“Tất cả các cam kết với quốc tế đều được Việt Nam thực hiện một cách chủ động, tích cực, trong đó có vấn đề phát triển bền vững và bảo vệ quyền con người” (Vương Đình Huệ)
Quang Nguyên
Bài 1: Cam kết cho thành lập công đoàn độc lập
Tại nhà quốc hội, trong buổi tiếp Đoàn Ủy ban Đối ngoại của Nghị viện Châu Âu (EP) do Chủ tịch Ủy ban David McAllister dẫn đầu, thăm, làm việc tại Việt Nam, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ phát biểu “Tất cả các cam kết với quốc tế đều được Việt Nam thực hiện một cách chủ động, tích cực, trong đó có vấn đề phát triển bền vững và bảo vệ quyền con người”(1). Ông chủ tịch quốc hội đã nói dối.
Việt Nam đã cam kết nhiều với quốc tế về các điều khoản liên quan đến nhân quyền, phát triển bền vững và công đoàn để có được những hiệp ước thương mại. Hiệp định Thương Mại Tự Do giữa Liên Hiệp Âu Châu EU và Việt Nam (EVFTA) 2020 bao gồm các điều Việt Nam phải phát triển bền vững, nhân quyền và công đoàn độc lập không phụ thuộc chính phủ. Các cam kết này qua nhiều năm, kể từ khi Hiệp Định có hiệu lực ngày 1/8/2020, Việt Nam đã không thực hiện hay thực hiện một cách nhỏ giọt, không như ông Chủ Tịch Quốc Hội nói “Việt Nam tích cực, chủ động thực hiện các cam kết”.
Mặc dù Việt Nam đã thực hiện một số cải cách pháp luật và chính sách để đáp ứng phần nào các cam kết trong Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) về quyền lao động, bao gồm các quyền cơ bản của lao động, việc áp dụng các tiêu chuẩn an toàn và sức khỏe cho người lao động, đảm bảo quyền đàm phán tập thể và tăng cường giám sát công đoàn, nhưng không đáp ứng đầy đủ các cam kết trong phần này của EVFTA. Tuy nhiên, nếu có, đó là các trường hợp cụ thể và không thể tổng quát hóa, dẫu biết rằng việc thực hiện các cam kết trong phần này của EVFTA là quá trình kéo dài và cần phải đánh giá theo từng trường hợp và thời điểm cụ thể.
Việt Nam cản trở thành lập các công đoàn độc lập
Chính phủ Việt Nam đã đề ra các chính sách và luật gọi là để hỗ trợ hoạt động của các tổ chức liên đoàn, công đoàn độc lập. Tuy nhiên, việc thực hiện những chính sách này vẫn còn nhiều hạn chế, hay nói rõ hơn, họ cản trở thành lập các tổ chức này.
Cụ thể, Luật Công đoàn của Việt Nam đã cho phép thành lập các tổ chức công đoàn độc lập và liên đoàn công đoàn độc lập, nhưng kèm theo điều kiện việc phê duyệt cho các tổ chức này được thành lập phải phụ thuộc vào sự đồng ý của chính quyền địa phương và cấp trên.
Người quan tâm có thể thấy vài ba website của mấy tổ chức công đoàn, nhưng không thể truy cập (2). Cho đến nay không thấy có nghiệp đoàn lao động độc lập nào được phép hoạt động công khai.
Ngoài ra, các tổ chức công đoàn độc lập muốn được thành lập vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc hoạt động, bao gồm sự can thiệp của chính quyền, thiếu tài chính và nguồn lực, thiếu quyền tự do liên kết và thiếu sự ủng hộ.
