Bộ Ngoại giao Mỹ: án tù cho nhà hoạt động nhân quyền ở Việt Nam là bất công

Bộ Ngoại giao Mỹ bày tỏ quan ngại trước việc Việt Nam tuyên án tù đối với những nhà đấu tranh vì quyền của dân tộc thiểu số và quyền tự do tôn giáo, đặc biệt là 5 bản án kể từ tháng 1/2024.Trong tuyên bố được đưa ra vào hôm thứ Hai (ngày 1/4), Bộ Ngoại giao Mỹ viết:“Chúng tôi đặc biệt lo ngại về bản án 13 năm tù gần đây của Y Krếc Byă – một tiếng nói ôn hòa vì quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng tại Việt Nam. Chúng tôi cũng tiếp tục quan ngại về bản án nhiều năm tù đối với Nay Y Blang, Danh Minh Quang, Thạch Cương và Tô Hoàng Chương vì hoạt động ủng hộ nhân quyền của họ tại Việt Nam, trong đó có quyền tự do tôn giáo hoặc tín ngưỡng”.Vào ngày 28/3, TAND tỉnh Đắk Lắk đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử ông Y Krếc Byă – một nhà truyền đạo thuộc Hội thánh Tin Lành Đấng Christ Tây Nguyên. Ông bị tuyên án 13 năm tù về tội “Phá hoại chính sách đoàn kết”.Những cái tên khác trong tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ cũng đều bị tuyên án trong năm nay. Ông Nay Y Blang – cũng thuộc Hội thánh Tin Lành Đấng Christ Tây Nguyên – bị TAND tỉnh Phú Yên tuyên án 4 năm 6 tháng tù về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.Ba nhà hoạt động còn lại đều bị kết án với tội danh tương tự ông Nay Y Blang. Ông Danh Minh Quang bị TAND huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng tuyên mức án 3 năm 6 tháng tù giam vào ngày 7/2.Ngày 20/3, TAND huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh tuyên án 4 năm tù đối với ông Thạch Cương và 3 năm 6 tháng tù đối với ông Tô Hoàng Chương.

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cjl442lzw1ko

 

An Giang cấm Phật giáo Hoà Hảo Thuần tuý tưởng niệm ngày mất của Đức Huỳnh Giáo chủ

Chính quyền huyện Chợ Mới (tỉnh An Giang) không cho các tín đồ Phật giáo Hoà Hảo thuần tuý (PGHHTT) tưởng niệm 77 năm ngày mất của Đức Giáo chủ Huỳnh Phú Sổ (25/2 âm lịch, tức ngày 03/4 năm nay), nói rằng ngày lễ này không có trong tôn giáo này.Ông Hà Văn Duy Hồ, hội trưởng PGHHTT tỉnh An Giang cho biết công an đã phong toả khu vực có trụ sở tạm thời của Ban Trị sự Trung ương Giáo hội tại xã Long Giang, không cho các tín đồ dựng lễ đài và tổ chức lễ kỷ niệm tại đây.Từ ngày ngày 01/4, chính quyền lập chốt chặn hai đầu không cho ai qua lại khu vực này. Bản thân ông Duy Hồ cũng bị giam lỏng tại gia từ ngày 18/3 tới nay. Ông nói qua điện thoại với Đài Á Châu Tự Do (RFA):“Ngày 25/2 (âm lịch) là ngày lễ của tín đồ Phật giáo Hòa hảo chúng tôi làm lễ kỷ niệm Đức thầy vắng mặt. Tất cả cán bộ lãnh đạo không cho chúng tôi tổ chức ngày lễ này, nói là trong Hiến chương của Ban trị sự Phật giáo Hòa Hảo quốc doanh không có ngày lễ này, và Nhà nước cũng không cho làm lễ ngày này.”Đức Giáo chủ Huỳnh Phú Sổ, người sáng lập ra Phật giáo Hoà Hảo, bị cho là sát hại bởi Việt Minh vào ngày 25/2 âm lịch năm 1947, từ đó các tín đồ lấy đó là ngày tưởng niệm vị giáo chủ đi vắng. Ngày này là một trong ba ngày lễ lớn của Phật Giáo Hòa Hảo, hai ngày còn lại là ngày Đại lễ Đản sanh (tức 25/11 âm lịch- ngày sinh của Đức Giáo chủ) và ngày Khai đạo (18/5 âm lịch- ngày khai sáng Đạo Phật giáo Hòa Hảo)

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/authorities-in-an-giang-forbid-followers-of-hoa-hao-buddhist-remark-death-anniversary-of-its-founder-04032024054406.html

 

Nguyên nhân VNCH sụp đổ ngày 30-4-1975

Nhóm Phật giáo do Thích Trí Quang cầm đầu là tác nhân chính đưa đến cuộc đảo chánh ngày 1-11-1963 và hai anh em ông Diệm bị giết. Biến cố lịch sử này gây xáo trộn chính trị và xã hội miền Nam trong nhiều năm. Người Mỹ đổ bộ vô miền Nam trong lúc các tướng lãnh còn đang tranh giành quyền lực ở Sài gòn.Người Mỹ đổ quân vào VNCH, không thông qua bất kỳ một hiệp ước nào. Cũng không có một sự đồng thuận của quốc dân (thông qua một cuộc trưng cầu dân ý). Việc “tự tiện” này của Mỹ giúp cho CSVN có được tính “chính danh” trong cuộc “chống Mỹ cứu nước” và “giải phóng miền Nam”. Từ đó đưa đến sự cáo chung của chế độ VNCH ngày 30-4-1975.Phe Phật giáo của nhóm Hòa thượng Trí Quang cho rằng, chế độ ông Diệm đáng bị lật đổ vì đó là “chế độ độc tài gia đình trị”. Điều này cần phải nói lại, vì đây là một vấn đề chính trị.Ông Diệm có độc tài hay không?Về độc tài, nếu so sánh ông Diệm với ông Hồ, hay những lãnh đạo châu Á cùng thời như Marcos, Tưởng Giới Thạch, Sukarno, Mao Trạch Đông… thì rõ ràng là so sánh ly nước với biển cả.Ông Diệm, vào thời điểm chủ nghĩa Mao Ít bành trướng mạnh mẽ ở châu Á, ông có thể hành động như lãnh tụ Sukarno của Indonesia. Năm 1965, Sukarno đàn áp rồi tiêu diệt gần 1 triệu đảng viên cộng sản Indonesia. Ông Diệm đã không làm như vậy.

https://baotiengdan.com/2024/04/02/nguyen-nhan-vnch-sup-do-ngay-30-4-1975-ky-1

 coi tiếp theo kỳ 2,kỷ 3, kỳ 4 và kỳ 5.

