Thông cáo chung của Hội Nghị G7 năm 2021
Chương trình nghị sự chung toàn cầu nhằm tái xây dựng tốt hơn (tóm lược)
Chúng tôi, các nhà lãnh đạo của Nhóm Bảy quốc gia (G7), đã gặp nhau tại Cornwall vào ngày 11 – 13 tháng 6 năm 2021 quyết tâm đánh bại đại dịch COVID-19 và tái xây dựng cho tốt hơn. Chúng tôi tưởng nhớ tất cả những người đã mất vì đại dịch và bày tỏ lòng biết ơn đối với những ai vẫn đang nỗ lực vượt qua nó. Từ tấm gương cộng tác và quyết tâm của họ, chúng tôi đã hợp lực đoàn kết dựa trên nguyên tắc từ căn bản gắn kết chúng tôi với nhau, rằng niềm tin chung và trách nhiệm chung là nền tảng của sự lãnh đạo và thịnh vượng. Được hướng dẫn bởi điều này, lý tưởng lâu dài của chúng tôi là các xã hội và nền dân chủ tự do cởi mở, và bằng cam kết của chúng tôi đối với chủ nghĩa đa phương, chúng tôi đã nhất trí một chương trình nghị sự chung của G7 về hành động toàn cầu nhằm:
Chấm dứt đại dịch và chuẩn bị cho tương lai bằng cách thúc đẩy một sự gia tăng nỗ lực quốc tế bắt đầu ngay lập tức, để chủng ngừa cho thế giới bằng cách đưa càng nhiều loại vắc xin an toàn đến càng nhiều người càng tốt. Tổng số cam kết của G7 kể từ khi bắt đầu đại dịch cung cấp tổng cộng hơn hai tỷ liều vắc xin, với các cam kết kể từ lần cuối chúng tôi gặp nhau vào tháng 2 năm 2021, bao gồm cả lần này tại Vịnh Carbis, cung cấp một tỷ liều trong năm tới. Đồng thời, chúng tôi sẽ tạo ra các khuôn khổ thích hợp để tăng cường khả năng phòng thủ tập thể của chúng ta trước các mối đe dọa về sức khỏe toàn cầu bằng cách: tăng cường và điều phối năng lực sản xuất toàn cầu ở tất cả các châu lục; cải tiến hệ thống báo động sớm; và hỗ trợ khoa học trong công việc rút ngắn thời gian phát triển vắc xin, phương pháp điều trị và xét nghiệm an toàn và hiệu quả từ 300 đến 100 ngày.
Phục hồi nền kinh tế bằng cách thúc đẩy các kế hoạch tái phát triển dựa trên 12 ngàn tỷ đô la hỗ trợ mà chúng tôi đã thực hiện trong thời kỳ đại dịch. Chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ các nền kinh tế của chúng tôi trong thời gian cần thiết, chuyển trọng tâm từ đối phó khủng hoảng sang thúc đẩy tăng trưởng trong tương lai, với các kế hoạch tạo việc làm, đầu tư cơ sở hạ tầng, thúc đẩy đổi mới, hỗ trợ mọi người và nâng cao đời sống để không nơi nào hay người nào, không phân biệt tuổi tác, dân tộc hay giới tính bị bỏ rơi lại phía sau. Điều này đã không xảy ra với các cuộc khủng hoảng toàn cầu trong quá khứ, và chúng tôi xác định rằng lần này sẽ khác.
Bảo đảm sự thịnh vượng tương lai bằng cách ủng hộ thương mại tự do, công bằng hơn trong một hệ thống thương mại được cải cách, nền kinh tế toàn cầu linh hoạt hơn và hệ thống thuế khóa toàn cầu công bằng hơn giúp đảo ngược sự rơi xuống đáy vực thẳm. Chúng tôi sẽ hợp tác để đảm bảo biên giới tương lai của kinh tế và xã hội toàn cầu, từ không gian mạng đến không gian vũ trụ, tăng cường sự thịnh vượng và phúc lợi của tất cả mọi người trong khi vẫn duy trì các giá trị của chúng ta là xã hội cởi mở. Chúng tôi được thuyết phục về tiềm năng thay đổi công nghệ vì lợi ích chung phù hợp với các giá trị chung của chúng tôi.
