„Trang bị người dân Việt Nam với những kỹ năng phù hợp sẽ cho phép đất nước Việt Nam nâng cấp công nghiệp, tăng trưởng năng suất, khuyến khích đầu tư trong và ngoài nước vào các ngành chiến lược và, từ đó, mở rộng việc làm trả lương cao hơn và cải thiện mức sống.“

 

 Jonathan London

Một giảng viên Đại học Bách Khoa Hà Nội đang giảng dạy cho sinh viên về chất bán dẫn, ngày 1/3/2024. (Ảnh: Nhạc NGUYÊN/AFP)

 

 Ở Việt Nam, vẫn còn nhiều cơ hội để nâng cao kỹ năng của lực lượng lao động trẻ. Chính phủ có thể thực hiện điều này kịp thời và thành công hay không phụ thuộc vào cam kết chính trị với cách tiếp cận mới trong nỗ lực cải thiện hệ thống giáo dục và đào tạo. Thời gian không còn nhiều. Đúng ra mà đã đến lúc lãnh đạo và người dân Việt Nam phải thức tỉnh, giải quyết những tồn tại nghiêm trọng, cấp bách nhất của hệ thống giáo dục đất nước.

….

Việt Nam đã có nhiều khen ngợi (1) vì đã mở rộng quyền tiếp cận giáo dục cơ bản thành công và đạt được kết quả học tập tương đương với nhiều nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) (2). Tuy nhiên, quốc gia này có thành tích kém — thậm chí là tệ hơn nhiều — trong việc trang bị kỹ năng cho lực lượng lao động.

 

Đây là một vấn đề lớn. Lao động phổ thông giá rẻ là lợi thế cạnh tranh tạm thời của Việt Nam. Nhưng, đó không phải là nền tảng khả thi (3) để tái thiết và duy trì tăng trưởng kinh tế nhanh và nâng cao mức sống của người dân một cách nhanh hơn và xứng đáng với những nỗ lực của người dân. Chúng ta phải nhìn một điều rõ: Đạt được tăng trưởng kinh tế nhanh và cải thiện mức sống một cách đáng kể sẽ phụ thuộc vào khả năng của Việt Nam để chuyển sang các ngành công nghiệp có năng suất và kỹ năng cao, và vào việc mở rộng các công việc (jobs) có mức lương cao hơn. Và điều này sẽ yêu cầu Việt Nam để mở rộng hơn nữa nguồn cung lao động có kỹ năng. Tuy vậy, đến bây giờ chúng chưa thấy.

 

Ngược lại — dù có những thế mạnh được trong giáo dục cơ bản, hệ thống giáo dục và đào tạo của Việt Nam thực chất đang làm suy yếu tiềm năng thịnh vượng của đất nước bằng cách hạn chế mở rộng cung nguồn lao động kỹ năng tâm quy mô lớn.

 

Hãy bắt đầu với giáo dục cơ bản, kết quả đáng chú ý (4) của Việt Nam trong Chương trình Đánh giá Học sinh Quốc tế (PISA) đã che khuất những bất bình đẳng đáng kể trong việc nhập học, học tập, và tỷ lệ hoàn thành chương trình học. Sự bất bình đẳng bắt đầu từ sớm và dần cắt ngắn con đường học tập của trẻ em sau cấp tiểu học, đặc biệt đối với trẻ em từ các hộ gia đình thu nhập thấp. Theo các báo cáo chính thức, tỷ lệ nhập học của học sinh tiểu học là khá cao. Nhưng từ cấp mẫu giáo, cứ năm trẻ em từ 3 đến 4 tuổi thì còn có một trong năm em không được nhập. Tỷ lệ hoàn thành giáo dục trung học cơ sở cho trẻ em từ các hộ gia đình thu nhập thấp cũng chỉ là 67% (5), và con số này còn thấp hơn đối với các nhóm dân tộc thiểu số thiệt thòi.

