Luật Lực lượng an ninh cơ sở: tăng cường mạng lưới giám sát dân?
Đại tướng Tô Lâm – Bộ trưởng Bộ Công an tại Hội nghị ngành Công an được tổ chức ở Hà Nội hôm 2/4/2024. Courtesy bocongan.gov.vn
Tại Hội nghị ngành Công an được tổ chức ở Hà Nội hôm 2/4/2024, Đại tướng Tô Lâm – Bộ trưởng Bộ Công an đã đề nghị Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp Xác định vị trí, tầm quan trọng của Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự (ANTT) ở cơ sở và các nhiệm vụ công tác trọng tâm để triển khai thi hành.
Vì sao ‘Luật Lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở’ luôn được chính quyền Việt Nam đặc biệt quan tâm, và liệu có thật sự mang lại hiệu quả hay chỉ là Đảng Cộng sản muốn tăng cường mạng lưới chân rết bám sát dân? Anh Trần Anh Quân, một người hoạt động xã hội ở Sài Gòn, hôm 3/4/2024 khi trao đổi với RFA cho rằng:
“Đối với tên gọi, thì nên sửa thành ‘lực lượng bảo kê’ mới đúng hơn là lực lượng tham gia bảo vệ ANTT tại cơ sở. Vì trên thực tế công an hiện đã luồn sâu vào từng ngóc ngách xã hội để kiểm soát người dân, nhưng tội phạm càng ngày càng tăng. Có những tụ điểm đá gà, cờ bạc do chính công an quản lý, cho phép hoạt động. Thì rõ ràng đây là bảo kê tội phạm chứ không phải bảo vệ người dân.”
Bên cạnh đó Anh Quân cho rằng, dự thảo này cho thấy hai điều, một là lực lượng công an đông nhưng không hiệu quả, thứ hai là tình hình xã hội đang rất bất ổn. Anh Quân lý giải:
“Lực lượng công an chính quy hiện nay đã có mặt tại từng xã, từng địa phương, cùng với gần 300.000 dân phố, dân phòng, công an xã bán chuyên nhưng tất cả vẫn không thể đảm bảo được an ninh xã hội. Tức là đông nhưng không có chất lượng, làm thất thoát ngân sách lên tới 3.500 tỷ (đồng) mỗi năm mà vẫn không bảo vệ được an ninh trật tự.”
Ngoài ra theo Anh Quân, dự thảo cũng gián tiếp cho thấy hiện tình đất nước đang rất bất ổn, trộm cướp, cờ bạc, ma tuý và nhiều tệ nạn vẫn diễn ra khắp nơi. Nhưng nhà cầm quyền vẫn không có cách nào ổn định xã hội, thậm chí tính chất các vụ án càng ngày càng phức tạp và nguy hiểm hơn.
Vì chính quyền không thuộc nhân dân, không phục vụ lợi ích nhân dân, nên người ta mặc kệ.
-Cựu Trung tá Vũ Minh Trí
Còn cựu trung tá quân đội Vũ Minh Trí từ Hà Nội hôm 3/4/2024 khi trao đổi với RFA cho rằng lực lượng an ninh cơ sở có tăng quân số lớn đến bao nhiêu, vẫn không bảo đảm được trật tự an toàn xã hội:
“Bộ máy an ninh cảnh sát giờ thêm lực lượng an ninh cơ sở là phình ra quá lớn. Việt Nam luôn nêu cao vai trò của dân, như công an nhân dân, quân đội nhân dân… Và từ khi mới thành lập chế độ này đã nhấn mạnh thế trận lòng dân trong quốc phòng lẫn an ninh, nhưng thật sự ra tóm lại không được lòng dân. Tôi nghĩ một khi đã mất lòng dân, dân đã không tin, không giúp đỡ, không tạo điều kiện, không hỗ trợ… thì lực lượng an ninh quân đội có tăng quân số lớn đến bao nhiêu, vẫn không bảo đảm được trật tự an toàn xã hội.”
Liên quan sự việc một số người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên tấn công trụ sở, bắn chết và làm bị thương một số cán bộ công an, ông Trí nêu dẫn chứng việc Bộ trưởng Công an Tô Lâm nhìn nhận đã mất lòng dân:
“Ông Tô Lâm khi phát biểu trước Quốc hội có nói có nói ‘dân biết hết, nhưng công an không biết, chính quyền không biết…’ Tôi thấy ông Tô Lâm đã nhìn ra được bản chất của vấn đề, tức là cơ bản nhất vẫn là phải ở dân. Nhưng dân biết hết người ta không báo cho công an, có nghĩa là giữa công an đã có khoảng cách với dân. Ngày xưa chúng tôi hay nói đùa ‘quân với dân như cá với nước’ thì bây giờ ‘quân với dân như cá với thớt’… người ta không tin, người ta không giúp, không hỗ trợ chính quyền… Vì chính quyền không thuộc nhân dân, không phục vụ lợi ích nhân dân, nên người ta mặc kệ.”
Theo cựu trung tá Vũ Minh Trí, bản thân ông Tô Lâm đã thấy được vấn đề như thế, thì đúng ra lực lượng công an nên thay đổi tác phong phương pháp làm việc… Chứ không phải phình số lượng an ninh cơ sở ra lớn với vài chục vạn người và ngân sách rất lớn.
Luật sư Đặng Đình Mạnh từ Hoa Kỳ hôm 3/4/2024 cho rằng, việc Bộ Công an đẩy nhanh tiến trình thực hiện Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở được quốc hội ban hành vào tháng 11/2023 đã cho thấy rõ hơn về bản chất phản động của chế độ trong nước, qua một số điểm như sau:
“Thứ nhất trong thời bình, tại sao lại cần gia tăng gần cả 300.000 người cho lực lượng bảo vệ an ninh trật tự? Phải chăng, Bộ Công an với quân số chính quy cực lớn, chiếm ngân sách vượt gấp nhiều lần so với khoản ngân sách dành các ngành dân sinh như giáo dục, y tế… nhưng lại tỏ ra rất kém cỏi về hiệu quả, đến mức, phải thành lập thêm lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự.”
