TỘI ÁC CỘNG SẢN HÀ NỘI . BẢN CÁO TRẠNG VỚI DANH SÁCH TÙ NHÂN CHƯA ĐẦY ĐỦ, CẦN ĐƯỢC BỔ TÚC VÀ CẬP NHỰT
Bản dịch tiếng Việt của Phạm Hồng Sơn
Nguyên văn tiếng Pháp và tiếng Anh của Nguyên Hoàng Bảo Việt
Bản tiếng Pháp đăng trên tạp chí văn học ActuaLitté ở Paris, Pháp.
Bản tiếng Pháp và tiếng Anh đăng trên PEN International on Facebook và các Websites.
(Ấn bản được tu chỉnh ngày 10 tháng Sáu 2024)
Nguyên Hoàng Bảo Việt
VIỆT NAM : QUYỀN TỰ DO BÀY TỎ CỦA NGƯỜI DÂN BỊ TRẤN ÁP THÔ BẠO TẠI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, thành viên của Tổ Chức Pháp Ngữ (OIF), là một nhà nước cộng sản độc tài toàn trị do một đảng duy nhất thống trị. Án tử hình tại xứ sở này vẫn là một việc bí mật. Năm 2018 Hội Ân Xá Quốc Tế (Amnesty International) đã xếp chế độ cộng sản Hà Nội vào hạng 3 trên toàn thế giới về số người bị tử hình (86 nhân mạng). Các dữ liệu về án tử hình được xếp vào « bí mật nhà nước ». Đây là một sự đe dọa hết sức nghiêm trọng cho quyền tự do bày tỏ, một công cụ hăm dọa khủng khiếp và là một loại công cụ kiểm duyệt vô cùng dã man của chế độ cộng sản Việt Nam. Bài viết sau đây của Nguyên Hoàng Bảo Việt.
Trại lao động cưỡng bức và trại tập trung
Để độc giả khỏi quên, chúng tôi xin nhắc lại rằng Việt Nam được mệnh danh là trại tập trung lao động cưỡng bức kiểu Goulag Liên Sô cũ, hiện nay là một ngục tù khổng lồ, nơi đây tất cả các phương tiện truyền thông đều nằm dưới sự kiểm soát của nhà nước. Hậu quả là mọi tiếng nói phản kháng hay độc lập đều phải tìm đến Internet để bày tỏ. Những kẻ cầm quyền cộng sản đã gia tăng các đợt trấn áp khốc liệt nhằm vào những tiếng nói đó. Thành ra đất nước này đang trở thành nhà tù lớn thứ hai trên thế giới giam cầm các nhà báo, các nhà hoạt động nhân quyền và môi trường.
Án tử hình ở Việt Nam vẫn là một cấm kỵ đối với những người muốn tìm hiểu. Theo Ân Xá Quốc Tế, Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đứng hạng 3 thế giới về tử hình, sau Iran (253) và Arabie Saoudite nhưng trước Irak (52). Các dữ liệu về án tử hình được xếp vào « bí mật nhà nước ». Còn Trung Cộng vẫn tiếp tục hành quyết bí mật « nhiều ngàn người » bị kết án tử hình.
Chúng ta cần phải nhìn thấy án tử hình ở Việt Nam là một sự đe dọa hết sức nghiêm trọng cho quyền tự do bày tỏ, một công cụ hăm dọa khủng khiếp và là một loại công cụ kiểm duyệt vô cùng dã man của chế độ cộng sản Việt Nam. Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới (RSF) đã xếp nhà nước cộng sản Việt Nam vào hạng 178 trên tổng số 180 quốc gia về mức độ tự do báo chí năm 2023.
Thực trạng Việt Nam : bản chất chế độ cưỡng bức và độc ác
Các nhà báo bị giam cầm thường xuyên phải đối mặt với các hành vi đe dọa, sỉ nhục trong các điều kiện tù đày khắc nghiệt, chật chội, thiếu thốn vệ sinh, thức ăn, không được chăm sóc y tế và bị câu thúc trong các khu biệt giam.
Các nhà thơ, các nhà văn, các tác giả nhựt ký điện tử, các dịch giả, luật sư, các nhà giáo, các tu sĩ, nghệ sĩ và cả giới hoạt động nhân quyền, bảo vệ môi trường, các nhà hoạt động chống tham nhũng, chống cường quyền đều là tâm điểm của các hành động sách nhiễu, bắt bớ, tra tấn. Họ còn phải chịu các án tù nặng nề, các lệnh giam giữ không án hay phải rời bỏ nước đi lưu vong chỉ vì các sáng tác thơ văn, phóng sự, nhạc họa hay các bài tường thuật sự thật đăng trên mạng hay phổ biến ngoài mạng.
Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam luôn luôn phủ nhận việc có các tù nhân chính trị, tù nhân ngôn luận và tù nhân lương tâm bị đối xử như các con tin. Tận hôm nay, ở Việt Nam vẫn tồn tại một hệ thống tư pháp giả tạo với các tòa án do đảng cộng sản kiểm soát, các thẩm phán thực thi các quyết định và chỉ đạo từ chủ trương chính trị của Đảng. Biết bao con người trung thực đã bị kết án bởi hệ thống tư pháp giả hình đó:
Ông Nguyễn Vũ Bình, ông Trần Đức Thạch, bà Phạm Đoan Trang, ông Trần Huỳnh Duy Thức, ông Hoàng Đức Bình, ông Lê Hữu Minh Tuấn, ông Phạm Thành, ông Trần Anh Kim, ông Trương Minh Đức, bà Trần Thị Xuân, ông Nguyễn Năng Tĩnh, ông Nguyễn Văn Túc, bà Cấn Thị Thêu, ông Trịnh Bá Phương, ông Trịnh Bá Tư, ông Nguyễn Tường Thụy, ông Phạm Chí Dũng, ông Nguyễn Lân Thắng, ông Nguyễn Trung Tôn, ông Lê Thanh Tùng, ông Nguyễn Trung Lĩnh, bà Nguyễn Thúy Hạnh và rất nhiều người khác.
Các tội trạng của họ luôn bị vu vào các Điều 311 « lợi dụng các quyền tự do dân chủ », 117 « tuyên truyền chống nhà nước xã hội chủ nghĩa và 200 « tội trốn thuế » của Bộ Luật hình sự của nhà nước cộng sản.
Thực trạng tồi tệ về nhân quyền tại Việt Nam kể từ ngày 30 Tháng Tư năm 1975 cho tới nay cho thấy việc phải thi hành các bản án tù dài dằng dặc trong các nhà tù tồi tệ như thế chính là một bản án tử hình – một cách giết người từ từ. Sự trừng phạt có tính đày ải, cưỡng bức về tinh thần trong các bệnh viện tâm thần nhiều năm ròng đối với các tù nhân chính trị, tù nhân ngôn luận và tù nhân lương tâm tại Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là một tội ác kinh tởm gây phẫn nộ cho mọi người.
Chúng ta thử xét một trường hợp của bà Nguyễn Thúy Hạnh để thấy rõ hơn tình trạng này. Bà Hạnh đang bị cưỡng bức giam giữ trong một bệnh viện tâm thần bất chấp bà đang bị căn bệnh ung thư cổ tử cung.
Trong cuộc Khảo Sát Định Kỳ Phổ Quát tại Liên Hiệp Quốc đối với Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam vào ngày 7 tháng Năm 2024, Việt Nam vẫn có hàng trăm người đang bị khổ nạn bất công trong các trại giam. Điều đau lòng là danh sách tù nhân kèm theo sau đây luôn phải bổ sung những người mới. Thực trạng u buồn này là một bằng chứng sống động phản đối chiến dịch vận động của nhà nước tội phạm Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam lại muốn trở thành một thành viên của Hội Đồng Nhân Quyền cho nhiệm kỳ 2026-2028. Dưới góc độ nhân quyền và môi trường, chế độ Hà Nội cho thấy một kết quả ngày càng tồi tệ kể từ lần Khảo Sát Định Kỳ Phổ Quát năm 2019.
Nguyễn Vũ Bình, nhà báo và người sáng tác, đã bị bắt ngày 29 tháng Hai 2024. Trong một tuyên bố chung với Đài Á Châu Tự Do RFA, tổ chức Văn Bút Quốc Tế đã lên án mạnh mẽ việc giam cầm ông Nguyễn Vũ Bình và coi đây « là một bằng chứng mới cho thấy nhà cầm quyền Việt Nam lì lợm trấn áp, giam giữ bất công giới nhà báo độc lập ». Văn Bút Quốc Tế nhắc lại rằng « đây không phải lần đầu nhà báo Nguyễn Vũ Bình bị đối xử tàn nhẫn vì các bài báo của ông »
Theo Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ, ông Nguyễn Vũ Bình đã bị bắt lần đầu vào ngày 25 tháng Chín 2002 và bị kết án 7 năm tù, 3 năm quản chế vào ngày 31 tháng Mười Hai 2003 với cáo buộc « gián điệp ». Tội trạng của ông chỉ là đã viết và truyền tải trên mạng Internet từ năm 2001 nhiều bài báo cổ xướng cho việc thiết lập một nền dân chủ thực sự và một nhà nước pháp quyền. Trong số các bài báo được dẫn như chứng cớ phạm tội có một bài báo mô tả tình trạng vi phạm nhân quyền tại Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Ông đã bị giam giữ nhiều năm trong buồng giam chật hẹp với các tù nhân hình sự. Trước khi được trả tự do vào năm 2007 do lệnh ân xá, Nguyễn Vũ Bình đã mắc những bệnh tiêu hóa kinh niên và huyết áp cao. Ông không bao giờ được chăm sóc y tế một cách đầy đủ trong những điều kiện tù thảm hại. Khi còn trong tù, Nguyễn Vũ Bình đã được vinh danh là thành viên của các Trung tâm Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại, Văn Bút Hoa Kỳ, Văn Bút Gia Nã Đại và Văn Bút Sydney.
