phần Dân Tộc.
III- Quyền Dân Tộc Tự Quyết được ghi rõ trong văn kiện của Liên Hiệp Quốc.
Bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc 1948
Hiến Chương Liên Hiệp Quốc 1945
Công Ước Quốc tế về các Quyền Dân Sự và Chính Trị 1966
Tuyên Ngôn Liên Hiệp Quốc về Quyền của các Dân Tộc Bản Địa 2007
+ Trong quan hệ quốc tế từ trước đến nay, Quyền Dân Tộc Tự Quyết được hiểu là một dân tộc có hoàn toàn tự do trong việc thực hiện quyền giành độc lập, tự chủ, lựa chọn thể chế chính trị, đường lối phát triển quốc gia. Vì vậy, Quyền Dân Tộc Tự Quyết thuộc nội dung quan trọng của Quyền Dân Tộc cơ bản trong quan hệ quốc tế hiện nay. Tôn trọng Quyền Dân Tộc Tự Quyết trở thành nguyên tắc pháp lý quốc tế, được ghi nhận trong Hiến chương Liên Hiệp Quốc năm 1945 và nhiều văn bản quốc tế quan trọng khác.
+ Quyền Dân Tộc Tự Quyết không phải là quyền của nhà nước tự quyết hay quyền chính phủ tự quyết các vấn đề hệ trọng của Đất Nước, hay Vận Mệnh của cả một Dân Tộc.
+ Quyền Dân Tộc Tự Quyết là nguyên tắc để duy trì hòa bình và hữu nghị giữa các dân tộc. Quan hệ giữa các dân tộc được xác định trong Hiến chương LHQ,
chính là quan hệ giữa các quốc gia độc lập, có chủ quyền, trong đó các dân tộc bình đẳng và mỗi dân tộc đều có quyền tự định đoạt vận mệnh của mình. (theo Điều 55 Hiến chương LHQ)
+ “Trao trả độc lập cho các nước và các dân tộc thuộc địa hay xâm chiếm”, “Tất cả các dân tộc đều có quyền tự quyết, trong đó có quyền thiết lập chế độ chính trị, thực hiện sự phát triển kinh tế – xã hội và văn hóa của mình”. (Nghị Quyết số 1514 (XV) ngày 14.12.1960 của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc.)
+ “Việc thiết lập một nhà nước độc lập có chủ quyền hay tự do gia nhập vào nhà nước độc lập khác, hoặc liên kết với quốc gia đó, cũng như việc thiết lập bất cứ chế độ chính trị nào do người dân tự do quyết định là các hình thức thể hiện Quyền Dân Tộc Tự Quyết”, và “Các chính quyền mỗi quốc gia đều có nghĩa vụ tôn trọng quyền này, phù hợp với hiến chương Liên Hiệp Quốc”. (Tuyên Bố 1970 của Liên Hiệp Quốc về Các nguyên tắc của luật quốc tế, Liên Hiệp Quốc).
+ Quyền của các Dân Tộc Thiểu Số trong Pháp Luật Quốc Tế :
Thường trong mỗi quốc gia có nhiều Dân Tộc khác nhau cùng sinh sống, các sắc tộc ít người được gọi là dân tộc thiểu số. Tất cả các dân tộc này cùng hợp thành một Quốc Gia Dân Tộc chung. Quyền Dân Tộc Tự Quyết thuộc về tất cả mọi thành phần Dân Tộc thường xuyên sinh sống trên lãnh thổ của một quốc gia nhất định.
+ “Mọi người sinh ra đều được hưởng tất cả các quyền tự do, không có bất kỳ phân biệt đối xử nào về Chủng Tộc, Màu Da, Giới Tính, Ngôn Ngữ, Tôn Giáo, Nguồn Gốc Dân Tộc hoặc Xã Hội” (Tuyên Ngôn toàn thế giới về Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc (UDHR) năm 1948).
