Không cần tới đại hội, ‘đế chế Tô Lâm’ đã hiện nguyên hình

Việc Tổng Bí Thư Tô Lâm, vốn không phải là người đứng đầu Quốc Hội hay Chính Phủ lại trực tiếp là trưởng Ban chỉ đạo Trung Ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật thuộc hai nhánh quyền lực này, đã đập tan trục phân quyền giữa Đảng-Nhà Nước-Quốc Hội.Đế chế Tô Lâm tại Việt Nam đã hiện nguyên hình.Ngày 1 Tháng Năm, Bộ Chính Trị CSVN ban hành quyết định số 288-NQ/TW, thành lập ban chỉ đạo Trung Ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật do Tổng Bí Thư Tô Lâm làm trưởng ban, hai phó ban là Thủ Tướng Phạm Minh Chính và Chủ Tịch Quốc Hội Trần Thanh Mẫn. Ngoài ba cá nhân này, ban còn có thêm 23 ủy viên, trong đó có 7 ủy viên Bộ Chính Trị gồm các ông: Phan Đình Trạc, Lê Minh Hưng, Nguyễn Duy Ngọc, Nguyễn Trọng Nghĩa, Đỗ Văn Chiến, Phan Văn Giang và Lương Tam Quang.Ban chỉ đạo Trung Ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật có nhiệm vụ đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật, nhằm đảm bảo hiệu quả trong việc triển khai các chính sách pháp luật, đáp ứng các yêu cầu phát triển đất nước Việt Nam trong kỷ nguyên mới.Dưới góc nhìn chính trị nội bộ Đảng CSVN, việc ông Tô Lâm được bổ nhiệm làm trưởng ban chỉ đạo Trung Ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật đã phát sinh ra nhiều điểm bất thường và đáng lưu ý, lại xuất hiện ngay tại thời điểm mà từng cá nhân có tầm ảnh hưởng nào cũng cần gia tăng quyền lực trước Đại Hội Đảng CSVN lần thứ XIV (nhiệm kỳ 2026-2031).

https://saigonnhonews.com/thoi-su/viet-nam/khong-can-toi-dai-hoi-de-che-to-lam-da-hien-nguyen-hinh/

50 năm ngày chấm dứt chiến tranh : Việt Nam diễu binh rầm rộ, kêu gọi hòa bình và đoàn kết

Hôm nay, 30/04/2025, Việt Nam kỷ niệm 50 năm kết thúc cuộc chiến chống Mỹ và thống nhất đất nước với màn diễu binh hoành tráng, lần đầu tiên với sự hiện diện của binh sĩ Trung Quốc. Cuộc diễu binh hùng hậu, được tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh, tên cũ là Sài Gòn, cùng với màn trình diễn các chiến đấu cơ và trực thăng. Tổng cộng, có hơn 130 ngàn người bao gồm quân nhân các binh chủng và nhiều tổ chức dân sự đã tham dự. Điều đáng chú ý là lần đầu tiên, Việt Nam mời 300 binh sĩ Trung Quốc, Lào, và Cam Bốt tham dự lễ diễu binh.Phát biểu tại lễ khai mạc, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam Tô Lâm kêu gọi « khép lại quá khứ, tôn trọng khác biệt và hướng tới tương lai », và xây dựng một nước « Việt Nam hòa bình, thống nhất, hạnh phúc, giầu mạnh và phát triển ».Lãnh đạo các nước Trung Quốc, Lào, Cam Bốt, Cuba, Belarus, Cuba, cùng nhiều đại diện ngoại giao quốc tế tham dự lễ kỷ niệm.Theo nhận định của giáo sư Zach Abuza, trường National War College tại Washington, được AFP dẫn lại, việc mời binh sĩ Trung Quốc cùng diễu binh, là cách để Hà Nội « bày tỏ sự biết ơn đối với Trung Quốc vì sự đóng góp lịch sử của nước này ». Cũng theo chuyên gia này, đó cũng có thể là một cách để Hà Nội trấn an Trung Quốc về chính sách đối ngoại « độc lập và trung lập » của Việt Nam.Ngày 30/04/1975, lực lượng cộng sản tiến vào Sài Gòn, đánh dấu sự sụp đổ của chế độ Việt Nam Cộng Hòa và chấm dứt cuộc xung đột giết chết hàng triệu người Việt Nam. Về phía Mỹ, cuộc chiến này cũng đã cướp đi sinh mạng của hơn 58 ngàn binh sĩ. Chiến tranh kết thúc nhưng hậu quả của việc Mỹ thải chất độc da cam, một loại thuốc diệt cỏ chúng vẫn còn kéo dài cho đến ngày nay, gây nhiễm độc cho đông đảo người dân. Chiến tranh Việt Nam đối với Washington vẫn là một thất bại quân sự lớn đầu tiên cho một siêu cường tự cho là « bất bại ».

https://www.rfi.fr/vi/vi%E1%BB%87t-nam/20250430-50-n%C4%83m-ng%C3%A0y-ch%E1%BA%A5m-d%E1%BB%A9t-chi%E1%BA%BFn-tranh-vi%E1%BB%87t-nam-di%E1%BB%85u-binh-r%E1%BA%A7m-r%E1%BB%99-k%C3%AAu-g%E1%BB%8Di-h%C3%B2a-b%C3%ACnh-v%C3%A0-%C4%91o%C3%A0n-k%E1%BA%BFt

Thành phố Hồ Chí Minh kỷ niệm ngày “Sài Gòn sụp đổ”

iệt Nam kỷ niệm 50 năm ngày kết thúc cuộc chiến tranh chống Mỹ vào thứ Tư bằng một cuộc diễu hành náo nhiệt tại Thành phố Hồ Chí Minh với sự tham gia của binh lính, vũ công và các bài phát biểu ăn mừng những gì mà nhà lãnh đạo nước này gọi là “chiến thắng của công lý”.Theo truyền thông nhà nước, sự kiện này thu hút hàng chục, thậm chí hàng trăm nghìn người, bao gồm nhiều người đã cắm trại qua đêm để chờ lễ hội vào buổi sáng.“Bầu không khí thật đặc biệt”, Nguyễn Thị Song Anh, 18 tuổi, người đã cùng một số bạn học lớp 12 của cô tụ tập trên vỉa hè đông đúc gần Nhà hát Thành phố, cho biết. “Điều quan trọng đối với tôi là cảm thấy mình là một phần của đất nước này — và là một phần của lịch sử này”.Cảnh tượng ăn mừng, với biển màu đỏ và vàng tượng trưng cho lá cờ Việt Nam trước các công ty bán lẻ cao cấp của Pháp và Mỹ, cho thấy ngày cuối cùng của cuộc chiến tranh khốc liệt ở đất nước này đã xa đến thế nào.Thành phố Hồ Chí Minh, còn được gọi là Sài Gòn, hiện là một đô thị sôi động với 9 triệu dân, nơi những tòa nhà chọc trời che khuất một số tòa nhà có lịch sử chiến tranh, đường phố tràn ngập xe điện sản xuất tại địa phương và những người trẻ tuổi chụp ảnh tự sướng để đăng lên Instagram.Hầu hết mọi ngày, mọi người sẽ nói với bạn rằng chiến tranh không liên quan, rằng họ quá già để bận tâm, ngoại trừ có lẽ là nguồn gốc của những câu chuyện thực tế thúc đẩy những người trẻ biết ơn những gì họ đang có. Nhưng ngày 30 tháng 4 thì khác.Hàng năm, Việt Nam đều tưởng nhớ những người đã khuất và kể lại cách mà những con người yếu thế hơn ở miền Bắc đã đánh bại người Pháp, người Mỹ và cuối cùng là Việt Nam Cộng hòa.

https://baotiengdan.com/2025/05/01/thanh-pho-ho-chi-minh-ky-niem-ngay-sai-gon-sup-do/

Bên thắng cuộc – Họ là ai?

Tôi viết về điều này để tôi và các bạn hiểu chúng ta đang ở đâu trong mặt bằng nhân loại và cũng biết đâu một vài người với khả năng nhận thức hơn ở bên thắng cuộc nhìn được bản thân mình và từ đó có được sự thay đổi cần thiết.Họ là ai? Họ là những người cộng sản? Sau 50 năm từ năm 1975, với tôi, họ không phải là người cộng sản, họ là hậu duệ của những người cộng sản, những người được thừa hưởng thành quả của những người cộng sản, hưởng cái bóng mà thế hệ cộng sản đích thực thuộc thế hệ đầu đã tạo ra.Với tôi, chế độ cộng sản không còn, mà chỉ là một sự biến tướng, một sự thích nghi cho sự tồn tại của một chế độ. Và với con mắt nhìn nhận của tôi, những người trong hệ thống không có một tình yêu nước như những người cộng sản đích thực, họ cũng hô khẩu hiệu “do dân vì dân” nhưng trong tâm họ chỉ nghĩ tới lợi ích cá nhân nhỏ bé của mình. Lý tưởng cộng sản, nếu được phát ngôn nơi công cộng, thì chỉ như một câu sáo rỗng, một sự bắt buộc để tồn tại và đi lên trong một hệ thống.Họ là một tập thể đồng nhất với tư tưởng, kiến thức, quan niệm, trải nghiệm… được mặc một bộ “đồng phục” đơn điệu, dễ đoán và cũ rích. Rất cũ.Chính vì vậy mà trong suốt bao năm qua, không hề có một lãnh đạo nào ở Việt Nam có được một phát ngôn hay một bài diễn ngôn nào có thể gây cảm hứng, có giá trị khai sáng dân trí cho dân chúng. Một sản phẩm của một hệ thống rập khuôn, theo lối mòn, học hỏi chỉ từ chính trải nghiệm trong một vòng tròn “hậu cộng sản” thì làm sao có được một sự đột phá, một sự đổi mới sáng suốt và tích cực.

https://baotiengdan.com/2025/04/27/ben-thang-cuoc-ho-la-ai-2/

Cố TBT Lê Duẩn từng viết “Chiến tranh cách mạng của nhân dân ta ở miền Nam vừa là chiến tranh chống xâm lược, vừa là NỘI CHIẾN cách mạng”?