Theo tin đài BBC, hôm 01/7/2020, một tổ chức tự gọi tên là Nghiệp đoàn Lao động Độc lập Việt Nam tuyên bố thành lập ở trong nước, và cho hay trong diễn ngôn thành lập của mình rằng:
“Nghiệp đoàn Độc lập Việt Nam (NĐĐLVN) là một tổ chức gồm những người xuất thân từ nhiều ngành nghề khác nhau, với mục tiêu thành lập các Nghiệp đoàn tự do. Chúng tôi hy vọng sẽ đồng hành với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trong sứ mệnh bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người lao động một cách hữu hiệu, nâng cao đời sống công nhân nhằm có được sự cạnh tranh công bằng giữa các doanh nghiệp đồng thời giúp cho người lao động Việt Nam được hưởng quyền lợi như ở các quốc gia khác trong CPTPP và EVFTA.
“Chúng tôi cũng kêu gọi các công nhân trong các doanh nghiệp, những người lao động tự do trong các ngành nghề lao động khác cũng như những lao động trí thức hãy gia nhập đội ngũ Nghiệp đoàn Độc lập Việt Nam. Từng bước, NĐĐLVN sẽ hướng dẫn các bạn thành lập những Nghiệp đoàn cho ngành nghề của các bạn tại các cơ sở để chung tay bảo vệ quyền lợi thiết thực của chính các bạn”(3)
Ngày 26.1 2023, phóng viên VNTB hỏi về công đoàn này, một vị trong nghiệp đoàn cho biết, “[…]bọn CA đến sách nhiễu [từng người chúng tôi] khiến các bạn Nghiệp đoàn phải thôi vụ đó. Hơn nữa có vẻ như Nghiệp Đoàn cũng đang khó khăn trong hoạt động. Theo tôi, việc có Nghiệp Đoàn độc lập là cần thiết để bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động và phù hợp với yêu cầu hợp tác thương mại với các nước. Nhưng nhà cầm quyền quá sợ những tổ chức độc lập nên họ ngăn chặn bằng mọi cách. Rất buồn!”
Việt Nam hiện chỉ có một tổng liên đoàn lao động duy nhất trực thuộc Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam do ông với ông Bùi Văn Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn Tổng LĐLĐ Việt Nam, giữ chức Chủ tịch. Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã chỉ định ông này là Bí thư Đảng đoàn Tổng LĐLĐ Việt Nam và giới thiệu bầu Chức danh Chủ tịch. Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam này thành lập ngày 28 tháng 7 năm 1929 cách nay gần thế kỷ và mang tai tiếng rất nhiều về việc không bênh vực quyền lợi công nhân mà chỉ lo cho quyền lợi các chủ nhân, đồng thời lương hàng năm của những người lãnh đạo ăn trên, ngồi trước lên đến hàng tỷ mỗi năm.
Các tổ chức công đoàn độc lập tại Việt Nam thường gặp nhiều khó khăn trong việc đăng ký và được cấp giấy phép hoạt động từ chính quyền vì có nhiều hạn chế và rào cản pháp lý cũng như chính trị. Cụ thể, chính quyền Việt Nam chỉ cho phép tồn tại một tổ chức đại diện cho các công nhân là Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, họ đưa đảng viên từ ủy ban trung ương đảng xuống nắm giữ quyền lãnh đạo, trong khi các tổ chức công đoàn độc lập muốn thành lập không được công nhận và bị coi là “trái phép”.
Bên cạnh đó, chính quyền cũng thường áp đặt các quy định và yêu cầu khắt khe trong việc đăng ký và hoạt động của các tổ chức công đoàn độc lập, đồng thời thường xuyên theo dõi và kiểm soát các hoạt động của các tổ chức này. Ngoài ra, các tổ chức công đoàn độc lập cũng thường gặp khó khăn trong việc tìm nguồn tài chính và hỗ trợ từ các tổ chức và cộng đồng quốc tế, do các rào cản pháp lý và chính trị.
Sự mong muốn thành lập các tổ chức công đoàn độc lập tại Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong việc đăng ký và hoạt động do các rào cản pháp lý và chính trị, cũng như thiếu sự ủng hộ và hỗ trợ từ chính quyền và các tổ chức quốc tế.