+ “Tại những nước có nhiều dân tộc thiểu số, tôn giáo và ngôn ngữ cùng chung sống, thì những cá nhân các dân tộc, tôn giáo, ngôn ngữ thiểu số đó, cùng với những thành viên khác của cộng đồng mình, không thể bị tước bỏ quyền được hưởng nền văn hóa riêng, quyền được thực hành tôn giáo riêng, quyền được sử dụng tiếng nói riêng của họ” (Công Ước Quốc Tế về các Quyền Dân Sự và Chính Trị (ICCPR) năm 1966).
+ Bên cạnh việc ghi nhận quyền của các dân tộc thiểu số, pháp luật quốc tế còn quy định trách nhiệm của các quốc gia thành viên Công Ước phải bảo đảm cho các cá nhân các dân tộc thiểu số quyền được hưởng nền văn hóa, ngôn ngữ trong các điều kiện đặc thù của mình.
+“Các Quốc Gia sẽ bảo vệ sự tồn tại và bản sắc Dân Tộc, Sắc Tộc, Văn Hóa, Tôn Giáo và Ngôn Ngữ của người thiểu số trong phạm vi lãnh thổ thuộc sự quản lý của họ và khuyến khích những điều kiện để thúc đẩy bản sắc đó; các Quốc Gia sẽ thông qua những biện pháp lập pháp và những biện pháp thích hợp khác để đạt được những mục tiêu này” (Tuyên Ngôn về quyền của các nhóm thiểu số về Dân Tộc, Chủng Tộc, Tôn Giáo và Ngôn Ngữ năm 1992).
IV – Nguyên Tắc Căn Bản Dân Tộc Tự Quyết.
+ Nguyên Tắc Dân Tộc Tự Quyết được ghi trong các Điều Ước quốc tế và Tập Quán Quốc Tế. Điều 1 về Mục Đích, Tôn Chỉ của Liên Hiệp Quốc quy định một trong các mục đích của Liên Hiệp Quốc là : “Phát triển quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc về quyền bình đẳng và Dân Tộc Tự Quyết, và thực thi các biện pháp phù hợp để tăng cường nền hòa bình phổ quát.”
Nguyên tắc này cũng ghi ở Điều 55, Chương IX về Hợp Tác Quốc Tế về Kinh Tế và Xã Hội.
+ Nguyên Tắc Dân Tộc Tự Quyết có 4 nội dung chính :
- Thứ nhất, các dân tộc có quyền tự do quyết định chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của mình mà không có sự can thiệp từ các quốc gia khác.
- Thứ hai, tương lai của mỗi dân tộc do chính dân tộc đó quyết định. Quyền Dân Tộc Tự Quyết chia thành Quyền Tự Quyết bên trong (internal self-determination) quyết định các vấn đề nội bộ, trong sự toàn vẹn lãnh thổ và thống nhất chính trị của quốc gia đó và Quyền Tự Quyết bên ngoài (external self-determination) bảo đảm sự độc lập, bên ngoài không can thiệp.
- Thứ ba, tất cả các chính quyền các quốc gia có nghĩa vụ phải tôn trọng Quyền Tự Quyết của các dân tộc, không ngăn cản mà phải hỗ trợ việc thực thi quyền này.
- Thứ tư, Quyền Dân Tộc Tự Quyết không cho chủ nghĩa thực dân, xâm chiếm hay độc tài tiếp tục tồn tại; không cho phép một quốc gia độc đoán, ngăn chặn, cưỡng ép, bóc lột, đàn áp dân tộc khác.
+ Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền : Sự công nhận quyền đồng đều và bất khả xâm phạm của Nhân Loại là nền móng cho Tự Do, Công Lý và Hòa Bình Thế Giới.
+ Nghị Quyết liên quan đến Quyền Dân Tộc Tự Quyết còn được bổ túc ghi vào 2 Công Ước ban hành trong năm 1966: Công Ước về các quyền dân sự và chính trị, và Công Ước về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa: Quyền Dân Tộc Tự Quyết của Toàn Dân là Quyền bất khả xâm phạm, phải được đặt lên trên hết.
Các Công Ước này có hiệu lực pháp lý đối với các Nước hội viên đã tham gia và phê chuẩn.