Thấy trên trang Facebook của Nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc có nhắc tới câu văn của cố TBT Đảng Cộng sản Việt Nam Lê Duẩn:“Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ở miền Nam là một cuộc chiến chống ngoại xâm đồng thời mang một số yếu tố nội chiến“. (Trích thư của Lê Duẩn gửi Phạm Hùng về kết luận của Hội nghị Bộ Chính trị ngày 10 tháng 10 năm 1974). Ông trích dẫn câu nói trên khi cho là có “quan chức cao cấp” và “phóng viên” nào đó lên án những ai nhắc tới hai chữ “nội chiến”.Không rõ đầu đuôi câu chuyện ra sao, tôi thử tìm trên mạng, thấy có một bài báo cách đây 4 hôm, trên Tạp chí Quốc phòng toàn dân, của một thượng tá tiến sĩ thuộc “Học viện chính trị”, trong đó có đoạn:“Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc Việt Nam là chính nghĩa, chống xâm lược, không phải là “nội chiến”, “huynh đệ tương tàn” như các thế lực thù địch xuyên tạc.”Kinh chưa? Vậy là ai mà nói cái kiểu đó, gọi là “nội chiến“, về “cuộc kháng chiến” đó, thì đích thị là “các thế lực thù địch” rồi, đi tù như chơi.Tìm tiếp xem có tài liệu nào của Lê Duẩn có đề cập tới hai chữ “nội chiến”, thì phát hiện trong Tuyển tập Lê Duẩn 1965-1975, tập II, có những 3 lần ông nhắc tới hai chữ đó, liên quan tới Việt Nam:Trang 103: “Nhưng chiến tranh ‘đặc biệt’ là một hình thức chiến tranh xâm lược … do đó chiến tranh cách mạng chống lại chiến tranh đặc biệt vừa có tính chất nội chiến vừa có tính chất chống ngoại xâm”.Trang 223: “Chiến tranh cách mạng của nhân dân ta ở miền Nam vừa là chiến tranh chống xâm lược, vừa là nội chiến cách mạng“. Trang 913: “Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ở miền Nam là một cuộc chiến chống ngoại xâm đồng thời mang một số yếu tố nội chiến“.Không thích mất thì giờ vào bình luận, tranh luận vấn đề này, chỉ xin tìm và đưa lên tư liệu lịch sử như thế thôi. Mời độc giả vào tham khảo trong bản PDF bên dưới

https://boxitvn.blogspot.com/2025/05/co-tbt-le-duan-tung-viet-chien-tranh.html#more

Tiết lộ của cựu CIA: Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu bị Mỹ ‘đâm sau lưng’ như thế nào?

“Tổng thống Thiệu bị lợi dụng, bị ép từ chức để Mỹ có thể đàm phán hòa bình với cộng sản. Ông Thiệu khi ấy chỉ là con tốt trên bàn cờ,” cựu CIA Frank Snepp nhớ lại những ngày cuối cùng của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Ông Nguyễn Văn Thiệu làm tổng thống Việt Nam Cộng hòa trong giai đoạn đầy biến động 1967-1975. Ông Thiệu từng là một ứng viên yêu thích của Hoa Kỳ và dần trở thành một “con bài mặc cả” trong việc đàm phán hòa bình với Bắc Việt. Ngày 21/4/1975, ông Thiệu từ chức và bị ép phải đi lưu vong bốn ngày sau đó. Nhà phân tích Frank Snepp của CIA được giao nhiệm vụ lái chiếc xe chở cựu Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ra phi trường Tân Sơn Nhứt để bay tới Đài Loan và chứng kiến những khoảnh khắc của ông Thiệu trước khi rời Việt Nam:”Tôi dành sự kính trọng lớn lao dành cho Tổng thống Thiệu. Dù bị buộc rời Việt Nam một cách đầy nhục nhã, phải đối mặt với sự sỉ nhục lớn nhất mà bất kỳ tổng thống nào của một nước phải đối mặt nhưng ông vẫn giữ phẩm hạnh và sự tôn nghiêm khó có ai làm được nếu trong hoàn cảnh đó,” ông Snepp nói với BBC.

Frank Snepp là nhà phân tích đứng đầu của CIA về chiến lược của Bắc Việt trong Chiến tranh Việt Nam. Sau khi trở về Mỹ, ông đã viết cuốn sách Decent Interval, với nhan đề ngụ ý về việc Mỹ muốn có một khoảng cách thời gian hợp lý giữa việc rút quân và sự sụp đổ của Việt Nam Cộng hòa (khoảng thời gian ‘coi được’), để Mỹ không bị coi là đã bỏ rơi đồng minh hoặc thua trận một cách trực tiếp.Trong cuốn sách, ông Snepp kể rằng phu nhân Tổng thống Thiệu do quá sợ sẽ có cuộc ám sát xảy ra nên đã rời khỏi Việt Nam, bay qua Bangkok bằng chuyến bay thương mại vào ngày 24/4/1975. Nhưng ông Thiệu lúc đó vẫn chưa muốn rời Việt Nam vì tin rằng mình vẫn còn đóng vai trò nào đó.

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cql6xz6nv14o

Đất ôm anh đưa về cội nguồn

Mỗi năm cứ vào dịp 30/4, tôi, Khang (Không quân) và Trung (Bộ binh) rủ nhau đi thắp nhang ở Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa (năm 2006 đổi tên thành Nghĩa trang nhân dân Bình An). Trước tiên, chúng tôi thắp nhang ở Nghĩa dũng đài, sau đó thắp nhang từng khu mộ đặt tên theo mẫu tự (năm sau thắp nhang ở khu mộ khác). Năm nay, tôi điện Khang và Trung đều từ chối vì bận, tôi rủ đứa em tên Kim, chẳng liên quan đến “bên thua cuộc” nhưng sẵn lòng đi viếng.Sở dĩ tôi nặng lòng với các anh đã nằm xuống tại nghĩa trang này, vì tôi có hai ngày gác linh cữu Châu Minh Nhạn, bạn đồng khóa 3/72 Thủ Đức. Số là tháng 11/1972, khóa 3/72 dừng huấn luyện, đi về các chi khu tuyên tuyền Hiệp định Paris. Nhạn về một chi khu ở miền Tây, bị du kích phục kích, bắn chết. Tôi và các bạn chờ chuyển sang Không quân lên Nghĩa trang gác linh cữu Nhạn trong hai ngày. Hai người bồng súng đứng ở đầu hòm gác một tiếng. Sau giờ gác, tôi tò mò đi xem “quy trình công nghệ chôn cất tử sĩ”: Kế khu tử sĩ đường (nơi quàn các quan tài) có sân đáp trực thăng. Hôm đó đầu tháng 12/1972, chiếc trực thăng tải thương chở bốn tử sĩ từ Hậu nghĩa về đáp xuống. Tôi ra xem, bốn xác được quấn poncho, buộc vào băng ca bằng dây dù. Xác bị sình như đòn bánh tét, chỗ nào buộc dây dù thì lõm xuống. Khi trực thăng cất lên, tôi thấy nó sơn màu trắng có bốn chữ thập đỏ ở trước mũi, ở hai bên hông và dưới bụng.Không biết Phạm Duy có chứng kiến cảnh này không mà ông viết rất hình tượng “Trên trực thăng sơn màu tang trắng”, “poncho buồn liệm kín hồn anh”.

https://baotiengdan.com/2025/04/30/dat-om-anh-dua-ve-coi-nguon/

Từ buông súng tới giải phóng, ai giải phóng ai?

Trong lịch sử nhân loại, chiến tranh chưa từng thiếu vắng những danh nghĩa rực rỡ. “Giải phóng” từng được nhân danh để thúc đẩy những đoàn quân tiến vào, để dựng nên những tượng đài quyền lực, để phủ lên những cánh đồng đầy huyệt mộ. Nhưng khi lịch sử lùi xa khỏi cơn mê sảng của thời đại, người ta buộc phải tự hỏi: Giải phóng là gì? Và ai thực sự giải phóng ai?Giải phóng không phải là giành lấy một thành phố đã tan hoang. Giải phóng không phải là việc hạ xuống một lá cờ để dựng lên một lá cờ khác. Giải phóng không nằm ở việc thay đổi tên gọi một thể chế hay một chủ nghĩa, mà nằm ở khả năng khơi mở cho con người quyền được làm người: quyền được sống mà không sợ hãi, được suy nghĩ mà không bị bóp nghẹt, được yêu thương, phản tỉnh, và tự do kiến tạo đời mình.Giải phóng, nếu còn mang chút ánh sáng cho đời sống nhân sinh, là hành trình âm thầm, khổ hạnh và bất tận của tinh thần tự do, chứ không bao giờ là cuộc diễu binh của súng đạn.Trong bất kỳ cuộc chiến nào, tuyên bố buông súng không đồng nghĩa với thất bại. Trái lại, có khi đó là hành vi nhân bản vĩ đại nhất — khi một người, một lãnh đạo, hay một dân tộc, chọn sinh mạng con người thay vì tiếp tục nuôi dưỡng hận thù. Vua Ashoka sau trận Kalinga, Robert E. Lee tại Appomattox, Mahatma Gandhi trong trường kỳ đấu tranh bất bạo động, Đức Đạt Lai Lạt Ma trong những năm tháng lưu vong — mỗi người, theo cách riêng của mình, đã chứng tỏ rằng: có những chiến thắng lớn lao nhất bắt đầu từ việc buông xả.Ngày 30 tháng Tư năm 1975, tại Sài Gòn, Tổng thống Dương Văn Minh, trong thế cờ đã an bày, tuyên bố buông súng để tránh đổ máu. Quân đội miền Bắc tiến vào thành phố mà hầu như không còn gặp kháng cự. Sự kiện ấy được gọi là “giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước”. Nhưng ngay sau đó, hàng triệu con người đã bỏ nước ra đi, trốn chạy khỏi cái gọi là “giải phóng” ấy.

https://www.danchimviet.info/tu-buong-sung-toi-giai-phong-ai-giai-phong-ai/04/2025/34003/

Đại sứ quán Mỹ nói gì về thông tin ‘cấm tham dự kỷ niệm 30/4’ tại Việt Nam?