 

Hệ thống giáo dục Việt Nam cấp sau trung học cơ sở tổng hòa nhiều điểm hạn chế khác. Tính đến năm 2022, tỷ lệ hoàn thành trung học phổ thông chỉ đạt 59% trên toàn quốc: 51% đối với nam và 65% đối với nữ trên tất cả các nhóm thu nhập, trong đó, chỉ có 31% trẻ em từ các hộ gia đình nghèo và dưới 20% trẻ em từ các nhóm dân tộc thiểu số thiệt thòi (báo cáo của UNICEF).(6)

 

Thay vì mở rộng giáo dục trung học phổ thông, các chính sách giáo dục của Việt Nam dường như đang kiềm chế sự phát triển đó khi số lượng trường học bị giới hạn một cách vô lý hoặc các hộ gia đình phải gánh chịu các chi phí đi học quá cao cho con em họ, từ những khoản chi chính thức và “tự nguyện đóng”. Do đó, càng nhiều trẻ em – đặc biệt nhóm trẻ từ các hộ gia đình thu nhập thấp và nông thôn, bỏ học sớm (7) để làm việc trong các nhà máy và các công việc không chính thức tại các thành phố và khu vực ngoại thành. Đôi khi, làm thế cũng có thể mang lại thu nhập đoản kỳ cho người dân đến nhưng. Tuy nhiên, tác dụng tổng quát hơn là làm trầm trọng thêm hiện tượng “việc làm bấp bênh” (precarious employment) mà đồng thời cắt ngắn cơ hội nâng cao kỹ năng làm việc của giới trẻ. Vì vậy, Việt Nam cần và nên thực hiện nhiều điều hơn nữa để mở rộng giáo dục trung học phổ thông.

 

Với giáo dục đại học – bao gồm đại học, giáo dục và đào tạo kỹ thuật và dạy nghề (TVET) – tỷ lệ nhập học và quá trình nâng cấp kỹ năng cho sinh viên đều chậm chạp một cách đáng ngại. Tỷ lệ nhập học giáo dục đại học của Việt Nam năm 2021 là 39% – thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực như Trung Quốc và Thái Lan ( 8 ), với tỷ lệ nhập học lần lượt là 67% và 49%. Trong khi đó, theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới (9), các nhà tuyển dụng lao động vẫn rất vất vả để có thể tuyển được sinh viên tốt nghiệp ở Việt Nam có kỹ năng lãnh đạo và quản lý, có kỹ năng xã hội-cảm xúc và các kỹ năng chuyên môn cụ thể phục vụ tốt cho công việc – điều này bộc lộ những hạn chế lớn trong chương trình giảng dạy đại học.

 

Trong nhiều thập kỷ qua, giáo dục kỹ thuật và dạy nghề do chính phủ hỗ trợ ở Việt Nam chỉ dừng ở quy mô rất nhỏ, nhắm vào các “nhóm đối tượng” đặc biệt khó khăn thay vì một chiến lược quốc gia nhằm mục đích mở rộng phạm vi giáo dục khu vực này.

 

Các trung tâm dạy nghề tư nhân nở rộ nhanh chóng những năm 2010 nhưng thiếu sự hỗ trợ đã cho ra đời hàng loạt các chương trình đào tạo chất lượng thấp. Các chương trình này bấp bênh về tài chính trong khi không được đảm bảo chất lượng (10), vừa tổn hại đến uy tín của giáo dục kỹ thuật và dạy nghề đồng thời không đóng góp nhiều vào tăng trưởng năng suất. Rõ ràng, hệ thống giáo dục kỹ thuật và dạy nghề công lập và tư nhân ở Việt Nam cần được tái cấu trúc một cách hiệu quả hơn. Điều này ai cũng thấy. Vậy phải làm gì và làm thế nào?

