Chính quyền tại Lạc Sơn, Hòa Bình sách nhiễu khi Đức Tổng Giuse Vũ Văn Thiên đang cử hành Thánh Lễ

Chính quyền tại Lạc Sơn, Hòa Bình sách nhiễu khi Đức Tổng Giuse Vũ Văn Thiên đang cử hành Thánh Lễ Vụ việc xảy ra vào lúc 11 giờ 30 hôm nay, Chúa Nhật, 20.02.2022 tại nhà thờ Giáo xứ Vụ Bản, Tổng Giáo phận Hà Nội. Khi Đức cha Giuse Vũ Văn Thiên, Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Hà Nội đang dâng thánh lễ, (ngài đang ngồi) đến phần Hiệp Lễ – Thánh lễ gần kết thúc thì hai người bên phía chính quyền, trong đó có một người đầu đội mũ bảo hiểm xông lên tận Cung Thánh để ngăn cản, sách nhiễu. (một số người cho biết người đội mũ bảo hiểm là ông Bí thư Thị Trấn) Hai người này, một người mặc áo đi mưa, đầu đội mũ bảo hiểm lên gian cung thánh ngăn cản. Cha Phanxicô Xaviê Trần Văn Liên, Chính xứ Vụ Bản và quý cha đồng tế đã mời những người này rời khỏi cung thánh để nói chuyện sau, nhưng họ vung tay, tỏ thái độ đôi co trong khi thánh lễ đang nghiêm trang. Về phần Đức Tổng Giuse, chúng ta thấy ngài ngồi tại ghế chủ tọa, một số quý cha khác đang rước Mình Thánh Chúa, còn cộng đoàn dân Chúa trong nhà thờ hát bài ca Hiệp Lễ. Hiện chưa biết vì lý do nào, những người này đã xông lên gian cung thánh để sách nhiễu khi Đức Tổng Giuse Vũ Văn Thiên và quý linh mục cũng như anh chị em giáo dân đang cử hành thánh lễ tại Vụ Bản. Dù với bất cứ lí do nào đi nữa, đây là hành động vô pháp, sách nhiễu, xúc phạm tôn giáo không thể chấp nhận, cần lên án, khi người bên phía chính quyền có những hành động thiếu văn hóa tại nơi chốn và thời điểm thánh thiêng là trong nhà thờ và vào lúc thánh lễ đang diễn ra. Được biết, cuối năm 2020, khi bảy linh mục xung phong vào Hòa Bình nhận xứ, Đức tổng Giuse không thể đến đến dâng thánh lễ nhận xứ của các ngài vì lí do dịch bệnh Covid-19. Theo chương trình của Năm Truyền Giáo, vào Chúa Nhật thứ III trong tháng – cầu cho việc truyền giáo của Tổng Giáo Phận Hà Nội, Đức tổng Giuse Vũ Văn Thiên sẽ dành hai ngày thăm viếng các giáo xứ miền Hòa Bình. Hôm nay, 20.02, là ngày đầu ngài đi thăm các giáo xứ vùng Hòa Bình này thì gặp sự cố như video quý vị thấy. Giáo xứ Vụ Bản có 450 nhân danh, nằm trong thị trấn Vụ Bản, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình, cách trung tâm Hà Nội về hướng Tây Nam khoảng 120 km. Giáo xứ đã được thành lập tại đây từ lâu, nhưng từ năm 1954 thì mọi cơ sở đều bị trưng thu và gần như không còn sinh hoạt tôn giáo. Những năm gần đây, các linh mục đã dần đến với bà con giáo dân thường xuyên hơn. Các ngài từng bước quy tụ giáo dân và xây dựng ngôi nhà thờ nhỏ làm nơi cử hành thánh lễ. Linh mục Phanxicô Xaviê Trần Văn Liên, sau một năm làm phó xứ Mường Cắt và ở thường trực tại Vụ Bản, ngài đã được Đức TGM Giuse Vũ Văn Thiên bổ nhiệm làm chính xứ giáo xứ Vụ Bản vào tháng 12.2020. Xin anh chị em cầu nguyện cho Đức Tổng Giuse Vũ Văn Thiên, cầu nguyện Giáo xứ Vụ Bản và cho Giáo hội Việt Nam.  

Truyền Thông Thái Hà tổng hợp

 

 

Việt Nam trong nhóm các nước ‘độc tài’ trên Chỉ số Dân chủ toàn cầu

Một nhân viên an ninh đứng cạnh chân dung Hồ Chí Minh tại Hà Nội hôm 17/1/2011. Việt Nam, dưới sự cầm quyền của Đảng Cộng sản bị EIU xếp vào nhóm các quốc gia “độc tài.”

Chỉ số Dân chủ toàn cầu 2021 mới được Economist Intelligence Unit (EIU) công bố tiếp tục xếp Việt Nam vào nhóm các quốc gia “độc tài” trong bối cảnh nền dân chủ trên toàn thế giới bị đảo ngược và chế độ độc tài được củng cố hơn trong năm qua.

Việt Nam xếp hạng 131/167 quốc gia và lãnh thổ trên bảng chỉ số của EIU, một nhóm nghiên cứu và phân tích của Tập đoàn Economist, với thứ hạng tăng dần cho các nước có ít dân chủ nhất. Cùng với Trung Quốc, Triều Tiên, Myanmar, Lào, Campuchia, và Afghanistan, Việt Nam nằm trong nhóm 7 quốc gia “độc tài” của khu vực châu Á và châu Úc.

Việt Nam chỉ ghi được 2,95 trên thang điểm 10, trong khi Chỉ số Dân chủ trung bình trong khu vực là 5,46 và trên toàn cầu là 5,28. Na Uy là nước có chỉ số dân chủ cao nhất với 9,75 điểm. Đánh giá của EIU, được công bố hôm 10/2, dựa trên 5 tiêu chí gồm quy trình bầu cử và đa nguyên, hoạt động của chính phủ, sự tham gia chính trị, văn hoá chính trị và quyền tự do dân sự.

Việt Nam, nơi có Đảng Cộng sản cầm quyền, không ghi được điểm nào về quy trình bầu cử và đa nguyên. Các chỉ số về hoạt động của chính phủ, sự tham gia chính trị, và quyền tự do dân sự cũng đều ở mức rất thấp. Văn hoá chính trị là hạng mục mà Việt Nam có thang điểm cao nhất khi ghi được 5 điểm.

Kể từ khi EIU đưa ra Chỉ số Dân chủ vào năm 2006, Việt Nam luôn nằm trong nhóm các quốc gia có ít dân chủ nhất thế giới và được coi là một chế độ độc tài.

Theo EIU, quá trình dân chủ hoá suy giảm mạnh vào năm 2021, với tỷ lệ người dân sống trong các nền dân chủ giảm xuống dưới 50% và các chế độ độc tài, trong đó có Trung Quốc và Việt Nam, ngày càng được củng cố. Báo cáo mới nhất của EIU cho thấy nền dân chủ đã trải qua sự suy giảm hàng năm lớn nhất kể từ 2010, khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu dẫn đến những thất bại lớn.

Báo cáo còn cho biết rằng việc đàn áp của Trung Quốc đối với Hong Hong và Tân Cương cũng như sự sụp đổ của chính quyền dân sự ở Myanmar cùng với sự tiếp quản của Taliban ở Afghanistan, là những yếu tố góp phần làm củng cố các chính thể độc tài ở châu Á. Ngoài ra, cũng theo EIU, các chính phủ đã tận dụng đại dịch COVID-19 để hạn chế quyền tự do đi lại, lập hội và ngôn luận cũng như sử dụng nó như là một cái cớ để kiềm chế các tiếng nói bất đồng cũng như kìm hãm phe đối lập.

Việt Nam đã bị tổ chức theo dõi nhân quyền quốc tế Human Rights Watch xếp vào trong số 83 chính phủ trên thế giới dùng đại dịch COVID để biện minh cho hành động vi phạm quyền tự do ngôn luận và hội họp ôn hoà của người dân.

Việt Nam chưa lên tiếng trước báo cáo của EIU nhưng Thủ tướng Việt Nam lúc đó Nguyễn Xuân Phúc tại một cuộc họp báo chung với Thủ tướng Áo Sebastian Kurz hồi tháng 10/2018 tại Vienna nói rằng “Việt Nam là một quốc gia dân chủ, chúng tôi lên án mọi chế độ độc tài.”

Thống kê của EIU cho biết có 59 quốc gia độc tài trên toàn thế giới trong năm 2021, tăng 2 so với năm trước đó. Hai quốc gia độc tài mới được ghi nhận thuộc Đông Âu, và khu vực Mỹ Latin và Caribe.

Trong thống kê của EIU trên 165 quốc gia độc lập và 2 vùng lãnh thổ, 5 nền dân chủ đứng đầu thế giới gồm Na Uy, New Zealand, Phần Lan, Thuỵ Điển và Iceland, theo thứ tự từ cao xuống. Mỹ không nằm trong nhóm các nước có “nền dân chủ hoàn toàn” mà được xếp vào nhóm các nước có “nền dân chủ thiếu sót.” Trong khi đó, nhóm 5 quốc gia đứng cuối bảng với chỉ số dân chủ thấp nhất, cũng đồng nghĩa với việc là các chính thể độc tài, gồm Afghanistan, Myanmar, Triều Tiên, Cộng hoà Dân chủ Congo và Cộng hoà Trung Phi, tính từ dưới lên. Trong số này có 3 nước thuộc khu vực châu Á.

Trong tổng số 28 quốc gia ở khu vực châu Á và châu Úc, có 5 nước hoàn toàn dân chủ, gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Úc và New Zealand. Khu vực này có mười nước có nền dân chủ còn thiếu sót – trong đó có Malaysia, Philippines, Ấn Độ, Indonesia, Singapore và Thái Lan – và 6 chính thể đang trong giai đoạn chuyển đổi, gồm Bangladesh, Bhutan, Fiji, Hong Kong, Nepal và Pakistan.

Các quốc gia phát triển ở Tây Âu tiếp tục chiếm đa số các nền dân chủ hoàn toàn khi có tới 12 trong tổng số 21 nước thuộc nhóm này trong năm 2021.