Chính quyền Tổng thống Donald Trump đã nới lỏng lệnh cấm các nhà ngoại giao cấp cao của Mỹ tham dự các sự kiện kỷ niệm 50 năm kết thúc Chiến tranh Việt Nam, báo The New York Times đưa tin.Mỹ đã thông báo với các quan chức Việt Nam vào hôm 29/4 rằng bà Susan Burns, Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ, tham dự một buổi tiệc chiêu đãi vào tối cùng ngày cùng với các nhà ngoại giao khác và các quan chức Việt Nam.Có nhân chứng nói với The New York Times họ đã nhìn thấy bà Susan Burns tại sự kiện nói trên, được tổ chức tại một khách sạn ở TP HCM.Hôm qua, sau khi có tin từ NPR (Đài phát thanh quốc gia Mỹ) về việc Mỹ không tham dự sự kiện lần này, BBC News Tiếng Việt đã liên hệ với Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam để xác nhận thông tin trên.Tới sáng ngày 30/4, Người phát ngôn của Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam trả lời BBC rằng “kỷ niệm 50 năm kết thúc Chiến tranh Việt Nam là một dịp trang nghiêm. Cuộc xung đột này đã gây ra những hy sinh to lớn cho cả Việt Nam và Hoa Kỳ. Hoa Kỳ và Việt Nam hiện có một mối quan hệ song phương mạnh mẽ, và chúng tôi cam kết tiếp tục làm sâu sắc và mở rộng mối quan hệ đó”.Liên quan tới việc có tham dự buổi lễ hay không, người này cho biết việc tham dự các sự kiện công khai luôn là một phần trong các cuộc thảo luận nội bộ thông thường của hoạt động ngoại giao.

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cly8j8glz59o

50 năm kết thúc chiến tranh Việt Nam : « Đồng minh » của Mỹ, người trong cuộc nghĩ gì ?

 Làm kẻ thù của Mỹ thì dễ nhưng làm bạn với họ thì thật là khó » bởi vì « chính sách của Hoa Kỳ nay thế này mai thế khác (…) ». Tâm sự này của tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu vào thời điểm năm 1975/1976 làm mọi người nhớ đến một trong những nhà ngoại giao lỗi lạc nhất của Mỹ với câu nói để đời : « Làm kẻ thù của Mỹ có thể nguy hiểm. Làm bạn với Mỹ là mối nguy hiểm chết người »Nhân kỷ niệm 50 năm chấm dứt chiến tranh Việt Nam, RFI Tiếng Việt mời giáo sư tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng trở lại với sự kiện Ngày 30 tháng 4 năm 1975. Là một chuyên gia kinh tế, ông từng giảng dạy tại nhiều đại học danh tiếng ở Hoa Kỳ trước và sau năm 1975, nguyên là kinh tế gia của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế. Trong nửa đầu thập niên 1970, giáo sư Nguyễn Tiến Hưng là phụ tá của tổng thống Nguyễn Văn Thiệu phụ trách Tái Thiết và đứng đầu bộ Kế Hoạch và Phát Triển.Là người trong cuộc, nhân chứng hàng đầu trong một giai đoạn lịch sử của Việt Nam ở thế kỷ 20, giáo sư Hưng đã ra mắt độc giả nhiều tác phẩm về giai đoạn này1. Mùa xuân năm 2024, ông đã cho phát hành  cuốn « Bức Tử VNCH Kissinger và 8 Thủ Đoạn Nham Hiểm » – Nhà xuất bản Hứa Chấn Minh..RFI : Xin kính chào giáo sư Nguyễn Tiến Hưng. Cảm ơn ông nhận trả lời Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp. Trước hết, xin giáo sư kể lại một kỷ niệm của Ngày 30 tháng 4 năm 1975. GS Nguyễn Tiến Hưng : Vâng thưa cô Thanh Hà, ngày 30/04/1975 tôi đang có mặt ngay tại thủ đô Washington nhờ một cơ duyên lịch sử tôi đã được chứng kiến toàn bộ tiến trình của cuộc chiến Việt Nam. Cuộc chiến này bắt đầu khi tổng thống John F. Kennedy quyết định dấn thân vào Việt Nam và viết thư cho tổng thống Ngô Đình Diệm là « Hoa Kỳ sẵn sàng tiếp tay với Việt Nam Cộng Hòa, tăng cường nỗ lực chiến đấu. Phải chiến đấu thắng Cộng sản ». Hôm ấy là ngày 11/05/1961.

https://www.rfi.fr/vi/t%E1%BA%A1p-ch%C3%AD/t%E1%BA%A1p-ch%C3%AD-%C4%91%E1%BA%B7c-bi%E1%BB%87t/20250427-50-n%C4%83m-k%E1%BA%BFt-th%C3%BAc-chi%E1%BA%BFn-tranh-vi%E1%BB%87t-nam-%C4%91%E1%BB%93ng-minh-c%E1%BB%A7a-m%E1%BB%B9-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-trong-cu%E1%BB%99c-ngh%C4%A9-g%C3%AC

Nhỏ nhen và vô nghĩa?

Người miền Nam nói gì khi Tổng Thống Donald Trump nói “không” với “đại lễ” 30 Tháng Tư mà nhà cầm quyền Việt Nam tổ chức rình rang?Nhiều người cho rằng khi làm như thế, ông Trump không hề nhỏ nhen, mà chỉ tỏ ra là người thích minh bạch, trắng ra trắng, đen ra đen chứ không thích trò đu dây của Việt Nam. Chính quyền Việt Nam thay vì trách ông Trump thế này, thế nọ thì nên tự trách mình. Đặt vấn đề là nếu Việt Nam tổ chức rầm rộ kỷ niệm chiến thắng Đống Đa và mời Trung Quốc tham dự thì liệu Trung Quốc có cử đại diện không? Không là cái chắc!Mà thôi, nói Đống Đa làm gì cho xa xôi. Hãy lấy Chiến tranh Biên giới 1979 cho gần. Có bao giờ thấy Việt Nam tổ chức ăn mừng ngày đánh bại anh bạn Bốn Tốt xâm lược đâu. Và nếu Việt Nam tổ chức kỷ niệm chiến thắng Đống Đa mà mời Mỹ tham dự thì thế nào Mỹ cũng tham dự, còn Trung Quốc thì tẩy chay cho mà xem. Đừng hỏi tại sao. Về việc chính quyền Trump không cho phép các quan chức của Mỹ tham gia ăn mừng ngày 30 Tháng Tư, Bộ Ngoại Giao Việt Nam tuyên bố: “Chiến thắng 30 Tháng Tư là chiến thắng của lương tri, của chính nghĩa.” Quái lạ, lương tri gì ở đây, chính nghĩa gì ở đây, khi mà chính phía Việt Nam từng nói rằng “Ta đánh là đánh cho Trung Quốc, đánh cho Liên Xô.” Nghĩa là Việt Nam đã tự xem mình chỉ là tên lính đánh thuê cho hai ông kẹ cộng sản. Mà lại là đánh người Việt máu đỏ da vàng. Đánh thuê thì có gì mà vênh vang. Và đánh thuê mà cũng có lương tri ư?Một cựu quan chức Mỹ cho rằng chính quyền Trump nói “không” với ngày 30 Tháng Tư là sai lầm, chỉ khiến Việt Nam xích lại gần hơn với Trung Quốc. Song ông ta cũng cho rằng chính quyền Việt Nam chẳng tử tế gì khi muốn Mỹ giúp Việt Nam giữ cân bằng với ảnh hưởng của Trung Quốc nhưng lại thích chửi Mỹ mỗi khi ngày 30 Tháng Tư đến

https://saigonnhonews.com/thoi-su/viet-nam/nho-nhen-va-vo-nghia/

Cái chết không thể tránh khỏi của Việt Nam Cộng hòa, tại sao?

