Nội các Trump 2 sẽ đối xử với Việt Nam ra sao?
Điều ghi nhận là trong suốt cuộc tranh cử của mình, hầu như chưa bao giờ Việt Nam được ông Trump nhắc tới như là tâm điểm của cuộc mít tinh tranh cử, hay trong những buổi họp báo, trả lời phỏng vấn báo chí. Cái tên Trung Quốc thì ngược lại. Trung Quốc luôn được ông Trump đề cập trong hầu hết các buổi nói chuyện trên TV, hay trước cử tri ở các tiểu bang. Đối với ông Trump (và đối với đại đa số cử tri Mỹ), Trung Quốc là yếu tố trọng tâm, là một mối đe dọa hàng đầu cho nền an ninh và sự thịnh vượng của nước Mỹ.Nhưng yếu tố “không nhắc tên Việt nam” – ngay cả khi giá trị địa chiến lược của Việt Nam luôn quan trọng (cho Mỹ) trong tầm nhìn Ấn Độ – Thái Bình dương của TT Trump thời nhiệm kỳ trước – không có nghĩa là TT Trump “không có vấn đề” với Việt Nam. Nhiệm kỳ đầu TT Trump đã từng cho rằng “Việt Nam là nước lợi dụng nước Mỹ tệ hại nhứt”…Để tìm hiểu thêm TT Trump sẽ đặt Việt Nam ở nơi nào trong chính sách An ninh Quốc gia trong thời kỳ Trump nhiệm kỳ 2, thiển nghĩ ta nên quan sát rộng qua nhiều lãnh vực khác.Việt Nam sẽ gặp phải những rủi ro nào? Và Việt Nam sẽ phải thích ứng ra sao?Chiến lược An ninh Quốc gia của Hoa Kỳ chưa (được nội các mới) công bố nhưng có lẽ sẽ có nhiều thay đổi so với chính sách của TT Biden. Các hồ sơ lớn liên quan đến địa cầu như khủng hoảng khí hậu có thể sẽ không còn là trọng tâm, nếu không nói sẽ bị gạt bỏ. Điều này chắc chắn sẽ tác động đến chính sách về “an ninh năng lượng” của Việt Nam trong lâu dài.Vấn đề khủng hoảng nhân đạo, TT Biden đã hứa hẹn xoa dịu trong nhiệm kỳ của ông, có lẽ cũng sẽ không được chú ý đến. Tức là các nguồn viện trợ nhân đạo từ Hoa kỳ có thể sẽ giảm đi.
https://baotiengdan.com/2024/11/29/noi-cac-trump-2-se-doi-xu-voi-viet-nam-ra-sao/
Trump 2.0 có thể khiến Trung Quốc đau đầu ở Đông Nam Á
Sự trở lại Nhà Trắng của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump vào tháng 1 tới sẽ mang lại cả cơ hội lẫn nguy cơ cho Đông Nam Á. Một mặt, chính quyền mới dường như đang chuẩn bị tái khởi động chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương được đưa ra trong nhiệm kỳ đầu tiên của Trump, tập trung vào việc chống lại Trung Quốc, đồng thời tăng cường các liên minh và quan hệ đối tác trên khắp khu vực. Một số quốc gia, cụ thể là Philippines và Việt Nam, sẽ hoan nghênh cách tiếp cận này. Những quốc gia khác, như Indonesia và Singapore, có thể lo lắng về khả năng xảy ra chiến tranh trong khu vực của họ. Tuy nhiên, việc Trump giảm ưu tiên thúc đẩy các giá trị – chẳng hạn như dân chủ và nhân quyền – ở nước ngoài để ủng hộ một cách tiếp cận mang tính giao dịch nhằm đạt được lợi ích quốc gia của Mỹ sẽ nhận được sự hoan nghênh lớn hơn, đặc biệt là từ các chế độ chuyên chế và bán chuyên chế bao gồm hầu hết các quốc gia Đông Nam Á. Nhìn chung, các chính sách tiềm năng của Trump có thể đưa Mỹ vào vị thế tốt hơn để cạnh tranh lâu dài với Trung Quốc trong khu vực này.Đối với Đông Nam Á, những người chiến thắng rõ ràng của một chiến lược cứng rắn hơn đối với Trung Quốc là Philippines và Việt Nam. Hai quốc gia này đang gánh chịu hậu quả nặng nề từ các yêu sách chủ quyền đường chín đoạn mở rộng của Trung Quốc ở Biển Đông. Họ cũng đi đầu trong việc thách thức các yêu sách này, vốn dựa trên cách diễn giải của Bắc Kinh về các quyền lịch sử của Trung Quốc và đã vi phạm trực tiếp luật pháp quốc tế và các chuẩn mực ứng xử được ghi nhận trong Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS).