Chế độ độc tài trong nước không được hình thành một cách chính danh thông qua bầu cử tự do. Do đó, họ kém tự tin và luôn luôn lo lắng về khả năng chống đối của nhân dân.
-Luật sư Đặng Đình Mạnh
Thứ hai theo Luật sư Mạnh, về phương diện kinh tế, với gần 300.000 nghìn người tham gia lực lượng, thì nền kinh tế sẽ mất ngần ấy người lao động, chưa kể phải lo ngân sách để duy trì việc trả lương cho họ. Ông Mạnh nói tiếp:
“Thứ ba, Bộ Công an không hề che dấu mục tiêu trình quốc hội thông qua Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, theo đó, họ sẽ thành lập các nhóm bảo vệ an ninh, trật tự đến từng tận tổ dân phố/thôn trong cả nước. Cho thấy, chế độ vẫn luôn xem nhân dân như là thế lực thù địch tiềm tàng, nên cần phải bổ sung thêm lực lượng để kiểm soát chặt chẽ họ.
Thứ tư, từ năm 2011, Bộ Công an đã từng được quốc hội phân công việc soạn thảo các dự án luật biểu tình, luật lập hội… Thế nhưng họ đã hẹn lần khân cho đến nay. Trong khi đó, họ liên tục trình các dự án luật với mục đích nhằm khống chế, kiểm soát chặt chẽ và đàn áp các quyền tự do căn bản đối với người dân. Điều này đã thể hiện rõ bản chất độc tài thông qua giải pháp công an trị của chế độ.”
Theo Luật sư Đặng Đình Mạnh, chế độ độc tài trong nước không được hình thành một cách chính danh thông qua bầu cử tự do. Do đó, họ kém tự tin và luôn luôn lo lắng về khả năng chống đối của nhân dân. Dùng công an trị kiểm soát chặt chẽ nhân dân là cách họ củng cố, duy trì chế độ.
RFA (03.04.2024)
Luật Lực lượng an ninh cơ sở: tăng cường mạng lưới giám sát dân?
Hội nghị ngành Công an được tổ chức ở Hà Nội hôm 2/4/2024. Courtesy bocongan.gov.vn
Tại Hội nghị ngành Công an được tổ chức ở Hà Nội hôm 2/4/2024, Đại tướng Tô Lâm – Bộ trưởng Bộ Công an đã đề nghị Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp Xác định vị trí, tầm quan trọng của Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự (ANTT) ở cơ sở và các nhiệm vụ công tác trọng tâm để triển khai thi hành.
Vì sao ‘Luật Lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở’ luôn được chính quyền Việt Nam đặc biệt quan tâm, và liệu có thật sự mang lại hiệu quả hay chỉ là Đảng Cộng sản muốn tăng cường mạng lưới chân rết bám sát dân? Anh Trần Anh Quân, một người hoạt động xã hội ở Sài Gòn, hôm 3/4/2024 khi trao đổi với RFA cho rằng:
“Đối với tên gọi, thì nên sửa thành ‘lực lượng bảo kê’ mới đúng hơn là lực lượng tham gia bảo vệ ANTT tại cơ sở. Vì trên thực tế công an hiện đã luồn sâu vào từng ngóc ngách xã hội để kiểm soát người dân, nhưng tội phạm càng ngày càng tăng. Có những tụ điểm đá gà, cờ bạc do chính công an quản lý, cho phép hoạt động. Thì rõ ràng đây là bảo kê tội phạm chứ không phải bảo vệ người dân.”
Bên cạnh đó Anh Quân cho rằng, dự thảo này cho thấy hai điều, một là lực lượng công an đông nhưng không hiệu quả, thứ hai là tình hình xã hội đang rất bất ổn. Anh Quân lý giải:
“Lực lượng công an chính quy hiện nay đã có mặt tại từng xã, từng địa phương, cùng với gần 300.000 dân phố, dân phòng, công an xã bán chuyên nhưng tất cả vẫn không thể đảm bảo được an ninh xã hội. Tức là đông nhưng không có chất lượng, làm thất thoát ngân sách lên tới 3.500 tỷ (đồng) mỗi năm mà vẫn không bảo vệ được an ninh trật tự.”
Ngoài ra theo Anh Quân, dự thảo cũng gián tiếp cho thấy hiện tình đất nước đang rất bất ổn, trộm cướp, cờ bạc, ma tuý và nhiều tệ nạn vẫn diễn ra khắp nơi. Nhưng nhà cầm quyền vẫn không có cách nào ổn định xã hội, thậm chí tính chất các vụ án càng ngày càng phức tạp và nguy hiểm hơn.
Vì chính quyền không thuộc nhân dân, không phục vụ lợi ích nhân dân, nên người ta mặc kệ.
-Cựu Trung tá Vũ Minh Trí
Còn cựu trung tá quân đội Vũ Minh Trí từ Hà Nội hôm 3/4/2024 khi trao đổi với RFA cho rằng lực lượng an ninh cơ sở có tăng quân số lớn đến bao nhiêu, vẫn không bảo đảm được trật tự an toàn xã hội:
“Bộ máy an ninh cảnh sát giờ thêm lực lượng an ninh cơ sở là phình ra quá lớn. Việt Nam luôn nêu cao vai trò của dân, như công an nhân dân, quân đội nhân dân… Và từ khi mới thành lập chế độ này đã nhấn mạnh thế trận lòng dân trong quốc phòng lẫn an ninh, nhưng thật sự ra tóm lại không được lòng dân. Tôi nghĩ một khi đã mất lòng dân, dân đã không tin, không giúp đỡ, không tạo điều kiện, không hỗ trợ… thì lực lượng an ninh quân đội có tăng quân số lớn đến bao nhiêu, vẫn không bảo đảm được trật tự an toàn xã hội.”