Là thành viên nội các của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, Tổng trưởng Kế hoạch Nguyễn Tiến Hưng đã chứng kiến nhiều chuyển động quan trọng của Sài Gòn trước ngày 30/4.Những ngày cuối cùng trước khi Sài Gòn thất thủ đã được ghi lại bằng hai cuộc họp tối mật ở cấp cao nhất, cách nhau đúng sáu ngày – một tại Dinh Độc lập, một tại chiến khu của Quân ủy miền Nam.Chỉ hai ngày sau khi mất Đà Nẵng (29/3/1975), Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu triệu tập một cuộc họp khẩn cấp với các tướng lĩnh cấp cao nhất, gồm Đại tướng Cao Văn Viên (Tổng Tham mưu trưởng), Trung tướng Đặng Văn Quang (Cố vấn Quân sự), Trung tướng Đồng Văn Khuyên (Chỉ huy Tiếp vận). Mục tiêu buổi họp là để bàn cách tái tổ chức lực lượng: chọn một số đơn vị Địa phương quân để lập thành hai sư đoàn bộ binh nhằm cầm cự được lâu hơn, giúp có được một cái thế để điều đình.Tuy là một cuộc họp về quân sự, chúng tôi cũng được mời tham dự với tư cách tổng trưởng kế hoạch và là người điều phối viện trợ về mặt vĩ mô.Sau phần trình bày về tình hình chiến sự, Tổng thống Thiệu quay sang hỏi trực tiếp Đại tướng Viên:”Hiện giờ này, đạn dược thực sự còn bao nhiêu?”Câu trả lời khiến cả phòng họp chìm trong im lặng:”Thưa Tổng thống, đạn trong cả bốn kho dự trữ chỉ còn đủ cho 14 đến 20 ngày.”Tôi nhìn thấy nỗi buồn man mác, sự chua cay, xót xa trong ánh mắt người lãnh đạo miền Nam. Không còn gì rõ ràng hơn để báo hiệu một thực tế phũ phàng: cuộc chiến đã gần đến hồi kết và quân đội miền Nam hoàn toàn cạn kiệt phương tiện để chiến đấu.Hai cuộc họp này, với nội dung tương phản hoàn toàn, đã phản ảnh sự bất cân xứng về tiềm lực quân sự và hậu cần vào thời điểm định mệnh.

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cly5pnvw5vxo

Việt Nam Cộng Hòa bị bỏ rơi : Nỗi đau 50 năm

Courrier International dịch bài viết của tuần báo Đức Der Spiegel « Khi Washington bỏ rơi Sài Gòn ». Le Monde cuối tuần nhận định « Việt Nam bị ám ảnh bởi những vong hồn của cuộc chiến ». Đức giáo hoàng Phanxicô từ trần, 100 ngày trị vì của tổng thống Mỹ Donald Trump, chiến tranh Ukraina, kỷ niệm 50 năm chiến tranh Việt Nam kết thúc là một số vấn đề đáng chú ý trên các tuần báo. Le Point chạy tít « Phanxicô : Định mệnh và bí ẩn của một giáo hoàng », Le Figaro Magazine La Croix Hebdo dành trọn số báo cho cuộc đời và sự nghiệp của một vị giáo hoàng độc đáo. Về thời sự Pháp và châu Âu, L’Express đăng hình vẽ một con gà trống đang vục đầu vào cát, với dòng tựa « Nước Pháp của chối từ », Le Nouvel Obs nói về « Châu Âu, thời điểm trả đũa ».Courrier International nhìn sang Bắc Mỹ, đăng hình vẽ một bàn tay giơ lên que diêm với ngọn lửa và chiếc lá phong, đưa tít « Canada tự do muôn năm ! ». The Economist dành trang bìa cho hình vẽ một con đại bàng đầu trắng, biểu tượng của nước Mỹ bị băng bó từ đầu đến chân, với dòng tựa « 100 ngày đầu của Trump và xa hơn nữa ».Gần đến ngày kỷ niệm 50 năm chấm dứt chiến tranh Việt Nam, các báo có một số bài viết liên quan. Courrier International dịch bài viết của tuần báo Đức Der Spiegel « Khi Washington bỏ rơi Sài Gòn ». Bài viết được minh họa bằng bức ảnh một quân nhân Việt Nam Cộng Hòa và một người lính Mỹ trên chiếc phi cơ cùng giơ tay đón một bé gái được cha mẹ đưa lên, hy vọng con mình sẽ được di tản.Theo tờ báo, có một thời gian ngắn người ta cho rằng Việt Nam Cộng Hòa dưới sự lãnh đạo của tổng thống Nguyễn Văn Thiệu sẽ chiến thắng Bắc Việt cộng sản. Một năm sau khi ngưng bắn năm 1973 mà cả hai bên đều vi phạm, quân đội Việt Nam Cộng Hòa đã gia tăng 15 % vùng đất được kiểm soát. Rồi bỗng nhiên tình hình xấu hẳn đi, khi quân Bắc Việt chiếm được một số nơi cuối năm 1974. Đến tháng Ba 1975, có trên 16 sư đoàn Bắc Việt tràn vào miền Nam, Ban Mê Thuột thất thủ, và đến ngày 30/04/1975 Sài Gòn sụp đổ.

https://www.rfi.fr/vi/%C4%91i%E1%BB%83m-b%C3%A1o/20250426-vi%E1%BB%87t-nam-c%E1%BB%99ng-h%C3%B2a-b%E1%BB%8B-b%E1%BB%8F-r%C6%A1i-n%E1%BB%97i-%C4%91au-50-n%C4%83m

50 năm kết thúc chiến tranh: Hiểu về tính đa dạng của lịch sử và của nhau

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày chấm dứt Chiến tranh Việt Nam (30/4/1975–30/4/2025), BBC News Tiếng Việt khởi động một loạt bài đặc biệt nhằm khơi mở cái nhìn sâu sắc, đa chiều và toàn diện hơn về cuộc chiến này và những hệ lụy kéo dài cho đến hôm nay. Thay vì chỉ tập trung vào những khuôn mẫu quen thuộc, loạt bài sẽ quy tụ tiếng nói của các học giả và trí thức trong và ngoài nước, phản ánh những cách hiểu khác nhau về lịch sử Việt Nam, chiến tranh, hòa bình, ký ức, và thân phận con người – bao gồm cả cộng đồng người Việt hải ngoại.BBC News Tiếng Việt hy vọng loạt bài này sẽ đóng góp những kiến giải, cách tiếp cận cởi mở, trung thực và có chiều sâu để cùng nhau nhìn lại quá khứ, đối thoại trong hiện tại và hướng đến một tương lai bao dung và hiểu biết hơn.Mở đầu, chúng tôi xin giới thiệu bài viết của Phó Giáo sư Alex-Thái Đình Võ, nhà sử học chuyên về lịch sử Việt Nam hiện đại và người Việt hải ngoại từ Trung tâm và Lưu trữ Việt Nam, Đại học Texas Tech, Hoa Kỳ:Năm thứ 50 lại lặp lại như năm thứ 49, 48, và như bao năm trước — có khác chăng là trên một quy mô rộng lớn hơn, bất kể thuộc về phe nào trong cuộc chiến huynh đệ năm xưa. Và sự lặp lại ấy vẫn sẽ tiếp diễn trong những năm tới, khi chúng ta ngày càng chìm sâu hơn vào vũng lầy lịch sử do chính mình tạo ra — một thứ lịch sử được tạo dựng bằng những khuôn mẫu trắng- đen cứng nhắc, bị nhào nặn bởi những ý thức hệ và nỗi bất an đầy nghi kỵ, thiếu vắng tính trung thực và sự đa chiều cần thiết để có thể hiểu một cách trọn vẹn các sắc thái và tính phức tạp vô tận của quá khứ.Năm mươi năm sau khi chiến tranh kết thúc, bất kể có bao nhiêu lễ hội chiến thắng hay bao nhiêu nghi lễ tưởng niệm, nếu chúng ta không thể hòa giải được với chính lịch sử của mình, thì chúng ta cũng khó lòng hòa giải được với nhau

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c62x6v9z9eqo

50 năm ngày Việt Nam thống nhất : Trump có chấp nhận để « quá khứ trôi qua » ?

Ngày 30/04/1975, chế độ Sài Gòn do Mỹ hậu thuẫn sụp đổ khi lực lượng cộng sản tiến vào thủ phủ Việt Nam Cộng hòa (RVN), kết thúc cuộc chiến chống Mỹ và huynh đệ tương tàn ở Việt Nam. Năm mươi năm sau, đảng Cộng Sản Việt Nam rầm rộ mừng ngày chiến thắng. Còn chính quyền Trump cấm các quan chức cao cấp ngoại giao tham dự tất cả các lễ tiếp tân kỷ niệm ngày chấm dứt chiến tranh mà không có lý do. Vào ngày 27/01/1973, Hiệp định Paris được chính thức ký kết giữa bốn bên nhằm vãn hồi hòa bình cho Việt Nam : Hoa Kỳ, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (DRV, Bắc Việt Nam), Việt Nam Cộng Hòa (VNCH, Nam Việt Nam) và Chính phủ cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam (PRG, Việt Cộng). Các bên thống nhất chấm dứt giao tranh, Hoa Kỳ có thời hạn 60 ngày rút hết toàn bộ lực lượng quân sự, và nhất trí một lộ trình « hòa giải và hòa hợp dân tộc » dẫn đến quyền tự quyết và thống nhất đất nước.Theo giáo sư Carlyle Thayer, chuyên gia về Việt Nam, trong Hiệp định này, có hai điều khoản số 8 và 21 là đáng chú ý. Điều 8 (a) và (b), yêu cầu các bên có thời hạn 60 ngày, trao trả tù nhân chiến tranh quân – dân sự, chia sẻ thông tin về quân nhân và thường dân nước ngoài mất tích khi thi hành nhiệm vụ, xác định vị trí và cho phép chăm sóc mộ phần, « tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai quật và hồi hương hài cốt ».Còn điều khoản 21 thể hiện quan điểm của Mỹ, cam kết « một kỷ nguyên hòa giải » với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) bằng cách Mỹ sẽ cấp khoản viện trợ không hoàn lại trị giá 3,25 tỷ đô la trong 5 năm nhằm đóng góp vào việc tái thiết Bắc Việt Nam sau chiến tranh, và dự kiến một khoản chi bổ sung khoảng từ 1-1,5 tỷ đô la, cho nhu cầu lương thực và hàng hóa khác cho Việt Nam.