- Lý do quan trọng nhất là việc chính quyền VN luôn dị ứng với các công đoàn độc lập. Họ e ngại quan điểm chính trị khác biệt với chính quyền, điều này khiến chính quyền không muốn cho phép các tổ chức này được thành lập và hoạt động.
- Sự hạn chế về quyền tự do ngôn luận và tự do hội họp: Trong thực tế, các tổ chức công đoàn độc lập thường bị xem là mối đe dọa đối với chính quyền vì khả năng tập hợp và tổ chức người lao động để bảo vệ quyền lợi của họ. Việc tổ chức các cuộc lãn công, đình công, biểu tình của công nhân hay các sự kiện công khai có thể bị cấm hoặc bị xử lý nghiêm khắc.
- Các tổ chức công đoàn độc lập, do không chịu sự kiểm soát của TLĐLĐVN dành độc quyền trong việc đại diện cho người lao động, được xem là đối thủ tiềm năng cạnh tranh của tổ chức này. TLĐLĐVN sợ bị gây khó khăn trong việc thực hiện chính sách và quản lý người lao động không theo ý của họ.
- Các tổ chức công đoàn độc lập nếu muốn được hoạt động ở cấp địa phương phải tìm cách thuyết phục chính quyền địa phương cho phép hoạt động. Việc này gặp khó khăn vì chính quyền địa phương luôn tuân theo lệnh đảng, hoặc do sự thù ghét, quan ngại của các quan chức địa phương.
- Quá trình đăng ký tổ chức công đoàn độc lập thường gặp nhiều khó khăn do thiếu sự minh bạch và rõ ràng trong quy trình và yêu cầu của chính quyền. Một số tổ chức cũng đã bị từ chối đăng ký mà không được giải thích rõ lý do.
Cá nhân hoặc tổ chức quan tâm đến việc thành lập công đoàn độc lập có thể thực hiện những biện pháp sau:
- Tìm kiếm sự ủng hộ và hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế hoặc các nhóm quan tâm đến nhân quyền và công bằng lao động, trong đó không thể thiếu EU, để tăng cường áp lực đối với chính quyền Việt Nam.
- Sử dụng các phương tiện truyền thông và mạng xã hội để lan truyền thông tin về tình trạng vi phạm nhân quyền và công bằng lao động tại Việt Nam.
- Tìm kiếm sự hỗ trợ và hướng dẫn từ các luật sư, chuyên gia pháp lý, và các tổ chức bảo vệ nhân quyền để bảo vệ quyền lợi của mình trong quá trình hoạt động và trong trường hợp bị bắt giữ hoặc đưa ra tòa.
- Xây dựng mối quan hệ với các công đoàn độc lập đã hoạt động thành công tại các quốc gia khác để học hỏi kinh nghiệm và được hỗ trợ về tài chính và chuyên môn.
- Thực hiện các hoạt động quyên góp tài chính từ các nguồn hỗ trợ dân sự hoặc quốc tế để đảm bảo hoạt động của công đoàn độc lập và bảo vệ các thành viên của mình.
Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là cần giữ vững sự quyết tâm và sự kiên nhẫn để đấu tranh cho quyền lợi và công bằng của người lao động.
Tóm lại, các tổ chức công đoàn độc lập tại Việt Nam muốn thành lập đang phải đối mặt với nhiều thách thức vì sự nghi ngờ, o ép, đe dọa của ĐCSVN. Họ phải đối diện nhiều khó khăn trong việc đăng ký và hoạt động do các rào cản pháp lý và chính trị, cũng như thiếu sự ủng hộ và hỗ trợ từ chính quyền và các tổ chức quốc tế.