VOA (22.02.2022)

 

USCIRF (Uỷ Hội Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế) khuyến nghị đưa Việt Nam vào danh sách Các quốc gia cần được quan tâm đặc biệt CPC

Báo cáo năm 2021 của USCIRF (Uỷ Hội Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế) khuyến nghị đưa Việt Nam vào danh sách CPC. 

Ủy Ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF) là một cơ quan riêng và khác với Bộ Ngoại Giao. Được thành lập bởi Quốc hội Hoa Kỳ, đây là một đơn vị tham vấn độc lập, lưỡng đảng cho chính phủ Hoa Kỳ, cơ quan này giám sát tự do tôn giáo trên toàn thể giới và khuyến nghị chính sách cho Tổng Thống, Ngoại Trưởng, và Quốc hội. Các khuyến cáo của USCIFR dựa vào các qui trình bắt buộc phải có và các tiêu chuẩn trong Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và các văn bản quốc tế khác. Phúc trình Thường niên là tổng kết công việc trong năm trước của các thành viên trong Ủy ban và đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp nhằm lưu trữ hồ sơ các vụ vi phạm ở trong nước và khuyến cáo về chính sách cho chính phủ Hoa Kỳ. Phúc trình Thường niên thường bao gồm thời gian từ đầu năm trước đến đầu năm sau, mặc dầu trong một số trường hợp, các sự kiện quan trọng xảy ra sau thời gian này có thể được đề cập. Sau đây là phúc trình của ủy ban này về tình trạng tôn giáo tại Việt Nam.

 

Năm 2021, tình trạng vi phạm tự do tôn giáo vẫn tiếp diễn ở Việt Nam. Báo cáo cung cấp một cái nhìn tổng thể về những vi phạm này và nêu bật những nỗ lực chính sách của Hoa Kỳ nhằm thúc đẩy nhân quyền, bao gồm cả tự do tôn giáo, ở Việt Nam. Mặc dù đã có những cải tiến đáng chú ý so với pháp lệnh tôn giáo trước đây, nhưng Luật tín ngưỡng, tôn giáo năm 2018 (Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2018) vẫn còn hạn chế về bản chất và còn vướng mắc bởi việc áp dụng không đồng đều và thiếu nhất quán trong cả nước. Sự đàn áp của chính phủ tiếp tục là một thực tế khắc nghiệt đối mặt với các nhóm tôn giáo độc lập chưa đăng ký, với nhiều người trong số họ bị coi là “tôn giáo lạ”, “sai lầm” hoặc “dị giáo”. Cuối cùng, các nhà chức trách tiếp tục bắt các tín đồ và những người ủng hộ tự do tôn giáo phải ngồi tù dài hạn, trong đó một số người cho biết sức khỏe ngày càng xấu đi do liên tục bị ngược đãi và hành hạ trong tù.

Năm 2020, các điều kiện tự do tôn giáo ở Việt Nam nhìn chung có xu hướng giống như năm 2019. Chính phủ tích cực thi hành Luật Tín ngưỡng và Tôn giáo, như đã được viết và thực thi, trái với các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế và vi phạm có hệ thống tự do tôn giáo, đặc biệt là đối với các nhóm tôn giáo độc lập mà còn ngay cả với các nhóm được chính phủ công nhận. Nhà chức trách tiếp tục tích cực đàn áp các cộng đồng thiểu số tôn giáo độc lập, bao gồm cả người Hmong và người Thượng theo đạo Tin lành, Phật giáo Hòa Hảo, Phật giáo Thống nhất, tín đồ Cao Đài, Công giáo và các học viên Pháp Luân Công. Các cộng đồng dân tộc thiểu số đã phải đối mặt với sự đàn áp đặc biệt nghiêm trọng để thực hành đức tin một cách hòa bình, bao gồm bị hành hung thể xác, trục xuất, giam giữ, bỏ tù và buộc từ bỏ đức tin. Ước tính có khoảng 10.000 Cơ đốc nhân người Hmong và người Thượng ở Tây Nguyên vẫn không có quốc tịch vì chính quyền địa phương đã từ chối cấp giấy đăng ký hộ khẩu và chứng minh thư trong nhiều trường hợp để trả đũa việc họ từ chối theo đạo. Trong năm, chính quyền trung ương và địa phương đã nỗ lực để tái định cư người Hmông theo đạo Thiên chúa tại Tiểu khu 179, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng, nhưng đến tháng 12, việc thực hiện quy trình này vẫn chưa hoàn thành. Chính quyền cũng tiếp tục sách nhiễu và can thiệp vào các hoạt động tôn giáo của các tín đồ Phật giáo Hòa Hảo độc lập. Vào tháng 3 và tháng 7, các quan chức địa phương đã gây rối và ngăn cản các thành viên của cộng đồng này tiến hành các nghi lễ tôn giáo và tuân thủ các ngày lễ tôn giáo quan trọng. Vào tháng 2, sau cái chết của Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ – nguyên lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất độc lập (GHPGVNTN) – các tổ chức từ thiện[của chính phủ lập ra] đã can thiệp vào việc tổ chức tang lễ của Ngài. Ngoài ra, USCIRF đã nhận được một báo cáo rằng các quan chức địa phương ở Thị xã Hương Trà, Thừa Thiên-Huế đã làm gián đoạn công tác cứu trợ thiên tai của GHPGVNTN trong năm nay, cho rằng đây là một “giáo hội bất hợp pháp”. Trong những năm gần đây, nhà cầm quyền cũng đã sách nhiễu các tín đồ Cao Đài độc lập và cố gắng chiếm lấy các thánh thất của họ hoặc cưỡng bức “tái hợp” họ với những thánh thất đã được nhà nước công nhận [chi phái 1997]. Chính quyền địa phương tiếp tục tịch thu hoặc phá hủy tài sản của Nhà thờ Công giáo. Vào tháng 8, những kẻ côn đồ do chính quyền cầm đầu đã quấy rối và tấn công các thành viên của một tu viện dòng Biển Đức tại xã Thủy Bằng, tỉnh Thừa Thiên-Huế, buộc tu viện phải nhường đất của mình. Tại Thành phố Hồ Chí Minh, một vụ tranh chấp quyền sở hữu liên quan đến một trường học thuộc một giáo xứ đã khiến một linh mục Công giáo khởi kiện chính quyền địa phương. Trong năm, chính quyền cũng bắt giữ và trừng phạt các học viên Pháp Luân Công vì đã tập luyện và phân phát tài liệu về môn tu luyện tinh thần của họ-bao gồm cả một hiệu trưởng trường học bị phạt vì tu luyện Pháp Luân Công với người khác tại nhà của ông ta-với lý do đó không phải là một tôn giáo được công nhận. Các báo cáo về tra tấn và ngược đãi các nhà lãnh đạo tôn giáo và những người ủng hộ tự do tôn giáo vẫn tồn tại vào năm 2020. Nguyễn Bắc Truyển – một nhà ủng hộ Phật giáo Hòa Hảo bị kết án 11 năm vào tháng 4 năm 2018 – vẫn bị bỏ tù vào cuối năm và được cho là trong tình trạng sức khỏe kém. Vào tháng 11, ông Truyển bắt đầu tuyệt thực để phản đối các điều kiện của nhà tù, bao gồm cả việc không được chăm sóc y tế. Ban quản lý nhà tù ở tỉnh Nam Hà tiếp tục từ chối cung cấp Kinh Thánh cho nhà hoạt động môi trường Công giáo Lê Đình Lượng.

Các nhà chức trách cũng nhắm mục tiêu vào các nhóm được công nhận để quấy rối. Ví dụ, USCIRF nhận được báo cáo rằng trong năm chính quyền đã viện dẫn Điều 34 của Luật Tín ngưỡng và Tôn giáo để can thiệp vào việc bầu cử các quan chức tôn giáo — được gọi là “các chức việc ” —của các nhóm tôn giáo được công nhận, khiến ít nhất một nhóm như vậy phải đình chỉ quy trình bầu cử của họ.

 

KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CHÍNH PHỦ HOA KỲ

Chỉ định Việt Nam là “quốc gia cần quan tâm đặc biệt” hoặc CPC, vì tham gia vào các vi phạm tự do tôn giáo có hệ thống, đang diễn ra và nghiêm trọng, như được định nghĩa bởi Đạo luật Tự do Tôn giáo Quốc tế (IRFA) và ký kết một thỏa thuận ràng buộc mới với chính phủ, theo ủy quyền của Mục 405 (c) của IRFA, đưa ra các cam kết nhằm cải thiện hơn nữa tự do tôn giáo; • Khuyến khích chính phủ Việt Nam sửa đổi Luật Tín ngưỡng và Tôn giáo để phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế mà Việt Nam tham gia, bao gồm cả việc đăng ký không bắt buộc và không sử dụng nó như một công cụ nặng nề để kiểm soát các nhóm và hoạt động tôn giáo; • Khuyến khích nỗ lực của chính quyền trung ương, tỉnh và địa phương để tái định cư cho những người theo đạo Cơ đốc Hmong tại Phân khu 179, thúc giục các nỗ lực tương tự cho các cộng đồng dân tộc thiểu số không quốc tịch có chức năng khác ở miền Bắc và Tây Nguyên, đồng thời xem xét cung cấp tài trợ để tạo điều kiện cải thiện điều kiện tự do tôn giáo giữa các cộng đồng đó ; và chỉ đạo Đại sứ quán và Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Việt Nam theo dõi các cơ sở thờ tự hoặc địa điểm tôn giáo có tầm quan trọng về tâm linh, văn hóa hoặc lịch sử độc đáo và làm việc với các cơ quan chức năng của Việt Nam để đảm bảo các địa điểm đó được bảo vệ đặc biệt khỏi các dự án phát triển hoặc việc trưng thu. Quốc hội Hoa Kỳ nên: • Cử các phái đoàn tập trung vào tự do tôn giáo và các quyền con người liên quan đến Việt Nam, và đặc biệt yêu cầu thăm các khu vực bị ảnh hưởng bởi các hạn chế về tự do tôn giáo và cá nhân tù nhân lương tâm – chẳng hạn như Nguyễn Bắc Truyển – và kêu gọi nhà chức trách trả tự do cho họ.