Bảo vệ hành tinh của chúng ta bằng cách hỗ trợ cuộc cách mạng xanh tạo ra việc làm, cắt giảm khí thải và tìm cách hạn chế sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu lên 1,5 độ C. Chúng tôi cam kết nó trở thành con số 0 không trễ hơn năm 2050, giảm một nửa lượng phát thải tổng thể trong hai thập kỷ đến năm 2030, tăng cường và cải thiện nguồn tài chính cho khí hậu đến năm 2025; và bảo tồn hoặc bảo vệ ít nhất 30% đất đai và đại dương của chúng ta vào năm 2030. Chúng tôi xác nhận nhiệm vụ của mình là bảo vệ trái đất cho các thế hệ tương lai.
Tăng cường quan hệ đối tác với mọi người khác trên khắp thế giới. Chúng tôi sẽ phát triển mối quan hệ đối tác mới để tái xây dựng tốt hơn cho thế giới, thông qua bước thay đổi trong cách tiếp cận đầu tư cho cơ sở hạ tầng, bao gồm sáng kiến tăng trưởng xanh và sạch. Chúng tôi quyết tâm làm sâu sắc thêm mối quan hệ đối tác hiện tại trở thành một thỏa thuận mới với châu Phi, bao gồm cả việc tăng cường hỗ trợ từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế cho các quốc gia cần hỗ trợ nhất nhằm đạt được tham vọng toàn cầu 100 tỷ đô la.
Hãy coi trọng các giá trị của chúng tôi là nền tảng lâu dài cho sự thành công trong một thế giới luôn thay đổi. Chúng tôi sẽ khai triển sức mạnh của dân chủ, tự do, bình đẳng, pháp quyền và tôn trọng nhân quyền để giải quyết những vấn đề và vượt qua những thách thức lớn nhất. Chúng tôi sẽ thực hiện bằng cách tôn trọng cá nhân và thúc đẩy bình đẳng, đặc biệt là bình đẳng giới, bao gồm cả việc hỗ trợ mục tiêu thu hút thêm 40 triệu trẻ em gái đi học và dành ít nhất 2¾ tỷ đô la cho Đối tác toàn cầu về giáo dục.
Chúng tôi sẽ tìm cách thúc đẩy chương trình nghị sự cởi mở này với sự cộng tác của các quốc gia khác và trong hệ thống đa phương dựa trên pháp luật. Đặc biệt, chúng tôi mong muốn được hợp tác với các đối tác G20 và với các Tổ chức Quốc tế liên quan để bảo đảm một tương lai sạch hơn, xanh hơn, tự do hơn, công bằng hơn và an toàn hơn cho con người và địa cầu của chúng ta.
https://www.consilium.europa.eu/en/press/press-releases/2021/06/13/2021-g7-leaders-communique/
***
G7 lên án Trung cộng về quyền, yêu cầu điều tra nguồn gốc COVID
Tác giả: Guy Faulconbridge, Steve Holland
Anh Khoa dịch
G7 kêu gọi tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tiến hành nghiên cứu minh bạch Nguồn gốc COVID-19 Giai đoạn 2
Hôm Chủ nhật, các nhà lãnh đạo Nhóm G7 đã lên tiếng phê phán Trung cộng về nhân quyền ở khu vực Tân Cương, kêu gọi để Hồng Kông được giữ mức độ tự chủ cao và yêu cầu điều tra đầy đủ và kỹ lưỡng về nguồn gốc của virus corona.
Sau khi thảo luận về cách đi đến một lập trường thống nhất về vấn đề Trung cộng, các nhà lãnh đạo đã ban hành một thông cáo cuối cùng có tính chỉ trích cao, đi sâu vào những vấn đề nhạy cảm nhất đối với Trung cộng, bao gồm cả Đài Loan.
Sự tái xuất của Trung cộng là một cường quốc toàn cầu hàng đầu được coi là một trong những sự kiện địa chính trị quan trọng nhất trong thời gian gần đây, cùng với sự sụp đổ của Liên Xô năm 1991, kết thúc Chiến tranh Lạnh.
Sự trỗi dậy của Trung cộng cũng khiến Hoa Kỳ phải lo lắng: Tổng thống Joe Biden coi Trung cộng là đối thủ cạnh tranh chiến lược chính và tuyên bố sẽ đối đầu với “sự lạm dụng kinh tế” của Trung cộng và đẩy lùi các hành vi vi phạm nhân quyền.