 

Vương Đình Huệ thăm Trung Quốc để ‘bảo vệ Đảng, chế độ’

“Bảo vệ đảng, bảo vệ chế độ” là một trong các mục đích chuyến thăm Trung Quốc của ông Vương Đình Huệ, chủ tịch Quốc Hội Việt Nam, dự kiến từ ngày 7 đến 12 Tháng Tư.Báo Thanh Niên hôm 5 Tháng Tư dẫn lời bà Lê Thu Hà, phó chủ nhiệm Ủy Ban Đối Ngoại của Quốc Hội Việt Nam, ca ngợi chuyến đi của ông Huệ.Theo lời bà Hà, trong khuôn khổ sự kiện nêu trên, Quốc Hội Việt Nam và Nhân Đại Toàn Quốc Trung Quốc, tức cơ quan lập pháp của nước này, “sẽ ký thỏa thuận hợp tác mới với những nội hàm mới.”Bà Hà khẳng định, bên cạnh chuyện “bảo vệ đảng, bảo vệ chế độ,” ông Huệ còn đặt mục tiêu “thúc đẩy lòng tin chính trị cao hơn, củng cố nền tảng xã hội vững chắc hơn, góp phần nâng tầm và làm sâu sắc quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt-Trung.”Hiện chưa rõ chuyến thăm Trung Quốc của ông Vương Đình Huệ đã được lên kế hoạch trước hay sau thời điểm ông Võ Văn Thưởng, chủ tịch nước Việt Nam, bị hạ bệ hôm 21 Tháng Ba.Tuy vậy, việc một giới chức “tứ trụ” thăm Trung Quốc vào thời điểm Việt Nam đang để trống ghế chủ tịch nước khiến giới quan sát không loại trừ khả năng bàn thảo về công tác nhân sự cấp cao giữa hai đảng Cộng Sản.Thậm chí, một số ý kiến gay gắt còn suy đoán rằng ông Huệ đi Bắc Kinh để nhận “huấn thị” trong lúc ông này có cơ hội nhận chức tổng bí thư sau khi ông Nguyễn Phú Trọng rời ghế

https://www.nguoi-viet.com/viet-nam/vuong-dinh-hue-tham-trung-quoc-de-bao-ve-dang-che-do/

 

Hiệu trưởng và nguyên Hiệu trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam gây thất thoát ngân sách hàng chục tỷ đồng

Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam – ông Huỳnh Tấn Tuần và nguyên Hiệu trưởng trường này, ông Nguyễn Ba, bị khởi tố theo cáo buộc “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” khiến ngân sách thâm hụt hàng chục tỷ đồng.Thượng tá Hà Kế Xuyên- Trưởng phòng Cảnh sát Kinh tế thuộc Công an tỉnh Quảng Nam vào ngày 1 tháng 4 thông báo các biện pháp vừa nêu đối với hai ông Huỳnh Tấn Tuấn và Nguyễn Ba. Trong cùng vụ này còn có kế toán Trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam và một giám đốc doanh nghiệp liên quan.Cơ quan chức năng cho biết trong hai nhiệm kỳ 2015-2020 và 2020-2025, Trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam sử dụng kinh phí vượt so với số lượng tuyển sinh đào tạo hơn 23 tỷ đồng.Đơn vị trực thuộc Trường Cao Đẳng Y tế Quảng Nam là Bệnh viện Đa khoa cũng thực hiện kinh phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế vượt trần, vượt tổng mức giai đoạn 2016-2020 là hơn 12 tỷ đồng; nợ tiền của các đơn vị cung ứng thuốc để khám, chữa bệnh giai đoạn 2016-2020 là 9,4 tỷ đồng.Trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam chậm khắc phục hậu quả và đến nay phần lớn số tiền sai phạm không thể thu hồi được.Trong diễn biến liên quan, hồi trung tuần tháng 12 năm ngoái, có 17 cán bộ, giảng viên của hai khoa Điều dưỡng và Y tế cơ sở thông báo đến lãnh đạo trường về quyết định ngừng việc tập thể vị bị nợ lương và các khoản phụ cấp

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/quang-nam-medical-college-rector-and-former-one-prosecuted-04022024090825.html

 

9 cán bộ Biên Phòng nghi tiếp tay nhóm buôn lậu 6 tấn vàng từ Cambodia về Việt Nam

Trong hơn hai tháng, một nhóm ba bà “trùm” ở Tây Ninh đã chuyển hơn 6 tấn vàng 24K bằng xe ba gác chở nước đá từ Cambodia về Việt Nam để tiêu thụ từ Nam ra Bắc.Theo báo VNExpress hôm 2 Tháng Tư, Viện Kiểm Sát Tối cao vừa chuyển cho Tòa Án ở Sài Gòn xét xử ba bị can Nguyễn Thị Minh Phụng, 43 tuổi; Nguyễn Thị Kim Phượng, 39 tuổi, chủ tiệm vàng Kim Oanh Hằng tại Tây Ninh; Nguyễn Thị Ngọc Giàu, 44 tuổi, chị ruột bà Phượng, cùng 21 bị can khác về tội “buôn lậu.”Liên quan vụ án, bà Đặng Thị Thanh Hằng, chủ hai tiệm vàng Kim Oanh Hằng ở Tây Ninh và Phúc Hằng, cùng chủ tiệm vàng Hát Giang đã bỏ trốn, đang bị công an truy nã.Ngoài ra, Cơ Quan Điều Tra Bộ Công An cũng xác định lực lượng biên phòng “chịu trách nhiệm gác trực bảo vệ an ninh quốc gia, phòng chống tội phạm ma túy, buôn lậu, gian lận thương mại,”nhưng đã để nhóm buôn lậu vận chuyển vàng, đô la bằng xe ba gác chở nước đá qua lại thoải mái ở cửa khẩu Chàng Riệc. Do vậy, chín cán bộ biên phòng ở cửa khẩu này có dấu hiệu về tội “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng,” nên chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra của Bộ Quốc Phòng làm rõ.Theo cáo trạng, đầu năm 2022, hai bà Phụng và Phượng thấy giá vàng ở Việt Nam cao hơn bên Cambodia nên lập hai đường dây buôn lậu độc lập, lén đưa vàng về Việt Nam bán kiếm lời.

https://www.nguoi-viet.com/viet-nam/9-can-bo-bien-phong-nghi-tiep-tay-nhom-buon-lau-6-tan-vang-tu-cambodia-ve-viet-nam/

 

Võ Văn Thưởng đã bị hạ, sao Tô Lâm vẫn tiếp tục săn đuổi?

Giới phân tích cho rằng, người đứng đầu Đảng Cộng Sản Việt Nam – Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng, đang ở tình thế “thập diện mai phục,” mà Bộ trưởng Công an Tô Lâm là tổng chỉ huy cuộc chiến.Giám đốc Viện Nghiên Cứu Chiến Lược của trường Quân sự Pháp (IRSEM), ông Benoît de Tréglodé, nhận định:“Điều chắc chắn, ông Tô Lâm hiện là nhân vật trung tâm của công tác bổ nhiệm các lãnh đạo lớn sắp tới của bộ máy nhà nước Việt Nam, nên ông ấy sẽ cân nhắc và tính toán. Và có thể nói chắc chắn, chính ông [Tô Lâm] đã khéo léo can thiệp đến chuyện xảy ra hôm 21/3, với sự từ chức bất ngờ của cựu chủ tịch nước Võ Văn Thưởng.”Báo Công An Nhân Dân ngày 28 Tháng Ba đưa tin, “Bắt thêm lãnh đạo, nguyên lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc, Quảng Ngãi, liên quan tập đoàn Phúc Sơn.” Điều này càng chứng minh cho nhận định vừa kể.Bản tin cho hay, ngày 28 Tháng Ba, cơ quan cảnh Sát điều tra Bộ Công An khởi tố bị can, bắt tạm giam thêm hai lãnh đạo, một Vĩnh Phúc và một Quảng Ngãi. Đó là các ông: Lê Viết Chữ – nguyên bí thư tỉnh Quảng Ngãi; và ông Phạm Hoàng Anh – phó bí thư thường trực tỉnh Vĩnh Phúc.Cụ thể, mở rộng điều tra vụ án tập đoàn Phúc Sơn, cơ quan điều tra Bộ Công An xác định, ông Lê Viết Chữ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, đã nhận tiền của Nguyễn Văn Hậu. Đổi lại, ông Chữ tạo điều kiện để giúp tập đoàn Phúc Sơn trúng gói thầu: Thi công tuyến chính dự án đường bờ Nam sông Trà Khúc, tỉnh Quảng Ngãi.