 

Bối cảnh

Hiến pháp Việt Nam cho phép công dân “theo bất kỳ tôn giáo nào hoặc không theo tôn giáo nào” và quy định sự tôn trọng và bảo vệ tự do tôn giáo.Tuy nhiên, cũng cho phép các nhà chức trách đạp lên quyền con người, bao gồm quyền tự do tôn giáo, vì lý do “an ninh quốc gia, trật tự và an ninh xã hội, đạo đức xã hội và hạnh phúc của cộng đồng”. Luật Tín ngưỡng và Tôn giáo của quốc gia có hiệu lực vào tháng 1 năm 2018 yêu cầu các cộng đồng tôn giáo chính thức đăng ký tổ chức, hoạt động và nơi thờ tự của họ. Luật này chỉ cho phép các tổ chức tôn giáo đã hoạt động ít nhất 5 năm nộp đơn đăng ký và cấp cho các tổ chức đã đăng ký tư cách pháp nhân.

Khoảng 20% ​​dân số Việt Nam, trong số ước tính 97 triệu dân, xác định theo một tôn giáo. Khoảng 8 phần trăm dân số theo Phật giáo, trong khi 7% xác định là Công giáo. Tôn giáo truyền thống có sự hiện diện đáng kể bao gồm Phật giáo Hòa Hảo, Cao Đài, Tin Lành truyền giáo và Hồi giáo. Đến cuối năm 2020, chính phủ đã chính thức công nhận tổng số 16 tôn giáo và 43 các tổ chức tôn giáo; tuy nhiên, nhiều nhóm đã từ chối đăng ký vì sợ bị ngược đãi hoặc lo lắng cho sự độc lập của họ, điều này đã dẫn đến, trong một số trường hợp, cạnh tranh giữa các tổ chức tôn giáo độc lập và tôn giáo do nhà nước tài trợ.

 

Sự phát triển tích cực

Chính phủ đã nỗ lực hợp lý hóa các quy trình và thủ tục hành chính liên quan đến tôn giáo bằng cách khai triển nền tảng trực tuyến liên ngành, một cửa. Nền tảng này cũng được sử dụng bởi Ủy Ban Tôn Giáo của chính phủ (CRA), cơ quan giám sát và đánh giá việc thực hiện Luật Tín Ngưỡng và Tôn Giáo, ngoài việc phối hợp với chính quyền trung ương và địa phương để giải quyết khiếu nại của các tổ chức và cá nhân tôn giáo.

Vào tháng 2, Bộ Công an đã ban hành một thông tư về việc quy định về các cơ sở giam giữ, trong đó có điều khoản cho phép tù nhân tiếp cận các ấn phẩm tôn giáo.

Đầu năm 2020, chính quyền huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng công bố kế hoạch tái định cư người Hmong Cơ đốc giáo không quốc tịch đang là cư dân tại Tiểu khu 179 và cấp hộ khẩu cho họ.

Trong nhiều thập kỷ, chính quyền địa phương đã phân biệt đối xử với các cộng đồng Cơ đốc giáo người Hmong và người Thượng ở phía Bắc và Tây Nguyên vì niềm tin tôn giáo của họ và không chịu cấp hộ khẩu và chứng minh thư, những thứ cần thiết để có được các dịch vụ công như giáo dục và chăm sóc sức khỏe. Nếu những điều này được thực hiện thành công, tiểu khu 179 có thể được coi như mô hình cho chính phủ trung ương và chính quyền địa phương để cải thiện điều kiện cho các dân tộc khác và các cộng đồng thiểu số tôn giáo.

Vào tháng 9, chính phủ trả tự do cho Mục sư A Đảo, lãnh đạo của Nhà thờ Tin lành người Thượng của Chúa Kitô và một trong những tù nhân lương tâm tôn giáo.

Nhà nước đã bắt ông A Đảo vào năm 2016 sau khi ông tham dự Hội nghị Tự Do Tôn giáo hoặc Tín ngưỡng Đông Nam Á Tự, nơi ông đã chia sẻ những thách thức Giáo hội của ông phải đối mặt với chính phủ.

Nhà nước thực hiện sự không khoan dung đối với các tổ chức tôn giáo qua các nhóm được họ đỡ đầu.

Các nhóm nhân quyền nêu quan ngại rằng chính phủ Việt Nam nhắm mục tiêu vào các nhóm và cá nhân tôn giáo thông qua các bài phát biểu kích động thù địch và phỉ báng trực tuyến. Vào năm 2020, “Hiệp hội Cờ Đỏ” do nhà nước hậu thuẫn đã tham gia cùng các tổ chức chính phủ trong việc truyền bá thông tin tuyên truyền trực tuyến nhằm thúc đẩy sự phân biệt đối xử và không khoan dung chống lại các nhóm và cá nhân tôn giáo như linh mục Công giáo, người Thượng theo đạo Thiên chúa và những người theo đạo Cao Đài độc lập. Hiệp hội Cờ Đỏ đã hoạt động từ năm 2017 và dính líu đến các vụ bạo lực tấn công cộng đồng Công giáo. Mặc dù được báo cáo là đã giải thể vào năm 2018, hiệp hội đã ngày càng chuyển hoạt động sang các nền tảng trực tuyến. Trong một trường hợp, Hiệp hội Cờ Đỏ đã tấn công ba thành viên của cộng đồng Công giáo bằng ngôn từ xúc phạm trên trang web của mình, gọi họ là “những kẻ khủng bố” và “những kẻ chết não”.

 

Luật về An ninh mạng và Bảo Vệ Bí mật Nhà nước

Một số luật mới có khả năng tác động tiêu cực đến tôn giáosự tự do. Các điều khoản rộng và mơ hồ trong Luật An ninh mạng (có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2019) và Luật Bảo vệ bí mật nhà nước (có hiệu lực ngày 1 tháng 7 năm 2020) có thể được sử dụng cùng với việc triển khai

các sắc lệnh và quyết định trừng phạt và đàn áp các nhóm tôn giáo và các cá nhân. Ví dụ, theo Luật Bảo Vệ Bí mật Nhà nước, một số tài liệu liên quan đến tôn giáo và tín ngưỡng-chẳng hạn như biên bản cuộc họp giữa các nhóm tôn giáo và chính phủ-có thể được phân loại là bí mật nhà nước, sở hữu hoặc phổ biến “trái phép” những thông tin đó có thể là căn cứ để truy tố hình sự hoặc xử phạt hành chính.

 

Chính sách của Hoa Kỳ

Trong khi Hoa Kỳ và Việt Nam có quan hệ kinh tế, quốc phòng gần gũi, tự do tôn giáo và nhân quyền rộng lớn hơn vẫn là mối quan tâm chính của Hoa Kỳ. Vào tháng 10 năm 2020, trong lần thứ 24 Hoa Kỳ Đối thoại Nhân quyền Việt Nam, các quan chức Hoa Kỳ nêu quan ngại với các đối tác Việt Nam về các điều kiện tự do tôn giáo, tình trạng của các nhóm dân tộc thiểu số và các quyền con người liên quan khác.

Vào tháng 4 và trong kỳ thứ ba Hội nghị cấp Bộ trưởng Thăng tiến Tự do Tôn giáo, Đại sứ lưu động Samuel D. Brownback về Tự do tôn giáo Quốc Tế kêu gọi các quốc gia, trong đó có Việt Nam, hãy trả tự do cho các tù nhân lương tâm.

Vào tháng 8, các Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Marco Rubio (R-FL) và John Cornyn (R-TX) đã gửi một lá thư chung cho Ngoại trưởng khi đó là Michael R. Pompeo thúc giục Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ chỉ định Việt Nam là một là Quốc Gia cần Quan Tâm Đặc Biệt-CPC (Country of Particular Concern) vì các vi phạm tự do tôn giáo và xem xét áp đặt Đạo luật Magnitsky Toàn Cầu trừng phạt những kẻ vi phạm nhân quyền nghiêm trọng ở các quốc gia đó. Trong khi USCIRF đã khuyến nghị chỉ định Việt Nam là CPC–hàng năm kể từ năm 2002— nhận thấy rằng mặc dù một số lĩnh vực tiến bộ, vi phạm “có hệ thống, đang diễn ra và nghiêm trọng” về tự do tôn giáo trong nghĩa của Đạo Luật Tự Do Tín Ngưỡng Quốc Tế IRFA vẫn tồn tại.

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã từng chỉ định Việt Nam là quốc gia cần quan tâm Đặc Biệt, CPC, vào năm 2004 và 2005.

VNTB (22.02.2022)

 

 

Nhân quyền Việt Nam qua lăng kính Human Rights Watch

HRW kêu gọi EU gây sức ép để Việt Nam cải cách nhân quyền, ngày 18/02/2020. Photo HRW. Hình minh họa.

Mới đầu năm, có hai cơ quan lớn đã cho phổ biến bản phúc trình về tình hình nhân quyền tại Việt Nam. Cách đây vài hôm, một bản phúc trình đặc biệt về tự do đi lại cũng được phổ biến, mà lâu nay tôi mong đợi được thực hiện.

Mới đầu năm, có hai cơ quan lớn đã cho phổ biến bản phúc trình về tình hình nhân quyền tại Việt Nam. Cách đây vài hôm, một bản phúc trình đặc biệt về tự do đi lại cũng được phổ biến, mà lâu nay tôi mong đợi được thực hiện.

Ngày 11 tháng 1 năm 2022, Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc DFAT đã phổ biến tài liệu nghiên cứu về hệ thống chính trị, kinh tế và những vấn đề quan yếu về đến quyền con người tại Việt Nam hiện nay, kể cả tự do tôn giáo. Mỗi hai hoặc ba năm, DFAT cập nhật tài liệu này với những thông tin dữ kiện mới nhất. Phiên bản kỳ này dài 35 trang, đặc biệt nhấn mạnh đến những tác động của Covid-19 lên đời sống và quyền con người tại đây trong hai năm qua. Những ai quan tâm đến tình hình nhân quyền tại Việt Nam, và muốn học hỏi, vận động, và nhất là viết phúc trình, về nhân quyền, nên đọc tài liệu giá trị này.