Chúng ta không thể chấp nhận cho tội ác đó được phép tái diễn
Thuở xa xưa đã lâu rồi… Trong một trại tập trung tù Do Thái của Đức quốc xã ở Terezine, Tiệp Khắc cũ, sau khi các lính SS trốn chạy, trong số hơn 200 bộ xương vẫn còn thoi thóp, một giọng nói hết sức yếu ớt vang lên từ một thân hình có tên Robert Desnos : « Tôi, tôi là nhà thơ Pháp đây…». Hai người bạn tù trẻ Tiệp Khắc, chàng sinh viên Josef Stuna và chị y tá Alena Tesarova đã cố mọi thứ có thể để cứu Robert Desnos. Nhưng tất cả đều vô ích. Các bác sỹ và những người lính giải phóng tới quá muộn.
Không, đừng để chuyện này xảy ra nữa ! Tám mươi năm đã trôi qua nhưng lòng ta vẫn đau nát khi nhớ về số phận hẩm hiu của các trí thức Hồ Hữu Tường, Nguyễn Duy Xuân, các thi sĩ Vũ Hoàng Chương, Thục Vũ, sử gia Phạm Văn Sơn, các nhà văn Dương Hùng Cường, Nguyễn Mạnh Côn và Chu Tử, nhạc sĩ Minh Kỳ và nghệ sĩ Hồ Điệp, họ chỉ là một số trong biết bao con người đáng ngưỡng mộ đã phải gục ngã, chết uất trong một tấn đại thảm kịch đau xót của lịch sử nhân loại.
Chúng ta cũng đừng nên quên những tù nhân đã phải bỏ mạng khi bị câu lưu, giam cầm : nhà báo công dân Đỗ Công Đương đã chết vì « bệnh tim, phổi »; nhà giáo Đinh Đăng Định phải bỏ mạng vì « ung thư bao tử »; nhà giáo Đào Quang Thực phải dừng sống vì « chảy máu não và viêm phổi »; tù nhân lương tâm Đoàn Đình Nam ra đi do « cơn suy thận » và tù nhân lương tâm Phan Văn Thu đã phải chết đau đớn vì « tiểu đường, viêm khớp, cao huyết áp, suy tim ».
Với những lý do đó, chúng tôi đang rất lo lắng cho tính mạng của nhà báo quả cảm, hào hiệp Nguyễn Vũ Bình, ông thuộc lớp trí thức mới muốn phản kháng độc tài để xây dựng một nước Việt Nam mới tự do, dân chủ làm nền tảng chắc chắn cho công lý, hòa bình và bác ái.
Nguyễn Vũ Bình đã xứng đáng được ghi nhận thuộc về lớp người trí thức, nhà báo Việt Nam chính trực, dấn thân không mệt mỏi trong cuộc đấu tranh chống lại các bất công và suy đồi do chế độ chính trị của Việt Nam gây ra. Nguyễn Vũ Bình còn là nhà báo đã làm việc trong 10 năm cho cơ quan « tạp chí Cộng sản » của Đảng Cộng sản Việt Nam. Nhưng cuối cùng, ông đã bị Đảng Cộng sản Việt Nam coi là kẻ thù của nhân dân chỉ vì ông đã chọn lựa trở thành một nhà báo độc lập.
Kể từ năm 2019, Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã thất bại trong việc cố sức che giấu bộ mặt thật của nó : một trong những chế độ cộng sản áp bức và sát nhân nhất trong thời hậu Sô-Viết. Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam liên tục gia tăng và mở rộng sự trấn áp khốc liệt vào các quyền tự do bày tỏ, quyền tư tưởng và quyền báo chí, quyền tự do hội họp và lập hội, quyền tự do tín ngưỡng và quyền chỉ trích, phê phán chính quyền.
Đây chính là một Nhà nước công an trị, trong đó sự thiếu lòng bao dung, điều bất công, tính dã man là Luật của Nhà nước; trong đó cái chết luôn rình rập ở các đồn cảnh sát, trong các phòng giam nơi những nhà hoạt động nhân quyền, bảo vệ môi trường bị thẩm vấn, câu lưu.
Genève tháng Năm 2024
Nguyên Hoàng Bảo Việt,
cựu chủ tịch và thành viên của Trung tâm Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại,
đại biểu và thành viên đồng sáng lập Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ, thành viên của Hội Nhà Văn, Nhà Báo Việt Nam Lưu Vong.
Bản dịch tiếng Việt của Phạm Hồng Sơn
Nguyên văn tiếng Pháp và tiếng Anh của Nguyên Hoàng Bảo Việt
Bản tiếng Pháp đăng trên tạp chí văn học ActuaLitté ở Paris, Pháp.