Liên quan sự việc một số người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên tấn công trụ sở, bắn chết và làm bị thương một số cán bộ công an, ông Trí nêu dẫn chứng việc Bộ trưởng Công an Tô Lâm nhìn nhận đã mất lòng dân:
“Ông Tô Lâm khi phát biểu trước Quốc hội có nói có nói ‘dân biết hết, nhưng công an không biết, chính quyền không biết…’ Tôi thấy ông Tô Lâm đã nhìn ra được bản chất của vấn đề, tức là cơ bản nhất vẫn là phải ở dân. Nhưng dân biết hết người ta không báo cho công an, có nghĩa là giữa công an đã có khoảng cách với dân. Ngày xưa chúng tôi hay nói đùa ‘quân với dân như cá với nước’ thì bây giờ ‘quân với dân như cá với thớt’… người ta không tin, người ta không giúp, không hỗ trợ chính quyền… Vì chính quyền không thuộc nhân dân, không phục vụ lợi ích nhân dân, nên người ta mặc kệ.”
Theo cựu trung tá Vũ Minh Trí, bản thân ông Tô Lâm đã thấy được vấn đề như thế, thì đúng ra lực lượng công an nên thay đổi tác phong phương pháp làm việc… Chứ không phải phình số lượng an ninh cơ sở ra lớn với vài chục vạn người và ngân sách rất lớn.
Luật sư Đặng Đình Mạnh từ Hoa Kỳ hôm 3/4/2024 cho rằng, việc Bộ Công an đẩy nhanh tiến trình thực hiện Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở được quốc hội ban hành vào tháng 11/2023 đã cho thấy rõ hơn về bản chất phản động của chế độ trong nước, qua một số điểm như sau:
“Thứ nhất trong thời bình, tại sao lại cần gia tăng gần cả 300.000 người cho lực lượng bảo vệ an ninh trật tự? Phải chăng, Bộ Công an với quân số chính quy cực lớn, chiếm ngân sách vượt gấp nhiều lần so với khoản ngân sách dành các ngành dân sinh như giáo dục, y tế… nhưng lại tỏ ra rất kém cỏi về hiệu quả, đến mức, phải thành lập thêm lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự.”
Chế độ độc tài trong nước không được hình thành một cách chính danh thông qua bầu cử tự do. Do đó, họ kém tự tin và luôn luôn lo lắng về khả năng chống đối của nhân dân.
-Luật sư Đặng Đình Mạnh
Thứ hai theo Luật sư Mạnh, về phương diện kinh tế, với gần 300.000 nghìn người tham gia lực lượng, thì nền kinh tế sẽ mất ngần ấy người lao động, chưa kể phải lo ngân sách để duy trì việc trả lương cho họ. Ông Mạnh nói tiếp:
“Thứ ba, Bộ Công an không hề che dấu mục tiêu trình quốc hội thông qua Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, theo đó, họ sẽ thành lập các nhóm bảo vệ an ninh, trật tự đến từng tận tổ dân phố/thôn trong cả nước. Cho thấy, chế độ vẫn luôn xem nhân dân như là thế lực thù địch tiềm tàng, nên cần phải bổ sung thêm lực lượng để kiểm soát chặt chẽ họ.
Thứ tư, từ năm 2011, Bộ Công an đã từng được quốc hội phân công việc soạn thảo các dự án luật biểu tình, luật lập hội… Thế nhưng họ đã hẹn lần khân cho đến nay. Trong khi đó, họ liên tục trình các dự án luật với mục đích nhằm khống chế, kiểm soát chặt chẽ và đàn áp các quyền tự do căn bản đối với người dân. Điều này đã thể hiện rõ bản chất độc tài thông qua giải pháp công an trị của chế độ.”
Theo Luật sư Đặng Đình Mạnh, chế độ độc tài trong nước không được hình thành một cách chính danh thông qua bầu cử tự do. Do đó, họ kém tự tin và luôn luôn lo lắng về khả năng chống đối của nhân dân. Dùng công an trị kiểm soát chặt chẽ nhân dân là cách họ củng cố, duy trì chế độ.
RFA (03.04.2024)
An Giang cấm Phật giáo Hoà Hảo Thuần tuý tưởng niệm ngày mất của Đức Huỳnh Giáo chủ
Băng rôn ở nhà riêng của ông Hà Văn Duy Hồ (trái) và bài vị thờ Đức Huỳnh Giáo chủ Fb Hà Văn Duy Hồ
Chính quyền huyện Chợ Mới (tỉnh An Giang) không cho các tín đồ Phật giáo Hoà Hảo thuần tuý (PGHHTT) tưởng niệm 77 năm ngày mất của Đức Giáo chủ Huỳnh Phú Sổ (25/2 âm lịch, tức ngày 03/4 năm nay), nói rằng ngày lễ này không có trong tôn giáo này.
Ông Hà Văn Duy Hồ, hội trưởng PGHHTT tỉnh An Giang cho biết công an đã phong toả khu vực có trụ sở tạm thời của Ban Trị sự Trung ương Giáo hội tại xã Long Giang, không cho các tín đồ dựng lễ đài và tổ chức lễ kỷ niệm tại đây.