+ Chương 1, Điều 1, khoản 2 Hiến Chương Liên Hiệp Quốc 1945 đã ấn định : “ Mục đích của Hiến Chương LHQ là để phát triển liên hệ thân hữu giữa các quốc gia đặt căn bản trên sự tôn trọng nguyên tắc công bằng và Quyền Dân Tộc Tự Quyết của các dân tộc, áp dụng những biện pháp thích hợp để thăng tiến nền hoà bình thế giới“.
+ Chương 15 Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền : Mọi người đều có Quyền Tự Quyết, (không ai bị tước đoạt quốc tịch, hay bị từ chối quyền thay đổi quốc tịch).
+ Điều 5,2 Công Ước Quốc Tế về các Quyền Dân sự và Chính trị, Liên Hiệp Quốc biểu quyết ngày 16.12.1966 và Việt Nam tham gia ngày 24.9.1982 : “Không được phép hạn chế hoặc hủy bỏ bất kỳ Nhân Quyền Cơ bản nào đã được công nhận hoặc đang áp dụng tại quốc gia thành viên của Công Ước này”;
+ Điều 21 Tuyên Ngôn Quốc Tế về Nhân Quyền năm 1948 của Liên Hiệp Quốc : Mọi người dân đều có quyền tham gia vào việc điều hành xứ sở, trực tiếp tham gia các cơ quan nhà nước của mình, hoặc qua các đại biểu được tự do tuyển chọn. Ý muốn của người dân phải là nền tảng của quyền lực chính quyền, thể hiện qua các cuộc bầu cử định kỳ và thực sự, bằng phiếu kín, phổ thông và bình đẳng đầu phiếu, hoặc các cách tương đương của bầu cử tự do.
+ Điều 25 Công Ước Quốc Tế về các Quyền Dân Sự và Chính Trị năm 1966 của Liên Hiệp Quốc : Mọi công dân, không có bất kỳ phân biệt nào và không có bất kỳ hạn chế bất hợp lý nào, đều có quyền và cơ hội trực tiếp tham gia điều hành các công việc xã hội hoặc qua các đại diện do họ tự do chọn, bầu cử và ứng cử trong các cuộc bầu cử định kỳ chân thực, bằng phổ thông đầu phiếu, bình đẳng và phiếu kín, đảm bảo cử tri được tự do bày tỏ ý nguyện của mình.
V- Ý Nghĩa và Giá Trị về Quyền Dân Tộc Tự Quyết phải được Thực Hiện.
+ Lịch sử Việt Nam đã minh chứng và LHQ đã định nghĩa, Quyền Dân Tộc Tự Quyết của các dân tộc là Quyền Tự Quyết về chính trị : “Quyền Dân Tộc Tự Quyết là quyền phân lập Nhà Nước của mỗi dân tộc đó khỏi quyền lãnh đạo của dân tộc khác, nghĩa là thành lập một Quốc Gia Dân Tộc độc lập”. Như vậy, Quyền Dân Tộc Tự Quyết là quyền của một Dân Tộc Tự Quyết định thể chế chính trị của mình khỏi quyền lực độc tài hoặc áp bức họ.
+ Việc thừa nhận và giành lại Quyền Dân Tộc Tự Quyết ở Việt Nam là cấp bách hiện nay, vì toàn dân đang phải chịu đựng Virus Vũ Hán và chế độ bạo quyền Cộng Sản gian ác, ngày càng tham quyền cố vị. Toàn dân Việt đã và đang phải chịu đựng gian khổ nặng nề, khác xa những gì Cộng Sản tuyên truyền dối lừa quốc tế. Việc thừa nhận quyền Dân Tộc Tự Quyết ở các nước Cộng Sản thống trị như Trung Cộng, Triều Tiên, Cuba, Việt Nam, Lào, Đài Loan, Hồng Kông, Tây Tạng, Duy Ngô Nhĩ Tân Cương, Nội Mông…cũng cấp bách, vì các dân sắc tộc này đang phải sống ở những vùng bị trị phải chịu áp bức nặng nề hơn nhiều so với các Quốc Gia lân cận.