Bản tiếng Pháp và tiếng Anh đăng trên PEN International on Facebook
***
Danh sách Tù nhân chính trị, ngôn luận và lương tâm chưa đầy đủ :
Danh sách Tù nhân (năm bị bắt và án tù)
Lau A Lenh (2020 – tù chung thận) ; Sung A Sinh (2020 – tù chung thân); Lê Đình Lượng (2017 – 20 năm tủ) ; Vương Tần Sơn (2012 – 17 năm tù) ; Đặng Ngọc Tuấn (2018 – 17 năm tù) ; Lê Duy Lộc (2012 – 17 năm tù) ; Trần Huỳnh Duy Thức (2009 – 16 năm tù) ; Nguyễn Kỳ Lạc (2012 -16 năm tù) ; Võ Tiết (2012 – 16 năm tù) ; Võ Thành Lê (2012 – 16 năm tù) ; Võ Ngọc Cư (2012 – 16 năm tù) ; Từ Thiện Lương (2012 – 16 năm tù ) ; Tạ Khu (2012 – 16 năm tù) ; Phạm Chí Dũng (2019 – 15 năm tù) ; Lê Xuân Phúc (2012 – 15 năm tù) ; Lưu Văn Vịnh (2016 – 15 năm tù) ; Đoàn Văn Cư (2012 – 14 năm tù) ; Hoàng Đức Bình (2017 – 14 năm tù) ; Phan Thanh Y (2012 – 14 năm tù) ; Nguyễn Dinh (2012 – 14 năm tù) ; Nguyễn Quang Thanh (2017 – 14 năm tù) ; Tạ Tần Lộc (2017 – 14 năm tù) ; Phan Văn Bình (2018 – 14 năm tù) ; Trần Quân (2012 – 13 năm tù) ; Trân Phi Dung (2012 – 13 năm tù) ; Trần Anh Kim (2015 – 13 năm tù) ; Nguyễn Văn Túc (2017 – 13 năm tù) ; Nguyễn Quốc Hoàn (2016 – 13 năm tù) ; Trần Đức Thạch (2020 – 12 năm tù) ; Lê Thanh Tùng (2015 – 12 năm tù) ; Trương Minh Đức (2017 – 12 năm tù) ; Nguyễn Văn Tuấn (2017 – 12 năm tù) ; Nguyễn Trung Lĩnh (2018 – 12 năm tù) ; Vương Văn Thả (2017 – 12 năm tù) ; Nguyễn Văn Nghĩa (2017 – 12 năm tù) ; Nguyễn Thái Bình (2012 – 12 năm tù) ; Nguyễn Văn Viễn (2019 – 11 năm tù ; Nguyễn Năng Tĩnh (2019 – 11 năm tù) ; Nguyễn Văn Đức Độ (2016 – 11 năm tù) ; Nguyễn Tường Thụy (2020 – 11 năm tù) ; Lê Hữu Minh Tuấn (2020 – 11 năm tù) ; Trịnh Bá Phương (2020 – 10 năm tù) ; Đỗ Nam Trung (2021 – 10 năm tù) ; Vũ Tiến Chi (2020 – 10 năm tù) ; Trương Duy Nhất (2019 – 10 năm tù) ; Trần Văn Quyền (2019 – 10 năm tù) ; Ksor Ruk (2018 – 10 năm tù) ; Từ Công Nghĩa (2016 – 10 năm tù) ; Ksor Kam (2016 – 9 năm tù) ; Puih Bop (2016 – 9 năm tù) ; Phạm Văn Diệp (2019 – 9 năm tù) ; Bà Nguyễn Thị Cẩm Thúy (2020 – 9 năm tù) ; Cao Văn Dung (2021 – 9 năm tù) ; Nguyễn Văn Lâm (2020 – 9 năm tù) ; Bà Trần Thị Xuân (2017 – 9 năm tù) ; Huỳnh Minh Tâm (2019 – 9 năm tù) ; Bà Trần Thị Tuyết Diệu (2020 – 8 năm tù) ; Trần Văn Bang (2022 – 8 năm tù) ; Đặng Đăng Phúc (2022 – 8 năm tù) ; Vũ Quang Thuận (2017 – 8 năm tù) ; Nguyễn Hoàng Nam (2023 – 8 năm tù) ; Bà Cấn Thị Thêu (2020 – 8 năm tù) ; Trịnh Bá Tư (2020 – 8 năm tù) ; Lê Mạnh Hà (2022 – 8 năm tù) ; Bà Nguyễn Thị Ngọc Hạnh (2018 – 8 năm tù) ; Trần Long Phi (2018 – 8 năm tù) ; Nguyễn Quốc Đức Vượng (2019 – 8 năm tù) ; Trần Thanh Giang (2019 – 8 năm tù) ; Bà Dương Thị Lanh (2019 – 8 năm tù) ; Ro Lan Kly (2016 – 8 năm tù) ; Đinh Nông (2016 – 8 năm tù) ; Bà Ngô Thị Hà Phương (2020 – 7 năm tù) ; Bà Hoàng Thị Thu Vang (2018 – 7 năm tù) ; Nguyễn Trí Gioãn (2021 – 7 năm tù) ; Đặng Hoàng Minh (2021 – 7 năm tù) ; Rah Lan Hip (2019 – 7 năm tù) ; Nguyễn Lân Thắng (2022 – 6 năm tù) ; Nguyễn Minh Sơn (2022 – 6 năm tù) ; Phan Sơn Tùng (2022 – 6 năm tù) ; Nguyễn