Từ ngày ngày 01/4, chính quyền lập chốt chặn hai đầu không cho ai qua lại khu vực này. Bản thân ông Duy Hồ cũng bị giam lỏng tại gia từ ngày 18/3 tới nay. Ông nói qua điện thoại với Đài Á Châu Tự Do (RFA):
“Ngày 25/2 (âm lịch) là ngày lễ của tín đồ Phật giáo Hòa hảo chúng tôi làm lễ kỷ niệm Đức thầy vắng mặt.
Tất cả cán bộ lãnh đạo không cho chúng tôi tổ chức ngày lễ này, nói là trong Hiến chương của Ban trị sự Phật giáo Hòa Hảo quốc doanh không có ngày lễ này, và Nhà nước cũng không cho làm lễ ngày này.”
Đức Giáo chủ Huỳnh Phú Sổ, người sáng lập ra Phật giáo Hoà Hảo, bị cho là sát hại bởi Việt Minh vào ngày 25/2 âm lịch năm 1947, từ đó các tín đồ lấy đó là ngày tưởng niệm vị giáo chủ đi vắng.
Ngày này là một trong ba ngày lễ lớn của Phật Giáo Hòa Hảo, hai ngày còn lại là ngày Đại lễ Đản sanh (tức 25/11 âm lịch- ngày sinh của Đức Giáo chủ) và ngày Khai đạo (18/5 âm lịch- ngày khai sáng Đạo Phật giáo Hòa Hảo).
Ông Hà Văn Duy Hồ nói về hình thức tưởng niệm ngày mất của Đức Giáo chủ trong nhiều năm qua:
“Chúng tôi đặt hương án giữa nhà để cầu nguyện cho quốc thái dân an thiên hạ thái bình, cho Đức Thầy chúng tôi mau được trở về để dìu dắt chúng sanh như tín đồ Phật giáo Hòa Hảo đi vào con đường đạo đức vậy thôi chứ chúng tôi đâu có làm gì ngoài việc đó đâu, mình là người tu hành mà.”
Tuy nhiên, cũng như ngày Đản sanh năm trước, năm nay chính quyền huyện Chợ Mới triệt để cấm tín đồ của PGHHTT tổ chức tưởng niệm ngày Đức Giáo chủ Huỳnh Phú Sổ vắng mặt.
Ông Hà Văn Duy Hồ cho biết chính quyền huyện Chợ Mới không chỉ cấm dựng lễ đài và treo băng rôn với dòng chữ “Giáo hội PGHH Thuần tuý thành kính kỷ niệm đại lễ 25/2 Nhuần Đinh Hợi 1947 ngày Đức Huỳnh giáo chủ PGHH vắng mặt” ở văn phòng của giáo hội mà còn không cho nhiều cá nhân như ông treo băng rôn có nội dung trên ở nhà riêng.
Cách đây 10 ngày, những người lạ mặt lợi dụng đêm tối đã đến nhà ông giựt băng rôn xuống, và sáng ra khi ông treo lại thì công an huyện đến ra lệnh miệng cấm ông treo.
Ông giải thích:
“Mấy năm trước thì người ta cũng có cấm nhưng mà không gắt gao như năm nay. Năm nay ở An Giang là hoàn toàn tê liệt không được một người nào đi đến nhà người nào, ở mấy tỉnh khác anh em cũng có treo cờ và băng-rôn lên.
Nhà nước Việt Nam muốn triệt hai chữ ‘thuần tuý’ cho nó dứt khoát không còn nữa, thành ra năm nay mới đàn áp quá là mạnh mẽ.”
Bị câu lưu và phạt tiền vì đăng bài về PGHH có cờ VNCH
Ông Hà Văn Duy Hồ cho biết ngày 18/3, công an địa phương chặn ông trên đường và đưa về đồn làm việc đến đầu giờ chiều, nội dung làm việc là về bốn bài viết và video mà ông chia sẻ trên mạng xã hội Facebook, ba trong số đó là về Phật giáo Hoà Hảo. Ông kể lại:
“Trước khi bắt tôi vô đồn thì coi tôi như là một tội phạm, lục soát và thu giữ tất cả đồ đạc của tôi và chỉ trả lại khi cho tôi về nhà. Họ lấy điện thoại của tôi và xoá nhiều bài viết (trên Facebook- PV) của tôi.”
Trong buổi làm việc với công an huyện Chợ Mới và công an tỉnh, phía công an nói ông chia sẻ hai video clip trong đó tín đồ Phật giáo Hoà Hảo ở Hoa Kỳ tổ chức hành lễ và trong buổi hành lễ này có sự hiện diện của cờ vàng ba sọc đỏ- lá cờ của Việt Nam Cộng hoà, mà theo công an là “bất hợp pháp.”
Video thứ ba mà ông chia sẻ nói về việc công an tịch thu cây cảnh của một người bán hàng ven đường dịp tết Nguyên đán vừa qua, và công an nói ông phát tán nội dung không đúng sự thật vì công an chỉ dẹp lòng đường để bảo đảm an toàn giao thông.
Bài ông chia sẻ còn lại là bài viết về ngày mất của Đức Huỳnh giáo chủ mà ông thấy hay nên muốn các đồng đạo cùng đọc.
Cuối buổi làm việc, công an lập biên bản và phạt ông 7,5 triệu đồng vì vi phạm Luật An ninh mạng, nhưng có nói sẽ xem xét giảm nhẹ hình phạt nếu ông không tái phạm và không tổ chức lễ tưởng niệm ngày mất của Đức Huỳnh Giáo chủ.
Ông Hà Văn Duy Hồ cho rằng việc ông bị câu lưu và phạt tiền có liên quan đến các hoạt động của Giáo hội PGHHTT vì ông là người chịu trách nhiệm tổ chức các ngày lễ lớn của giáo hội trong nhiều năm qua tại trụ sở của Trung ương Giáo hội.