Hai ngày sau, 13 tháng 1, Tổ chức Theo dõi Nhân Quyền (Human Rights Watch/HRW) đã phổ biến bản phúc trình hàng năm của mình. Bản phúc trình dài 764 trang, tường trình về tình hình nhân quyền của 102 quốc gia trong năm 2021, kể cả nhân quyền tại Mỹ, Anh và Úc. Tại Úc, tuy nhân quyền và dân chủ được đánh giá hàng đầu thế giới, nó không hoàn hảo, như bản phúc trình đã trình bày. Các vấn đề liên quan đến người tầm trú và tị nạn, quyền của người bản địa, nhất là trẻ em, các giới hạn về đi lại tại Úc trong đại dịch Covid-19, quyền tự do biểu đạt, nhất là tự do học thuật của sinh viên Trung Quốc và những người dám phê phán Đảng Cộng sản Trung Quốc đang ở Úc, và những người cao niên, là những quan tâm mà HRW đã trình bày trong bản phúc trình này.

Bản tường trình nhân quyền tại Việt Nam được trình bày từ trang 743 đến 748. Trên trang mạng của HRW có phổ biến bản phúc trình này bằng tiếng Anh lẫn tiếng Việt.

Bản phúc trình của HRW cho biết, dưới chế độ cai trị độc đảng của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), các quyền dân sự và chính trị cơ bản bị đàn áp một cách có hệ thống. Chính quyền Việt Nam đã siết chặt các quyền tự do biểu đạt, tự do lập hội, nhóm họp ôn hòa, tự do đi lại và tự do tôn giáo. Bất kỳ một tổ chức, hội nhóm nào bị coi là có nguy cơ đối với sự độc tôn quyền lực của Đảng Cộng sản, kể cả những công đoàn độc lập, đã bị cấm thành lập và hoạt động. Nhà cầm quyền chặn đường truy cập tới các trang mạng nhạy cảm về chính trị và gây sức ép với các công ty viễn thông và mạng xã hội buộc họ phải gỡ bỏ hoặc hạn chế các nội dung phê phán chính quyền hoặc đảng cầm quyền. Những người lên tiếng phê phán đảng hay chính quyền phải đối mặt với việc bị công an đe dọa, sách nhiễu, cản trở việc đi lại, bị câu lưu và bắt giữ tùy tiện, và bị bỏ tù sau các phiên tòa không công bằng. Công an giam giữ các nghi can chính trị hàng tháng trời mà không cho tiếp xúc với luật sư và thẩm vấn họ thô bạo. Các tòa án do đảng kiểm soát kết án các nhà hoạt động và blogger dựa trên những cáo buộc ngụy tạo về an ninh quốc gia.

Những điều nêu trên không có gì mới lạ. Nó cũng chỉ là sự tiếp diễn, một cách hệ thống và nhất quán, từ sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 cho đến nay. Sự khác biệt chính là bây giờ chế độ tìm cách giấu giếm mọi bằng chứng xâm phạm nhân quyền vì họ đã ký kết vào nhiều công ước nhân quyền quốc tế; nếu không giấu giếm được thì họ dùng biện pháp phủ nhận, chối cãi.

HRW phúc trình rằng trong năm 2021, tòa án Việt Nam đã xử ít nhất là 32 người có tội chỉ vì đăng những ý kiến phê phán chính phủ, rồi kết án họ nhiều năm tù giam; ngoài ra, công an đã bắt ít nhất là 26 người khác với những cáo buộc chính trị ngụy tạo. HRW tổng kết rằng Việt Nam thường xuyên vận dụng điều 117 bộ luật hình sự “làm, lưu giữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống lại Nhà nước” để trừng phạt các nhà hoạt động xã hội dân sự. Danh sách bị bắt và xử trong năm 2021 thật dài, từ các nhà hoạt động nhân quyền, dân chủ đến giới làm báo, cũng như người thân của những người này (xin xem phần phụ lục dưới đây hoặc bản phúc trình).

HRW nhận định rằng, Việt Nam không có tự do báo chí, và chính quyền đã cản trở người dân tiếp cận thông tin. Chính quyền đã cấm các quyền tự do lập hội, nhóm họp và ngăn cản quyền tự do đi lại. Chính quyền hạn chế các hoạt động thực hành tôn giáo bằng các quy định pháp luật, các yêu cầu đăng ký và theo dõi. Bạo hành đối với trẻ em, bao gồm cả lạm dụng tình dục, lan tràn ở Việt Nam, ở nhà cũng như ở học đường. Tuy có một số tiến bộ đối với giới những người đồng tính nữ, đồng tính nam, song tính và chuyển giới (LGBT), thế nhưng chính phủ Việt Nam chưa bổ sung những quy định công khai bảo vệ người LGBT v.v…

Cách đây vài hôm, HRW đã cho phổ biến bản phúc trình đặc biệt vào ngày 17 tháng 2, dài 82 trang, có tựa đề “Nhốt chúng tôi ở trong nhà” – Hạn chế tự do đi lại của các nhà hoạt động nhân quyền ở Việt Nam, bằng tiếng Anh lẫn tiếng Việt. Bản thông cáo báo chí cho biết phúc trình này “ghi nhận những vụ vi phạm thường xuyên của chính quyền Việt Nam đối với quyền tự do đi lại và những quyền cơ bản khác bằng cách buộc các nhà hoạt động, các nhà bất đồng chính kiến, những người bảo vệ nhân quyền và những người khác phải chịu quản thúc tại gia vô thời hạn, sách nhiễu và nhiều hình thức câu lưu khác. Chính quyền câu lưu các nhà hoạt động trong thời gian vừa đủ lâu để ngăn họ không tham dự được các cuộc biểu tình, các phiên tòa hình sự hay cuộc gặp gỡ với các nhà ngoại giao và tổng thống Mỹ, cũng như nhiều sự kiện khác nữa.”

Nhiều năm qua, những ai theo dõi mạng xã hội, như Facebook, cũng biết rằng nhiều nhà hoạt động than phiền không được ra khỏi nhà khi có một sự kiện nhạy cảm gì đó đang diễn ra. Có lắm khi họ cũng hoàn toàn không biết vì sao an ninh chìm canh trực nhà họ vài hôm, cho đến sau này trao đổi với nhau thì mới vỡ lẽ nguyên do. Nhiều nhà hoạt động Việt Nam được mời gặp Tổng thống Barack Obama, hay các phái đoàn nước ngoài tìm hiểu nhân quyền, v.v… nhưng rồi bị công an quấy nhiễu, cản trở mọi bề nên sau cùng không được gặp mặt. Ngoài ra những người như tiến sĩ Nguyễn Quang A dự định sang thăm Úc năm 2018 thì cuối cùng không được xuất cảnh. Những người như tiến sĩ Nguyễn Ngọc Tuấn dù đã được cấp thị thực nhưng không được nhập cảnh hai lần …

Những sự kiện trên cho thấy có một chính sách tùy tiện nhưng nhất quán từ phía nhà cầm quyền Việt Nam. Tôi lấy làm thắc mắc là tại sao phía an ninh Việt Nam cứ làm những chuyện trái cẳng ngỗng, phi pháp và hèn hạ một cách có hệ thống như thế. Tuy thế vẫn nhưng chưa có bản tường trình nào đầy đủ rõ ràng về vấn đề này. Tôi tin chắc rằng phải có sự chỉ thị từ trên cao nhất của Đảng/Nhà nước, chứ công an hay an ninh không thể có thẩm quyền làm một cách quy mô và đồng nhất như thế.

Một năm về trước, tôi có đặt câu hỏi với một nhà hoạt động uy tín tại Việt Nam là tại sao không làm một điều gì đó? Đây là sự vi phạm nghiêm trọng đến quyền tự do đi lại. Tại sao không cùng nhau viết bản tường trình để quốc tế hiểu được rằng ngay cả điều căn bản nhất là tự do đi lại đã bị xâm phạm đến thế, nói gì đến những quyền căn bản khác, như tự do ngôn luận hay báo chí. Nhà hoạt động này cho biết điều này xảy ra thường xuyên, nhiều năm qua, một cách tùy tiện mà mỗi lần mỗi lý do khác, chỉ vì họ không muốn sự hiện diện của những người hoạt động có thể tạo ra ảnh hưởng nào. Nhà hoạt động nói rằng “Nhưng đó là điều mà dường như ai cũng biết”. Tôi nghĩ không hẳn ai cũng biết, và có mấy ai biết nó xảy ra một cách hệ thống ra sao.

Vì thế, khi đọc bản phúc trình này của HRW, tôi lấy làm cảm kích vì đã biết thêm được nhiều chi tiết. HRW đã bỏ nhiều công sức để thu thập dữ kiện, phỏng vấn, nghiên cứu, đối chiếu tài liệu, phân tích tỉ mỉ, rồi so sánh với hiến pháp và pháp luật của Việt Nam, cũng như những quy định trong Quy ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR). Qua đó, họ có thể trình bày một bức tranh tổng quát và toàn diện đối với sự vi phạm thô bạo về quyền tự do đi lại tại Việt Nam.

Bản phúc trình này có trình bày chi tiết 9 trường hợp điển hình của Nguyễn Thúy Hạnh, Phạm Đoan Trang, Nguyễn Tường Thụy, Phạm Chí Dũng, Phạm Chí Thành, Phạm Văn Điệp, Lê Công Định, Huỳnh Công Thuận, Nguyễn Quang A, mà đã bị nhốt hay gặp khó khăn đi lại tại Việt Nam. Bản phúc trình cũng nói về những nhóm Văn Việt, Lễ Kỷ Niệm Phật Giáo Hòa Hảo, sự kiện Đồng Tâm, các cuộc biểu tình phản đối Dự luật Đặc khu Kinh tế và Luật An ninh Mạng, các đối thoại nhân quyền Việt Nam – Hoa Kỳ năm 2013-2019. Một số trường hợp quản thúc tại gia khác từ năm 2000 đến 2021, tất nhiên không đầy đủ mà chỉ là những trường hợp tiêu biểu (Phụ lục 1, trang 67 đến 76). Và bản phúc trình cũng trình bày một danh sách không đầy đủ những người bị cấm xuất nhập cảnh từ năm 2004 đến 2021 (173 người, trang 77 đến 82).