Bảo Tiên (2021 – 6 năm + 6 tháng tù) ; Trần Quốc Khánh (2021 – 6 năm + 6 tháng tù) ; Nguyễn Văn Nghiêm (2019 – 6 năm tù) ; Nguyễn Chí Vững (2019 – 6 năm tù) ; Nguyễn Đức Hùng (2022 – 5 năm + 6 tháng tù) ; Bùi Tuấn Lam (2022- 5 năm + 6 tháng tù) ; Phạm Chí Thành (2020 – 5 năm + 6 tháng tù) ; Nguyễn Như Phương (2022 – 5 năm tù) ; Lê Chí Thành (2021 – 5 năm tù) ; Phan Công Hải (2019 – 5 năm tù) ; Bà Vũ Bích Vân (2022 – 5 năm tù) ; Nguyễn Sơn Lô (2022 – 5 năm tù) ; Lê Tùng Vân (2022 – 5 năm tù) ; Nguyễn Duy Linh (2021 – 5 năm tù) ; Đặng Đình Bách (2021 – 5 năm tù) ; (Lê Văn Dũng (2021 – 5 năm tù) ; Đinh Văn Hải (2021 – 5 năm tù) ; Trần Hoàng Minh (2020 – 5 năm tù ; Lê Viết Hòa (2020 – 5 năm tù) ; Nguyễn Văn Phước (2019 – 5 năm tù) ; Trương Châu Hữu Danh (2020 – 4 năm + 6 tháng tù) ; Tô Hoàng Chương (2023 – 4 năm tù) ; Nguyễn Thái Hưng (2022 – 4 năm tù) ; Lê Thanh Trùng Dương (2022 – 4 năm tù) ; Lê Thanh Nhất Nguyên (2022 – 4 năm tù) ; Lê Thanh Hoàn Nguyên (2022 – 4 năm tù) ; Lê Văn Hải (2020 – 4 năm tù) ; Lê Thanh Nhị Nguyên (2022 – 3 năm + 6 tháng tù) ; Bà Hoàng Thị Minh Hồng (2023 – 3 năm tù) ; Bà Ong Thị Thụy (2022 – 3 năm tù) ; Bà Cao Thị Cúc (2022 – 3 năm tù) ;
Danh sách Tù nhân (ngày/tháng/năm bị bắt và ngày/tháng/năm xét xử chưa biết)
Nguyễn Vũ Bình (29 tháng Hai 2024) ; Nguyễn Chí Tuyến (29 tháng Hai 2024) ; Bà Ngô Thị Tố Nhiên (15 tháng Chín 2023) ; Võ Thanh Thời (22 tháng Chín 2022) ; Bà Lê Thu Vân (28 tháng Bảy 2022) ; Bà Nguyễn Thúy Hạnh (7 tháng Tư 2021) ; Nguyễn Duy Hướng (22 tháng Ba 2021) ; Phùng Thanh Tuyến (30 tháng Sáu 2021) ; Bạch Văn Hiền (20 tháng Sáu 2021) ; Trần Ngọc Sơn (20 tháng Năm 2021) ; Võ Hoàng Thơ (4 tháng Mười 2021) ; Lê Trung Thu (30 tháng Sáu 2021) ; Nguyễn Quang Vinh (27 tháng Bảy 2020) ; Nguyễn Quang Khải (20 tháng Mười 2020) ; Đinh Văn Phú (9 tháng Giêng 2020) ; Nguyễn Văn Quang (12 tháng Sáu 2018) ; Nguyễn Văn Trường (9 tháng Hai 2018) ;Trịnh Viết Bảng (13 tháng Năm 2019) ; Hà Hải Ninh (tháng Sáu 2018).
(Nguồn tin LHNQVN và CEVEX).
****
Nguyên Hoàng Bảo Việt
VIÊT NAM: A FREEDOM OF EXPRESSION VIOLENTLY SILENCED
A member of the International Organization of La Francophonie, the Socialist Republic of Viêt Nam (SRV) is an authoritarian communist state ruled by a single party. The death penalty remains untouchable in Viêt Nam. According to Amnesty International, the Hà Nôi regime is ranked third worldwide in 2018 (85 executions). Death penalty statistics are classified as “state secrets”. A very serious threat to freedom of expression, a terrible factor of intimidation, an ultimate and barbaric form of censorship in Viêt Nam.
As a reminder, in this world of concentration camp called the Vietnamese Gulag, the media are all controlled by the State. As a result, independent or dissident voices take refuge on Internet while the communist authorities intensified their fierced repression. Their country is the second largest prison in the world for journalists and human rights and environmental defenders.