Phóng viên gọi điện cho công an huyện Chợ Mới và công an tỉnh An Giang để kiểm chứng thông tin ông Hà Văn Duy Hồ cung cấp nhưng không có ai nghe máy.
Giáo hội PGHHTT là một tổ chức tôn giáo độc lập không được nhà nước công nhận, tái phục hoạt năm 1999, đấu tranh đòi tự do tôn giáo,… yêu cầu không được cắt xén các bài giảng của Đức Giáo chủ Huỳnh Phú Sổ, và đòi Nhà nước trả lại tài sản của Giáo hội trong khi Giáo hội PGHH do Nhà nước lập ra năm 1999 và là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam- cánh tay nối dài của đảng cầm quyền.
Trong dịp Đản Sanh cuối năm trước, công an Chợ Mới cũng cấm các tín đồ dựng lễ đài và tụ tập ở trụ sở tạm thời của Trung ương Giáo hội. Trong khi đó, giáo hội quốc doanh được phép tổ chức lễ này rất long trọng.
RFA (03.04.2024)
Hoa Kỳ quan ngại về việc kết án những người vận động nhân quyền ở Việt Nam
Theo hãng tin Reuters, bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ hôm qua, 01/04/2024, đã bày tỏ quan ngại về vụ kết án những người vận động nhân quyền thuộc các sắc tộc thiểu số ở Việt Nam, trong đó có 5 vụ kể từ tháng 1, và kêu gọi chính phủ Hà Nội tôn trọng quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội và tự do tôn giáo.
Ông Y Krec Bya, thuộc tổ chức “Hội thánh Tin lành đấng Christ Tây Nguyên”, bị bắt hôm 08/04/2023 và đã bị tòa án tỉnh Đắk Lắk kết án 13 năm tù về tội “Phá hoại chính sách đoàn kết”. © msfjustice.org
Những nhà hoạt động đã báo động về tình hình nhân quyền ở Việt Nam và kêu gọi chính quyền của tổng thống Joe Biden nêu lên những quan ngại về tình hình này trong chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ với Việt Nam.
Reuters trích dẫn tổ chức nhân quyền Mỹ Human Rights Watch vào tháng 3 cho biết Việt Nam hiện giam giữ ít nhất 163 tù chính trị và chính phủ Hà Nội đang tiến hành đàn áp các blogger, nhà vận động nhân quyền và các nhà hoạt động. Chính phủ Việt Nam vẫn phủ nhận việc vi phạm nhân quyền.
Trong thông cáo hôm qua, bộ Ngoại Giao Mỹ tuyên bố: “Chúng tôi đặc biệt lo ngại về bản án 13 năm tù gần đây đối với Y Krec Bya, một tiếng nói ôn hòa cho quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng ở Việt Nam. Chúng tôi cũng tiếp tục quan ngại về bản án tù nhiều năm đối với Nay Y Blang, Danh Minh Quang, Thạch Cương và Tô Hoàng Chương vì họ vận động ôn hòa cho nhân quyền, trong đó có quyền tự do tôn giáo hay tín ngưỡng ở Việt Nam”. Bộ Ngoại Giao Mỹ kêu gọi Việt Nam “trả tự do cho tất cả những người bị giam giữ phi lý”.
Ông Y Krec Bya, thuộc tổ chức “Hội thánh Tin lành đấng Christ Tây Nguyên”, đã bị tòa án tỉnh Đắk Lắk kết án 13 năm tù về tội “Phá hoại chính sách đoàn kết”. Trong phiên xử ngày 20/03 tại tỉnh Trà Vinh về cáo buộc “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước”, ông Thạch Cương đã bị kết án 4 năm tù và ông Hoàng Chương 3 năm 6 tháng tù. Trước đó, ngày 07/02, tại Sóc Trăng, ông Danh Minh Quang đã lãnh án 3 năm 6 tháng tù cũng về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước”. Cũng với tội danh nay, ông Nay Y Blang đã bị tuyên án 4 năm 6 tháng tù ngày 26/01/2024.
Tổng thống Biden đã đến thăm Việt Nam vào năm ngoái và Nhà Trắng cho biết trong chuyến đi này ông đã nêu lên những quan ngại của Hoa Kỳ về tình hình nhân quyền ở Việt Nam. Tuy nhiên, theo Reuters, những người vận động nhân quyền cáo buộc chính quyền Biden gạt bỏ các vấn đề nhân quyền khi làm việc với các đối tác châu Á như Việt Nam và Ấn Độ, những quốc gia mà Washington đang cố duy trì các mối quan hệ chiến lược nhằm chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực.
RFI (02.04.2024)
Bộ Ngoại giao Mỹ: án tù cho nhà hoạt động nhân quyền ở Việt Nam là bất công
NGUỒN HÌNH ẢNH,LUONG THAI LINH/GETTY IMAGES Chụp lại hình ảnh, Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu với giới truyền thông sau cuộc gặp với Tổng Bí thư ĐCS Việt Nam Nguyễn Phú Trọng vào tháng 9/2023
Bộ Ngoại giao Mỹ bày tỏ quan ngại trước việc Việt Nam tuyên án tù đối với những nhà đấu tranh vì quyền của dân tộc thiểu số và quyền tự do tôn giáo, đặc biệt là 5 bản án kể từ tháng 1/2024.