https://saigonnhonews.com/thoi-su/van-de-hom-nay/vo-van-thuong-da-bi-ha-sao-to-lam-van-tiep-tuc-san-duoi/

 

Nữ chủ tịch huyện ở Đồng Nai bị lừa $6.9 triệu nay bị đảng ‘sờ gáy’

Gần một tuần sau vụ bà Nguyễn Thị Giang Hương, chủ tịch huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai, bị lừa đảo trực tuyến 171 tỷ đồng ($6.9 triệu), tờ Tuổi Trẻ hôm 1 Tháng Tư tiết lộ bà này bị một nhóm lừa đảo xưng danh cơ quan bảo vệ pháp luật nói bà “dính dáng đến pháp luật.” Sau đó, nhóm lừa đảo yêu cầu bà Hương mở thêm tài khoản để chuyển tiền rồi xâm nhập vào tài khoản để lấy tiền.Trước bà Hương, chiêu thức này từng khiến nhiều nạn nhân ở Việt Nam bị sập bẫy do họ bị kẻ lừa đảo gọi điện hăm dọa rằng mình dính vào vụ án buôn lậu ma túy hoặc các loại tội phạm khác.Bên dưới bản tin của báo Tuổi Trẻ, độc giả “NMH” bình luận: “Nếu mình là người đường hoàng, minh bạch, sạch sẽ thì sao phải đi sợ những lời hù dọa trên trời… ‘Có gì mời các anh đến nhà tôi làm việc,’ thế thôi.”Bình luận này ám chỉ bà Hương “có tật giật mình” nên mới bị lừa đảo số tiền lớn như vậy.Trong lúc công an đang mở cuộc điều tra, bà Nguyễn Thị Giang Hương rơi vào cảnh “họa vô đơn chí” khi bị Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương tiến hành “kiểm tra các quy định của đảng đối với người có chức vụ.”Cơ quan nêu trên yêu cầu Tỉnh Ủy Đồng Nai cung cấp hồ sơ liên quan đến cá nhân của đảng viên Nguyễn Thị Giang Hương.

https://www.nguoi-viet.com/viet-nam/ba-chu-tich-huyen-o-dong-nai-vua-bi-lua-6-9-trieu-vua-bi-dang-so-gay/

 

Gần 74.000 doanh nghiệp Việt rời thị trường trong quý một

Trong quý một năm 2024, tổng cộng có gần 74.000 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường ở Việt Nam, theo báo chí trong nước.VietnamBiz mới dẫn dữ liệu từ Cục Quản lý Đăng ký Kinh doanh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết rằng số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường trong quý một năm nay đã tăng 22,8% so với cùng kỳ năm 2023, lên 73.978 doanh nghiệp. Trang tin này đưa tin rằng trong số trên, “phần lớn là các doanh nghiệp lựa chọn hình thức tạm ngừng kinh doanh trong ngắn hạn (chiếm 72,1%)”.Theo báo Tuổi Trẻ, tăng trưởng GDP quý 1 cao hơn cùng kỳ 4 năm gần đây, nhưng nhưng doanh nghiệp “vẫn chưa hết khó khăn” khi “số đơn vị giải thể, ngừng hoạt động trong quý đầu năm vẫn cao hơn số thành lập mới, quay lại thị trường”.VGP News đưa tin rằng GDP quý I ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng của quý I của các năm từ 2020-2023.Theo Reuters, Việt Nam là một trung tâm sản xuất và xuất khẩu lớn về điện thoại thông minh, hàng điện tử và hàng may mặc, và đang tìm cách thúc đẩy các hoạt động kinh doanh sau khi không đạt được mục tiêu tăng trưởng hồi năm ngoái do nhu cầu toàn cầu suy yếu và trong nước bị tình trạng thiếu điện trong một thời gian ngắn.

https://www.voatiengviet.com/a/7553339.html

 

VNTB – Người lao động ‘tụ tập’ để đòi trả nợ lương

Khoảng 100 công nhân ở Công ty cổ phần Dệt Hòa Khánh – Đà Nẵng đình công, yêu cầu lãnh đạo công ty phải trả lương, đóng bảo hiểm.Lúc đó, công ty đã chi trả 2 tháng lương nhưng lại tiếp tục nợ lương cho đến tháng 1-2024. Đến nay, công ty vẫn chưa giải quyết quyền lợi cho công nhân. Ngày 27-2-2024, ông Nguyễn Chánh – Tổng giám đốc Công ty cổ phần Dệt Hòa Khánh ra thông báo về việc tạm ngừng hoạt động công ty. Thông báo nêu lý do công ty ít đơn hàng nên toàn thể người lao động nghỉ việc không lương và tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội trong 2 tháng 03 và tháng 04-2024.“Công ty sẽ đảm bảo thanh toán đủ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp đến hết ngày 31-01-2024 cho người lao động, chậm nhất vào ngày 8-3-2024. Về lương tháng 11-2023 sẽ được chi trả chậm nhất vào cuối tháng 3-2024; Lương tháng 12-2023 sẽ được chi trả chậm nhất vào cuối tháng 4-2024 qua ATM cá nhân” – trích thông báo của Tổng giám đốc Nguyễn Chánh.Một công nhân có hơn 20 năm làm việc tại Công ty cổ phần Dệt Hòa Khánh cho biết, tháng 2 vừa qua bà nghỉ việc không lương sau thông báo nêu trên từ phía doanh nghiệp. Đến hiện tại, công ty nợ bà 3 tháng lương và nợ đóng bảo hiểm xã hội 9 tháng. “Công ty hứa lên hứa xuống là nghỉ việc sẽ trả lương và đóng bảo hiểm đầy đủ nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện lời hứa”, bà nói.

 https://vietnamthoibao.org/vntb-nguoi-lao-dong-tu-tap-de-doi-tra-no-luong/

 

Tin tặc từ Việt Nam tấn công các quốc gia châu Á, an ninh mạng tiếp tục báo động

Tin tặc xuất phát từ Việt Nam đang sử dụng phần mềm độc hại để tấn công các nạn nhân nhằm trục lợi tài chính. Cùng lúc, các tổ chức và cá nhân ở Việt Nam cũng trở thành nạn nhân.Hôm qua (4/4), một nhóm tin tặc có tên CoralRaider bị nghi ngờ sử dụng các phần mềm độc hại để nhằm vào các nạn nhân ở một vài quốc gia khu vực châu Á và Đông Nam Á, theo đánh giá của Cisco Talos.Các quốc gia có nạn nhân bị tấn công bao gồm Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Bangladesh, Indonesia và Pakistan.Cisco Talos nhóm nghiên cứu về an ninh mạng thuộc Cisco Systems, tập đoàn đa quốc gia của Mỹ về công nghệ truyền thông kỹ thuật số.CoralRaider chủ yếu đánh cắp thông tin đăng nhập, dữ liệu tài chính và tài khoản mạng xã hội của các nạn nhân (bao gồm cả tài khoản doanh nghiệp và quảng cáo) nhằm trục lợi tài chính.Cisco Talos đánh giá nhóm này hiện có cơ sở hoạt động ở Việt Nam và ít nhất đã bắt đầu hoạt động từ tháng 5/2023.Đánh giá này được đưa ra sau khi Cisco Talos phát hiện có tiếng Việt trong tên phần mềm và tin nhắn của thành viên nhóm, cũng như có nhiều từ tiếng Việt tồn tại trong phần mềm độc hại mà nhóm này sử dụng.Địa chỉ IP của nhóm này cũng được xác định là ở Hà Nội, Việt Nam.