+ Vì thế, việc thừa nhận Quyền Dân Tộc Tự Quyết tại các vùng kể trên có tầm quan trọng đặc biệt” và thế giới tự do phải công nhận và yểm trợ.
+ Mục đích thực hiện Quyền Dân Tộc Tự Quyết để bảo đảm bình đẳng dân tộc. Quyền này càng được đề cao khi dân tộc bị áp bức. Việc thực hiện quyền Dân Tộc Tự Quyết là để xóa bỏ tình trạng áp bức dân tộc đang xảy ra và bảo đảm bình đẳng chung.
+ Khi dân tộc bị áp bức thì phải đấu tranh giành lại Quyền Dân Tộc Tự Quyết để bảo đảm sự bình đẳng cho dân tộc. Công nhận, bảo vệ và quảng bá Quyền Dân Tộc Tự Quyết là bảo vệ quyền bình đẳng dân tộc. Không chấp nhận áp bức là đấu tranh chống mọi đặc quyền của tầng lớp lãnh đạo.
+ Các nguyên tắc cần bảo đảm khi thực hiện Quyền Dân Tộc Tự Quyết. Dân chống áp bức, nô dịch dưới mọi hình thức, nên khi một dân tộc trong một nước đòi thành lập quốc gia riêng, thì nhà cầm quyền và các dân tộc chiếm đa số khác, không được dùng bạo lực để cấm đoán, đàn áp. Các dân tộc đòi Quyền Tự Quyết cũng phải dùng các biện pháp hòa bình và chính người thuộc dân tộc đó quyết định có phân lập ra thành quốc gia riêng hay không.
+ Cộng Đồng Quốc Dân Việt Tự Do, do sống tại các quốc gia mang đặc điểm xã hội dân chủ tự do, nên mặc dù không đồng nhất tư tưởng và hành động, tập thể người Việt hải ngoại đã tạo được tiếng nói có ảnh hưởng đến chính sách của các quốc gia tự do, khiến tuyên truyền của CS tại hải ngoại bị thảm bại. “Nhân vô tín, bất lập”, người không tin thì không đứng vững được. Trước công luận và quan điểm của thế giới tự do, việc các đảng cộng sản cướp chiếm và thống trị một quốc gia là dã man, phi nhân, thất đức.
+ Để xoá bỏ Chế độ độc tài đảng trị của Cộng Sản VN, chúng ta luôn nỗ lực trên mọi phương diện chính trị, ngoại giao, kinh tế, truyền thông, công pháp quốc tế. Cộng Sản VN đã vi phạm các Công Ước, Hiệp Định Quốc Tế mà Cộng Sản VN đã ký kết. Chúng đã trắng trợn vi phạm Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền mà chúng đả cam kết tuân thủ khi xin gia nhập Liên Hiệp Quốc năm 1977, và trước đó đã vi phạm Hiệp Định Genève 1954 và Hiệp Định Paris 1973. Người Việt tự do chúng ta vẫn kiên trì suốt 46 năm qua, tranh đấu không ngừng cho một nước Việt Nam độc lập, tự do, hạnh phúc, công lý, tôn trọng nhân quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ.
+ Việt Nam hiện nay, nhìn dưới khía cạnh nào cũng thấy là Dân Tộc VN mất Quyền Dân Tộc Tự Quyết. Muốn giành lại Quyền Dân Tộc Tự Quyết cho Việt Nam, phải lấy dân là gốc; Toàn dân phải cùng hiểu biết về quyền Dân Tộc Tự Quyết. Nghĩa là dân được tham gia bàn thảo chung, cùng kiểm soát, cùng quyết định chung và dân có trách nhiệm chung về mọi vấn đề hệ trọng của Dân Tộc và Đất Nước. Chúng ta không chỉ vận động với các quốc gia tự do đã ký vào các văn kiện quốc tế liên quan đến Việt Nam, mà còn phải vận động với tất cả các quốc gia tự do là các thành viên của Liên Hiệp Quốc, nơi có người Việt quốc gia sinh sống để yêu cầu được yểm trợ kế hoạch giành lại quyền Dân Tộc Tự Quyết cho toàn dân Việt Nam.