https://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A2n-t%C3%ADch/20250430-50-n%C4%83m-ng%C3%A0y-vi%E1%BB%87t-nam-th%E1%BB%91ng-nh%E1%BA%A5t-trump-c%C3%B3-ch%E1%BA%A5p-nh%E1%BA%ADn-%C4%91%E1%BB%83-qu%C3%A1-kh%E1%BB%A9-tr%C3%B4i-qua

Từ Sài Gòn tới Kyiv: Tuy gần mà xa…

Những ngày Tháng Tư cách đây tròn 50 năm Sài Gòn thất thủ, chế độ Cộng Hòa ở miền Nam cáo chung. Kết cục bi thảm đó đã được nhìn thấy hơn hai năm trước khi Tổng Thống Hoa Kỳ Richard Nixon cưỡng bức Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu chấp nhận bản Hiệp Định Paris (về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở miền Nam Việt Nam) ngày 27 Tháng Giêng, 1973.Lịch sử dường như đang lặp lại sau nửa thế kỷ khi hiện nay Tổng Thống Donald Trump đang cưỡng bức Tổng Thống Ukraine Volodymyr Zelensky chấp nhận kế hoạch của Mỹ về chấm dứt cuộc chiến đã kéo dài hơn ba năm giữa Nga và Ukraine.Có nhiều điểm tương đồng giữa cách đối xử của các tổng thống Mỹ với ông Thiệu và ông Zelensky và liệu Ukraine có sắp đi vào vết xe đổ của Việt Nam Cộng Hòa như lo ngại của nhiều nhà bình luận chính trị hay không?Năm mươi năm trước, chính quyền Nixon tìm mọi cách rút ra khỏi cuộc chiến tranh ở miền Nam và với Hiệp Định Paris, Mỹ đã bắt tay Cộng Sản và nhượng bộ các yêu sách của đối phương: Toàn bộ binh sĩ và cố vấn quân sự Mỹ phải rút khỏi miền Nam trong vòng 60 ngày, hai bên trao đổi tù binh, trong khi quân đội miền Bắc Cộng Sản được tiếp tục hiện diện ở miền Nam sau đình chiến. Không còn sự hỗ trợ của Mỹ về quân đội và vũ khí, quân đội miền Nam phải đơn thương độc mã chiến đấu với quân du kích của Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam (Việt Cộng), với nhiều sư đoàn quân chính quy tinh nhuệ, được trang bị đầy đủ của miền Bắc và với sự viện trợ hào phóng của hai trùm Cộng Sản Liên Xô và Trung Quốc.

https://saigonnhonews.com/thoi-su/van-de-hom-nay/tu-sai-gon-toi-kyiv-tuy-gan-ma-xa/

Nhật Bản và Việt Nam tăng cường hợp tác an ninh, ủng hộ thương mại tự do

Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru đến Hà Nội ngày 27/04/2025 bắt đầu chuyến công du Việt Nam cho đến ngày 29/04. Sau khi hội kiến tổng bí thư Tô Lâm, chủ tịch nước Lương Cường, hôm nay, 28/04, thủ tướng Nhật hội đàm với đồng nhiệm Phạm Minh Chính. Hai bên khẳng định « sẽ hợp tác để duy trì một trật tự quốc tế tự do và cởi mở dựa trên pháp quyền » và « dựa trên quy tắc quốc tế » trong bối cảnh cả hai nước đang đàm phán với Mỹ để tránh thuế quan. Trong buổi họp báo chung sau cuộc hội đàm, thủ tướng hai nước cho biết đã ký bốn thỏa thuận hợp tác, bao gồm thúc đẩy thương mại các sản phẩm chuyển đổi năng lượng và nghiên cứu và phát triển chất bán dẫn. Nội dung của các thỏa thuận không được tiết lộ và Reuters không thể xác định liệu có bao gồm bất kỳ cam kết ràng buộc hoặc tài chính nào hay không.Theo Báo Điện tử Chính phủ, khi tiếp thủ tướng Ishiba ngày 27/04, tổng bí thư Tô Lâm đề xuất 7 định hướng lớn để tăng cường hợp tác chiến lược giữa hai nước, trong đó có đề nghị Nhật Bản tích cực tham gia vào các dự án cơ sở hạ tầng trọng điểm thông qua nguồn vốn ODA thế hệ mới. Nhật Bản đã tham gia vào các nghiên cứu sơ bộ về việc xây dựng tuyến đường sắt cao tốc trong tương lai nối Hà Nội với thành phố Hồ Chí Minh, với chi phí ước tính là 67 tỷ đô la. Đây là dự án cơ sở hạ tầng tham vọng nhất của Việt Nam.Ngoài ra, theo Kyodo, hai nước sẽ khởi động đối thoại 2+2 cấp thứ trưởng ngoại giao, quốc phòng nhằm tăng cường « giao tiếp chiến lược ». Cuộc họp đầu tiên có thể diễn ra ngay trong năm 2025. Hai bên cũng nhất trí hợp tác tăng cường năng lực an ninh hàng hải của Việt Nam và hướng tới hợp tác về công nghệ và thiết bị quốc phòng trong bối cảnh cùng phải đối mặt với sự hiện diện quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc.

https://www.rfi.fr/vi/vi%E1%BB%87t-nam/20250428-nh%E1%BA%ADt-b%E1%BA%A3n-v%C3%A0-vi%E1%BB%87t-nam-t%C4%83ng-c%C6%B0%E1%BB%9Dng-h%E1%BB%A3p-t%C3%A1c-an-ninh-%E1%BB%A7ng-h%E1%BB%99-th%C6%B0%C6%A1ng-m%E1%BA%A1i-t%E1%BB%B1-do

Mỹ lên tiếng về thông tin Trung Quốc ‘cắm cờ’ Trường Sa, Việt Nam thì sao?

Nhà Trắng đã nói rằng thông tin Trung Quốc chiếm rạn san hô là “vô cùng đáng lo ngại nếu đúng sự thật“.Người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ, ông James Hewitt, rằng “những hành động như vậy đe dọa sự ổn định khu vực và vi phạm luật pháp quốc tế”, đồng thời cho biết Nhà Trắng đang “tham vấn chặt chẽ với các đối tác của mình”, theo tờ Financial Times đăng ngày 26/4. Trước đó vào ngày 25/4, Tân Hoa Xã và một loạt trang mạng tiếng Trung Quốc đã đăng tải hình ảnh Hải cảnh Trung Quốc đổ bộ lên một bãi cạn tại cụm Thị Tứ thuộc quần đảo Trường Sa, khu vực mà Việt Nam gọi là huyện đảo Trường Sa.Trước đó một ngày, Hoàn cầu Thời báo cũng đăng bộ ảnh tương tự.Khu vực Trung Quốc đổ bộ có tên tiếng Anh là Sandy Cay và tên tiếng Trung là Thiết Tuyến trong khi phía Việt Nam gọi là đá Hoài Ân. Hải cảnh là lực lượng an ninh hàng hải, tìm kiếm cứu nạn và thực thi pháp luật trên biển của Trung Quốc, tương đương Cảnh sát biển của Việt Nam.Theo các nguồn tin chính thức, Hải cảnh Trung Quốc thực hiện hành vi giương cờ tuyên bố chủ quyền tại đá Hoài Ân vào “giữa tháng Tư”. Đó cũng là khoảng thời gian Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam (ngày 14 và 15/4). Ngoài ra, Trung Quốc cũng công bố “Báo cáo về hệ sinh thái Thiết Tuyến Tiêu (đá Hoài Ân) và Ngưu Ách Tiêu (đá Ba Đầu)”. Báo cáo do Bộ Tài nguyên Thiên nhiên nước này công bố hôm 25/4, dựa trên dữ liệu vệ tinh và khảo sát thực địa.

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cj3xgxppv5go

Việt Nam lên tiếng vụ Trung Quốc, Philippines đổ bộ và giăng cờ tại Trường Sa

Việt Nam vừa chính thức lên tiếng phản đối “hành động vi phạm chủ quyền” của Trung Quốc và Philippines tại quần đảo Trường Sa trên Biển Đông.“Như đã nhiều lần khẳng định, Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa phù hợp luật pháp quốc tế cũng như chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán đối với các vùng biển được xác lập phù hợp với Công ước của Liên Hiệp Quốc về luật Biển năm 1982”, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng phát biểu hôm 3/5.Phát ngôn của đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam được đưa ra khá trễ so với các diễn biến mà phía Trung Quốc cũng như Philippines thực hiện.Cụ thể, báo chí Trung Quốc đưa tin lực lượng của họ đổ bộ lên đá Hoài Ân và giăng cờ tuyên bố chủ quyền vào giữa tháng 4/2025, trùng với thời điểm ông Tập Cận Bình thăm chính thức Việt Nam.Tờ VNExpress của Việt Nam hôm nay, 3/5, đưa tin hải cảnh Trung Quốc ngày 25/4 triển khai lực lượng mang cờ lên đá Hoài Ân thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Sau đó hai ngày, tức 27/4, lực lượng Cảnh sát biển Philippines cũng đưa một số nhân viên, nhà nghiên cứu lên bãi đá này chụp ảnh và giăng cờ.Đến ngày 29/4, hải cảnh Trung Quốc tiếp tục đưa người lên thực thể này, theo trang China News.Những diễn biến này diễn ra trong thời điểm Việt Nam đang tích cực tổ chức lễ diễu binh mừng 50 năm ngày chiến tranh kết thúc, trong đó quân đội Trung Quốc cũng được mời tham dự sự kiện này.