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c3gm8g9l3yno

 

Báo cáo PAPI: Người Việt lo lắng về tham nhũng và thu nhập hộ gia đình

Người Việt vẫn lo lắng về nạn tham nhũng, tình hình kinh tế quốc gia và thu nhập hộ gia đình.Thông tin trên được rút ra từ Báo cáo Chỉ số Hiệu quả Quản trị và Hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam năm 2023 (PAPI 2023) của Chương trình Phát triển của Liên Hợp Quốc (UNDP). Báo cáo này được thực hiện bằng cách khảo sát 19.536 người dân là cử tri trên phạm vi toàn quốc.Về nạn tham nhũng tại thủ đô Hà Nội và trung tâm tài chính TP Hồ Chí Minh, chỉ số “Kiểm soát tham nhũng trong khu vực công” lần lượt là 6,73 và 6,63 – đều thuộc mức “Trung bình thấp”, theo thang đánh giá của UNDP.Trước đó, vào năm 2022, Hà Nội từng đạt 6,8 – là mức “Trung bình cao”, còn TP Hồ Chí Minh đạt mức 6,32 – là mức “Trung bình thấp”.Do những ảnh hưởng từ chiến dịch chống tham nhũng, thường được gọi là “đốt lò”, của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, hàng loạt đại án tham nhũng đã được xét xử trong Tuy nhiên, tỉ lệ những người cho rằng chính quyền cấp tỉnh và cấp trung ương nghiêm túc trong việc giải quyết tham nhũng năm 2023 lại thấp hơn so với năm 2022.Dù vậy, trang Facebook Thông tin Chính Phủ (Việt Nam) đánh giá rằng người dân có “đánh giá cao hiệu quả phòng, chống tham nhũng”.

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/crgrr10gyqno

 

UBKT Trung ương đề nghị kỷ luật ông Đào Ngọc Dung và nhiều người ở Bộ LĐ-TB&XH

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật Ban cán sự đảng Bộ LĐ-TB&XH các nhiệm kỳ 2011-2016, 2016-2021 và các cá nhân liên quan, trong đó có Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, cựu Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền. Trong các ngày 2 và 3-4, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã họp Kỳ thứ 39 dưới sự chủ trì của ông Trần Cẩm Tú, Chủ nhiệm UBKT Trung ương.Tại Kỳ họp này, Thực hiện kết luận của UBKT Trung ương tại Kỳ họp thứ 37 đối với Ban cán sự đảng Bộ LĐ-TB&XH và một số tổ chức đảng, đảng viên có liên quan; căn cứ quy định của Đảng, UBKT Trung ương quyết định thi hành kỷ luật cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng đối với ông Nguyễn Hồng Minh, nguyên Bí thư Đảng ủy, Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp.UBKT Trung ương cũng kỷ luật cảnh cáo với Đảng ủy Tổng cục Dạy nghề nhiệm kỳ 2010-2015, Đảng ủy Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp nhiệm kỳ 2015-2020 cùng các ông Nguyễn Ngọc Phi, nguyên Ủy viên Ban cán sự đảng, Thứ trưởng; Dương Đức Lân, nguyên Bí thư Đảng ủy, Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp; Phạm Quang Phụng, Bí thư Chi bộ, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính, Bộ LĐ-TB&XH.Kỷ luật bằng hình thức khiển trách với Ban Thường vụ Đảng ủy Bộ LĐ-TB&XH nhiệm kỳ 2015-2020 và ông Trương Anh Dũng, Bí thư Đảng ủy, Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp.UBKT Trung ương đề nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật Ban cán sự đảng Bộ LĐ-TB&XH các nhiệm kỳ 2011-2016, 2016-2021 và các ông, bà: Đào Ngọc Dung, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự đảng, Bộ trưởng; Phạm Thị Hải Chuyền, nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự đảng, Bộ trưởng; Huỳnh Văn Tí, nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ban cán sự đảng, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH.

https://plo.vn/ubkt-trung-uong-de-nghi-ky-luat-ong-dao-ngoc-dung-va-nhieu-nguoi-o-bo-ld-tbxh-post783653.html

 

“Hội chứng Havana” tấn công giới ngoại giao Mỹ ở Việt Nam: Có sự tiếp tay của Hà Nội?

Thế giới ngoại giao chẳng còn lạ gì cái gọi là “Hội chứng Havana” (Havana Syndrome – nói về việc giới chức ngoại giao Mỹ bị tấn công bằng những phương tiện kỹ thuật bí ẩn). “Hội chứng Havana” đã xảy ra tại Việt Nam trước chuyến đi Hà Nội năm 2021 của Phó Tổng thống Kamala Harris. Giờ đây, bằng chứng mới cho thấy Nga có thể liên quan. Quan trọng hơn, điều tra cho thấy có thể chính Hà Nội đã được cung cấp công nghệ để tấn công người Mỹ – theo tiết lộ của CBS News ngày 31 Tháng Ba 2024. Cuộc điều tra kéo dài một năm của The Insider, phối hợp với chương trình 60 Minutes (thuộc CBS) và tờ báo Đức Der Spiegel, đã phát hiện bằng chứng cho thấy các sự cố sức khỏe bất thường không giải thích được, còn được gọi là “Hội chứng Havana”, có thể bắt nguồn Đơn vị 29155 thuộc cơ quan tình báo Nga GRU.Thời điểm đó, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội thông báo rằng một “sự cố sức khỏe bất thường” xảy ra, thuật ngữ của chính phủ liên bang ám chỉ các cuộc tấn công theo kiểu “Hội chứng Havana”. Theo 60 Minutes, có 11 người bị tấn công trong các vụ việc riêng biệt trước khi Phó Tổng thống Harris đến Hà Nội: Hai người là viên chức thuộc Đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội và chín người thuộc đội tiền trạm của Bộ Quốc phòng (Defense Department advance team) có nhiệm vụ chuẩn bị cho chuyến công du của Phó Tổng thống Harris. Một số nhân viên bị tổn thương đã được đưa ra khỏi Việt Nam nhưng Phó Tổng thống Harris vẫn đến Hà Nội sau ba giờ bị trì hoãn ở Singapore.Các triệu chứng của “Hội chứng Havana” gồm buồn nôn, chóng mặt, đau nửa đầu, rối loạn thị giác và thính giác.

https://saigonnhonews.com/thoi-su/the-gioi/hoi-chung-havana-tan-cong-gioi-ngoai-giao-my-o-viet-nam-co-su-tiep-tay-cua-ha-noi/

 

Tỉnh nghèo Nghệ An chi tiền, dành cả hécta đất để xây tượng đài Lênin

Theo dự kiến, giữa Tháng Tư này công trình tượng đài V.I.Lênin tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, sẽ được khánh thành.Thông tin trên được Ban Tuyên Giáo Tỉnh Ủy Nghệ An cho biết tại buổi lễ “Kỷ niệm 154 năm ngày sinh của V.I.Lênin,” tổ chức ở tỉnh này hôm 3 Tháng Tư.Sau Hà Nội, Nghệ An là tỉnh thứ hai được CSVN chọn để dựng tượng đài Lenin.Theo báo Tuổi Trẻ, việc làm trên là nhằm “thực hiện ý kiến chỉ đạo của Ban Bí Thư Trung Ương Đảng CSVN và thỏa thuận giữa hai tỉnh Ulyanovsk và Nghệ An.Theo đó, tỉnh Ulyanovsk sẽ đúc tượng Lênin tại Nga và vận chuyển sang lắp đặt tại thành phố Vinh. Trong khi bệ đặt tượng bằng thép cao 3 mét, xây trên khuôn viên có diện tích 1,036 mét vuông ở vị trí trung tâm thành phố Vinh đã được tỉnh Nghệ An xây dựng hoàn thành vào Tháng Sáu, 2020.Không thấy các báo trong nước loan báo cụ thể về kinh phí đã bỏ ra và nguồn tiền lấy từ đâu để xây khuôn viên nơi đặt tượng đài Lênin.