+ Công việc nầy, muốn thành công, cần thiết phải tổ chức một Hội Nghị Dân Tộc Tự Quyết, với sự tham gia của mọi thành phần dân tộc. Hội nghị này sẽ là một chủ thể chính trị chính danh gồm mọi thành phần dân tộc trong xã hội với các đảng phái chính trị, cộng đồng, tôn giáo, sắc tộc, đoàn thể xã hội dân sự, cùng các cá nhân có uy tín, khả năng tham gia.
+ Đảng và nhà nước Cộng Sản VN không bao giờ muốn cho đồng bào Việt Nam hưởng ứng tham gia Quyền Dân Tộc Tự Quyết, thể hiện qua tổng tuyển cử tự do, soạn thảo hiến pháp. Vì chúng sợ thất cử, mất quyền, mất chức hay bị hay truất phế, giải tán, bị trừng trị không còn nắm độc quyền, nguỵ biện, gian dối, lừa gạt, đục khoét tài sản của nhân dân Việt Nam.
+ Tất cả chúng ta hãy từ bỏ quan niệm chỉ làm việc có lợi cho mình hay tổ chức của mình, cạnh tranh bất chính cùng các đoàn thể khác đang cùng dân tộc nỗ lực giành lại Quyền Tự Quyết Dân Tộc. Cạnh tranh bất chính là tự phá hủy sự liên minh, kết hợp, tự bẻ gãy sức mạnh của chính mình. Chúng ta cần tranh đấu cho quyền lợi chung của cả dân tộc, đặt Tổ Quốc-Dân Tộc-Công Bằng-Tự Do-Công Minh lên trên hết.
+ Thủ phạm làm suy đồi, tan nát dân tộc Việt Nam suốt 50 năm qua chính là đảng Cộng Sản VN với guồng máy cầm quyền độc tài. Đến nay, mặc dầu có rất nhiều tổ chức, cộng đồng, tôn giáo, chính phủ, đảng phái hay cá nhân trong và ngoài nước đã cố gắng đấu tranh không ngừng nghỉ, nhưng chưa đạt kết quả mà toàn dân đã và đang mong đợi là xóa bỏ thể chế Cộng Sản tại Việt Nam.
+ Chìa khóa đem đến thành công là có được sự tín nhiệm của người dân qua Giải Pháp Quyền Dân Tộc Tự Quyết. Từ dó sẽ thu phục được nhân tâm quốc tế để giành lại Quyền Dân Tộc Tự Quyết cho Dân Tộc Việt Nam. Đây là một cuộc vận động chung của mọi Người Việt Quốc Gia.
+ Quyết tâm giải thoát Dân Tộc khỏi ách độc tài đảng trị, lấy lại Quyền Tự Quyết để người dân có cơ hội tự chọn thể chế chính trị mà đa số Đồng Bào mong ước. Muốn sống đời nô lệ hay muốn sống tự do, làm chủ số phận mình, đó chính là thực thi Quyền Dân Tộc Tự Quyết.
VI- Phương Pháp Quyền Dân Tộc Tự Quyết phải được Thực Thi.
- Quyền Dân Tộc Tự Quyết được thể hiện bằng bầu cử tự do :
Điều 21 Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền ấn định : “Mọi người đều có quyền tham chính trực tiếp hoặc gián tiếp được tuyển chọn qua cuộc bầu cử tự do“
+ Tổng tuyển cử hay bầu cử tự do phải lấy ý chí chung của Toàn Dân làm căn bản, thể hiện qua việc bầu cử bằng phổ thông đầu phiếu, kín, có sự giám sát của quốc tế và việc bảo đảm an ninh, minh bạch bầu cử do các tổ chức dân sự xã hội, truyền thông độc lập đảm trách.