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cd7vq5ere41o

Trung Quốc ‘giăng cờ chủ quyền’ tại Trường Sa giữa lúc Việt Nam ăn mừng chiến thắng

Hải cảnh Trung Quốc vừa “giăng cờ chủ quyền” tại một bãi cạn ở Trường Sa. Động thái này diễn ra trùng với khoảng thời gian ông Tập Cận Bình đi thăm Hà Nội và Việt Nam đang tập trung cho các hoạt động kỷ niệm 30/4.Tân Hoa Xã và một loạt trang mạng tiếng Trung Quốc hôm nay 25/4 đã đăng tải hình ảnh Hải cảnh Trung Quốc đổ bộ lên một bãi cạn tại cụm Thị Tứ thuộc quần đảo Trường Sa, khu vực mà Việt Nam gọi là huyện đảo Trường Sa.Trước đó một ngày, Hoàn cầu Thời báo cũng đăng bộ ảnh tương tự.Nơi Trung Quốc đổ bộ có tên tiếng Anh là Sandy Cay và tên tiếng Trung là Thiết Tuyến. Việt Nam gọi đây là đá Hoài Ân. Bản tin của Tân Hoa Xã dẫn lại video của chương trình quân sự Đài truyền Trung ương Trung Quốc (CCTV) cho thấy bốn nhân viên Hải cảnh mặc đồng phục đen đang căng một lá cờ đỏ 5 ngôi sao của Trung Quốc. Nơi họ đứng là một bãi cát rộng nhô lên giữa một vùng biển xanh ngắt dưới ánh nắng rực rỡ. Xa xa có những ngọn sóng bạc đầu khi va vào rạn đá san hô bao quanh bãi cát.Ở một vài hình chụp khác, có thể thấy năm nhân viên Hải cảnh đang khảo sát bãi cát này.Bài viết trên Tân Hoa Xã có nhan đề: Hình ảnh độc quyền: Hải cảnh Trung Quốc đổ bộ lên đá Thiết Tuyến và giương cao lá cờ đỏ năm sao khẳng định chủ quyền..

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c4g284dge72o

 “Cây muốn lặng gió chẳng đừng”: Việt Nam giữa gọng kìm Mỹ – Trung trước ngã ba định mệnh

Tháng 4 năm 2025 đang trôi qua với những tín hiệu bất an chưa từng có trong quan hệ Việt – Mỹ. Tưởng rằng sau nâng cấp lên “Đối tác Chiến lược Toàn diện” vào tháng 9/2023, cái “cây CSP” nối vận mệnh hai nước sẽ “đơm hoa kết trái”. Nhưng thật bất ngờ, lớp vỏ “chiến lược toàn diện” kia dường như đang bị bong tróc, để lộ ra “những vết nứt của lòng tin” mà nếu không chữa lành, rất có thể dẫn đến những tổn thương lớn hơn?Trong vòng chưa đầy một tháng, chính quyền Tổng thống Donald Trump tung liên tục ba đòn: Đe dọa tăng áp thuế đối với Việt Nam lên tới 46%, tuyên bố “Việt Nam đang qua mặt Mỹ” câu kết với Trung Quốc, và đỉnh điểm mới đây nhất – lệnh cấm toàn bộ quan chức Mỹ tham dự bất kỳ hoạt động nào liên quan đến ngày 30/4 tại Việt Nam.Nếu ba cú đánh ấy là “một liên hoàn cước”, thì kể cả những ai lạc quan nhất với mối bang giao Hà Nội – Washington cũng buộc phải đặt dấu hỏi: Có phải Hoa Kỳ đang thực sự mất kiên nhẫn?Tại Hà Nội, giới hoạch định chính sách vẫn chưa hết choáng váng. Đành rằng mấy ngày qua đã cho hạ bớt một số áp-phích sặc mùi chống Mỹ (1), nhưng nói cho cùng, cái choáng này không phải do bất ngờ, mà là vì chủ quan và trên bảo dưới không nghe. Mỹ không chỉ phản ứng tức thời, mà họ đang tính sổ. Washington từ lâu đã theo dõi cách Việt Nam liên tục “đu dây”, vừa “làm sân sau” để tiếp tay cho Trung Quốc lậu thuế, vừa lợi dụng nước Mỹ (Nguyên văn: Vietnam takes advantage of us even worse than China) (2).

https://baotiengdan.com/2025/04/27/cay-muon-lang-gio-chang-dung-viet-nam-giua-gong-kim-my-trung-truoc-nga-ba-dinh-menh/

Tiễn biệt Đức Giáo Hoàng Francis

Tang lễ Đức Giáo Hoàng Francis đã diễn ra vào lúc 1 giờ sáng (giờ California) Thứ Bảy, 26 Tháng Tư.Vào cuối Thánh lễ an táng, trong Nghi thức Phó dâng và Từ biệt, các Giáo hội Roma và nghi lễ Đông phương đã cầu nguyện cho Đức Giáo Hoàng Francis, và sau đó linh cữu ngài được đưa đến Đền thờ Đức Bà Cả để an táng, theo Vatican News.Linh cữu Đức Giáo Hoàng Francis được đưa vào trong Đền thờ Thánh Peter và sau đó tại Quảng trường Nhà Thánh Marta, linh cữu được đưa lên chiếc xe mui trần papamobile quen thuộc của Đức Giáo Hoàng, để đi đến Đền thờ Đức Bà Cả. Trên chiếc xe này, Đức Giáo Hoàng Francis thường dùng để gặp gỡ dân chúng trong các buổi tiếp kiến chung và trong các Thánh lễ hay cả trong những chuyến tông du. Và đây là lần cuối cùng, Đức Giáo Hoàng Francis chào đông đảo dân chúng đứng hai bên đường, vĩnh biệt ngài.Sau khi đi qua các lộ trình dài khoảng 4 km, linh cữu Đức Giáo Hoàng Francis được đưa đến Đền thờ Đức Bà Cả. Chào đón Đức Giáo Hoàng Francis tại đây cũng có đông đảo dân chúng, đặc biệt là các thanh thiếu niên. 40 người, gồm có các tù nhân, người nghèo, người di dân,… và những người con ngài rất yêu mến, được có mặt để từ biệt ngài.

https://saigonnhonews.com/thoi-su/the-gioi/tien-biet-duc-giao-hoang-francis/

Thế giới đảo lộn sau 100 ngày Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hôm nay 30/04/2025, tất cả các báo Pháp đều chú ý đến sự kiện 100 ngày kể từ khi Donald Trump trở lại Nhà Trắng. Kỷ niệm 50 năm kết thúc Chiến tranh Việt Nam cũng là chủ đề được quan tâmTrang nhất của nhật báo Le Monde nhận định rằng sau khi trở lại Nhà Trắng, tổng thống Trump đã không che giấu ý định của ông, đó là “kiểm soát tuyệt đối”. Chủ nhân Nhà Trắng muốn xóa bỏ mọi lực lượng đối trọng, làm lung lay sự cân bằng của các định chế Hoa Kỳ.Tổng thống Mỹ tin rằng Điều 2 của Hiến Pháp cho phép ông có quyền lực vô song và ông liên tục sử dụng các sắc lệnh tổng thống để điều hành đất nước. Donald Trump khẳng định không hề lộng quyền, và phần lớn các quan chức thuộc phe bảo thủ tin rằng việc quyền lực tổng thống được gia tăng là điều không thể tránh khỏi, đồng thời cho rằng Tối Cao Pháp Viện sẽ hợp pháp hóa điều này

https://www.rfi.fr/vi/%C4%91i%E1%BB%83m-b%C3%A1o/20250430-th%E1%BA%BF-gi%E1%BB%9Bi-%C4%91%E1%BA%A3o-l%E1%BB%99n-sau-100-ng%C3%A0y-donald-trump-tr%E1%BB%9F-l%E1%BA%A1i-nh%C3%A0-tr%E1%BA%AFng

Tổng thống Putin công bố ngừng bắn với Ukraine nhân Ngày Chiến thắng

Theo đó, lệnh ngừng bắn với phía Ukraine do phía Nga đơn phương tuyên bố sẽ kéo dài 3 ngày để kỷ niệm 80 năm chiến thắng của Liên Xô và các đồng minh trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.Điện Kremlin cho biết lệnh ngừng bắn kéo dài 72 giờ sẽ có hiệu lực từ đầu ngày 8/5 đến hết ngày 10/5 và Nga đồng thời kêu gọi Ukraine cùng tham gia. Trong trường hợp phía Ukraine vi phạm, phía Nga cho biết sẽ đưa ra “phản ứng thích đáng và hiệu quả”.Hiện nay, Nga đang tập trung tiến hành các hoạt động nhằm kỷ niệm 80 năm ngày Chiến thắng 9/5 của Liên Xô trước phát xít Đức trong cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại 1941-1945. Ngày Chiến thắng là một trong những ngày lễ quốc gia quan trọng bậc nhất của Nga.Trước đó vào ngày 19/4, Tổng thống Putin đã tuyên bố lệnh ngừng bắn Phục sinh trong cuộc xung đột ở Ukraine, bắt đầu từ tối 19/4 và kéo dài đến nửa đêm 20/4. Phát biểu trên truyền hình, ông Putin cho biết: “Hôm nay từ 18h (22h theo giờ Hà Nội) đến nửa đêm 20/4 (4h ngày 21/4 theo giờ Hà Nội), phía Nga tuyên bố lệnh ngừng bắn Phục sinh”

https://baotintuc.vn/the-gioi/tong-thong-putin-cong-bo-ngung-ban-voi-ukraine-nhan-ngay-chien-thang-20250428185418875.htm