https://www.nguoi-viet.com/viet-nam/nghe-an-chi-tien-danh-ca-hecta-dat-de-xay-noi-dat-tuong-lenin/

 

Kênh Phù Nam Techo: ông Hun Sen muốn Trung Quốc hậu thuẫn, Việt Nam chưa nêu tuyên bố chính thức

Vai trò của Trung Quốc ngày càng rõ nét hơn trong siêu dự án kênh đào Phù Nam Techo của Campuchia, mới nhất là chuyến đi của cựu Thủ tướng Hun Sen đến Diễn đàn châu Á Bác Ngao 2024 (Boao Forum for Asia – BFA) vừa bế mạc tại đảo Hải Nam, Trung Quốc.Diễn đàn thường niên châu Á Bác Ngao (BFA) năm nay diễn ra từ ngày 26-29/3, với chủ đề “Châu Á và Thế giới: Thách thức chung, trách nhiệm chung”. Diễn đàn này thường được Bắc Kinh ví von là “Davos của châu Á”.Theo báo Khmer Times ngày 1/4, ông Hun Sen, hiện là Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) cầm quyền, đã “tìm kiếm sự hậu thuẫn quan trọng từ chính phủ Trung Quốc” liên quan đến dự án kênh đào Phù Nam Techo (Funan Techo).Ông Hun Sen đã đề cập vấn đề này trong cuộc gặp với ông Triệu Lạc Tế, Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc, trong cuộc gặp bên lề Diễn đàn châu Á Bác Ngao 2024.Đáp lời, ông Triệu đã tái khẳng định sự đóng góp của Trung Quốc trong việc thắt chặt hơn nữa quan hệ hợp tác với Campuchia theo khuôn khổ Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) và hợp tác “Lục giác Kim Cương” trong sáu lĩnh vực trong yếu gồm chính trị, sản xuất, nông nghiệp, năng lượng, an ninh, trao đổi văn hóa.Hai nhà lãnh đạo cũng tiếp tục khẳng định mối quan hệ “sắt son” giữa Trung Quốc và Campuchia.

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/clejvq5e9x2o

 

Biden-Tập điện đàm, thúc đẩy tái tục các cuộc đàm phán thường xuyên

Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm 2/4 thảo luận về các vấn đề an ninh, trí tuệ nhân tạo và Đài Loan trong một cuộc điện đàm nhằm thể hiện sự quay trở lại đối thoại thường xuyên giữa hai lãnh đạo hai cường quốc.Cuộc điện đàm, được Tòa Bạch Ốc mô tả là “thẳng thắn và mang tính xây dựng”, là cuộc trò chuyện đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo kể từ hội nghị thượng đỉnh tháng 11 năm ngoái ở California tạo ra mối quan hệ mới giữa quân đội hai quốc gia và lời hứa tăng cường hợp tác nhằm ngăn chặn dòng fentanyl chết người và tiền thân của chất này từ Trung Quốc.Ông Tập nói với ông Biden rằng hai nước nên tuân thủ điểm mấu chốt “không xung đột, không đối đầu” như một trong những nguyên tắc của năm nay.“Chúng ta nên ưu tiên ổn định, không gây rắc rối, không vượt quá giới hạn mà duy trì sự ổn định chung trong quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ”, ông Tập nói, theo Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc.Cuộc gọi kéo dài khoảng 105 phút bắt đầu nhiều tuần giao lưu cấp cao giữa hai nước, với việc Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen sẽ tới Trung Quốc vào ngày 4/4 và Ngoại trưởng Antony Blinken sẽ tiếp bước trong những tuần tới.

https://www.voatiengviet.com/a/biden-tap-dien-dam-thuc-day-tai-tuc-cac-cuoc-dam-phan-thuong-xuyen/7554501.html

 

Iran tố cáo Israel tấn công Tòa Đại Sứ tại Syria, 7 cố vấn quân sự chết

Israel tình nghi điều động chiến đấu cơ ném bom tòa đại sứ Iran tại Syria hôm Thứ Hai, 1 Tháng Tư trong một cuộc không kích mà Iran cho biết giết chết bảy cố vấn quân sự của họ, trong đó có ba chỉ huy cấp cao, đánh dấu căng thẳng trong cuộc chiến giữa Israel và các cường địch trong khu vực ngày càng leo thang.Các phóng viên Reuters tại tòa đại sứ tọa lạc tại quận Mezzeh thuộc Damascus nhìn thấy các nhân viên cứu hộ khẩn cấp leo lên tàn tích của một tòa nhà bị phá hủy bên trong khu phức hợp ngoại giao, nằm liền kề với tòa nhà chính của tòa đại sứ Iran. Xe cứu thương đậu sẵn bên ngoài. Kế bên đống đổ nát, người ta thấy có một cây cột treo quốc kỳ Iran.“Chúng tôi kịch liệt lên án vụ tấn công khủng bố tàn bạo nhắm vào tòa đại sứ Iran tại Damascus dẫn tới cái chết của vài thường dân vô tội,” Ngoại Trưởng Syria Faisal Mekdad, được nhìn thấy có mặt tại tòa đại sứ cùng với Bộ Trưởng Nội Vụ Syria, cho biết.Đại sứ Iran tại Syria cho biết cuộc tấn công nhắm vào tòa nhà lãnh sự trong khuôn viên tòa đại sứ và nơi ở của ông nằm ở hai tầng trên cùng.Lực Lượng Vệ Binh Cách Mạng Hồi Giáo Iran cho biết trong một tuyên bố rằng bảy cố vấn quân sự Iran thiệt mạng trong cuộc không kích, gồm có Mohammad Reza Zahedi, chỉ huy cấp cao thuộc Lực Lượng Quds, một lực lượng điệp báo ngoại quốc và lực lượng bán quân sự tinh nhuệ.Israel từ lâu nhắm mục tiêu vào các cứ điểm quân sự của Iran tại Syria cùng các cơ sở quân sự của quốc gia này, nhưng cuộc tấn công hôm Thứ Hai là lần đầu tiên Israel tấn công trực diện khu phức hợp đại sứ rộng lớn.

https://www.nguoi-viet.com/the-gioi/iran-to-cao-israel-tan-cong-toa-dai-su-tai-syria-7-co-van-quan-su-chet/

 

Động đất ở Đài Loan: ít nhất 4 người thiệt mạng, 97 người bị thương

Thông tin từ các cơ quan chức năng Đài Loan (Trung Quốc) cho hay, những trường hợp thiệt mạng được ghi nhận trên đều tại khu vực lân cận thành phố Hoa Liên.Trang China Times dẫn thông cáo sơ bộ từ Cơ quan cứu hỏa Đài Loan (Trung Quốc) viết rằng, trận động đất xảy ra sáng 3/4 ở khu vực thành phố Hoa Liên đã khiến ít nhất 4 người thiệt mạng. Trong đó, một tài xế khi điều khiển xe tải di chuyển qua dốc núi Đại Thanh Thủy thì đá trên sườn núi đổ xuống khiến người này thiệt mạng.Trong khi đó, 3 trường hợp còn lại là các du khách đang tham quan đường hầm Dekalun nằm trong địa phận thôn Tú Lâm thuộc Hoa Liên, thì bị đá đè.Sau khi nhận được thông tin về trận động đất, các cơ quan chức năng Đài Loan lập tức lập các đội cứu hộ, cũng như cho tập trung một lượng lớn trang thiết bị cứu trợ thiên tai, để tới những khu vực chịu ảnh hưởng do động đất

https://vietnamnet.vn/dong-dat-o-dai-loan-it-nhat-4-nguoi-thiet-mang-97-nguoi-bi-thuong-2266627.html