+ Không ai có thể một mình hoàn thành sứ mệnh. Chúng ta cần có tổ chức với các đại diện tại các quốc gia tự do, tại các tiểu bang có người Việt cư ngụ và nhất là tại Việt Nam (trong nước vì an ninh nên kín đáo vận động quần chúng qua việc phổ biến Bạch thư về Quyền Dân Tộc Tự Quyết đến với toàn dân).
- Dự kiến Chương Trình Hành Động :
Khởi đầu là sự liên minh, kết hợp thành một lực lượng bao gồm những người dấn thân, không phân biệt tuổi tác, giới tính, đảng phái, cộng đồng, tôn giáo, sắc tộc, đoàn thể … hải ngoại hay quốc nội, miễn là có khả năng hướng dẫn quần chúng, từ tư tưởng đến hành động, linh động theo tình hình thời sự. Lực lượng này sẽ hoạch định và hỗ trợ cho việc lập ra một diễn đàn công, mở rộng cho mọi thành phần dân tộc cùng tham gia bàn thảo kế hoạch tương lai cho Việt Nam qua tên gọi Diễn Dàn Hội Nghị Quyền Dân Tộc Tự Quyết. Với các đại biểu có uy tín, khả năng chuyên môn được chọn lựa và đề cử, Diễn Dàn Hội Nghị sẽ chuẩn bị tổ chức một Hội Nghị Quyền Dân Tộc Tự Quyết, dự kiến trong năm 2022, để lên chương trình chuẩn bị hình thành một mô thức chính trị có tư cách pháp nhân quốc tế. Mô thức này có thể gọi là Hội Đồng Quyền Dân Tộc Tự Quyết. Hội Đồng này sẽ mang trọng trách đại diện cho toàn dân Việt Nam về đối nội và đối ngoại. Công việc của Hội Đồng là thành lập và yểm trợ các số Ủy Ban chuyên môn (soạn Bản Dự Thảo Hiến Pháp tương lai, cũng như luật bầu cử…) và bầu ra một Quốc Hội Lập Hiến đại diện cho toàn dân Việt Nam, soạn thảo Hiến Pháp Mới và chuẩn bị kế hoạch tổ chức tổng tuyển cử tại Việt Nam để bầu Quốc Hội Lâm Thời.
Nếu Quốc Hội Lập Hiến chưa tổ chức được tổng tuyển cử tại Việt Nam thì Hội Đồng Dân Tộc Tự Quyết sẽ tiếp tục đảm trách tiến hành các việc nước, bảo vệ mọi quyền lợi dân tộc và quốc gia Việt Nam.
“Chúng ta hãy bắt đầu, vì bắt đầu là ngưỡng cửa của sự thành công”.
- Tiến Trình Giải Pháp Dân Tộc Tự Quyết Việt Nam (dự thảo)
(Đây là bản sơ thảo, bản dự thảo chi tiết từng giai đoạn sẽ được thảo luận trên Diễn Đàn Hội Nghị Dân Tộc Tự Quyết trong giai đoạn 2)
Giai đoạn 1: Diễn Đàn Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Tự Do-Thế Giới
Thảo luận về các Giải Pháp cho Việt Nam ngõ hầu giải thể được chế độ Cộng Sản VN độc tài toàn trị. Đề nghị và vận động, quảng bá giải pháp giành lại Quyền Tự Quyết cho Dân Tộc Việt Nam với sự tham gia của mọi tổ chức, thành phần người Việt trong và ngoài nước. Tham khảo, thăm dò ý kiến người Việt tại các quốc gia, vùng, châu lục…
. Tâm thư + Vận động, quảng bá trên các đài truyền thông. Bạch thư.
Giai đoạn 2: Diễn Đàn Hội Nghị Quyền Dân Tộc Tự Quyết
Bàn thảo kế hoạch chương trình cụ thể Hội Nghị Quyền Dân Tộc Tự Quyết sắp tới cũng như tiến trình của các giai đoạn kế tiếp.