VNTB (01.03.2023)
Tham Khảo:
(2) Liên đoàn Lao động Việt Nam Độc lập (VLC): http://www.vietnamlaborunion.info/
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Độc lập (VFTU): http://vftu.org.vn/
(3)https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-53260008
***
Bài 2: Cam kết tôn trọng nhân quyền
Qua bài 1 chúng tôi đã trình bày về thực trạng việc chính phủ Việt Nam không cho phép thành lập các công đoàn độc lập trái với lời của ông Chủ Tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ nói với Chủ Tịch Ủy Ban Đối Ngoại Nghị viện Châu Âu (EP) David McAllister rằng, “Tất cả các cam kết với quốc tế đều được Việt Nam thực hiện một cách chủ động, tích cực, trong đó có vấn đề phát triển bền vững và bảo vệ quyền con người”.(1)
Ông Vương Đình Huệ nói dối. Chính phủ Việt Nam đã vi phạm nhân quyền trầm trọng và trắng trợn.
Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền (2) được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 10-12-1948, chỉ được Việt Nam phê chuẩn ngày 27 tháng 9 năm 1982; cho tới nay, họ vẫn liên tục vi phạm trầm nhiều điều khoản.
Việt Nam vi phạm những gì?
Đã có báo cáo về các vi phạm nhân quyền ở Việt Nam (3) như:
- Hạn chế quyền tự do ngôn luận: Chính phủ Việt Nam bị cáo buộc hạn chế quyền tự do ngôn luận, bắt giữ và bỏ tù những người chỉ lên tiếng bày tỏ quan điểm bất đồng, ví dụ những người lãnh đạo Hội Nhà Báo Độc Lập VN như Chủ Tịch Phạm Chí Dũng, Phó Chủ Tịch Nguyễn Tường Thụy, cộng tác viên Lê Hữu Minh Tuấn bị bắt với những án tù rất nặng, ngoài ra còn nhà báo Đoan Trang, Nhóm Báo Sạch v..v
- Giam giữ và tra tấn tùy tiện: Các nhóm bảo vệ nhân quyền đã ghi nhận các trường hợp cá nhân bị giam giữ tùy tiện và bị tra tấn, ngược đãi, bị giết trong các nhà tạm giam, đặc biệt liên quan đến các hoạt động chính trị và tôn giáo như nhà văn Phạm Thành, Nguyễn Trung Lĩnh, Lê Anh Hùng , Huỳnh Thục Vy, Thúy Hạnh, Nguyễn Năng Tĩnh, nhà truyền đạo Ma Sèo Sủng..
- Hạn chế quyền tự do hội họp và lập hội: Chính phủ Việt Nam đã bị chỉ trích vì những quy định trầm trọng về việc thành lập và hoạt động của các tổ chức xã hội dân sự độc lập và liên đoàn lao động. Một số trong những người bị bức hại giam cầm như Trần Thị Ngọc Hạnh, Hoàng Thị Thu Vang, Ngô Văn Dũng, Đoàn Thị Hồng, Trần Thanh Phương, Lê Quý Lộc, Đỗ Thế Hoá và Hồ Văn Cương,
- Hạn chế quyền tự do tôn giáo: Chính phủ Việt Nam bị cáo buộc hạn chế quyền tự do tôn giáo, đặc biệt đối với các nhóm tôn giáo không được nhà nước chính thức công nhận như MS Nguyễn Trung Tôn, Kỹ sư Nguyễn Bắc Truyển..
- Buôn bán người: Việt Nam được xác định là nguồn gốc, trung chuyển và điểm đến của nạn buôn người, trong đó phụ nữ và trẻ em đặc biệt dễ bị tổn thương. Việt Nam bị Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ liệt hạng 3, hạng tệ hại, đáng xấu hổ nhất về nạn buôn người. Hàng trăm ngàn người đi xuất khẩu lao động, bị VN “buôn” con bỏ chợ, bị chết, bị hành hạ, xâm phạm, cưỡng bức tình dục. Em H’Xuân Siu 15 tuổi, bị gạt sang lao động Saudi Arabia, bị xâm hại tình dục, chết, phải nhờ đến sự can thiệp của LHQ, 2 năm sau mới mang được xác về.