The death penalty remains untouchable in Viêt Nam. According to Amnesty International, the Hà Nôi regime held third place worldwide in 2018 (85 executions) behind Iran (253), Saudi Arabia (149) and ahead of Iraq (52). Death penalty statistics are classified as “state secrets” in Viêt Nam. China continues to secretly carry out “thousands” of executions of death row inmates. A very serious threat to freedom of expression, a terrible factor of intimidation, an ultimate and barbaric form of censorship in Viêt Nam.
According to the World Press Freedom Index established by Reporters Without Borders, the Socialist Republic of Viêt Nam ranks 178th out of 180 countries in 2023.
The reality of the Vietnamese regime
Imprisoned journalists are almost systematically subjected to appalling and humiliating treatment, including overcrowded and unsanitary detention conditions, undernourishment, deprivation of access to medical care and confinement in solitary cells.
Because of their writings, their words, their drawings, their stories, their testimonies, their songs, online and/or offline, Vietnamese poets, writers, journalists, bloggers, translators, lawyers, teachers, religious scholars and followers, artists, human rights and/or environmental defenders, activists against corruption and abuse of power are harassed, arrested, tortured, and sentenced to heavy prison sentences, administrative detention or forced into exile.
The government of the Socialist Republic of Viêt Nam still denies the existence of political prisoners, prisoners of opinion and conscience whom it treats like hostages.
To date, Nguyễn Vũ Bình, Trần Đức Thạch, Mrs. Phạm Đoan Trang, Trần Huỳnh Duy Thức, Hoàng Đức Bình, Lê Hữu Minh Tuấn, Phạm Thành, Trần Anh Kim, Trương Minh Đức, Mrs. Trần Thị Xuân, Nguyễn Năng Tĩnh, Nguyễn Văn Túc, Mrs. Cấn Thị Thêu, Trịnh Bá Phương, Trịnh Bá Tư, Nguyễn Tường Thụy, Phạm Chí Dũng, Nguyễn Lân Thắng, Nguyễn Trung Tôn, Lê Thanh Tùng, Nguyễn Trung Lĩnh, Mrs Nguyễn Thúy Hạnh, among many others, have been arrested, detained or sentenced after a trial which made a mockery of the process, before Vietnamese communist party-controlled courts, with judges carrying out the order and decision of their party’s political Bureau.
Their “arbitrary crimes” always range from “abuse of democratic freedoms” to “propaganda against the socialist state” through “tax fraud” according to Article 311, 117 and 200 of the Communist Penal Code.
Looking at the terrible human rights situation in Viêt Nam since 30 April 1975 to this day, serving long prison sentences in inhumane conditions of detention should be considered like suffering a death sentence – Slow deaths. Forced and punitive psychiatry for many years of arbitrary detention of political prisoners and prisoners of opinion and conscience in the Socialist Republic of Viêt Nam is a heinous and appalling crime.
Let us cite the case of Mrs. Nguyễn Thúy Hạnh for example, she is detained in a psychiatric hospital against her will while suffering from cervical cancer.
At the time of the Socialist Republic of Viêt Nam’s Universal Periodic Review on 7 May 2024, many hundreds of victims are still languishing in jails, according to the following list* which sadly continues to grow. And this dire reality is standing against a recent campaign led by this incriminated state to once again become a member of the Human Rights Council for the period 2026-2028. In terms of human rights and environmental rights, the poor record of the Hà Nôi regime has seriously deteriorated since its universal periodic review in January 2019.
Since 29 February 2024, Nguyễn Vũ Bình, author and journalist, has been arrested and detained in prison in Viêt Nam. In a joint statement with RFA, PEN International strongly condemns this detention, which it considers as “another example of Viêt Nam’s unfair targeting and shameless intimidation of independent journalists.” And PEN International recalls that “this is not the first time that Nguyễn Vũ Bình has faced such harsh treatment for his reporting”. In fact, according to the Vietnamese League for Human Rights in Switzerland, arrested on 25 September 2002, Nguyễn Vũ Bình was sentenced on 31 December 2003 to 7 years in prison and 3 years of probationary detention for “espionage”. His crime is to have written and distributed on the Internet since 2001 numerous articles pleading for the establishment of true democracy and the rule of law. Among his “incriminated” articles are his testimony on human rights violations in Viêt Nam.
During his long years in prison, he was held in a cramped cell in the concentration camp with common law prisoners. Before being released in 2007 through a presidential amnesty, Nguyễn Vũ Bình had suffered from a painful chronic intestinal disease and hypertension. The sick prisoner had never access to adequate medical care while prison conditions are miserable. During his imprisonment, Nguyễn Vũ Bình was named honorary member of the Suisse Romand PEN, American PEN, Canadian PEN and Sydney PEN Centres.
Never again!