Một hệ thống giáo dục và đào tạo kỹ thuật và dạy nghề (TVET) được điều chỉnh tốt, tạo ra các kỹ thuật viên có tay nghề cao có chứng nhận quốc tế với quy mô lớn, chính là dấu hiệu của quốc gia có thu nhập trung bình đang tiến lên mức thu nhập cao. Chính phủ Việt Nam dường như đã nhận ra điều này và dự kiến chuyển trách nhiệm TVET từ Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, nơi đã gặp nhiều vụ bê bối, sang Bộ Giáo dục và Đào tạo vào năm 2025. Đây là một bước phát triển đáng hoan nghênh dù muộn màng. Một số người còn kêu gọi thành lập một bộ mới (11) tập trung cụ thể vào giáo dục đại học và TVET.

 

Dù điều này có xảy ra hay không, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần cải thiện năng lực hỗ trợ, giám sát, và thúc đẩy việc mở rộng đào tạo trong giáo dục đại học và giáo dục và đào tạo nghề nghiệp kỹ thuật (TVET) nhằm mục đích tăng trưởng năng suất của lao động. Trong đó, phải trang bị sinh viên với những kỹ năng liên qua các lĩnh vực then chốt và những kỹ năng mà đạt được các tiêu chuẩn quốc tế. Hiện tại, Việt Nam đang triển khai Khung trình độ Quốc gia và Khung tham chiếu trình độ ASEAN (12).

 

Với giáo dục đại học, cần tập trung hơn vào việc nâng cấp kỹ năng. Hoạt động mở rộng hợp tác giáo dục với đối tác nước ngoài cũng cần khuyến khích. Viện Công nghệ Hoàng gia Melbourne (RMIT) – cơ sở chi nhánh quốc tế duy nhất tại Việt Nam, cùng với các sáng kiến của Đại học Bang Arizona (13) và hợp tác giữa Việt Nam và Đức (14) và Việt Nam và Úc (15) là những ví dụ đầy hứa hẹn về nỗ lực có hỗ trợ từ nước ngoài giúp giáo dục đại học và giáo dục và đào tạo nghề nghiệp kỹ thuật (TVET) trong nước điều chỉnh phù hợp với nhu cầu thị trường lao động. Đại học FPT và Đại học Bách khoa Hà Nội cũng đã đạt được những thành công mẫu mực cho việc nâng cấp kỹ năng cho người lao động với quy mô lớn.

 

Những quốc gia mà đã làm hiệu quả trong việc nâng cấp kỹ năng đã từng điều chỉnh chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu của các nhà tuyển dụng trong và ngoài nước. Để đạt được điều này, Việt Nam cần một chiến lược đa ngành có phối hợp tốt hơn.

Chính sách hiệu quả cần hơn là những lời nghe hay tại các diễn đàn nhà đầu tư định kỳ. Chính sách này phải gắn kết với thị trường lao động, xây dựng mối liên kết giữa hệ thống giáo dục và thị trường lao động, tận dụng các cuộc khảo sát mà nhà tuyển dụng đã thiết kế bài bản, và đưa ra các điều chỉnh chính sách kịp thời để khuyến khích nâng cấp kỹ năng trong các ngành then chốt và các nhóm dân số (16).

Nếu nhìn từ một góc độ kinh tế vi mô, thì tất nhiên các quyết định quản lý kinh doanh sẽ đóng vai trò chủ chốt đối với những đầu tư vào vốn nhân lực và công nghiệp. Song, nhìn từ một góc độ kinh tế vĩ mô, chính phủ Việt Nam phải nỗ lực tập trung ưu tiên tăng trưởng năng suất và nâng cấp công nghiệp (đặc biệt là nâng cấp nguồn nhân lực). Việc chính thức hóa lao động có thể được kết hợp với các chính sách khuyến khích nâng cao kỹ năng cho cả doanh nghiệp và người lao động. Diễn đàn liên ngành về nâng cao kỹ năng của Viện Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (17) vào tháng 4 năm 2024 là một dấu hiệu đáng hoan nghênh về cách tiếp cận đa ngành hơn.