- Phân biệt đối xử với các dân tộc thiểu số: Các nhóm dân tộc thiểu số ở Việt Nam đã phải đối mặt với sự phân biệt đối xử, đặc biệt liên quan đến việc tiếp cận giáo dục, y tế và cơ hội việc làm. Hàng chục ngàn người dân tộc Mông phải bỏ quê hương trốn chạy, hàng trăm người Thương vùng Tây Nguyên bị bắt giam, đánh đập vì lý do tôn giáo.
- Hạn chế tiếp cận thông tin: Chính phủ Việt Nam kiểm soát các phương tiện truyền thông và hạn chế tiếp cận thông tin, đặc biệt là trực tuyến, bằng cách kiểm duyệt nội dung và chặn các trang web. Nhiều người bị bắt vì tội tuyên truyền chống đảng, nhà nước.
- Gần 300 tù nhân lương tâm bị tra tấn và đối xử tàn ác, bắt giữ tùy tiện, không được xét xử công bằng đang bị nhốt trong các nhà tù khắc nghiệt, xa nhà, rất khó khăn, tốn kém cho người nhà thăm nuôi.
Thế giới có biết Việt Nam đàn áp dã man người dân không?
Cả thế giới bao gồm Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu (EU) và Liên Hợp Quốc (LHQ) đã biết về các vi phạm nhân quyền ở Việt Nam. Họ nhiều lần đưa ra các báo cáo và tuyên bố bày tỏ quan ngại về tình hình nhân quyền ở Việt Nam. Ví dụ, Cao ủy Nhân quyền LHQ đã nêu quan ngại về những hạn chế đối với quyền tự do ngôn luận, hội họp và lập hội, và việc tra tấn, ngược đãi trong các nơi giam giữ ở Việt Nam, hay về Quyền Trẻ Em. EU cũng bày tỏ quan ngại về các vi phạm nhân quyền ở Việt Nam, hạn chế quyền tự do ngôn luận, hội họp và lập hội, cũng như việc đàn áp những người bảo vệ nhân quyền, nhà báo và blogger. Hoa Kỳ, EU và LHQ tiếp tục theo dõi tình hình nhân quyền ở Việt Nam và kêu gọi Việt Nam phải cải thiện.
Cuối Năm 2022, Hoa Kỳ đã đưa Việt Nam vào Danh sách Theo dõi Đặc biệt (SWL) là danh sách của chính phủ Hoa Kỳ dành cho các quốc gia tham gia hoặc dung túng các vi phạm nghiêm trọng tự do tôn giáo. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ lưu ý một số vấn đề, gồm hạn chế thực hành tôn giáo độc lập, bắt và giam giữ các cá nhân vì niềm tin tôn giáo, và nỗ lực của chính phủ nhằm kiểm soát các hoạt động và tổ chức tôn giáo.
Tại sao Việt Nam bị LHQ, EU và nhiều nước tố cáo vi phạm nhân quyền mà vẫn được vào Hội Đồng Nhân Quyền LHQ?
Chính phủ Việt Nam phủ nhận họ đàn áp nhân quyền và hãnh diện rằng họ xứng đáng có chân trong Hội Đồng Nhân quyền LHQ. Họ lấy điều này để bịp người dân Việt Nam.
Lý do Việt Nam dù bị chính LHQ lên án nhiều lần, nhưng vẫn vào HĐNQ vì:
Việt Nam là thành viên của LHQ và do đó có quyền tham gia vào tất cả các ủy ban và cơ quan của tổ chức này, bao gồm cả Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc. Tư cách thành viên của Liên Hiệp Quốc dựa trên nguyên tắc bình đẳng chủ quyền của tất cả các thành viên và do đó, các quốc gia không bị loại trừ khỏi việc tham gia LHQ dựa trên hồ sơ nhân quyền.