Once upon a time… In a barrack in Terezine, in former Czechoslovakia, after the escape of the SS, among the two hundred and forty skeletons still alive, we hear the extremely weak voice of Robert Desnos: “The French poet… is Me “. His new young Czech friends, the student Josef Stuna and the nurse Alena Tesarova, did everything to save him. In vain. The liberators and the doctors arrive too late.
Never again! Eighty years later… still with a broken heart, we think of the sad fates of Hồ Hữu Tường and Nguyễn Duy Xuân, our intellectuals, Vũ Hoàng Chương and Thục Vũ, our poets, Phạm Văn Sơn, our historian, Dương Hùng Cường, Nguyễn Mạnh Côn and Chu Tử, our writers, Minh Kỳ and Mrs Hồ Điệp, our artists and composers, among many other admirable people who disappeared in one of the great painful tragedies in the history of humanity.
We do not forget our other prisoners who also died in detention: Đỗ Công Đương who died of “heart disease, pneumonia and respiratory failure”; Đinh Đăng Định, “of stomach cancer”; Đào Quang Thực, “following a cerebral hemorrhage and a pulmonary infection”; Đoàn Đình Nam, “of kidney failure” and Phan Văn Thu, “suffering from diabetes, arthritis, hypertension and heart failure” before his death.
Today, we are very worried about the deadly danger that could strike the life of this brave and generous author and journalist, belonging to the new generation of dissident intellectuals and builders of a future, free and democratic Viêt Nam, loving justice, peace and fraternity. Nguyễn Vũ Bình is recognized among honest Vietnamese people of letters and journalists, tirelessly committed to fighting social injustice and institutionalized corruption in their country. Nguyễn Vũ Bình had collaborated for ten years with the Review “Communism’’, an official publication of the Vietnamese Communist Party. The latter considered him as an enemy of the people after Nguyễn Vũ Bình had chosen to be an independent journalist.
Since the last review in 2019, the Socialist Republic of Viêt Nam found it hard to hide its true face: one of the most oppressive and murderous communist regimes in the post-Soviet world. The brutal repression of the rights to freedom of expression, opinion and the press, freedom of assembly and association, freedom of religion and belief and any criticism of the communist authorities has intensified tirelessly throughout Viêt Nam.
It is a police state, where intolerance, injustice and barbarism become state law; where death in police stations, in prison or in forced labor camps targets human rights and environmental defenders with impunity.
Geneva May 2024
Nguyên Hoàng Bảo Việt
former president and member of Suisse Romand PEN Centre
delegate and co-founding member of the Vietnamese League for Human Rights in Switzerland
member of the Independent Vietnamese Writers and Journalists in Exile.
———————————————————————————————————–
Non-exhaustive list of political prisoners and prisoners of opinion and conscience :
Names of prisoners (date of arrest and prison sentence)
Lau A Lenh (2020 – life imprisonment); Sung A Sinh (2020 – life imprisonment); Lê Đình Lượng (2017 – 20 years); Vương Tần Sơn (2012 – 17 years); Đặng Ngọc Tuấn (2018 – 17 years); Lê Duy Lộc (2012 – 17 years); Trần Huỳnh Duy Thức (2009 – 16 years); Nguyễn Kỳ Lạc (2012 -16 years); Võ Tiết (2012 – 16 years); Võ Thành Lê (2012 – 16 years); Võ Ngọc Cư (2012 – 16 years); Từ Thiện Lương (2012 – 16 years); Tạ Khu (2012 – 16 years); Phạm Chí Dũng (2019 – 15 years); Lê Xuân Phúc (2012 – 15 years); Lưu Văn Vịnh (2016 – 15 years); Đoàn Văn Cư (2012 – 14 years); Hoàng Đức Bình (2017 – 14 years); Phan Thanh Y (2012 – 14 years); Nguyễn Dinh (2012 – 14 years); Nguyễn Quang Thanh (2017 – 14 years); Tạ Tần Lộc (2017 – 14 years); Phan Văn Bình (2018 – 14 