Trong tuyên bố được đưa ra vào hôm thứ Hai (ngày 1/4), Bộ Ngoại giao Mỹ viết:
“Chúng tôi đặc biệt lo ngại về bản án 13 năm tù gần đây của Y Krếc Byă – một tiếng nói ôn hòa vì quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng tại Việt Nam. Chúng tôi cũng tiếp tục quan ngại về bản án nhiều năm tù đối với Nay Y Blang, Danh Minh Quang, Thạch Cương và Tô Hoàng Chương vì hoạt động ủng hộ nhân quyền của họ tại Việt Nam, trong đó có quyền tự do tôn giáo hoặc tín ngưỡng”.
Những bản án ‘bất công’
Vào ngày 28/3, TAND tỉnh Đắk Lắk đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử ông Y Krếc Byă – một nhà truyền đạo thuộc Hội thánh Tin Lành Đấng Christ Tây Nguyên. Ông bị tuyên án 13 năm tù về tội “Phá hoại chính sách đoàn kết”.
Những cái tên khác trong tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ cũng đều bị tuyên án trong năm nay. Ông Nay Y Blang – cũng thuộc Hội thánh Tin Lành Đấng Christ Tây Nguyên – bị TAND tỉnh Phú Yên tuyên án 4 năm 6 tháng tù về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.
Ba nhà hoạt động còn lại đều bị kết án với tội danh tương tự ông Nay Y Blang. Ông Danh Minh Quang bị TAND huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng tuyên mức án 3 năm 6 tháng tù giam vào ngày 7/2.
Ngày 20/3, TAND huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh tuyên án 4 năm tù đối với ông Thạch Cương và 3 năm 6 tháng tù đối với ông Tô Hoàng Chương.
Bộ Ngoại giao Mỹ nhận định đây là những bản án bất công và lần nữa yêu cầu Việt Nam trả tự do cho những nhà hoạt động này.
“Chúng tôi kêu gọi Việt Nam tôn trọng quyền của các cá nhân trong việc thực hiện các quyền tự do ngôn luận, lập hội và tôn giáo hoặc tín ngưỡng,” Bộ Ngoại giao Mỹ nhấn mạnh.
Trước đó, trong chuyến thăm Việt Nam vào tháng 9/2023, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nêu lên quan ngại về vấn đề nhân quyền. Cụ thể, website Nhà Trắng dẫn lời ông Biden:
“Tôi cũng đã nêu tầm quan trọng của việc tôn trọng nhân quyền là ưu tiên hàng đầu của cả chính quyền của tôi và của người dân Mỹ. Và chúng tôi sẽ tiếp tục đối thoại thẳng thắn về lĩnh vực này.”
Tuy nhiên, các nhà hoạt động nhân quyền cho rằng ông Biden đã không lên tiếng đủ mạnh cho nhân quyền tại Việt Nam và Ấn Độ vì phải ưu tiên cho mối quan hệ hợp tác chiến lược.
“Chính quyền Biden rõ ràng đang gạt nhân quyền sang một bên để thúc đẩy quan hệ đối tác với các chính phủ mà họ coi là quan trọng về mặt chiến lược – đồng thời gửi đi thông điệp rằng Mỹ sẵn sàng dung thứ cho những hành vi xâm phạm nhân quyền trắng trợn,” Reuters dẫn lời bà Carolyn Nash, giám đốc Tổ chức Ân xá Quốc tế tại châu Á.
Những vụ bắt giữ khác
NGUỒN HÌNH ẢNH,HRW Chụp lại hình ảnh, Các blogger bị công an Việt Nam bắt vào cuối tháng 2 – đầu tháng 3/2024. Từ trái qua: Hoàng Việt Khánh, Nguyễn Chí Tuyến, Nguyễn Vũ Bình
Ngoài những bản án được đề cập trong thông báo của Bộ Ngoại giao Mỹ, Việt Nam đã khởi tố, bắt giữ nhiều nhà hoạt động trong thời gian gần đây. Động thái này bị các nhóm hoạt động lên án là hành vi đàn áp nhân quyền và diễn ra trong bối cảnh một chỉ thị mật của Đảng Cộng sản Việt Nam bị rò rỉ cho thấy đảng sẽ mạnh tay với các hành động đối kháng.
Chính quyền Việt Nam đã bắt giữ ba người chỉ trích nổi tiếng chỉ vài ngày sau khi nước này tuyên bố ứng cử vào nhiệm kỳ tiếp trong Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc (LHQ) trong khoảng thời gian cuối tháng 2 – đầu tháng 3/2024.
Cụ thể, công an Việt Nam đã bắt giữ blogger Nguyễn Chí Tuyến và Nguyễn Vũ Bình vào ngày 29/2. Sau đó, họ đã bắt giữ Hoàng Việt Khánh vào ngày 1/3. Cả ba người đều bị cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước”.
Nói với BBC News Tiếng Việt ngay sau khi chồng bị bắt, bà Nguyễn Thị Ánh Tuyết, vợ blogger Nguyễn Chí Tuyến, cho hay thời gian trước đó ông Tuyến thường xuyên nhận được văn bản gửi qua đường bưu điện thông báo việc ông bị cấm xuất cảnh.
Bà cũng nói rằng ông “không làm gì sai” khi chỉ phản biện các chính sách, đường lối của đảng và nhà nước – những điều mà “chính phủ Việt Nam cũng rất khuyến khích người dân tham gia”.
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Quốc tế (HRW) cho biết Việt Nam hiện đang giam giữ ít nhất 163 tù nhân chính trị.
“Chính phủ Việt Nam cần chấm dứt việc đàn áp các blogger, các nhà vận động nhân quyền và các nhà hoạt động, đồng thời trả tự do ngay lập tức cho những người bị giam giữ vì thực thi các quyền dân sự và chính trị cơ bản của họ,” HRW lên tiếng trong một báo cáo.
BBC (02.04.2024)
Hoa Kỳ quan ngại về việc Việt Nam kết án những người thúc đẩy nhân quyền
Phông nền của phòng họp báo thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ ở thủ đô Washington.