Ukraina chịu áp lực kép từ Donald Trump và bom Nga

Trong đêm thứ Tư 23/04/2025, Nga đã mở một cuộc tấn công dữ dội bằng tên lửa và drone vào thủ đô Kiev của Ukraina, khiến 12 người thiệt mạng. Cứ như thể là có sự phối hợp giữa Mỹ và Nga : Cuộc tấn công này diễn ra chỉ vài giờ sau khi tổng thống Mỹ Donald Trump chỉ trích gay gắt tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky là đang cản trở đàm phán nhằm chấm dứt chiến tranh, vì đã không chấp nhận thỏa thuận do chủ nhân Nhà Trắng đề xuất.Thỏa thuận này, rất có lợi cho Matxcơva, dường như công nhận chủ quyền của Nga đối với vùng Crimée mà Matxcơva đã sát nhập vào năm 2014. Đổi lại, điện Kremlin chấp nhận “một nhân nhượng lớn” (theo lời ông Trump), đó là sẽ không chiếm toàn bộ đất nước Ukraina! Giống như có kẻ tung thì phải có người hứng. Hôm qua, ngoại trưởng Sergei Lavrov khẳng định Nga đã sẵn sàng cho một thỏa thuận ngưng bắn, một thỏa thuận dĩ nhiên là phải có lợi cho Matxcơva. Trước đó, phát ngôn viện điện Kremlin tuyên  bố “hoàn toàn” đồng tình với tổng thống Trump khi ông nói Ukraina đã mất hẳn vùng Crimée từ nhiều năm qua rồi.

https://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A2n-t%C3%ADch/20250425-ukraina-ch%E1%BB%8Bu-%C3%A1p-l%E1%BB%B1c-k%C3%A9p-t%E1%BB%AB-donald-trump-v%C3%A0-bom-nga

Nga trao trả thi thể nhà báo Ukraine trong tình trạng bị tra tấn và bị lấy nội tạng

Nhà báo Ukraine Viktoriia Roshchyna đã bị lực lượng Nga bắt giữ vào tháng 8 năm 2023 vì một điều duy nhất: Đưa tin trung thực. Cô dũng cảm đến các vùng lãnh thổ tạm thời bị chiếm đóng để phơi bày hệ thống giam giữ tàn bạo của Nga và nỗi khổ đau của người dân Ukraine dưới ách chiếm đóng.Ngay cả sau lần bị FSB bắt giữ đầu tiên vào tháng 3 năm 2022, Viktoriia vẫn không dừng lại, tiếp tục điều tra và đưa tin về các cuộc “trưng cầu dân ý” giả mạo ở Mariupol và Melitopol. Công việc của cô là tiếng nói cho những người không thể lên tiếng — và điều đó đã khiến cô phải trả giá bằng mạng sống.Ngày 8 tháng 9 năm 2024, Viktoriia bị đưa ra khỏi buồng giam. Một tháng sau, cha cô nhận được thông báo từ phía Nga rằng cô đã chết trong khi bị giam giữ. Đến ngày 14 tháng 2 năm 2025, thi thể cô được trao trả cho Ukraine — bị tra tấn, biến dạng và thiếu nhiều nội tạng, bao gồm nhãn cầu, một phần khí quản và não bộ.

https://baotiengdan.com/2025/05/02/nga-trao-tra-thi-the-nha-bao-ukraine-trong-tinh-trang-bi-tra-tan-va-bi-lay-noi-tang/

Ukraine cảnh báo nguy cơ từ Belarus, ông Trump tin Nga muốn hòa bình

Tờ Kyiv Independent ngày 30/4 cho biết, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky mới đây đã cảnh báo về nguy cơ từ những cuộc tập trận của Nga tại Belarus.”Hãy tập trung vào Belarus trong mùa hè này, Nga đang chuẩn bị một kế hoạch nào đó dưới danh nghĩa các cuộc tập trận. Đó là cách Moscow mở một hướng tấn công mới. Chúng ta phải sẵn sàng cho mọi kịch bản có thể xảy ra”, ông Zelensky cho biết.Với vị trí tiếp giáp Ukraine, Belarus đóng vai trò như một hành lang chiến lược then chốt giữa Moscow và Kiev. Dù không trực tiếp can dự vào chiến dịch quân sự đặc biệt, Belarus vẫn đang để Nga triển khai binh lính và tên lửa trên lãnh thổ nước này.Trước đó, Tổng tư lệnh Ukraine Oleksandr Syrsky cũng nhận định rằng các cuộc tập trận ở Belarus có thể được Nga sử dụng như một cách “âm thầm triển khai lực lượng tấn công”.

https://vietnamnet.vn/ukraine-canh-bao-nguy-co-tu-belarus-ong-trump-tin-nga-muon-hoa-binh-2396832.html

Hải quân Ấn Độ phô diễn sức mạnh giữa lúc căng thẳng với Pakistan

Theo RT, Hải quân Ấn Độ ngày 27/4 đã đăng tải các hình ảnh về cuộc tập trận bắn đạn thật của lực lượng này tại biển Ảrập. Trong cuộc tập trận, các tàu chiến của Ấn Độ đã thử nghiệm nhiều loại tên lửa chống hạm hiện đại, bao gồm cả BrahMos.”Các tàu chiến đã phóng thành công nhiều tên lửa chống hạm. Cuộc tập trận đã chứng minh khả năng sẵn sàng của các nền tảng, hệ thống và thủy thủ đoàn cho những cuộc tấn công tầm xa có độ chính xác cao”, Hải quân Ấn Độ tuyên bố.Truyền thông Ấn Độ đưa tin, cuộc tập trận lần này có sự góp mặt của tàu khu trục nội địa mới nhất của đất nước, INS Surat. Chiến hạm này đã thực hiện thành công bài tập tấn công mục tiêu di động trên biển.Đợt tập trận diễn ra trong bối cảnh quan hệ giữa Ấn Độ và Pakistan trở nên trầm trọng hơn sau vụ tấn công ngày 22/4 tại thành phố Pahalgam ở vùng núi Anantnag thuộc lãnh thổ liên bang Jammu và Kashmir, khiến 26 người thiệt mạng, gồm cả 25 công dân Ấn Độ.

https://vietnamnet.vn/hai-quan-an-do-pho-dien-suc-manh-giua-luc-cang-thang-voi-pakistan-2395873.html

Nga đặt điều kiện để vãn hồi hòa bình cho Ukraina

Vào lúc tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump cho biết ông « tin rằng » tổng thống Ukraina sẵn sàng để mất bán đảo Crimée về tay Matxcơva, ngoại trưởng Nga Sergueï Lavrov sáng nay 28/04/2025, đặt điều kiện « tiên quyết » để vãn hồi hòa bình cho Ukraina, đòi cộng đồng quốc tế công nhận « bán đảo Crimée, Sébastopol, Cộng Hòa Donetsk, và các vùng Zaporijia, Kherson, Louhansk » thuộc về nước Nga. Trả lời nhật báo Brazil O Globo hôm nay 28/04/2025 ngoại trưởng Lavrov tuyên bố « lập trường của Nga để giải quyết xung đột đã được thông báo trước (…) ». Có nghĩa là tất cả các vùng lãnh thổ của Ukraina mà Nga đã chiếm được phải được quốc tế công nhận là thuộc về Nga.Nga đã thôn tính báo đảo Crimée của Ukraina từ 2014 nhưng tới nay, cả Hoa Kỳ lẫn cộng đồng quốc tế đều không công nhận. Tháng 9/2022 sau bảy tháng khởi động chiến dịch xâm lược Ukraina Nga loan báo chiếm đoạt thêm 4 khu vực khác của Ukraina là Louhansk Zaporijjia Kherson và Donetsk.Hãng tin Pháp AFP ghi nhận : ngoại trưởng Lavrov đặt điều kiện đàm phán như trên trong lúc điện Kremlin trong những tuyên bố sáng nay vẫn quả quyết « sẵn sàng đàm phán vô điều kiện » kết thúc xung đột tại Ukraina.

https://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20250428-l%E1%BA%A7n-%C4%91%E1%BA%A7u-ti%C3%AAn-b%E1%BA%AFc-tri%E1%BB%81u-ti%C3%AAn-x%C3%A1c-nh%E1%BA%ADn-%C4%91%C3%A3-g%E1%BB%9Fi-qu%C3%A2n-sang-nga

Dấu hiệu lỏng lẻo trong bộ máy của chính quyền ông Trump

Chính quyền Tổng thống Trump chuẩn bị kỷ niệm mốc 100 ngày đầu nhiệm kỳ, nhưng bộ máy hoàn hảo mà ông ca ngợi đang xuất hiện nhiều vấn đề.Khi đánh giá hiệu suất đội ngũ của mình hồi cuối tháng 3, Tổng thống Mỹ Donald Trump khoe rằng Nhà Trắng đã qua “hai tháng hoàn hảo”. Làn sóng vượt biên trái phép vào Mỹ giảm mạnh, tuyển mộ nhân sự cho quân đội tăng, thị trường chứng khoán đầy tín hiệu tích cực.Ông Trump đã đạt được một số mục tiêu chính sách với đội ngũ tương đối đồng thuận và nhất quán, đánh dấu sự thay đổi đáng kể so với nhiệm kỳ đầu được đánh giá nhiều hỗn loạn của ông. Chánh văn phòng Nhà Trắng Susie Wiles, người có biệt danh “bà đầm băng giá”, nhận được nhiều tín nhiệm.Tuy nhiên, khi chính quyền ông Trump chuẩn bị kỷ niệm 100 ngày đầu nắm quyền, bộ máy “hoàn hảo” đó đã bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu lỏng lẻo.