HRW cho biết: “Cho dù những vi phạm nhân quyền cơ bản nói trên là rất nghiêm trọng, hầu hết các nạn nhân đều không có cơ hội khiếu nại, như đã quy định trong công pháp quốc tế về nhân quyền. Tuy nhiên, một vài người đã cố gắng phản kháng lại chế độ độc đảng đầy quyền lực ở Việt Nam và thách thức tính hợp pháp của các hành vi ngược đãi nhắm vào họ – một việc đầy khó khăn và thường bất khả thi tại hệ thống tòa án của Việt Nam do Đảng Cộng sản kiểm soát.”

Ông Phil Robertson, Phó Giám đốc Ban Á châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, nói: “Các nhà vận động nhân quyền Việt Nam phải đối mặt với sự đàn áp nặng nề của chính quyền chỉ vì họ dám tổ chức hay tham dự những sự kiện, hoặc tìm cách đi lại để làm việc của mình.” Ông Robertson đề nghị rằng “Các nhà tài trợ và đối tác thương mại của Việt Nam cần nhận thức được sự cản trở đối với quyền tự do đi lại đang diễn ra hàng ngày và gây sức ép để chính quyền Việt Nam chấm dứt cách hành xử gây tê liệt người dân như thế.”

Tôi nghĩ rằng HRW đã làm một công việc vô cùng ý nghĩa, như nhiều bản phúc trình khác của họ trước đây, về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam cũng như tất cả những nơi nào trên thế giới có vi phạm nhân quyền. Người Việt quan tâm đến tương lai Việt Nam nên đọc, tìm hiểu và suy ngẫm để biết chúng ta nên làm gì trong thời gian tới. Các tổ chức như HRW hay Amnesty International đóng vai trò quan trọng cho nhân quyền tại Việt Nam và thế giới. Nhưng người Việt cần chủ động hơn vì chính chúng ta biết rõ nhà cầm quyền Việt Nam hơn ai hết. Khi nào mà chính người Việt, trong và ngoài nước, cùng nhau hiệp lực để tự viết ra những bản phúc trình đầy đủ, chính xác và chuyên môn như thế, thì sự cải thiện nhân quyền tại Việt Nam sẽ có một bước ngoặc tích cực và đáng kể.

Phạm Phú Khải

Úc châu, 20/02/2022

Tài liệu tham khảo:

HRW liệt kê trong bản phúc trình những người bị bắt sau đây vào năm 2021.

Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy và Lê Hữu Minh Tuấn vào tháng Giêng năm 2021; Cấn Thị Thêu và con trai bà Trịnh Bá Tư vào tháng Năm; Phạm Chí Thành vào tháng 7; Nhà cầm quyền cũng kết án tù ít nhất 12 người khác vì vi phạm điều 117, trong đó có Đinh Thị Thu Thủy ở Hậu Giang (bảy năm); Vũ Tiến Chi ở Lâm Đồng (10 năm); Lê Viết Hòa, Ngô Thị Hà Phương và Nguyễn Thị Cẩm Thúy ở Khánh Hòa (lần lượt là năm, bảy và chín năm); Trần Thị Tuyết Diệu ở tỉnh Phú Yên (tám năm); Đặng Hoàng Minh ở Hậu Giang (bảy năm); Cao Văn Dũng ở Quảng Ngãi (chín năm); N.L.Đ. Khánh ở Đà Nẵng (bốn năm); Nguyễn Văn Lâm ở Nghệ An (chín năm); Trần Quốc Khánh ở Ninh Bình (sáu năm sáu tháng); và Nguyễn Trí Gioãn ở Khánh Hòa (bảy năm). Công an bắt giữ nhà bảo vệ nhân quyền Nguyễn Thúy Hạnh vào tháng Tư, blogger Lê Văn Dũng (bút danh Lê Dũng Vova) vào tháng Sáu, và cựu tù nhân chính trị Đỗ Nam Trung vào tháng Bảy, cũng vì bị cho là đã tuyên truyền chống nhà nước. Những người khác cũng bị bắt và giam giữ theo cùng điều luật nêu trên gồm có Lê Trọng Hùng, Nguyễn Duy Hướng, Nguyễn Bảo Tiên, Trần Hoàng Huấn, Bùi Văn Thuận, Nguyễn Duy Linh, Đinh Văn Hải và Lê Văn Quân. Nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng Phạm Đoan Trang bị tạm giam hơn một năm mà không được gặp luật sư hay gia đình thăm gặp. Năm 2021, các tòa án Việt Nam đã xử có tội và kết án ít nhất là 11 người trong đó có Lê Thị Bình, em gái cựu tù nhân chính trị Lê Minh Thể, về tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước” theo điều 331 của bộ luật hình sự. Công an cũng bắt giữ ít nhất là 12 người khác theo tội danh nói trên, trong đó có các thành viên Báo Sạch, một nhóm nhà báo độc lập đấu tranh chống tham nhũng và lạm quyền. Tháng Mười, một tòa án ở tỉnh Cần Thơ kết án các thành viên Báo Sạch từ hai đến bốn năm rưỡi tù giam.

Việt Nam: Các sự kiện năm 2021”, Human Rights Watch, 11 tháng Giêng năm 2022.

Việt Nam: Quyền đi lại của các nhà hoạt động bị cản trở”, Human Rights Watch, 17 tháng 2 năm 2022.

‘“Nhốt chúng tôi ở trong nhà” Hạn chế tự do đi lại của các nhà hoạt động nhân quyền ở Việt Nam’, Human Rights Watch, 17 tháng 2 năm 2022.

VOA (22.02.2022) 

 

 

Luật sư Đặng Đình Mạnh: Luôn luôn có sự lựa chọn của phẩm giá

Tiếng nói trầm ấm của một người đàn ông từng trải vang lên ngay sau khi câu hỏi đầu tiên vừa dứt. Trong một giây, tôi ngây người vì sự thừa nhận trực diện ấy. Trong không trung, giọng nói của luật sư Đặng Đình Mạnh vẫn đều đều vọng đến.

Nhưng chữ “day dứt” chỉ được ông nhắc đến duy nhất một lần. Xuyên suốt buổi trò chuyện, điều mà người luật sư gần 30 năm tuổi nghề, với 1/3 quãng đường song hành cùng những người kêu oan, người lên tiếng vì cộng đồng, là “phẩm giá”, là “sự lựa chọn”, là sự cố gắng hầu như không mỏi của những người kiếm tìm chân lý. Cuộc trò chuyện chỉ giữa hai người, nhưng những số phận, những thân phận của những nhân vật đến từ cả hai phía, chính và phản, cứ lấp loáng tựa bóng chiếu trong cây đèn kéo quân của màn diễn cuộc đời…

Chỉ tính vài năm gần đây, ông đã cùng đồng nghiệp tham gia bào chữa trong hàng loạt vụ án phức tạp, như vụ án Đồng Tâm, vụ án của Phạm Đoan Trang, những vụ án liên quan ba mẹ con Cấn Thị Thêu – Trịnh Bá Phương – Trịnh Bá Tư…, gần đây tiếp nhận vụ án Tịnh thất Bồng Lai, vụ án sát hại linh mục Trần Ngọc Thanh…  

Là một trong những luật sư tham gia nhiều phiên tòa gây tranh cãi, điều gì đọng lại trong ông sau nhiều năm tham gia bào chữa cho các thân chủ của mình? 

Điều mà tôi tin là đọng lại sâu nhất, thật ra đó là sự day dứt. Vì lẽ sau khi mỗi vụ án kết thúc, mình nhận thấy số phận của con người, trước luật pháp, trong giai đoạn hiện nay, phải nói là mong manh lắm. Thông thường luật pháp phải bảo vệ người dân lương thiện. Trong khá nhiều trường hợp, luật pháp không làm chức năng đó. Nó lại trở thành phương tiện để loại bỏ những người dân lương thiện ra khỏi xã hội. 

 

Những bản án tù hết sức nghiệt ngã. 

Do đó, vai trò của người luật sư trong giai đoạn hiện nay có nhiều hạn chế lắm. Chính sự hạn chế đó khiến tôi không bảo vệ được cho thân chủ của mình. Thế nên, thường sau những phiên tòa như vậy mình cảm thấy day dứt lắm. 

Những yếu tố nào ràng buộc khiến cuối cùng những bản án lại trở nên phi công lý như vậy? 

Có nhiều yếu tố lắm bạn ạ. Trong hoàn cảnh hiện nay thì nó đang là như vậy. Những phiên tòa họ không mang đến đó cái mà chúng ta trông đợi, điều mà công chúng trông đợi, đó là chân lý. Có thể là do những yếu tố về chính trị, yếu tố về xã hội, tổng hòa nhiều yếu tố tác động đến vai trò của tòa nên việc xét xử thành ra như vậy. 

Trong mỗi phiên tòa không chỉ có các bị cáo mà còn có các thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên… với lựa chọn từng người. Đằng sau mỗi phiên tòa, có câu chuyện nào khiến ông hiểu rằng những lựa chọn của họ là bất đắc dĩ, là bắt buộc? 

Điều đó thì chúng ta chỉ có thể dự đoán như vậy thôi. Mỗi một công việc khi chúng ta làm gì, chúng ta thực thi nó, hầu như đều có sự lựa chọn chứ không phải không có sự lựa chọn. Hoặc là chúng ta thực hiện nhiệm vụ của mình bằng phẩm giá cao nhất, hoặc chúng ta thực hiện nó bằng sự chỉ đạo; có thể bằng sự chỉ đạo, như tôi vừa nói, sự chỉ đạo về chính trị, đảng phái, v.v… Cho nên nó hoàn toàn phụ thuộc vào sự lựa chọn của chúng ta. 