 

Tổng thống tân cử của Indonesia sẽ vẫn duy trì quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc

Hôm nay, 02/04/2024, tổng thống tân cử của Indonesia, Prabowo Subianto, kết thúc chuyến viếng thăm đầu tiên của ông tại Trung Quốc kể từ khi đắc cử vào tháng trước. Trước đây là một người vẫn chỉ trích Trung Quốc rất mạnh mẽ, nay trong cương vị nguyên thủ quốc gia, ông Prabowo sẽ buộc phải duy trì quan hệ chặt chẽ giữa Jakarta với Bắc Kinh.  Trong thời gian tổng thống Joko Widodo cầm quyền, Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Indonesia. Trung Quốc hiện cũng là một trong những nguồn đầu tư nước ngoài trực tiếp chủ yếu của Indonesia, quốc gia có gần 280 triệu dân. Trong những năm gần đây, các công ty Trung Quốc đã đầu tư hàng tỷ đôla vào những dự án khai thác tài nguyên thiên nhiên ở Indonesia, đặc biệt là nickel. Khai thác nickel là một ngành có tính chất chiến lược đối với Indonesia, vì nước này có tham vọng trở thành một trong những bộ phận thiết yếu trong chuỗi sản xuất xe hơi điện trên thế giới. Đặc biệt, vào năm ngoái, Indonesia đã khánh thành tuyến xe lửa cao tốc đầu tiên ở Đông Nam Á, một dự án đầu tư nhiều tỷ đô la có sự hỗ trợ của Bắc Kinh. Quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa Indonesia với Trung Quốc trái ngược hẳn với quan hệ phần nào căng thẳng giữa Bắc Kinh với một số quốc gia khác ở Đông Nam Á, đặc biệt là với Philippines, do tranh chấp Biển Đông. Khi tiếp tổng thống tân cử Prabowo hôm qua tại Bắc Kinh, chủ tịch Tập Cận Bình không ngớt lời ca ngợi quan hệ giữa Trung Quốc với Indonesia. Theo đài truyền hình Nhà nước Trung Quốc CCTV, ông Tập Cận Bình đã tuyên bố với ông Prabowo là quan hệ giữa hai nước đã “bước vào một giai đoạn mới để cùng nhau xây dựng một cộng đồng chia sẻ tương lai”. 

https://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A2n-t%C3%ADch/20240402-t%E1%BB%95ng-th%E1%BB%91ng-t%C3%A2n-c%E1%BB%AD-c%E1%BB%A7a-indonesia-s%E1%BA%BD-v%E1%BA%ABn-duy-tr%C3%AC-quan-h%E1%BB%87-ch%E1%BA%B7t-ch%E1%BA%BD-v%E1%BB%9Bi-trung-qu%E1%BB%91c

 

Ấn Độ phản đối Trung Quốc đổi tên 30 địa điểm ở bang biên giới Himalaya

Ấn Độ hôm thứ Ba bác bỏ việc Trung Quốc đổi tên khoảng 30 địa điểm ở bang Arunachal Pradesh, phía đông bắc dãy Himalaya, gọi động thái này là “vô nghĩa” và tái khẳng định rằng tỉnh biên giới này là một phần “không thể tách rời” của Ấn Độ.Bắc Kinh nói Arunachal Pradesh, nơi họ gọi là Tạng Nam, là một phần của Nam Tây Tạng, một tuyên bố mà New Delhi đã nhiều lần bác bỏ. Trung Quốc cũng đã làm gia tăng căng thẳng tương tự cách đây một năm bằng cách đặt tên tiếng Trung cho 11 địa điểm trong bang.Quân đội của hai nước láng giềng có vũ khí hạt nhân đã tham gia vào các cuộc ẩu đả nhỏ dọc theo biên giới tranh chấp của họ ở bang này vào tháng 12/2022 và căng thẳng đã giảm bớt sau các cuộc đàm phán ngoại giao và quân sự sâu rộng.Tuy nhiên, bang biên giới vẫn là nguyên nhân thường xuyên gây ra xích mích giữa hai quốc gia khổng lồ châu Á, mà mối quan hệ của họ đã rạn nứt kể từ cuộc đụng độ biên giới đẫm máu giữa quân đội hai nước ở phía tây dãy Himalaya vào năm 2020.Trong một tuyên bố hôm thứ Bảy, Trung Quốc nói họ đã tiêu chuẩn hóa tên của khoảng 30 địa điểm ở nơi mà họ gọi là Nam Tây Tạng, “phù hợp với các quy định liên quan về quản lý địa danh của Hội đồng Nhà nước”.

https://www.voatiengviet.com/a/7553394.html

 

Mỹ chỉ trích gay gắt Israel vụ không kích oan mạng 7 nhân viên cứu trợ Gaza

Tổng Thống Joe Biden chỉ trích gay gắt các hoạt động quân sự của Israel vào tối Thứ Ba, 2 Tháng Tư sau cuộc không kích chết chóc tại Gaza làm bảy nhân viên cứu viện của tổ chức bất vụ lợi cung ứng phần ăn, World Central Kitchen (WCK), thiệt mạng, theo Politico.Trong một tuyên bố do Tòa Bạch Ốc đưa ra, Tổng Thống Biden cho biết ông “bàng hoàng và đau lòng” trước những cái chết oan mạng, đồng thời yêu cầu điều tra “ngay tức thì” về vụ không kích để “buộc Israel phải giải trình.” Kết quả của cuộc điều tra đó, ông nói thêm, “phải được công bố.”Ông tiếp tục nhắm vào chiến dịch quân sự của Israel tại Gaza, mô tả sự lạnh lùng của Israel trước thảm kịch nhân đạo mà họ đang gây ra.“Sự việc này không chỉ xảy ra lần đầu tiên,” Tổng Thống Biden nói. “Cuộc xung đột này là một trong những trận chiến tồi tệ nhất trong những gì xảy ra gần đây về số lượng nhân viên cứu viện phải chịu chết.

https://www.nguoi-viet.com/the-gioi/my-chi-trich-gay-gat-israel-vu-khong-kich-oan-mang-7-nhan-vien-cuu-tro-gaza/

 

Tại sao Đài Á Châu Tự Do (RFA) đóng cửa văn phòng ở Hong Kong?