Tuy nhiên, việc Việt Nam trở thành thành viên của Hội đồng Nhân quyền LHQ không có nghĩa là cộng đồng quốc tế coi thường hay dung túng cho những vi phạm nhân quyền của Việt Nam. LHQ, EU và nhiều nước tiếp tục bày tỏ quan ngại về thành tích nhân quyền của Việt Nam và thường xuyên đưa ra khuyến nghị để cải thiện. Ngoài ra, tư cách thành viên của Việt Nam trong HĐNQ cũng tạo cơ hội cho cộng đồng quốc tế tham gia và khuyến khích Việt Nam cải thiện tình hình nhân quyền.
Điều quan trọng cần lưu ý là trở thành thành viên của HĐNQ LHQ cũng đi kèm với trách nhiệm. Là một thành viên, Việt Nam được kỳ vọng sẽ thúc đẩy nhân quyền và hợp tác với các cơ chế của hội đồng, bao gồm cả Cơ quan Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát, cơ quan đánh giá tình hình nhân quyền của tất cả các quốc gia thành viên Liên hợp quốc, mà Việt Nam thường nại cớ trì hoãn hay trốn tránh.
Cùng được bầu vào HĐNQ Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 3 năm từ 2023, ngoài Việt Nam còn có Algeria, Bangladesh, Bỉ, Chile, Costa Rica, Georgia, Đức, Kyrgyzstan, Maldives, Ma-rốc, Romani, Nam Phi và Sudan. Trong đó, ngoài Đức, Bỉ, các nước còn lại bị xếp hạng rất thấp vì thành tích vi phạm nhân quyền.
Dưới đây là trang những web đáng tin cậy của một số tổ chức đánh giá vi phạm nhân quyền trên thế giới:
- Amnesty International –https://www.amnesty.org/
- Human Rights Watch –https://www.hrw.org/
- Freedom House –https://freedomhouse.org/
- United Nations Human Rights –https://www.ohchr.org/
- Reporters Without Borders –https://rsf.org/en
- World Justice Project –https://worldjusticeproject.org/
- Transparency International –https://www.transparency.org/
- Global Witness –https://www.globalwitness.org/
- International Federation for Human Rights –https://www.fidh.org/
- Human Rights First –https://www.humanrightsfirst.org/
Trang web cung cấp dữ liệu toàn diện về vi phạm nhân quyền của các quốc gia là Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (https://www.hrw.org/). Họ báo cáo và phân tích chi tiết về tình trạng nhân quyền ở các quốc gia và khu vực khác nhau, bao gồm các vấn đề như tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, quyền của phụ nữ và quyền của các nhóm thiểu số. Trang web khác là Tổ chức Ân xá Quốc tế (https://www.amnesty.org/en/), cũng cung cấp thông tin toàn diện về vi phạm nhân quyền trên toàn thế giới, gồm các báo cáo và cập nhật về các trường hợp và chiến dịch riêng lẻ.
Tại sao quan chức chính phủ Việt Nam hay nói dối?
Các quan chức ở các quốc gia độc tài, phi dân chủ dễ nói dối hoặc tuyên truyền nhiều hơn các quan chức ở các nước dân chủ tự do. Điều này do ở các quốc gia độc tài, chính phủ kiểm soát các phương tiện truyền thông và có thể kiểm duyệt hoặc ngăn chặn thông tin bất lợi cho họ. Vì thế tạo ra một môi trường mà các quan chức dễ dàng phổ biến thông tin sai lệch hoặc gây hiểu lầm mà không sợ bị báo chí độc lập hoặc các nguồn khác phản bác.
Ở các nước dân chủ tự do, nhìn chung, có tự do báo chí và các nguồn thông tin độc lập khác, giúp kiểm tra thực tế và vạch trần những tuyên bố sai lệch hoặc gây hiểu lầm của các quan chức, khiến các quan chức khó nói dối hơn mà không bị chỉ mặt, đặt tên, đối mặt với hậu quả.