years); Trần Quân (2012 – 13 years); Trân Phi Dung (2012 – 13 years); Trần Anh Kim (2015 – 13 years); Nguyễn Văn Túc (2017 – 13 years); Nguyễn Quốc Hoàn (2016 – 13 years); Trần Đức Thạch (2020 – 12 years); Lê Thanh Tùng (2015 – 12 years); Trương Minh Đức (2017 – 12 years); Nguyễn Văn Tuấn (2017 – 12 years); Nguyễn Trung Lĩnh (2018 – 12 years); Vương Văn Thả (2017 – 12 years); Nguyễn Văn Nghĩa (2017 – 12 years); Nguyễn Thái Bình (2012 – 12 years); Nguyễn Văn Viễn (2019 – 11 years); Nguyễn Năng Tĩnh (2019 – 11 years); Nguyễn Văn Đức Độ (2016 – 11 years); Nguyễn Tường Thụy (2020 – 11 years); Lê Hữu Minh Tuấn (2020 – 11 years); Trịnh Bá Phương (2020 – 10 years); Đỗ Nam Trung (2021 – 10 years); Vũ Tiến Chi (2020 – 10 years); Trương Duy Nhất (2019 – 10 years); Trần Văn Quyền (2019 – 10 years); Ksor Ruk (2018 – 10 years); Từ Công Nghĩa (2016 – 10 years); Ksor Kam (2016 – 9 years); Puih Bop (2016 – 9 years); Phạm Văn Diệp (2019 – 9 years); Mrs. Nguyễn Thị Cẩm Thúy (2020 – 9 years); Cao Văn Dung (2021 – 9 years); Nguyễn Văn Lâm (2020 – 9 years); Mrs. Trần Thị Xuân (2017 – 9 years); Huỳnh Minh Tâm (2019 – 9 years); Mrs. Trần Thị Tuyết Diệu (2020 – 8 years); Trần Văn Bang (2022 – 8 years); Đặng Đăng Phúc (2022 – 8 years); Vũ Quang Thuận (2017 – 8 years); Nguyễn Hoàng Nam (2023 – 8 years); Mrs. Cấn Thị Thêu (2020 – 8 years); Trịnh Bá Tư (2020 – 8 years); Lê Mạnh Hà (2022 – 8 years); Mrs. Nguyễn Thị Ngọc Hạnh (2018 – 8 years); Trần Long Phi (2018 – 8 years); Nguyễn Quốc Đức Vượng (2019 – 8 years); Trần Thanh Giang (2019 – 8 years); Mrs. Dương Thị Lanh (2019 – 8 years); Ro Lan Kly (2016 – 8 years); Đinh Nông (2016 – 8 years); Mrs. Ngô Thị Hà Phương (2020 – 7 years); Mrs. Hoàng Thị Thu Vang (2018 – 7 years); Nguyễn Trí Gioãn (2021 – 7 years); Đặng Hoàng Minh (2021 – 7 years); Rah Lan Hip (2019 – 7 years); Nguyễn Bảo Tiên (2021 – 6 years + 6 months); Trần Quốc Khánh (2021 – 6 years + 6 months); Nguyễn Lân Thắng (2022 – 6 years); Nguyễn Minh Sơn (2022 – 6 years); Phan Sơn Tùng (2022 – 6 years); Nguyễn Văn Nghiêm (2019 – 6 years); Nguyễn Chí Vững (2019 – 6 years); Nguyễn Đức Hùng (2022 – 5 years + 6 months); Bùi Tuấn Lam (2022- 5 years + 6 months); Phạm Chí Thành (2020 – 5 years + 6 months); Nguyễn Như Phương (2022 – 5 years); Lê Chí Thành (2021 – 5 years); Phan Công Hải (2019 – 5 years); Mrs. Vũ Bích Vân (2022 – 5 years); Nguyễn Sơn Lô (2022 – 5 years); Lê Tùng Vân (2022 – 5 years); Nguyễn Duy Linh (2021 – 5 years); Đặng Đình Bách (2021 – 5 years); (Lê Văn Dũng (2021 – 5 years); Đinh Văn Hải (2021 – 5 years); Trần Hoàng Minh (2020 – 5 years); Lê Viết Hòa (2020 – 5 years); Nguyễn Văn Phước (2019 – 5 years) ; Trương Châu Hữu Danh (2020 – 4 years + 6 months); Tô Hoàng Chương (2023 – 4 years); Nguyễn Thái Hưng (2022 – 4 years); Lê Thanh Trùng Dương (2022 – 4 years); Lê Thanh Nhất Nguyên (2022 – 4 years); Lê Thanh Hoàn Nguyên (2022 – 4 years); Lê Văn Hải (2020 – 4 years); Lê Thanh Nhị Nguyên (2022 – 3 years + 6 months); Mrs. Hoàng Thị Minh Hồng (2023 – 3 years); Mrs. Ong Thị Thụy (2022 – 3 years); Mrs. Cao Thị Cúc (2022 – 3 years);
Names of prisoners (date of arrest and date of trial unknown)
Nguyễn Vũ Bình (29 February 2024); Nguyễn Chí Tuyến (29 February 2024); Mrs. Ngô Thị Tố Nhiên (15 September 2023); Võ Thanh Thời (22 September 2022); Mrs. Lê Thu Vân (28 July 2022); Mrs. Nguyễn Thúy Hạnh (7 April 2021); Nguyễn Duy Hướng (22 March 2021); Phùng Thanh Tuyến (30 June 2021); Bạch Văn Hiền (20 June 2021); Trần Ngọc Sơn (20 May 2021); Võ Hoàng Thơ (4 October 2021); Lê Trung Thu (30 June 2021); Nguyễn Quang Vinh (27 July 2020); Nguyễn Quang Khải (20 October 2020); Đinh Văn Phú (9 January 2020); Nguyễn Văn Quang (12 June 2018); Nguyễn Văn Trường (9 February 2018); Trịnh Viết Bảng (13 May 2019); Hà Hải Ninh (June 2018).
Source: LVDHS and CEVEX).