G7 tuyên bố: “Chúng tôi thúc đẩy các giá trị của chúng tôi, bao gồm cả việc kêu gọi Trung cộng tôn trọng nhân quyền và các quyền tự do cơ bản, đặc biệt là về vấn đề Tân Cương, các quyền con người và quyền tự do, mức độ tự chủ cao cho Hồng Kông được ghi trong Tuyên Bố Chung Anh-Trung.
G7 cũng kêu gọi tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tiến hành nghiên cứu minh bạch Nguồn gốc COVID-19 Giai đoạn 2, do chuyên gia đứng đầu cả ở Trung cộng. Reuters trước đó đã đăng phiên bản cuối cùng của dự thảo thông cáo.
“Chúng tôi chưa được tiếp cận các phòng thí nghiệm”, ông Biden nói với các phóng viên.
Tổng Thống Biden cho biết vẫn chưa chắc chắn có phải là “một con dơi tiếp xúc với động vật và môi trường … gây ra Đại dịch COVID-19, hay do một sự cố trong phòng thí nghiệm”.
Trước khi xuất hiện những lời chỉ trích của G7, Trung cộng đã cảnh báo rõ ràng với các nhà lãnh đạo nhóm này rằng thời mà các nhóm “nhỏ” các nước quyết định số phận của thế giới đã qua lâu rồi.
G7 cũng nhấn mạnh “tầm quan trọng của hòa bình và ổn định trên eo biển Đài Loan, và khuyến khích giải quyết hòa bình các vấn đề xuyên eo biển này”.
“Chúng tôi vẫn hết sức quan ngại về tình hình ở Biển Đông Á và Biển Hoa Nam ( biển Đông) đồng thời phản đối mạnh mẽ bất kỳ nỗ lực đơn phương nào nhằm thay đổi hiện trạng và gia tăng căng thẳng”, họ nói.
Cưỡng bức lao động
Ông Biden nói rằng các nền dân chủ đang ở trong một cuộc cạnh tranh toàn cầu với “các chính phủ chuyên quyền” và G7 phải đưa ra những lựa chọn thay thế khả thi.
“Chúng tôi đang trong một cuộc cạnh tranh, không phải với Trung cộng, … mà với những kẻ độc tài, các chính phủ chuyên quyền trên khắp thế giới, về việc liệu các nền dân chủ có thể cạnh tranh với họ trong một thế kỷ 21 đang thay đổi nhanh chóng hay không”, ông Biden nói với các phóng viên.
“Như tôi đã nói với (Chủ tịch Trung cộng) Tập Cận Bình, tôi không tìm kiếm xung đột. Nơi nào chúng tôi có thể hợp tác, chúng tôi sẽ hợp tác; nơi nào chúng tôi không đồng ý, tôi sẽ nói thẳng điều này và chúng tôi sẽ đáp trả lại các hành động trái nguyên tắc.”
G7 – bao gồm Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đức, Pháp, Anh, Ý và Canada – cho biết họ lo ngại về tình trạng lao động cưỡng bức trong các chuỗi cung ứng toàn cầu ở lĩnh vực nông nghiệp, năng lượng mặt trời và may mặc.
Bắc Kinh đã nhiều lần chống trả những gì họ cho là nỗ lực của các cường quốc phương Tây nhằm kiềm chế Trung cộng. Họ nói rằng nhiều cường quốc vẫn còn bị kìm hãm bởi một tư duy đế quốc lỗi thời sau nhiều năm làm nhục Trung cộng.
Các chuyên gia và các nhóm nhân quyền của Liên Hợp Quốc ước tính rằng hơn một triệu người, chủ yếu là người Duy Ngô Nhĩ và các dân tộc thiểu số Hồi giáo khác, đã bị giam giữ trong những năm gần đây trong một hệ thống rộng lớn các trại ở Tân Cương, tây bắc Trung cộng.
Trung cộng phủ nhận mọi cáo buộc cưỡng bức lao động hoặc lạm dụng. Ban đầu họ phủ nhận các trại này tồn tại, nhưng sau đó cho biết chúng là các trung tâm dạy nghề và được thiết kế để chống lại chủ nghĩa cực đoan. Vào cuối năm 2019, Trung cộng cho biết tất cả những người trong trại đã “tốt nghiệp”.
Nguồn: Reuters
Theo VNTB (15.06.2021)