Việt Nam là một quốc gia độc tài, phi dân chủ, chính phủ tham nhũng và đàn áp tự do ngôn luận, truyền thông độc lập, góp phần tạo một môi trường trong đó các quan chức cảm thấy ít chịu trách nhiệm về hành động của họ và có xu hướng nói dối nhiều hơn. Hơn thế nữa, các quan chức trong chế độ độc tài luôn có khuynh hướng nói tốt cho chế độ làm tăng khả năng nói dối.
Có một số trang web cung cấp xác minh tính xác thực thông tin.
- Snopes.com: Snopes là một trong những trang web kiểm tra thực tế lâu đời nhất và nổi tiếng nhất. Nó tập trung vào việc lật tẩy các truyền thuyết không đúng sự thật, các trò lừa bịp và thông tin sai lệch.
- FactCheck.org: Trang web này của một tổ chức phi lợi nhuận, phi đảng phái nhằm mục đích giảm mức độ lừa dối và nhầm lẫn trong chính trị Hoa Kỳ.
- PolitiFact.com: PolitiFact là một trang web kiểm tra thực tế tập trung vào các tuyên bố của các chính trị gia và các nhân vật công chúng khác.
- Kiểm tra thông tin của Reuters, Reuters Fact Check: Kiểm tra thông tin của Reuters là một sáng kiến kiểm tra thông tin toàn cầu do Reuters News đưa ra nhằm cung cấp khả năng kiểm tra thông tin sai lệch một cách chính xác và khách quan.
- Kiểm tra thực tế AP, AP Fact Check: là một sáng kiến kiểm tra thực tế của Associated Press (AP), cung cấp dịch vụ kiểm tra thực tế chính xác và khách quan đối với các tuyên bố chính trị.
Các trang web này sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để xác minh tính chính xác của thông tin, bao gồm xem xét các tài liệu chính thức, phỏng vấn các chuyên gia và tiến hành nghiên cứu độc lập. Người trong nước có thể tham khảo nhiều nguồn và tổ chức xác minh dữ kiện để có cái nhìn toàn diện về một vấn đề cụ thể.
Tuy nhiên cần nói thêm, các trang web có thể được sử dụng để xác minh các tuyên bố của các quan chức từ các quốc gia độc tài như Việt Nam, hay Iran Trung Quốc. nhưng mặt khác cần lưu ý là các quốc gia này kiểm soát chặt chẽ phương tiện truyền thông và nội dung trực tuyến nên hạn chế thông tin và gây khó khăn cho việc truy cập các nguồn đáng tin cậy. Ngoài ra, một số trong các trang web này có thể không khả dụng ở Việt Nam do kiểm duyệt internet hoặc các hạn chế khác. Vì vậy, mặc dù các trang web xác minh tính xác thực có thể là công cụ hữu ích để tìm xem liệu các quan chức, như Vương Đình Huệ, Nguyễn Phú Trọng và chuẩn Chủ Tịch Nước (?) Võ Văn Thưởng ..có nói dối không, nhưng điều quan trọng là phải nhận thức được những hạn chế này và tìm kiếm nhiều nguồn từ các quan điểm khác nhau.
Yếu tố then chốt trong việc thúc đẩy tính trung thực và minh bạch trong chính phủ là cần phải có một hệ thống kiểm soát cân bằng, bao gồm tự do báo chí, tư pháp độc lập và các thể chế dân chủ mạnh mẽ. Điều này thì trong chế độ độc tài đảng trị như Việt Nam không bao giờ có.
Quang Nguyên
___________________
Tham khảo
(2) https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Quyen-dan-su/Tuyen-ngon-quoc-te-nhan-quyen-1948-65774.aspx
VNTB (02.03.2023)