https://vnexpress.net/dau-hieu-long-leo-trong-bo-may-cua-chinh-quyen-ong-trump-4878395.html

Canada chọn Mark Carney: Câu trả lời ôn hòa trước làn sóng dân túy từ Mỹ

Thắng lợi của Thủ tướng Mark Carney trong cuộc tổng tuyển cử Canada ngày 28/4 không đơn thuần là chiến thắng của một cá nhân hay một đảng phái, mà là phản ứng của cử tri Canada trước sự trở lại đầy tranh cãi của Tổng thống Donald Trump ở Tòa Bạch Ốc.Trong bối cảnh ông Trump trở lại nắm quyền nhiệm kỳ thứ hai với những tuyên bố cứng rắn và lập trường đối ngoại khó lường, nhiều cử tri Canada không còn nhìn cuộc bầu cử trong nước như một lựa chọn giữa các chương trình chính sách thuần túy, mà như một cuộc trưng cầu về định hướng quốc gia.Họ chọn giữ vững bản sắc Canada – một quốc gia ôn hòa, đa văn hóa và đề cao vai trò của nhà nước pháp quyền – trước những tác động ngày càng rõ nét từ nước láng giềng phương Nam.

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cy0xj83lx5ko

Thủ tướng Australia Anthony Albanese tái đắc cử

Ông Anthony Albanese tái đắc cử thủ tướng Australia, sau khi Công đảng của ông giành chiến thắng trước phe bảo thủ trong cuộc tổng tuyển cử.Trang web của Ủy ban Bầu cử Australia hôm nay công bố kết quả kiểm phiếu sơ bộ cho thấy Công đảng theo khuynh hướng cánh tả bỏ xa liên minh bảo thủ của đảng Tự do và đảng Quốc gia, với số ghế giành được tại Hạ viện lần lượt là 68 và 22.Australia quy định đảng nào chạm đến mốc 76 ghế là bên chiến thắng. Dù việc kiểm phiếu chưa hoàn tất, các hãng truyền thông Australia và quốc tế đã xác định Công đảng là bên chiến thắng vì đối thủ không còn khả năng lội ngược dòng.Thủ tướng Albanese sau đó tuyên bố chiến thắng, cam kết sẽ đưa Australia vượt qua giai đoạn khó khăn của bất ổn toàn cầu. “Cảm ơn người dân Australia đã cho chúng tôi cơ hội tiếp tục phục vụ cho quốc gia tuyệt vời nhất trên Trái Đất”, ông Albanese nói.

https://vnexpress.net/thu-tuong-australia-anthony-albanese-tai-dac-cu-4881277.html

Trung Quốc phát thông điệp ‘không quỳ gối’ sau cảnh báo từ Mỹ

Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố nước này sẽ “không quỳ gối”, sau khi quan chức Mỹ cảnh báo hậu quả với Bắc Kinh nếu Washington duy trì mức thuế 145%.”Cúi đầu trước kẻ bắt nạt giống như uống thuốc độc để giải cơn khát, nó chỉ khiến khủng hoảng thêm trầm trọng. Thỏa hiệp không giúp nhận lại sự tử tế, quỳ gối chỉ khiến bị bắt nạt thêm. Trung Quốc sẽ không quỳ gối”, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết trong bài đăng có cả tiếng Trung và tiếng Anh trên mạng xã hội X hôm 29/4.Cơ quan này nói rằng áp lực từ Mỹ đã đẩy các công ty như Toshiba của Nhật Bản và Alstom của Pháp vào khủng hoảng tài chính, khiến hai nước mất động lực phát triển và doanh nghiệp đầu tàu kinh tế. Họ cũng mô tả Trung Quốc là “thiên đường thương mại tự do” mà những nước khác có thể đầu tư và hợp tác an toàn.”Chúng tôi sẽ kiên định dù khó khăn lớn tới đâu. Ai đó phải tiên phong, cầm ngọn đuốc xua tan sương mù và soi sáng con đường phía trước”, bài đăng có đoạn.

https://vnexpress.net/trung-quoc-phat-thong-diep-khong-quy-goi-sau-canh-bao-tu-my-4880493.html

Kiev và Washington đạt thỏa thuận cùng khai thác khoáng sản và năng lượng của Ukraina

Kiev và Washington cuối cùng đã đạt được thỏa thuận cho phép Mỹ khai thác khoáng sản, dầu hỏa và khí đốt của Ukraina. Sau nhiều vòng đàm phán gay go, hôm 30/04/2025, tại Washington, bộ trưởng kinh tế Ukraina Yulia Svyrydenko và bộ trưởng Tài Chính Mỹ Scott Bessent đã ký một thỏa thuận hợp tác kinh tế « thành lập một quỹ đầu tư chung », thu hút đầu tư quốc tế cho các dự án khai thác khoáng sản và dầu khí. Mục tiêu sau cùng là giúp Ukraina tái thiết sau chiến tranh. Trên cương vị chủ nhà, bộ trưởng Tài Chính Mỹ Bessent nói đến « một thỏa thuận lịch sử trong quan hệ đối tác kinh tế » song phương. Hãng tin Pháp AFP nhắc lại từ nhiều tháng qua, tổng thống Donald Trump vẫn đòi Kiev mở cửa cho Hoa Kỳ khai thác đất hiếm và các nguồn tài nguyên thiên nhiên của Ukraina để « hoàn trả » các khoản viện trợ quân sự mà Washington đã cấp cho quốc gia châu Âu này từ năm 2022 khi bị Nga xâm lược. Mỹ đã gây sức ép rất mạnh với chính quyền của tổng thống Zelensky.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20250501-kiev-v%C3%A0-washington-%C4%91%E1%BA%A1t-th%E1%BB%8Fa-thu%E1%BA%ADn-c%C3%B9ng-khai-th%C3%A1c-kho%C3%A1ng-s%E1%BA%A3n-v%C3%A0-n%C4%83ng-l%C6%B0%E1%BB%A3ng-c%E1%BB%A7a-ukraina

Euroclear sẽ phân phối lại cho các nhà đầu tư phương Tây 3 tỷ euro phong tỏa của Nga

Công ty tài chính Euroclear của Bỉ đang tính đến việc tịch thu và phân phối lại cho các nhà đầu tư phương Tây khoảng 3 tỷ euro tài sản của Nga đang bị phong tỏa. Đây là những nhà đầu tư phương Tây đang có tài sản mắc kẹt tại Nga sau khi xung đột Ukraina bùng phát. Thông tin được Reuters hôm 02/05/2025 trích dẫn từ 3 nguồn tin thông thạo hồ sơ, trong bối cảnh cách nay vài tháng Matxcơva đã tịch thu 3 tỷ euro của Euroclear tại một quỹ lưu ký ở Nga để bồi thường cho các nhà đầu tư Nga chịu ảnh hưởng từ lệnh trừng phạt của phương Tây.Công ty Euroclear hồi tháng 03/2025 đã được Bỉ cho phép để tịch thu và phân phối lại cho các nhà đầu tư phương Tây số tiền nói trên. Trong tài liệu ngày 01/04 mà Reuters có được, Euroclear cho biết « đã được cơ quan có thẩm quyền cho phép để công bố số tiền bồi thường và phân phối » cho các nhà đầu tư có liên quan.Reuters không thể xác định được danh tính của các nhà đầu tư sẽ được Euroclear hoàn trả tiền hoặc những chủ sở hữu người Nga có tài sản sẽ bị tịch thu. Chính phủ Bỉ từ chối bình luận và bộ Tài Chính Nga cũng không hồi đáp yêu cầu bình luận.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20250503-euroclear-tai-phan-phoi-cho-cac-nha-dau-tu-phuong-tay-3-ty-euro-phong-toa-c%E1%BB%A7a-nga

Pakistan phóng thử tên lửa đạn đạo giữa lúc leo thang căng thẳng với Ấn Độ

Theo hãng tin Aljazeera, Chính phủ Pakistan thông báo thử nghiệm thành công tên lửa đất đối đất mang tên Hệ thống vũ khí Abdali, có tầm bắn 450km trong một cuộc tập trận hôm nay (3/5).Islamabad nhấn mạnh, vụ phóng “nhằm đảm bảo khả năng sẵn sàng tác chiến của quân đội và xác nhận các thông số kỹ thuật quan trọng, bao gồm hệ thống dẫn đường tiên tiến của tên lửa cùng các tính năng cơ động được tăng cường”. Tên lửa của Pakistan có thể mang theo cả đầu đạn thường và đầu đạn hạt nhân. Vụ thử nghiệm tên lửa đạn đạo diễn ra 3 ngày sau khi Bộ trưởng Thông tin Pakistan Attaullah Tarar cho biết Islamabad có được “tin tình báo đáng tin cậy” về việc Ấn Độ có ý định tiến hành một cuộc tấn công quân sự trong vòng 24 – 36 giờ để đáp trả vụ xả súng tại khu nghỉ dưỡng Pahalgam thuộc vùng Jammu và Kashmir, khiến 26 người thiệt mạng.

https://vietnamnet.vn/pakistan-phong-thu-ten-lua-dan-dao-giua-luc-cang-thang-gia-tang-voi-an-do-2397380.html