Hình bìa: NGUỒN HÌNH ẢNH,MICHELE TANTUSSI Chụp lại hình ảnh, Tựa đề một cuốn sách của Bộ trưởng Ngoại giao Đức, ông Sigmar Gabriel

Tiếng Đức có những từ dài ‘nhất thế giới’ nhưng khi cần, người Đức cũng rất ‘kỷ luật’ trong việc bỏ từ quá dài, ít ứng dụng.

Chẳng hạn một quyết định của Liên hiệp châu Âu đã làm Đức phải bỏ ‘từ dài nhất’.

Đó là từ ‘Rindfleischetikettierungsueberwachungsaufgabenuebertragungsgesetz‘, nghĩa là “luật ủy quyền giám sát việc dán nhãn thịt bò”.

Nhân bầu cử Quốc hội Liên bang Đức (Bundestag) cuối tháng 9/2021, các bạn thử xem lời giới thiệu về cơ quan lập pháp này nhé:

Der Deutsche Bundestag ist die Volksvertretung der Bundesrepublik Deutschland und als maßgebliches Gesetzgebungsgremium ihr wichtigstes Organ.”

Nếu tách ra thì các từ đứng đơn lẻ có thể tạm dịch sang tiếng Việt thành “Quốc hội Đức là Đại diện của nhân dân Liên bang Cộng hòa Đức, và là cơ quan lập pháp quan trọng nhất của đất nước”.

Nhưng các từ “đại diện” (vertretung)” và “nhân dân” (Volk) -chẳng hạn, được viết liền lại thành một – Volksvertretung. Cộng hòa+Liên bang cũng được ghép thành “Bundesrepublik”.

 

Bỏ dài, thành viết tắt?

Từ “Rindfleischetikettierungsueberwachungsaufgabenuebertragungsgesetz” từng được tiểu bang Mecklenburg-Western Pomerania ở Đức đưa vào sử dụng năm 1999 trong ngành chăn nuôi gia súc sau vụ bệnh bò điên lan ra châu Âu.

Vì dài quá, người ta viết tắt từ này thành ‘RkReUAUG‘, cũng vẫn rất khó đọc.

Nhưng sau khi EU bỏ yêu cầu kiểm tra sức khoẻ của bò tại lò mổ, người Đức bỏ không dùng khái niệm này, gồm 63 chữ.

Tuy thế, giới khoa học và luật gia Đức vẫn thích tạo ra các từ ghép rất dài.

Trong lịch sử đã có những từ dài không kém như ‘bà góa của thuyền trưởng công ty tàu hơi nước trên sông Danube’:

‘Donaudampfschifffahrtsgesellschaftskapitaenswitwe’.

Một từ khác, là ‘bảo hiểm về trách nhiệm dân sự ngành xe hơi’:

‘Kraftfahrzeughaftpflichtversicherung’.

Nhiều từ dài không vào từ điển và cũng ít được người dân sử dụng nhưng chúng vẫn sinh ra.

 

Vì sao tiếng Đức có các từ quá dài?

Giới nghiên cứu văn hóa và ngôn ngữ từng điên đầu về lý do hình thành các từ rất dài trong tiếng Đức.

Câu trả lời ngắn nhất là người Đức thích thế và cấu trúc tiếng Đức cho phép họ làm như thế.

Chụp lại hình ảnh, Nhà Quốc hội Đức Bundestag

Họ ưa thích tạo ra những từ dài để ghép các ý tưởng khác nhau, đôi khi trái ngược, vào một khái niệm để tạo ra nghĩa mới hoặc nêu ý ẩn dụ.

Ví dụ từ Verschlimmbesserung, vừa chơi chữ, ghép động từ verschlimmern (làm tệ đi) và verbessern (làm tốt lên).

Từ mới có nghĩa là ‘ý định cải thiện lại chỉ làm sự việc tệ đi’.

Vui và buồn ghép lại thành ‘schadenfreude’, tạo nghĩa ‘vui khi thấy ai khác gặp đau khổ’.

Mặt khác, về ngôn ngữ, các tiếng Đức, Bắc Âu và Anh đều có thể ghép hai danh từ thành một, ví dụ: web+site=website.

Hoặc ghép tính từ với danh từ để tạo từ mới: full-time, freeloading, softball, redhead…

Tất nhiên các từ mới này dài gấp đôi từ cũ nhưng ít khi có tới ba bốn từ ghép lại.

‘Bể bơi’ – swimming pool là một từ dài trong tiếng Anh nhưng vẫn được viết cách ra.

Còn trong tiếng Đức nó là ‘schwimmbad’.

Một giải thích nữa là nhiều tiếng châu Âu đều chấp nhận từ ghép gốc La Tinh và Hy Lạp để tạo từ mới rất dài nhưng thường chỉ dùng trong ngành y, dược, sinh học.

Tiếng Anh có từ ‘pneumonoultramicroscopicsilicovolcanoconiosischỉ bệnh phổi do hít phải bụi từ núi lửa.

Nhưng tiếng Anh ngoài đời gần như đi vào xu hướng đơn giản hóa, viết ngắn, viết tắt.

Còn tiếng Đức thì ngược lại.

Trong tiếng Đức, các danh từ ghép từ hai thành phần thế không ít, và có từ như ‘gedankenexperiment’ (thử nghiệm nghĩ) được cho là của Albert Einstein tạo ra.

Một số từ điển còn tự hào ghi lại những từ dài tới 85 ký tự:

Schauspielerbetreuungsflugbuchungsstatisterieleitungsgastspielorganisationsspezialist

Và để ‘biểu lộ tình hữu nghị’, bạn nên thử đọc từ tiếng Đức sau:

Freundschaftsbezeigungen!

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES Chụp lại hình ảnh,

Báo Anh hôm 26/09/2021 đã dùng nguyên câu chào tạm biệt tiếng Đức’ Auf Wiedersehen Angela Merkel’ để chia tay nữ thủ tướng quốc gia giàu có và đông dân nhất EU

BBC (27.09.2021)