Trong hoàn cảnh khi chúng ta chưa có thể có được nền công lý thực sự như là chúng ta mong muốn, thật ra mỗi người đều có thể hành xử nghề nghiệp đúng với phẩm chất của mình. Đó là sự lựa chọn của chúng ta chứ không hoàn toàn là sự tác động của chính trị, của xã hội hoặc của đảng phái. Không phải như vậy. Đó là sự lựa chọn của mỗi người. 

Tức là, bản thân cá nhân mình lựa chọn gì là vẫn có cách. Dù không đạt tới mức tuyệt đối nhưng vẫn luôn có cách nào đó…? 

Đúng rồi. Hoàn toàn có cách, hoàn toàn có sự lựa chọn cả. Không có ai bị bó buộc, bó hẹp phải làm bất cứ một vấn đề gì cả. 

Ông có thể lấy ví dụ một sự việc để mọi người hình dung rõ hơn về “sự lựa chọn” được không?

Tôi lấy ví dụ về phía những người bị xét xử chẳng hạn. Có một gia đình gồm cả 3 người bị truy tố về tội danh “Tuyên truyền chống nhà nước…” (1). Ban đầu, họ là những người dân oan, họ bị tước đoạt đất đai. Đất đai là nguồn sống của họ. Họ khiếu nại rất lâu mà cũng không thể nào được giải quyết cả. Sự khiếu nại dai dẳng khiến họ hầu như trở thành những người khiếu nại mang tính chất chuyên nghiệp. Những người cùng cảnh ngộ dường như xem gia đình này như “người lãnh đạo tinh thần” của họ.

Vai trò của họ lớn như vậy cho nên đã có lúc những người có thẩm quyền đã đến thương lượng với gia đình này. Họ thương lượng là sẵn sàng đền bù theo mức gia đình này đòi hỏi, kèm theo một điều kiện là yêu cầu gia đình này chấm dứt việc đấu tranh.

Như vậy, rõ ràng là gia đình ấy đã có sự lựa chọn. Nếu họ lựa chọn theo sự thỏa hiệp mà người ta đưa ra, thì có thể đã chấm dứt việc khiếu nại, được hưởng lợi ích về vật chất rất to lớn. Nhưng ngược lại là sự phản bội ý tưởng của mình, phản bội lại sự tin cậy của cộng đồng, của người dân đang trông chờ vào họ. Vì vậy, họ không chấp nhận sự thỏa hiệp đó. Họ muốn sự thỏa hiệp nếu có, phải là sự thỏa hiệp chung, tất cả những người dân oan giống như họ cũng phải được hưởng chung như vậy.

Rõ ràng, dưới góc độ của họ, họ đã có sự lựa chọn có lợi cho mình, nhưng họ đã từ chối điều đó. Họ chọn đứng về phía phẩm giá con người của mình, sống một cách đàng hoàng, sống một cách công bằng, công bằng với những người dân oan giống như hoàn cảnh của họ. Đây là một trong những ví dụ để chúng ta thấy rằng rõ ràng luôn luôn có những lựa chọn, có khả năng để lựa chọn chứ không phải chúng ta không có sự lựa chọn nào cả. 

Nhìn ngược lại chiều bên kia, những người nắm công quyền hẳn biết rõ nguy cơ ẩn tàng đằng sau còn lớn hơn nữa. Vì sao sự lựa chọn lại cứ đi vào cực đoan như vậy? 

Có lẽ là như này. Có lần một vị chủ tịch hội nói rằng là “lỗi hệ thống”, tức là hệ thống nó có lỗi rồi. Sự thay đổi của một cá nhân, sự cố gắng của một vài cá nhân không nổi để thay đổi hệ thống đó. Cả hệ thống giống như một bánh xe chạy theo quán tính, không dừng được. Mình có thể hình dung sự việc như vậy đó. 

Abraham Lincoln: Nhân phẩm là cây, thanh danh là bóng

Vẫn có những cá nhân đang đi ngược dòng, bởi như ông nói, sự lựa chọn này là sự lựa chọn của nhân phẩm, của phẩm giá đúng không ạ? (Đúng rồi). Quay trở lại với lựa chọn hiện tại của ông, từ khi nào ông thực sự quan tâm tới những phiên tòa của những người yếu thế, kém tiếng nói trong xã hội? 

Tôi hành nghề từ năm 1993, gần 30 năm rồi. Khoảng độ 10 năm trở lại đây, tôi thường được những người tham gia đấu tranh dân chủ đề nghị bảo vệ quyền lợi của họ khi họ đối diện với những phiên tòa hình sự. Tham gia lâu dần tôi mới hiểu hơn những việc đấu tranh của họ, và những phiên tòa đó đã giải quyết những vụ án của họ như thế nào. 

Cũng có một thực tế phải nói là hiện nay, số lượng luật sư tham gia bào chữa cho những vụ án giống như tôi đang làm không có nhiều, độ khoảng chừng 5-7 người trở lại thôi. Bởi vì đa phần các luật sư còn lại họ ngại, họ ngán những việc giống như tôi đang làm. 

Vì những việc như tôi đang làm, nếu mà không hiểu thì dễ cho rằng tôi đang làm việc đi bảo vệ, đi bào chữa cho những người chống chính quyền, và vì vậy cũng có vẻ như tôi có xu hướng chống chính quyền. Có một cách đánh giá lệch lạc như vậy. 

Vậy là trong 10 năm càng đi sâu tìm hiểu, giúp đỡ những người bị mất tiếng nói như vậy, với lựa chọn của mình ông càng thấy rõ ràng hơn, chắc chắn hơn phải không?

Đúng rồi. Thực ra thì trước khi tôi tham gia bảo vệ những vụ án như thế này, hầu như tôi cảm thấy lý tưởng của người bước chân vào nghề luật sư nó mai một. Lý tưởng rằng muốn bảo vệ công lý, muốn bảo vệ những người yếu thế – đó là những lý tưởng rất đẹp. Thường những ai bước chân vào nghề luật sư ít nhiều đều mang tâm thế ấy. Nhưng khi làm một thời gian thì những điều đó gần như mai một hết. Người ta chỉ thuần túy thấy đó là một cái nghề để mà mưu sinh thôi, chứ lý tưởng thì không còn nữa.

Nhưng khi tôi tham gia những vụ án dạng như này, tôi cảm thấy mình thực sự là đang trở lại nghề, cảm thấy mình đang hữu ích cho nhiều người hơn. 

Nhưng nói đến đây, những người khác có thể nói rằng trong những vụ án kinh tế, vụ án dân sự khác thì tôi vẫn theo đuổi đạo đức nghề nghiệp, đâu cứ phải bắt tôi dấn thân vào những vụ án dân quyền, những vụ án dễ bị hiểu sai như vậy. Có những ý kiến như vậy thì sao, thưa ông? 

Ừ thì đúng. Đó cũng là một sự lựa chọn. Trở lại như đã trao đổi ban đầu, đó là một trong những sự lựa chọn của họ. Và sự lựa chọn của họ, hầu như có thể nói là an toàn hơn.

Thời gian qua lâu như vậy, hẳn có những phiên tòa ông đạt được quyền lợi nhất định cho thân chủ của mình phải không?

Thật ra, trong những phiên tòa xét xử các tội liên quan đến chính trị, nếu mà nói bào chữa một cách thành công dựa trên cơ sở thân chủ của mình được trắng án hoặc là được giảm nhẹ tội thì hầu như tôi không làm được vụ nào được như vậy cả.

Trong suốt 10 năm qua…?

Chính xác là như vậy. Trải nghiệm những vụ án chính trị đối với vai trò luật sư thì thật sự rất là khó khăn.

Nhưng ít nhất trong những vụ án ấy, tôi có thể mang đến cho họ thứ nhất là sự cảm thông, thứ hai là giúp cho công chúng bên ngoài hiểu thực sự vụ án là như thế nào. Đôi khi kết quả của vụ án nó lại không quá quan trọng với thân chủ của tôi đâu. Những người đấu tranh thường đã đoán trước, chuẩn bị tinh thần trước về những khả năng xấu, về rủi ro pháp lý, nhưng họ muốn công chúng hiểu đúng về họ. Cho nên bản án đối với họ không quá quan trọng. 

Trong những vụ án như vậy, tôi giúp công chúng hiểu đúng về họ, thậm chí hiểu đúng về quá trình xét xử vụ án nó đã diễn ra như thế nào. Không cân đong, không đo đếm bằng những hình phạt được giảm nhẹ, hoặc những hình phạt được cãi trắng án. Không phải, không đo được. 

Như vậy, trong hoàn cảnh ấy, sự thật về phiên tòa quan trọng hơn… (Đúng rồi). Ở đó là sự hy sinh của cả hai. Người bị đưa ra xét xử không đặt lợi ích của mình lên trên nữa; ai cũng muốn được tự do mà. Còn người luật sư không đặt mục tiêu là tôi phải giảm án, tôi phải làm cho thân chủ của mình được xét xử công bằng, mà người luật sư thông qua phiên tòa để làm cho sự thật được đưa ra rộng rãi hơn…?

Đúng rồi, bạn nắm đúng tinh thần của việc này. 

Vậy sự im lặng của công chúng đáng sợ hơn hay sự bất thực thi công lý đáng sợ hơn, thưa ông? 

Thật ra cả hai đều đáng sợ như nhau hết. Tôi mong là giá như chỉ một trong hai điều đó… Vấn đề nào đã được giải quyết, đã được xử lý rồi thì vấn đề còn lại sẽ được cải thiện rất nhiều. Nhưng thực tế hiện nay, cả hai vấn đề đó, sự cải thiện hầu như không có. Đây là điều phải nói là rất đáng tiếc trong hoàn cảnh của chúng ta hiện nay. 

Trong một bài viết gần đây trên trang cá nhân (2), ông đã viết về nỗi bức xúc của công chúng tích tụ dần qua hàng loạt vấn nạn trong xã hội, nhưng họ lại không có điều kiện để giải tỏa ra. Tới khi gặp sự việc em bé 8 tuổi bị bạo hành đến tử vong tại TP.HCM, nó thành một ngưỡng an toàn để người ta được trút xả – theo sự phân tích của ông. Nỗi bức xúc đang như quả bóng dần dần nở ra ấy – điều này thực sự sẽ dẫn đến nguy cơ gì, thưa ông? 