 

Ở đây, một điều đáng lo ngại là những vấn đề và trở ngại trong lĩnh vực hợp tác quốc tế.

 

Việt Nam có thể hưởng lợi rất nhiều từ việc hợp tác với các nhà tài trợ đa phương và song phương để đáp ứng các yêu cầu thị trường lao động hiện tại và tương lai. Đáng tiếc, hiện nay chính phủ Việt Nam đang từ chối các khoản vay hỗ trợ kỹ thuật và chậm giải ngân các khoản vay hiện có (18). Điều này diễn ra do tình trạng bế tắc trong chính phủ, có ảnh hưởng từ các tác động của chiến dịch chống tham nhũng (19), từ lo ngại an ninh gia tăng (20), và do tín dụng rẻ sẵn có từ các ngân hàng trong nước – đây thường là nguồn không cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và ở các lĩnh vực đóng góp không đáng kể cho việc nâng cao kỹ năng nguồn nhân lực.

 

“Pháp toán” cho Việt Nam là rất rõ. Trang bị người dân Việt Nam với những kỹ năng phù hợp sẽ cho phép đất nước Việt Nam nâng cấp công nghiệp, tăng trưởng năng suất, khuyến khích đầu tư trong và ngoài nước vào các ngành chiến lược và, từ đó, mở rộng việc làm trả lương cao hơn và cải thiện mức sống.

 

Mặc dù có nhiều sáng kiến nâng cao kỹ năng đang được triển khai, hầu hết chỉ dừng ở quy mô nhỏ và chưa hiệu quả. Để đạt được hiệu quả, Việt Nam không thể tiếp tục cách tiếp cận thiếu cương quyết trong việc trang bị kỹ năng cho lực lượng lao động. Ngược lại, Việt Nam cần có sự lãnh đạo mới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo cùng với một cam kết chính trị và mức tập trung cao độ đối với việc nâng cấp kỹ năng mà cho tới nay vẫn còn rất thiếu.

 

Jonathan London

 

*Các nguồn (toàn tiếng Anh)*

 

  1. https://asiasociety.org/global…/education-vietnam….
  2. https://vietnamnews.vn/…/pisa-2022-vietnamese-students….
  3. https://www.ilo.org/…/skills-and-employability-viet-nam
  4. https://www.oecd.org/…/country-notes/viet-nam-a727c3a8/
  5. https://www.ide.go.jp/…/Columns/2022/ian_coxhead_02.html
  6. https://data.unicef.org/…/Viet-Nam_Factsheet_21…
  7. https://www.ide.go.jp/…/Columns/2022/ian_coxhead_02.html
  8. https://data.worldbank.org/indicator/SE.TER.ENRR…
  9. https://documents1.worldbank.org/…/Improving-the…
  10. https://vietnamnet.vn/…/vocational-training…
  11. https://documents1.worldbank.org/…/P17811209b96300a0915…
  12. https://asean.org/our…/economic-community/services/aqrf/
  13. https://builditvietnam.org/index.php/
  14. https://www.tvet-vietnam.org/
  15. https://www.dfat.gov.au/…/vietnam-aus4skills-fact-sheet
  16. https://www.tvet-vietnam.org/…/220706-CTL-Gender_TVET…
  17. https://vioit.org.vn/en/overview-4125.html
  18. https://vir.com.vn/sluggish-oda-loan-status-unacceptable…
  19. https://fulcrum.sg/vietnams-war-against-corruption-needs…/
  20. https://thediplomat.com/…/communist-party-directive…/

 

Jonathan D. London là Nghiên cứu viên cao cấp thỉnh giảng trong Chương trình Nghiên cứu Việt Nam của Viện ISEAS – Yusof Ishak và là Phó Giáo sư Kinh tế Chính trị tại Viện Nghiên cứu Khu vực của Đại học Leiden

 

Nguồn: Facebook Jonathan London