Ban Vận Động Hội Nghị Quyền Dân Tộc Tự Quyết
Giai đoạn 3: Hội Nghị Quyền Dân Tộc Tự Quyết (địa điểm thông báo sau)
Bàn thảo kế hoạch, phác thảo mô thức, chương trình cho Hội Đồng Dân Tộc Tự Quyết.
Đề cử, chỉ định các đại biểu Hội Đồng Dân Tộc Tự Quyết
Giai đoạn 4: Hội Đồng Dân Tộc Tự Quyết hình thành và hoạt động
Trong đó có việc thành lập các ủy ban chuyên môn.
- Đề cử đại biểu cho các Ủy Ban (Ủy Ban Dự Bị Lập Hiến, Ủy Ban Luật Bầu Cử…)
Giai đoạn 5: Các Ủy Ban hoạt động
Các Ủy Ban: Soạn Thảo Hiến Pháp, Luật Bầu Cử, Tổ Chức Bầu Cử, Vận Động (dân vận, quốc tế vận) …
Trong giai đoạn này, Hội Đồng Dân Tộc Tự Quyết vẫn là chủ thể lãnh đạo, điều hành việc nước và yểm trợ về mọi mặt cho các Ủy Ban hoạt động.
Giai đoạn 6: Tổ chức tổng tuyển cử, bầu cử Đại Biểu Quốc Hội Lâm Thời.
- Quốc Hội Lâm Thời chính thức hoạt động.
Nhiệm vụ chính của Quốc Hội Lâm Thời là thúc đẩy nhanh chóng tiến trình gây áp lực đảng Cộng Sản Việt Nam giải thể và trả lại Quyền Dân Tộc Tự quyết cho Dân Tộc Việt Nam.
- Kế Hoạch tổ chức Hội Nghị Dân Tộc Tự Quyết tại Hoa Kỳ (giai đoạn 3):
(Phần này sẽ do các thành viên tại địa phương tổ chức lên kế hoạch soạn chương trình và việc tổ chức Hội Nghị Dân Tộc Tự Quyết ).
1/ Nhân sự, tài chánh, phương tiện tổ chức, …
2/ Tìm phòng cho Hội Nghị Dân Tộc Tử Quyết tại địa điểm thích hợp, an ninh, truyền thông trực tuyến Đại Hội…
3/ Danh sách khách mời tham dự Hội Nghị Dân Tộc Tử Quyết, và chính khách, tổ chức quốc tế…
4/ Việc vận chuyển, đưa đón, lưu trú cho đại biểu trong thời gian Đại Hội…
5/ Giám sát tài chánh chi phí cho Đại Hội.
6/ Soạn thảo Thư Giới Thiệu tổ chức Hội Nghị Dân Tộc Tử Quyết, thông báo đến các chính quyền, tổ chức quốc tế và truyền thông.
VII -Những Yếu Tố Pháp Lý Bảo Đãm Quyền Dân Tộc Quyết trong Hiến Pháp.
+ Kế Hoạch dự kiến, thận trọng đề phòng Cộng Sản chơi trò bình mới rượu cũ, như đã và đang xảy ra tại Nga, thay đổi tên đảng để tiếp tục nắm quyền, vì đã có sẵn lực lượng, phương tiện, các hạ tầng cơ sở, trong khi các đảng phái Quốc Gia đang yếu về mọi mặt.
+ Phải tránh nạn độc quyền, độc tài của bất cứ đảng phái, chính trị, tài phiệt, thế lực ngầm, tôn giáo, truyền thông, tổ chức, ngoại bang… như trong lịch sử đã từng xảy ra trên thế giới cũng như tại Việt Nam.
(Một số độc quyền xem ra hữu lý, nhằm bảo vệ quyền tác giả, quyền lợi nhà sản xuất… hoặc độc quyền lấy lý do tình trạng an ninh quốc gia. Nhưng từ việc bảo vệ các độc quyền xem ra hữu lý, người ta dễ bị cám dỗ ganh tương đố kỵ, tìm cách loại trừ đối thủ bằng nhiều hình thức, loại bỏ các sáng kiến hoặc những người có ý kiến mới nguy hại cho quyền hành, lợi thế của mình.)