Thật ra công chúng không hoàn toàn im lặng đâu. Công chúng vẫn lên tiếng. Nhưng họ chọn lĩnh vực để lên tiếng. Lĩnh vực mà họ chọn lên tiếng thì chắc chắn khi lên tiếng họ phải được an toàn. Qua sự việc cháu bé bị bạo hành tại TP.HCM, chúng ta sẽ thấy sự lên tiếng hầu như rộng lớn, khắp cả ba miền đều lên tiếng cả. Nhưng mà khi chỉ trích, họ chỉ trích ai? Họ chỉ trích người mẹ “hờ”, người cha thiếu trách nhiệm, hoặc người ông người bà với nghi ngờ chạy án… Nếu lên tiếng về những người này thì họ thực sự an toàn. 

Qua sự kiện đó, chúng ta thấy thật ra công chúng đều có suy nghĩ về tất cả những sự kiện xảy ra trên đất nước. Chỉ riêng việc của cháu bé, chúng ta thấy rằng người dân rất quan tâm đến xã hội, chứ không phải là họ thờ ơ đâu. 

Nhưng rất tiếc, những vấn đề thuộc về các lĩnh vực có mang tính thiết thực cho đất nước hơn thuộc về chính trị. Chúng ta cũng phải tin rằng công chúng rất quan tâm nhưng họ ngại lên tiếng. Họ ngại lên tiếng chia sẻ về vấn đề này, vấn đề khác. 

Chúng ta nên khuyến khích người dân lên tiếng. Nếu một người lên tiếng họ thấy rằng an toàn thì người khác sẽ lấy đó làm gương và họ tiếp tục lên tiếng. Nếu không lên tiếng thì họ có thể chia sẻ những quan điểm mà họ thấy gần gũi với quan điểm của mình, đó cũng là một cách để lên tiếng. Khi sự lên tiếng của người dân đều khắp thì ít nhiều sẽ tác động đến chính quyền, chính quyền khi đó sẽ phải hành xử đúng mực hơn, mang ý nghĩa bảo vệ quyền lợi của người dân nhiều hơn. Khi đó chúng ta sẽ có một xã hội tốt lành hơn. 

Dường như có thêm một nguy cơ được ông nêu ra, là sự bức xúc đang phát sinh như quả bóng chờ nổ ấy, nếu không được định hướng đúng đắn sẽ làm phát sinh thêm nhiều “tòa án nhân dân”, giữa người với người sẽ chỉ còn chỉ trích thay vì trợ giúp, bao dung…? 

Cảm nhận của bạn là đúng và nó cũng đúng với ý tôi muốn viết trong bài. Tuy vừa rồi tôi trả lời, thật ra là trả lời theo ý nghĩa tích cực. Tôi mong mọi chuyện sẽ thuận theo ý nghĩa tích cực, mọi người sẽ dần dần tích cực lên, nó tác động ngược lên phía thượng tầng. Về phía chính quyền, chính quyền ghi nhận điều đó, họ sửa đổi để có những chính sách phù hợp. Nhưng thật ra, nó cũng có thể phát sinh ý nghĩa tiêu cực hơn. 

 

Nếu như người dân tích tụ nhiều uất ức, nhiều điều họ thấy cần thay đổi nhưng lại không được thay đổi, họ cứ chờ mãi mà không thấy thay đổi. Lâu dần, những điều đó tích tụ chắc chắn sẽ sản sinh những điều hết sức tiêu cực. Người dân không còn tin cậy vào hệ thống cầm quyền nữa. Khi có những việc tranh chấp, những việc bức xúc, thay vì họ mong muốn chính quyền giải quyết – nhưng quá nhiều việc “chìm xuồng” rồi khiến họ không còn tin vào chính quyền nữa – rất có thể họ sẽ tìm hình thức công lý khác, do chính họ làm. 

Cho nên, có những việc như tranh chấp ngoài phố, họ không gọi công an nữa mà xử lý luôn. Họ lao vào đánh nhau, và cho rằng như vậy là tôi đã tìm được công lý cho chính tôi rồi. Nếu sự việc này nhìn rộng ra, nhìn lớn lên ra, thì vai trò của nhà nước, vai trò của chính quyền hầu như bị người dân phủ nhận, người dân gần như sống trong một xã hội vô chính phủ. Và mỗi người tự tìm công lý cho mình. Thật ra, điều đó mang ý nghĩa là trật tự xã hội không còn được đảm bảo nữa. Đây là mặt tiêu cực của câu chuyện. 

Hoa Kỳ lập quốc: Đạo đức và tín ngưỡng là cơ sở của Hiến pháp 

Nói tới đây thì phải chăng công lý không được thực thi là sự nối dài cho tình trạng các giá trị đạo đức bị băng hoại như hiện nay? Ông có thể nói rõ hơn về mối liên hệ giữa công lý với các giá trị đạo đức hiện tại được không? 

Thật ra những giá trị đạo đức, mình nhìn từ hai khía cạnh, thứ nhất là được trang bị, thứ hai là được bảo vệ. Những giá trị đạo đức thường do tính giáo dục, giáo dục có thể từ gia đình, từ xã hội. 

Còn một điểm rất quan trọng, có một nguồn gốc khác để lưu giữ đạo đức chính là tôn giáo. Nếu chúng ta để ý thì thấy hầu như các tôn giáo có thể khác nhau về hình thức, về cách thức tu hành, v.v… nhưng họ đều có một điểm tựa chung là đều hướng con người đến đời sống thiện tâm. 

Nhưng trong một thời gian rất dài, phải nói là đất nước chúng ta coi rất nhẹ vai trò của các tôn giáo. Thậm chí là nơi này, nơi khác, vai trò của tôn giáo bị cản trở. Cho nên đời sống về tinh thần, đời sống về đạo đức của người dân hầu như được nuôi dưỡng rất kém cỏi. 

Phương diện thứ hai, để bảo vệ đạo đức, chính là vai trò của hệ thống cầm quyền, trong đó có hệ thống của tòa án. Những việc xâm phạm vào trật tự công, xâm phạm vào tài sản, v.v.. chính những điều đó một mặt vi phạm đạo đức, mặt khác nếu nghiêm trọng là thành vi phạm pháp luật. Chính tòa án là nơi để giữ gìn, để bảo vệ các giá trị về đạo đức. Như vừa rồi trao đổi thì hiện nay tòa án hầu như không đảm đương được vai trò đó. 

Cho nên, họ thấy có làm điều gì đó sai phạm đạo đức, sai phạm pháp luật thì có thể bị trừng trị cũng có thể không bị trừng trị. Lâu dần, họ nhờn. Họ không coi những giá trị đạo đức còn quan trọng nữa. Nếu không còn quan trọng nữa thì rõ ràng không cần giữ gìn. Chúng ta hình dung một xã hội nếu rất nhiều người đều không giữ gìn đạo đức, không giữ gìn về pháp luật thì xã hội đó sẽ hỗn loạn tới mức độ nào. Hiện nay chúng ta đã có những dấu hiệu về một xã hội như vậy. 

 

Theo tôi đánh giá, trong nhiều năm gần đây, chính quyền đã ý thức được vai trò rất quan trọng của tôn giáo, cho nên đã có những bước phục hồi. Nhưng sự phục hồi chưa có căn cơ và nó không đi đúng hướng. Mà sự phục hồi tôn giáo hiện nay không phải đi sâu vào tín ngưỡng, nuôi dưỡng đạo đức con người, mà lại sa đà vào việc mê tín dị đoan. Cho nên hầu như sự phục hồi của tôn giáo với giai đoạn này mà nói là chưa thành công. Điều này cần phải có thời gian nhiều hơn. 

Nuôi dưỡng đạo đức và bảo vệ đạo đức, cả hai đều quan trọng như nhau hết. Mình không thể xem nặng cái nào và xem nhẹ cái nào. 

Nụ cười từ một bản án bất công

Nhưng dường như nhiều người vẫn phổ biến cách nghĩ: “Đây không phải việc của tôi”, hoặc “Khi nào việc này ảnh hưởng tới quyền lợi của gia đình tôi, cá nhân tôi thì lúc ấy tôi mới lên tiếng…”. Đứng trước suy nghĩ thế này ông có chia sẻ gì không? 

Thật ra khi các luật sư khi chọn hướng để hành nghề, tôi hình dung cũng na ná như là công chúng vậy đó – công chúng lựa chọn câu chuyện nào để lên tiếng. Tôi nghĩ nó chỉ trong phạm vi đó thôi. 

Một công việc cũng là mưu sinh, cũng là kiếm tiền để sinh sống, nhưng nếu an toàn thì chắc sẽ có nhiều người chọn hơn. Còn công việc của tôi thì có nhiều khó khăn chứ không phải không. Nhiều khó khăn đồng thời rủi ro về pháp lý lớn lắm, vì vậy không nhiều người lựa chọn công việc như này. 

Bởi vì đây là câu chuyện của họ, tôi chỉ có thể nói từ góc độ của tôi.

 Nhiều người chưa hình dung được những khó khăn hoặc những rủi ro về pháp lý mà các luật sư phải đối diện – ông có thể chia sẻ một chút để mọi người cùng hiểu hơn? 

Những khó khăn mang tính chất phổ biến thì nhiều lắm. Ví dụ, theo luật quy định, một luật sư khi nhận bào chữa cho ai đó thì họ được phép vào trại tạm giam để tiếp xúc thân chủ và được phép tiếp cận hồ sơ vụ án; khi ra tòa được tiếp xúc với thân chủ tại tòa. Đó là những việc cơ bản nhưng mà thật ra không phải lúc nào cũng được đáp ứng cả. 