Ngày 29 Tháng Ba 2024, Chủ tịch Đài Á Châu Tự do (RFA) cho biết, văn phòng của họ đặt tại Hong Kong buộc phải đóng cửa vì lo ngại trước luật an ninh quốc gia mới, gọi là Điều luật 23, được Bắc Kinh thiết kế để bóp nghẹt tự do báo chí và bịt miệng dân chủ…Chủ tịch RFA Bay Fang cho biết RFA sẽ không còn nhân viên toàn thời gian ở Hong Kong, dù vẫn duy trì đăng ký hoạt động truyền thông tại lãnh thổ này. Động thái của RFA là phản ứng mạnh mẽ trước việc chính quyền Hong Kong thu hẹp không gian báo chí tự do, với việc cho ra đời Pháp lệnh Bảo vệ An ninh Quốc gia (Duy hộ Quốc gia An toàn Điều lệ, 維護國家安全條例), còn gọi là Điều luật 23.Dân biểu Gregory Meeks, thành viên cấp cao Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ, bày tỏ lo ngại việc RFA đóng cửa và nhấn mạnh rằng Điều luật 23 “không chỉ thể hiện sự leo thang đáng kể trong nỗ lực của chính quyền Hong Kong và Bắc Kinh nhằm ngăn chặn quyền tự do ngôn luận và biểu đạt,” mà còn “làm suy yếu quyền tự do báo chí và khả năng của công chúng trong việc thu thập thông tin thực tế.”Cédric Alviani, giám đốc văn phòng khu vực Châu Á-Thái Bình Dương của tổ chức Phóng viên Không Biên giới (Reporters Without Borders), nhận định rằng việc rút RFA khỏi Hong Kong là “hậu quả của hiệu ứng ớn lạnh được (chính quyền địa phương) áp đặt lên các phương tiện truyền thông” theo luật an ninh mới.

https://saigonnhonews.com/thoi-su/trung-quoc/tai-sao-dai-a-chau-tu-do-rfa-dong-cua-van-phong-o-hong-kong/

 

NATO nhắm viện trợ phòng không thêm cho Ukraine, nhưng không cam kết cụ thể

Các nước thành viên trong liên minh NATO ngày 4/4 đồng ý rà soát kho vũ khí của họ để có thêm hệ thống phòng không bảo vệ Ukraine khỏi các cuộc tấn công bằng phi đạn đạn đạo của Nga trong lúc liên minh này đánh dấu kỷ niệm 75 năm ngày thành lập.“Các đồng minh hiểu được sự cấp bách”, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nói sau khi Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba gặp những người đồng cấp NATO và kêu gọi bổ sung cho Ukraine các hệ thống phòng không mới, đặc biệt là phi đạn Patriot do Mỹ sản xuất.“Các đồng minh bây giờ sẽ về rà soát kho của mình, xem coi có cách nào có thể cung cấp thêm các hệ thống, đặc biệt là Patriot, nhưng tất nhiên cũng đảm bảo rằng các hệ thống đã có thì sẵn đạn dược cũng như phụ tùng thay thế (cần thiết),” ông Stoltenberg nói trong một cuộc họp báo.Ông không nêu rõ bất kỳ cam kết hoặc chỉ tiêu viện trợ cụ thể nào.Trước đó, Ngoại trưởng Ukraine nói với các phóng viên: “Tôi không muốn làm hỏng bữa tiệc sinh nhật của NATO, nhưng tôi cảm thấy buộc phải đưa ra một thông điệp rất nghiêm túc của người Ukraine về tình trạng các cuộc không kích của Nga vào đất nước tôi.”

https://www.voatiengviet.com/a/nato-nham-vien-tro-phong-khong-them-cho-ukraine-nhung-khong-cam-ket-cu-the/7557325.html

 

Bộ trưởng Quốc phòng Nga nói Moscow đang đẩy lực lượng Ukraine về phía tây

Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu hôm 2/4 cho biết quân đội nước ông đang đẩy lực lượng Ukraine về phía tây, Reuters đưa tin.Nhưng Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy và các nguồn tin quân sự Ukraine phản bác một số phát biểu của ông Shoigu về việc quân đội Moscow đã giành quyền kiểm soát một số địa phương dọc theo mặt trận phía đông Ukraine.Các tin tức từ Ukraine cho rằng lực lượng của họ đã gây tổn thất nặng nề đối với cuộc tấn công bằng xe tăng và xe bọc thép của Nga.Ông Shoigu, được truyền thông Nga dẫn lời tại cuộc họp các chỉ huy, nói rằng cuộc phản công năm 2023 của Ukraine đã tỏ ra thất bại và lực lượng của Kyiv kể từ đó đã cố gắng giành được chỗ đứng trên nhiều mặt trận nhưng không đạt được mục tiêu.Ông Shoigu cho biết lực lượng Nga đã chiếm được 403 km2 lãnh thổ kể từ đầu năm 2024 và đảm bảo quyền kiểm soát 5 thị trấn và làng mạc ở miền đông Ukraine vào tháng 3.Nga tuyên bố chiến thắng quan trọng đầu tiên sau 9 tháng với việc chiếm được Avdiivka vào tháng 2 vừa qua. Ông Shoigu cho hay các nhóm quân Nga “tiếp tục đẩy lùi đội hình Ukraine” về phía tây.

https://www.voatiengviet.com/a/bo-truong-quoc-phong-nga-noi-moscow-dang-day-luc-luong-ukraine-ve-phia-tay/7554488.html

 

Sau cuộc họp với Pháp, Nga tỏ dấu sẵn sàng đàm phán về Ukraine

Bộ Quốc Phòng Nga hôm Thứ Tư, 3 Tháng Tư, cho biết các cuộc đàm phán giữa bộ trưởng Quốc Phòng Nga và Pháp cho thấy “sự sẵn sàng đối thoại về Ukraine.” Nga cho biết phía Pháp yêu cầu cuộc gọi, theo Reuters.Phát ngôn viên Bộ Quốc Phòng Pháp cho biết đây là cuộc điện đàm đầu tiên giữa hai bộ trưởng kể từ Tháng Mười, 2022, tám tháng sau khi Nga ra lệnh xâm lăng Ukraine.Sự sẵn sàng đối thoại về Ukraine được ghi nhận,” Bộ Quốc Phòng Nga cho biết khi đề cập đến cuộc gọi giữa Bộ Trưởng Sergei Shoigu và ông Sebastien Lecornu, người đồng nhiệm phía Pháp. Họ cho biết điểm khởi đầu cho các cuộc thảo luận có thể là cuộc đàm phán năm 2022 giữa hai bên ở Thổ Nhĩ Kỳ kết thúc mà không có kết quả.Tuyên bố của Nga cũng cho biết bất kỳ ý tưởng nào về việc tổ chức một cuộc họp ở Thụy Sĩ để đạt được hòa bình ở Ukraine đều “vô nghĩa” nếu Nga không tham gia. Trong việc này, Kiev đã đề nghị một “hội nghị thượng đỉnh thế giới” nhưng cho biết Nga sẽ không được mời. Tuyên bố cho biết ông Shoigu lưu ý rằng bất kỳ “việc thực hiện thực tế” đề nghị của ông Emmanuel Macron, tổng thống Pháp, vào tháng trước về việc gửi quân tới Ukraine sẽ “tạo ra vấn đề cho Paris.”

https://www.nguoi-viet.com/the-gioi/bo-quoc-phong-nga-cho-biet-san-sang-dam-phan-ve-ukraine/

 