Hôm thứ Hai 1/4, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ bày tỏ quan ngại về việc những người thúc đẩy nhân quyền ở Việt Nam bị kết án, bao gồm 5 bản án kể từ tháng 1, và bộ kêu gọi chính phủ Việt Nam tôn trọng quyền tự do ngôn luận, lập hội và tôn giáo.
Giới tranh đấu đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình hình nhân quyền ở Việt Nam và kêu gọi chính quyền của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden nêu lên những lo ngại về tình hình đó trong hoạt động ngoại giao của Mỹ với Việt Nam.
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) nói hồi tháng 3 rằng Việt Nam giam giữ ít nhất 163 tù nhân chính trị và chính phủ Việt Nam đang tiến hành đàn áp các blogger, giới vận động cho nhân quyền và các nhà hoạt động. Chính phủ Việt Nam phủ nhận chuyện vi phạm nhân quyền.
Bộ Ngoại giao Mỹ nói trong một tuyên bố hôm 1/4: “Chúng tôi đặc biệt lo ngại về bản án 13 năm tù gần đây đối với Y Krec Bya, người đã lên tiếng một cách ôn hòa về quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng ở Việt Nam”.
“Chúng tôi cũng tiếp tục quan ngại về bản án nhiều năm tù đối với Nay Y Blang, Danh Minh Quang, Thạch Cương và Tô Hoàng Chương chỉ vì họ vận động ôn hòa cho nhân quyền, trong đó có quyền tự do tôn giáo hay tín ngưỡng ở Việt Nam”, vẫn tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ nói.
Bộ cũng kêu gọi Việt Nam “hãy trả tự do cho tất cả những người bị giam giữ một cách bất công”.
Tổng thống Mỹ Biden đã đến thăm Việt Nam vào năm ngoái và Nhà Trắng cho biết ông đã nêu lên những lo ngại về nhân quyền.
Tuy nhiên, giới tranh đấu đã cáo buộc rằng chính quyền của ông Biden bỏ qua các vấn đề về nhân quyền khi giao dịch với các đối tác châu Á như Việt Nam và Ấn Độ, những nước mà Washington có mối quan hệ chiến lược quan trọng mà các nhà phân tích cho rằng nhằm chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực.
VOA (02.04.2024)
Mục sư A Ga: “Công an Việt Nam sẽ còn quay trở lại Thái Lan để bắt người”
Nam Việt
Giữa tháng Ba 2024, công an Việt Nam cử một nhóm đặc biệt, với sự trợ giúp của cảnh sát Thái Lan, đến gặp những người tị nạn. Công an vừa đe dọa vừa thuyết phục người tỵ nạn quay về, đồng thời cũng thăm dò, để tìm bắt những người đã bị kết án vắng mặt như ông Y Quynh Bdap, Người đồng sáng lập tổ chức vận động nhân quyền cho người bản địa, có tên Người Thượng Vì Công Lý.
Mục sư A Ga đã dành thời gian, cung cấp thêm những chi tiết chung quanh sự kiện bất ngờ vốn đang làm cộng đồng người Thượng tỵ nạn lo sợ lúc này.
Hỏi: Thưa mục sư A Ga, được biết là vừa rồi phía CSVN đã cử phái đoàn công an đến tận nơi tỵ nạn của đồng bào để vừa đe dọa, vừa dụ dỗ người chạy trốn cộng sản trở về. Mục sư được biết về chuyện này như thế nào?
Đáp: Vâng, cái vụ vừa rồi thì có một cái phái đoàn của cộng sản Việt Nam, với ông Thiếu tướng tại Thái Lan đó thì đặc biệt là có một cái ông thiếu tướng Rahlan Lâm làm đại diện. Nói chung về cái buổi đó thì anh em họ rất là hoang mang. Một số người biết được tin sớm, thì trước đó cả tuần đã tìm cách đi lánh để tránh gặp nguy hiểm. Còn những người không biết đi đâu thì đành chịu và phải gặp phái đoàn của công an Rahlan Lâm. Thì họ nói đủ thứ là về đi, họ cho tiền xe, cho tiền làm ăn… nhưng không ai tin cả. Mọi chuyện thì họ nói như đã làm trước đây ở Campuchia, hứa hẹn đủ thứ nhưng khi về đến nơi thì đánh đập, tù đày… nói chung là không có ai tin, nhưng chuyện công an đến làm mọi người rất sợ cho tình trạng của mình về sau này.
Hỏi: Việc chính quyền CSVN phối hợp với các thành phần Thượng gian chiêu dụ đồng bào bản địa quay trở về đã xảy ra nhiều lần. Mục sư có biết rằng trường hợp nào quay về theo lời kêu gọi, và họ có được giúp đỡ như ông Rahlan Lâm nói?
Đáp: Tôi cũng biết nhiều trường hợp trước đây, họ cũng tin và quay về. Nhưng rồi có cái gì đâu. Chẳng qua đó là một cái lời hứa suông một quan chức cộng sản Việt Nam thôi. Mà những người về, thậm chí là còn bị đánh, bị đập, bị tra tấn… Có một số người họ đã không chịu nổi nên cũng phải quay lại tỵ nạn. Bao giờ cũng vậy, khi họ dụ về thì nói rất là ngọt ngào để mà cho anh em nghe lời, rồi về để họ quay video được lên truyền hình để tuyên truyền, sau đó thì bỏ mặc, luôn bị công an theo dõi.
Hỏi: Đã có những trường hợp người Kinh tỵ nạn rồi bị mật vụ cộng sản đi sang Thái Lan bắt cóc đem về. Phía người bản địa của mình đã có trường hợp nào bị mật vụ cộng sản đi sang lùng bắt chưa?