Những rủi ro về pháp lý thì lớn hơn đó nhiều lắm. Ví dụ, năm 2018, sau một lần bào chữa ngoài Hà Nội, trên đường về tôi bị cướp laptop và toàn bộ hồ sơ vụ án. Một lần khác, khoảng cuối 2018, sang năm 2019, khi tham gia bào chữa cho những người tham gia biểu tình chống Luật Đặc khu, Luật An ninh mạng và bị bắt ở Đồng Nai, chiếc xe ô tô tôi đi bị bắn vỡ kính bên hông. Một số người bạn học khi nhìn vào đánh giá ngay rằng đây là vết đạn bắn, vì xung quanh lỗ lủng có màu đen, họ nói đó là ám khói, và nếu ném đá thì cách vỡ sẽ khác…

Cảm ơn ông về buổi trò chuyện.

 

Nguyễn Xuân (thực hiện)

 

Chú thích:

(1) “Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam”, quy định tại Điều 117 Bộ Luật hình sự 2015.

(2) Bài viết “Công chúng, họ cần những đích nhắm an toàn” đăng ngày 8/1/2022 trên trang Facebook cá nhân của luật sư Đặng Đình Mạnh.

Vui lòng đọc bài viết tại đây – https://www.facebook.com/manhdang001/posts/5403840032965817

Trithucvn (24.02.2022)

 

 

Tại sao quan chức CSVN quả quyết “trong sạch” trước khi bị tống giam?

nguyenvandai

Các quan chức độc tài cộng sản Việt Nam(CSVN) bị bắt trong trường hợp khẩn cấp thì không có cơ hội lên truyền thông để quả quyết rằng họ “trong sạch”.

Nhưng các quan chức độc tài CSVN đang ở dạng có dấu hiệu phạm tội thì họ đều khẳng định trước cấp trên, cơ quan điều tra và truyền thông rằng họ rất “trong sạch.

 

Tôi lấy vụ Việt Á để xem tại sao các quan chức độc tài CSVN phản ứng ra sao trước khi bị tống giam?

Cuối tháng 12/2021, Bộ Công an khởi tố vụ án vi phạm về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng; lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ; đưa hối lộ; nhận hối lộ xảy ra tại Công ty Việt Á và các đơn vị, địa phương liên quan.

Đến nay, ngoài bị can Phan Quốc Việt, Tổng giám đốc Công ty Việt Á, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03) đã khởi tố 21 bị can, trong có các quan chức của Bộ Y tế và Bộ Khoa học và Công nghệ.

Kết quả điều tra đến nay xác định ông Phan Quốc Việt, tổng Giám đốc Công ty Việt Á, đã “bắt tay” với các đối tác nâng khống giá kit xét nghiệm lên khoảng 45%, số tiền Việt Á thu về trong vụ này là trên 500 tỉ đồng. Đáng chú ý, theo lời khai của bị can Việt, số tiền chi “hoa hồng” cho các “đối tác” là gần 800 tỉ đồng

Trong vụ án này có hàng loạt Giám đốc CDC các tỉnh Bắc Giang, Hải Dương, Nghệ An, Bình Dương, Thừa Thiên Huế bị khởi tố, bắt tạm giam

Giám đốc CDC tỉnh Hải Dương là Phạm Duy Tuyến bị C03 bắt trong trường hợp khẩn cấp là không có cơ hội lên truyền thông khẳng định mình “trong sạch”.

Những người còn lại đều khẳng định họ “trong sạch” trước khi bị bắt.

Cụ thể, ngày 20/12/2021, ông Nguyễn Văn Định, Giám đốc CDC tỉnh Nghệ An nói với PV VietNamNet rằng bản thân “minh bạch, làm đúng trình tự, quy trình, thủ tục trong các gói thầu cung cấp vật tư Kit test với Công ty Việt Á. Việc Bộ Công an làm việc tại Nghệ An là thông tin dư luận hiểu nhầm”.

10 ngày sau những lời khẳng định trên, ông Định bị C03 Bộ Công an khởi tố, bắt tạm giam.

Tương tự, ông Lâm Văn Tuấn, Giám đốc CDC Bắc Giang khẳng định với báo chí rằng “không nhận một đồng nào từ Công ty Việt Á, còn quá trình đấu thầu thì thực hiện theo quy định, thuê đơn vị tư vấn”. Ngày 21/1/2022, ông Tuấn bị C03 khởi tố, bắt tạm giam để điều tra liên quan vụ Việt Á.

Trước khi ông Tuấn bị bắt vì liên quan vụ Việt Á, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bắc Giang Từ Quốc Hiệu cho biết: “Qua rà soát trong gần hai năm thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch Covid-19, các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh đều không ký hợp đồng mua máy móc, trang thiết bị, sinh phẩm, hóa chất, vật tư y tế với Công ty cổ phần công nghệ Việt Á”.

Ngày 19/2, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh TT-Huế ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam 4 tháng đối với ông Hoàng Văn Đức, Giám đốc CDC tỉnh TT-Huế và ông Hà Thúc Nhật, Kế toán trưởng kiêm Trưởng phòng Tài chính kế toán của CDC tỉnh TT-Huế.

Hai ông Đức và Nhật bị bắt giữ để điều tra về những sai phạm liên quan đến việc mua sắm vật tư, trang thiết bị y tế gây thiệt hại cho tài sản nhà nước.

Trước đó, ông Đức khẳng định, không nhận tiền “hoa hồng” từ các hợp đồng mua bán kit xét nghiệm với Công ty Cổ phần công nghệ Việt Á. Ông cho rằng ngay cả việc đơn vị hợp đồng với Công ty Việt Á để mua sắm trang thiết bị chống dịch cũng được triển khai minh bạch, không sai quy định.

“Tôi không nhận từ Công ty Việt Á một đồng nào. Công ty Việt Á cho tôi dù một ly cà phê, tôi đi tù cũng xứng đáng”, ông Đức từng khẳng định chắc nịch.

 

Vậy tại sao quan chức CSVN quả quyết “trong sạch” trước khi bị tống giam?

Thứ nhất, các quan chức độc tài CSVN cho rằng việc đưa và nhận hối lộ rất kín kẽ, cơ quan điều tra không thể có bằng chứng về việc họ nhận hối lộ để buộc tội họ. Hoặc chỉ có lời khai một phía từ người đưa hối lộ thì khó mà kết tội được họ.

Nhưng họ không đều không hiểu rằng các cơ quan tư pháp của chế độ độc tài CSVN như cơ quan công an, viện kiểm sát, tòa án chỉ trọng cung tức lời khai, chứng cứ có thì tốt, không có cũng không sao.

Dựa vào lời khai của người đưa hối về mối quan hệ, liên lạc qua điện thoại, email, tin nhắn, thời gian đưa hối lộ, mô tả về địa điểm đưa hối lộ, vẽ sơ đồ,… Như vậy là đủ để các cơ quan tố tụng buộc tội kẻ đã nhận hối lộ.

Vụ cựu đại tá, Tổng cục trưởng Tổng cục tình báo Bộ công an Nguyễn Duy Linh là ví dụ điển hình.

Thứ hai, các quan chức độ tài CSVN bao giờ cùng có ô dù cấp trên đã từng nâng đỡ họ hay đã ăn tiền mua chức của họ, được họ hối lộ hàng tháng,… Và chắc chắn các ô dù cũng có những lời hứa bảo vệ cho họ khi gặp nạn,…

Bởi vậy, các quan chức độc tài CSN cứ khẳng định rằng họ “trong sạch” trong quá trình họ nhờ ô dù chạy tội.

Thứ ba, họ đã nhận hối lộ rất nhiều tiền và họ nghĩ rằng họ có thể dùng số tiền đã phạm tội mà có để tiếp tục đưa hối lộ cho cơ quan điều tra để thoát tội. Như vậy họ rất hồn nhiên khẳng định rằng họ “trong sạch”.

Thứ tư, Bộ công an sử dụng nghiệp để làm tiền các quan chức độc tài CSVN. Tức là Bộ công an hiểu rõ các quan chức độc tài CSVN đều mua quan mà có chức vụ, rồi sau đó vơ vét của cải của dân, của nước. Khi bị điều tra thì sẽ dùng tiền chiếm đoạt được để chạy tội.

Vậy nên, Cơ quan điều tra rất thích các quan chức không lập tức thừa nhận phạm tội và tìm cách chối tội và chạy tội.

Bởi vậy, ngoài những trường hợp phải bắt khẩn cấp ban đầu để điều tra, thu thập chứng cứ, tìm ra các đối tượng phạm tội liên quan,… Thì các đối tượng về sau, Bộ công an sẽ chơi trò “mèo vờn chuột” hay “vặt lông vịt” để lấy tiền hối lộ từ các đối tượng này trước khi bắt họ.

Đây là một biện pháp nghiệp vụ mà bất cứ an ninh điều tra hay cảnh sát điều tra nào cũng đều rất thông thạo để kiếm tiền cho bản thân và nuôi cấp trên.

Mặc dù Cơ quan điều tra đã có bằng chứng, lời khai từ các đối tượng đưa hối lộ, nhưng các điều tra viên sẽ không bao giờ đưa tất cả các bằng chứng đã có để buộc tội ngay những quan chức này.

Các điều tra viên sẽ đưa các quan chức phạm tội này vào “mê hồn trận” để các quan chức này phải hối lộ cho các điều tra viên. Nhưng vòng vây mà các điều tra viên giăng ra ngày càng thít chặt các quan chức phạm tội. Và mỗi lần vòng vây thít lại thì các quan chức lại phải nhả ra nhiều tiền hơn.

Sau nhiều tuần, thậm trí nhiều tháng khi mà các điều tra viên đã ăn đủ. Lúc đó, các điều tra viên sẽ ngửa bài là không thể giúp cho các quan chức độc tài CSVN trắng tội mà chỉ giảm nhẹ tội bằng cách các quan chức phải nộp lại những khoản tiền đã nhận hối lộ và nhận tội.

Lúc này, các quan chức đã mệt mỏi và kiệt sức và chỉ còn biết nghe theo điều tra viên và bị khởi tố, bị bắt.

Những quan chức độc tài CSVN kiểu này vừa mất tiền hối lộ cho cơ quan điều tra, nhưng vẫn bị bắt và nộp lại các khoản tiền đã nhận hối lộ. Trong khi vẫn phải cảm ơn các điều tra viên.

Chế độ độc tài cộng sản Việt Nam là vậy.

nguyenvandai’s blog (RFA, 22.02.2022)