Cơ quan nhân quyền LHQ kêu gọi ngừng vận chuyển vũ khí tới Israel

Cơ quan nhân quyền hàng đầu của Liên Hiệp Quốc kêu gọi các nước ngừng bán hoặc vận chuyển vũ khí cho Israel trong một nghị quyết được thông qua hôm 5/4 nhằm giúp ngăn chặn những vi phạm nhân quyền đối với người Palestine giữa bối cảnh chiến dịch quân sự của Israel bùng nổ ở Gaza.Hội đồng Nhân quyền gồm 47 quốc gia thành viên đã bỏ phiếu với tỷ lệ 28-6 ủng hộ nghị quyết, với 13 phiếu trắng.Biện pháp sâu rộng này nhắm vào một loạt hành động của Israel như cản trở việc tiếp cận nguồn nước và hạn chế các chuyến hàng viện trợ nhân đạo vào các khu vực của người Palestine. Nghị quyết cũng kêu gọi các nhà điều tra độc lập được Liên Hiệp Quốc hậu thuẫn báo cáo về các chuyến hàng vũ khí, đạn dược và các mặt hàng “lưỡng dụng” – ứng dụng trong cả dân sự và quân sự – có thể được Israel sử dụng để chống lại người Palestine.Mặc dù không mang tính ràng buộc, nhưng nghị quyết này chắc chắn sẽ gây áp lực quốc tế lên Israel như một dấu hiệu cho thấy mối lo ngại rộng rãi về chiến dịch quân sự của nước này ở Gaza, vốn bắt đầu nhằm đáp trả các cuộc tấn công ở Israel của các chiến binh có vũ trang Hamas vào ngày 7/10, dẫn đến gần 33.000 người Palestine bị thiệt mạng.Các nước phương Tây đang bị chia rẽ. Mỹ và Đức phản đối nghị quyết, Pháp và Nhật Bản bỏ phiếu trắng, trong khi Bỉ, Phần Lan và Luxembourg bỏ phiếu ủng hộ.

https://www.voatiengviet.com/a/7558214.html

 

Chiến tranh Ukraina đã làm Pháp thay đổi cách nhìn với NATO

Là một thành viên sáng lập của tổ chức quân sự Bắc Đại Tây Dương nhằm đối phó với mối đe dọa của Liên Xô, nước Pháp sau một thời gian dài sao nhãng vì mất lòng tin với Liên minh giờ đây đang trở lại với hình ảnh của một thành viên năng nổ của NATO. Chiến tranh Ukraina và mối đe dọa của Nga, bị mất dần ảnh hưởng phải triệt thoái quân sự ở châu Phi có thể là những lý do để Paris thay đổi quan điểm về liên minh quân sự của phương Tây. Đại sứ của Pháp tại NATO, bà Muriel Domenach xác nhận với AFP rằng « Pháp đang ngày càng tích cực chủ động và đưa ra nhiều giải pháp và cũng được lắng nghe nhiều hơn về mối quan hệ tương hỗ giữa NATO và quốc phòng Châu Âu ».Vào thời điểm tình hình địa chính trị ở châu Âu, cũng như tình hình chính trị ở những nước thành viên chủ chốt của Liên minh, đặc biệt Hoa Kỳ đang có xu hướng biến động khó lường, giới quan sát nhận thấy nước Pháp đang tìm kiếm xây dựng một nhóm nước nòng cốt trong Liên Âu để có thể đóng vai trò đầu tàu trong khối NATO.Trong lịch sử 75 năm  hình thành và phát triển, vai trò và những đóng góp của Pháp trong Liên Minh cũng đã có nhiều thay đổi.

https://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A2n-t%C3%ADch/20240405-chi%E1%BA%BFn-tranh-ukraina-%C4%91%C3%A3-l%C3%A0m-ph%C3%A1p-thay-%C4%91%E1%BB%95i-c%C3%A1ch-nh%C3%ACn-v%E1%BB%9Bi-nato

 

LHQ: Bạo lực tồi tệ nhất ở Myanmar kể từ khi quân đội tiếp quản làm gia tăng khủng hoảng

Xung đột leo thang và bạo lực tồi tệ nhất ở Myanmar kể từ khi quân đội tiếp quản vào năm 2021 đang có tác động tàn khốc đến nhân quyền, các quyền tự do cơ bản và nhu cầu cơ bản của hàng triệu người, cũng như “tác động lan tỏa đáng báo động” trong khu vực, các quan chức LHQ cho biết hôm 4/4.Trợ lý Tổng thư ký về các vấn đề chính trị Khaled Khiari nói với Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc rằng “số thường dân thiệt mạng tiếp tục tăng” trong bối cảnh có những báo cáo về việc lực lượng vũ trang Myanmar ném bom bừa bãi và pháo kích của nhiều bên khác nhau.Xung đột vũ trang trên toàn quốc ở Myanmar bắt đầu sau khi quân đội lật đổ chính phủ dân cử của bà Aung San Suu Kyi vào tháng 2/2021 và đàn áp các cuộc biểu tình bất bạo động lan rộng đòi quay trở lại chế độ dân chủ.Hàng ngàn thanh niên phải chạy trốn vào rừng núi ở các vùng biên giới xa xôi do bị quân đội đàn áp và có lý tưởng chung với lực lượng du kích dân tộc vốn đã dày công chiến đấu hàng chục năm với quân đội để giành quyền tự chủ.

https://www.voatiengviet.com/a/7558540.html

 

Israel thừa nhận ‘sai lầm nghiêm trọng’ trong vụ tập kích xe cứu trợ

Israel công bố kết quả điều tra vụ tập kích đoàn xe cứu trợ quốc tế, thừa nhận quân nhân vi phạm quy định và phạm hàng loạt sai lầm.”Đòn tập kích nhằm vào đoàn xe cứu trợ là sai lầm nghiêm trọng bắt nguồn từ nhận dạng nhầm lẫn, sai sót trong quá trình ra quyết định và hành động trái với quy trình tác chiến tiêu chuẩn”, Bộ Quốc phòng Israel cho biết hôm nay khi công bố kết quả điều tra vụ tập kích đoàn xe của tổ chức Bếp ăn Trung tâm Quốc tế (WCK) làm 7 người chết hôm 1/4.Quân đội Israel nói rằng đoàn xe, gồm các ôtô hạng nhẹ và xe tải, đã dừng tại một nhà kho để dỡ hàng trước cuộc tập kích.Yoav Har-Even, người đứng đầu ủy ban điều tra của Bộ Quốc phòng Israel, khẳng định các quân nhân không nhìn thấy biểu tượng của WCK trên nóc xe do trời tối, thêm rằng họ phát hiện một người đàn ông có vũ trang đứng trên xe tải và nhận định nhóm vũ trang Hamas đã chiếm giữ xe. Họ tin rằng mình đang theo dõi phương tiện của Hamas, trong đó ít nhất một tay súng ngồi trên ôtô. Đòn đánh nhằm vào chiếc xe nghi vấn, nhóm quân nhân nhìn thấy người bên trong chạy ra và di chuyển đến xe thứ hai nên quyết định tiếp tục tấn công. Chỉ có hai người chạy được sang ôtô thứ ba, nó cũng bị trúng đòn. Cuộc tập kích này đã vi phạm quy tắc hoạt động của quân đội Israel”, ông Har-Even nói.

https://vnexpress.net/israel-thua-nhan-sai-lam-nghiem-trong-trong-vu-tap-kich-xe-cuu-tro-4731064.html

 

Xem thêm:

Lần đầu tiên, thủ đô Miến Điện bị phe đối lập tấn công bằng drone

Tại Miến Điện, một cuộc tấn công bằng drone hiếm có nhằm vào thủ đô chính quyền quân sự Naypyidaw đã xảy ra ngày hôm qua, 04/04/2024. Chính phủ đối lập lưu vong đã lên tiếng nhận trách nhiệm. Lực lượng an ninh Miến Điện cho biết đã bắn hạ được 13 trong số khoảng 30 chiếc được phóng đi và thiệt hại gây ra là không đáng kể.

Hội đồng Liên Tôn phản đối chính quyền An Giang cấm kỷ niệm lễ Đản sanh Huỳnh Giáo chủ

Kháng thư nói rằng việc cấm đoán trên “là một hành vi vi phạm nghiêm trọng quyền tự do tôn giáo một cách thô bạo và có hệ thống của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam, vi phạm quyền đi lại của công dân và có thể đây là sự khởi đầu cho một chiến dịch triệt tiêu những tôn giáo độc lập, chơn truyền tại Việt Nam.”