„chả biết từ thuở nào, khi nói về quan hệ 2 miền Bắc – Nam, luôn coi Miền Nam là chủ thể chính: Đàng trong – Đàng ngoài; ra Bắc, vào (vô) Nam ???“
Kim Văn Chính
– Trong Tiếng Việt, các giới từ rất quan trọng: Vào nhà, ra ngõ; trong nhà, ngoài ngõ; hít vào, thở ra; trong bụng, ngoài da; kết nạp vào; đuổi ra… Rõ ràng là chủ thể chính luôn coi trạng thái “vào”, “trong” là hướng về chủ thể, về phía mình; còn “ra”, “ngoài” là hướng về ngoại vi, về phía không thuộc mình nữa…
– Vậy mà khi dùng những giới từ đó, chả biết từ thuở nào, khi nói về quan hệ 2 miền Bắc – Nam (Bắc – Trung – Nam), luôn coi Miền Nam là chủ thể chính: đàng trong – đàng ngoài; ra Bắc, vào (vô) Nam???
Nam luôn là chủ thể chính.
Bắc luôn là ngoại vi, là vùng đất không thuộc chủ thể?
Thế mà tôi cứ tưởng miền Bắc là nôi, là gốc để ra miền Trung và miền Nam, nó phải là chủ thể chính chứ?
Lý luận miền Bắc cơ mà?
Bí thư Đảng và lãnh đạo cao phải đa số miền Bắc cơ mà?
Tôi dùng mấy chục năm những từ này mà không hề thắc mắc, cho đến hôm nay đọc 1 bài tư liệu mới chợt bừng tỉnh về văn hóa tiếng Việt với 2 giời từ này…
Hình như cách dùng 2 giới từ đó được dùng từ TK 16, khi đất Thuận Hóa được chúa Nguyễn cai quản (ban đầu gọi là xứ), sau đó được gọi là “đàng trong” để phân biệt với “đàng ngoài” chỉ miền bắc của nhà Trịnh thối nát, dần dần biến thành ngôn ngữ toàn quốc lúc nào chẳng biết…
Cách dùng đó rõ ràng là coi thường, miệt thị miền bắc như một xứ “bên ngoài”…
Lịch sử cũng chứng kiến giao tranh Nam – Bắc, ban đầu quân miền bắc có ưu thế, sau cân bằng và kết cục là Miền Nam thắng trận với Nguyễn Huệ, Gia Long đều bình định Miền Bắc trong thời gian ngắn, lập nên Triều đại nhà Nguyễn không thèm lấy Hà Nội làm thủ đô mà xây dựng Huế là Trung tâm nước Việt…
Từ khi chuyển sang chính quyền đương thời (1945 trở lại đây): Miền Bắc gần như thắng thế, lãnh đạo miền Nam nhiều hơn (chủ yếu là do thời thế và địa chính trị 2 miền chứ không phải miền Bắc xứng đáng như vây – Miền Nam đi trước về sau mà).
Bắc được thừa hưởng di sản của chính quyền Pháp, coi Hà Nội là thủ phủ Đông Dương… Tôi cho là nếu không có chính quyền Pháp, Hà Nội và Miền Bắc có khi còn tiêu điều hơn bây giờ rất nhiều và nguồn nhân lực cũng chả có thể có nhiều người học hành cao đến vậy để mà lãnh đạo đất nước!
Kinh tế miền Nam vẫn lãnh đạo miền Bắc.
Xét về chiều dài lịch sử 40 năm gần đây thì cả cơ chế, tư tưởng, tôi thấy miền Nam cũng áp đào miền Bắc (cơ chế thị trường, coi Mỹ là bạn và biểu tượng văn minh, khác với Bắc luôn coi Nga – Tàu là bạn và văn minh).
Nhưng vào Nam, ra Bắc vẫn không thể thay đổi!
Trong Nam, Ngoài Bắc nói lên điều cần suy ngẫm.
Hay là phải đổi lại: Vào bắc, ra nam?
Xét đến cùng thì miền Bắc từ thời xưa cũng đã chia thành 2 vùng Kinh và Trại (chủ đề này tôi đã nói ở 1 topic khác). Đại để từ xứ Thanh – thậm chí Ninh Bình trở vào là dân trại có bản tính và nguồn gốc nữa khác hẳn dân Kinh ở vùng kinh kỳ. (các nghiên cứu ADN hiện đại cũng khẳng định điều này). Ngày xưa phân biệt Kinh và Trại rất quan trọng. Ngày nay mọi người ai cũng khai là dân tộc Kinh, xoá mất ranh giới Kinh – Trại (xin lỗi kể cả các làng thuần Chăm bị đày ra Bắc làm thợ giờ chả còn nhớ gì mình là Chăm / là người Kinh hết rồi),,,
Người Trại luôn là người khởi nghĩa lập quốc từ Đinh – Lê – Lý – Lê (hậu Lê)…
Người đàng trong là người Trại di cư là chính (sau hòa trộn, đồng hóa cả người Chăm, Khamer và Tàu tạo thành người đàng Trong hiện đại…).
Đồng hóa Chăm pa quá giỏi và hay – đến mức cả một quốc gia ngang ngửa Đại Việt và 3 lần kéo quân đánh tận Thăng Long giờ mất tiêu luôn đất nước, tổ quốc và dân tộc nữa (chỉ còn nhúm người chính thức là dân tộc Chăm ít ỏi). Đồng hóa hay đến mức chả ai còn nhớ gi nữa. Cứ bảo Tàu nó đồng hóa 1000 năm dân Việt ác liệt chứ Tàu sao so được với Việt trong món đồng hóa và bình định?
Vậy Trại là chủ thể hay Kinh là chủ thể của đất nước?
Đừng thấy đỏ tưởng chín nhé các cụ.
Dân Trại đang nắm quyền bính ngày càng tăng…