Đáp: Tôi có biết trường hợp của một người Hmong. Nghe nói ông chạy ra khỏi Việt Nam rồi, nhưng sau đó công an mật vụ đuổi theo bắt ông, sau đó kết án ông 3 năm tù. Sau khi ra tù, ông này lại chạy sang Thái Lan tỵ nạn. Ông này tên là Quốc.
Còn trường hợp của tôi thì nhờ Cao ủy Tỵ nạn và Đại sứ quán Mỹ can thiệp. Khi tôi bị bắt và bị giam ở IDC (Trung tâm giam giữ người nhập cư bất hợp pháp), thì công an Việt Nam nhờ Thái Lan trục xuất tôi về để bắt giam, nhưng tòa Đại sứ Mỹ đã can thiệp và nhanh chóng đưa tôi ra khỏi Thái Lan để tránh nạn.
Hỏi: Thưa mục sư, theo lời ông tướng Rahlan Lâm, thì cộng sản hứa khi quay lại “muốn ăn thịt chó có thịt chó, muốn ăn lá mì có lá mì…”, nhưng họ có hứa là sẽ cho mình tự do thờ phụng Chúa không?
Đáp: Không bao giờ. Họ sẽ không bao giờ cho người dân được cái quyền bày tỏ cái niềm tin tự do tôn giáo riêng của mình. Nếu về, họ bắt phải sinh hoạt với Hội Thánh Tin lành Miền nam Việt Nam, tức cái hội có sự giám sát của chính quyền cộng sản Việt Nam.
Công an nói họ chỉ chấp nhận 4 hay 5 tôn giáo, nhưng đặc biệt là Hội thánh Tin lành Đấng Christ của chúng tôi, cũng như là các cái hội thánh độc lập khác, chính quyền sẽ không bao giờ cho phép. Tôi đang có một video ghi lại chuyện của công an, trong đó họ nói là phải xoá sổ cái Hội Thánh Tin lành Đấng Christ Tây Nguyên. Ngay bây giờ công an vẫn canh gác những nơi cầu nguyện của anh em, nhà của các tín hữu cũng bị theo dõi.
Hỏi: Mục sư nghĩ rằng sau lần này, liệu công an Việt Nam sẽ còn quay lại và phối hợp với cảnh sát Thái Lan để hành động mạnh tay hơn không?
Đáp: Thật sự là anh em rất lo lắng, nhiều người muốn dọn đi chỗ khác ở cho yên tâm nhưng điều kiện khó khăn nên không phải ai cũng làm được. Hiện nay dọn đi đâu cũng phải nghĩ cách để làm việc kiếm sống. Trước đây mọi thứ thì dễ nhưng bây giờ thì rất khó. Riêng tôi thì tin là chính quyền Việt Nam sẽ còn quay trở lại nữa. Vấn đề là nhiều người đồng bào ở đây có những người biết làm báo cáo để gửi cho Liên Hiệp Quốc nên công an muốn bắt hết những người này.
Mới đây không lâu, một người trong hội thánh của chúng tôi là ông Y Bum Bya đã bị bóp cổ chết một cách bất thường, mà tôi tin là có bàn tay của chính quyền trong đó. Ông Y Bum Bya là một người trung tín. Ông đã nhiều lần viết các báo cáo, kể các chuyện chính quyền cộng sản đàn áp người dân tộc thiểu số và đàn áp tôn giáo gửi cho Liên Hiệp Quốc. Do đó. Công an đã nhiều lần bắt ông, đánh đập và buộc ông phải nói xấu hội thánh, nói xấu cả tôi. Nhưng rồi ông vẫn tiếp tục viết các báo cáo. Cho nên công an đã hành xử rất ác độc với ông.
Hỏi: Được biết là Việt Nam đang tiến tới ký kết với Thái Lan các hiệp ước dẫn độ người gọi là vi phạm pháp luật, vậy người tỵ nạn từ bản địa phải làm gì sắp tới đây, trước viễn cảnh đáng lo ngại này?
Đáp: Chúng tôi là những người hoạt động ôn hòa, nên chỉ biết kêu gọi mọi người cùng chung tay giúp đỡ, lên tiếng. Và đồng thời vận động cho chương trình bảo lãnh nhóm Welcome Corps. Tất cả những người tị nạn đều mong muốn được sớm ra đi để ổn định cuộc sống, rồi sau đó tiếp tục giúp đỡ đồng bào của mình đang còn kẹt lại trong nước. Chương trình này là một cơ hội và cũng mong chờ vào tấm lòng của đồng bào người Việt hải ngoại.
Hỏi: Câu hỏi cuối cùng dành cho mục sư là trong các chiến dịch dụ dỗ, chiêu hồi và cả bắt bớ… thì công an Việt Nam đang sử dụng rất nhiều người bản địa đang phục vụ cho chính quyền để làm hại đồng bào của mình. Mục sư A Ga nghĩ sao về những người như vậy?
Đáp: Như ông Rahlan Lâm chẳng hạn, cũng bởi vì cái chức quyền của ổng thôi, chứ ổng đâu có yêu thương gì đồng bào dân tộc của mình. Ông chỉ yêu bản thân mình và cũng chẳng nghĩ gì tới đồng bào của mình. Rahlan Lâm hay những người đang phản bội lại đồng bào của mình đều biết rõ người đồng bào mình có rất nhiều người đi tù vì tôn giáo, đi tù vì chống cướp đất. Không phải chỉ riêng tôi mà hầu hết những người đang tị nạn hay chạy trốn cộng sản, tìm tự do tôn giáo… đều luôn nghĩ về điều này và rất buồn.
Nam Việt
Blog RFA )01.04.2024)