KẾT LUẬN :
Quyền Dân Tộc Tự Quyết là một giải pháp hữu hiệu khả thi. Nhưng cần đến sự đồng lòng của toàn dân tộc kết hợp tất cả các cá nhân và đoàn thể, tổ chức người Việt quốc gia, trong nước và hải ngoại, không phân biệt tôn giáo, sắc tộc. Sự liên kết giữa các cá nhân có tài có đức, có uy tín và chuyên môn của các tổ chức, đảng phái, đoàn thể xã hội dân sự trong mọi tầng lớp, sẽ là những yếu tố quan trọng cần thiết để thực hiện Quyền Dân Tộc Tự Quyết sau 70 năm cai trị tại miền Bắc và 46 năm tại miền Nam Việt Nam.
Với một Hội Đồng Dân Tộc Tự Quyết được hình thành trong tương lai gần và sau đó là Quốc Hội Lập Hiến, Quốc Hội Lâm Thời. Các công việc quốc gia hệ trọng và trách nhiệm đối với Dân Tộc Việt Nam sẽ được thực thi một cách hài hòa, ổn định và bình đẳng theo các nguyên tắc dân chủ và nhân quyền phù hợp với Quyền Dân Tộc Tự Quyết.
Moi Ý Kiến đóng góp xin vui lòng gửi về: hoinghidantoctuquyet2022@gmail.com
Kính xin Toàn Thể Đồng Bào Việt Nam Hải Ngoại và Quốc Nội cùng tham gia thực hiện Quyền Dân Tộc Tự Quyết đề bảo vệ Dân Tộc và Quốc Gia.
Tập Thể Người Việt Quốc Gia Trong và Ngoài Nước Yêu Chuộng Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền
***
Phụ lục:
Các tài liệu, văn kiện quan trọng có liên quan đến Việt Nam và Quyền Dân Tộc Tự Quyết để tham khảo:
Hiến Chương Liên Hiệp Quốc 1945
Bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc 1948
Công Ước Quốc tế về các Quyền Dân Sự và Chính Trị 1966
Tuyên Ngôn Liên Hiệp Quốc về Quyền của các Dân Tộc Bản Địa 2007
Hiệp Định Paris 1973 (tiếng Việt)
Hiệp Định Paris 1973 (tiếng Anh)
Liên Hiệp Quốc và Quyền Dân Tộc Tự Quyết – Trần Xuân Thời
Luật Hiến Pháp và Chính Trị Học – Nguyễn Văn Bông
Hiến Pháp Việt Nam Cộng Hòa 1976
Thông tin, quảng bá, vận động về Giải Pháp Quyền Dân Tộc Tự Quyết trên các đài truyền thông, mạng xã hội internet: Global TV, Nỏ Thần TV, VietFin Chanel, Youtube, Facebook Cộng Đồng Người Việt, Web Site …
Vận động Hội nghị Dân Tộc Tự Quyết; Hội luận VIỆT NAM DÂN TỘC TỰ QUYẾT
Thứ sáu: 1:00pm giờ California, 22 giờ Âu Châu.
Chủ nhật: 11:00am giờ California, 20 giờ Âu Châu.
10g Miền Đông Hoa Kỳ mỗi ngày và 16g Âu Châu trên kênh Hội Nghị Dân Tộc Tự Quyết
https://www.youtube.com/channel/UC2eNM-EFpangCylc86d3hHg
https://vietnews.tv, https://gtivi.com
http://toandanykien.nhanchu.net
https://www.facebook.com/gtiviToanDanYKien
https://www.youtube.com/hashtag/nothantv
https://www.youtube.com/channel/UCc7TprCdmfHUxPxGLq8id2Q
Liên lạc qua eMail: hoinghidantoctuquyet2022@gmail.com
(eMail nội bộ: hoinghidantoctuquyet2022@googlegroups.com
Link ký tên tham gia đồng khởi xướng: https://www.hoinghidantoctuquyet.org