Trong những năm gần đây, Manila đã mở rộng và củng cố liên minh an ninh với Washington để chống lại việc Bắc Kinh ngày càng sử dụng các chiến thuật vùng xám ở Biển Đông, đặc biệt là tại các khu vực đang tranh chấp, gồm Bãi Cỏ Mây, Bãi Scarborough, Bãi Sa Bin, và Đảo Thị Tứ. Điều đáng lo ngại là Trump, trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình, dường như không quan tâm đến liên minh Mỹ – Philippines. Ví dụ, khi Tổng thống Rodrigo Duterte cố gắng hủy bỏ Thỏa thuận Các Lực lượng Thăm viếng Mỹ – Philippines – một hiệp ước quan trọng bổ trợ cho hiệp ước phòng thủ chung của hai nước – Trump đã nói, “Tôi không thực sự bận tâm nếu họ muốn làm như vậy. Nó sẽ tiết kiệm được rất nhiều tiền … Quan điểm của tôi khác với những người khác”.
https://boxitvn.blogspot.com/2024/11/trump-20-co-khien-trung-quoc-au-au-o.html#more
Quốc hội họp: các vị trí lãnh đạo cấp cao nào thay đổi? Ai sẽ thăng tiến?
Kỳ họp thứ 8 của Quốc hội dự kiến bế mạc vào ngày 30/11, Trung ương Đảng đã cho ý kiến một số chức vụ cần bổ nhiệm trong chính phủ và Quốc hội. Ai sẽ thăng tiến? Theo dự kiến, chương trình làm việc của Quốc hội ngày 27/11 có nội dung họp riêng để xem xét, quyết định về công tác nhân sự vào khoảng 17 giờ và tiếp tục được thực hiện trong ngày 28/11.Trong hội nghị bất thường của Trung ương Đảng ngày 25/11, Trung ương đã cho ý kiến về nhân sự để Bộ Chính trị quyết định giới thiệu Quốc hội kiện toàn một số chức danh bao gồm: bộ trưởng Tài chính; bộ trưởng Giao thông Vận tải; ủy viên Ủy ban Thường vụ, tổng thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.Như vậy, đây sẽ là những chức danh cần được kiện toàn và sẽ sớm được công bố. Giai đoạn 2021-2026 chứng kiến nhiều sự biến động nhân sự trong hệ thống Đảng và Nhà nước với việc 28 ủy viên Trung ương (bao gồm 7 ủy viên Bộ Chính trị) mất chức. Trong số các ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Trung ương Đảng nói trên có tới hai chủ tịch nước (Nguyễn Xuân Phúc, Võ Văn Thưởng), một chủ tịch Quốc hội (Vương Đình Huệ), ba phó thủ tướng (Phạm Bình Minh, Vũ Đức Đam, Lê Minh Khái) mất chức do “vi phạm, khuyết điểm”. Những sự biến động này cho thấy Đảng đã mạnh tay trong việc xử lý các lãnh đạo cấp cao nhưng đồng thời cũng đặt ra câu hỏi về tính ổn định chính trị của Việt Nam khi có quá nhiều quan chức phải rời cương vị giữa chừng.
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c5ygnq14exqo
Nhân sự cấp cao Việt Nam: những gương mặt mới thăng tiến là ai?
Quốc hội vừa thông qua nghị quyết phê chuẩn bổ nhiệm bộ trưởng Tài chính đối với ông Nguyễn Văn Thắng; bộ trưởng Giao thông Vận tải đối với ông Trần Hồng Minh và bầu ủy viên Ủy ban Thường vụ, tổng thư ký Quốc hội, chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội đối với ông Lê Quang Tùng. Các ông là ai?Nghị quyết về việc phê chuẩn bổ nhiệm bộ trưởng Tài chính và bộ trưởng Giao thông Vận tải đã được Quốc hội thông qua ngày 28/11 với đa số tán thành.Theo đó, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng được phê chuẩn làm bộ trưởng tài chính thay cho Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc – người đã kiêm nhiệm chức danh này từ cuối tháng 8 đến nay. Trước đó, vào cuối giờ chiều 27/11, Chính phủ đã trình Quốc hội đề nghị miễn nhiệm chức bộ trưởng Tài chính đối với ông Hồ Đức Phớc và chức bộ trưởng Giao thông Vận tải đối với ông Nguyễn Văn Thắng. Vào ngày 28/11, Quốc hội đã thông qua việc miễn nhiệm này.Với nghị quyết của Quốc hội, ông Trần Hồng Minh, Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng, được phê chuẩn bổ nhiệm giữ chức bộ trưởng Giao thông Vận tải. Ông Minh là người kế nhiệm ông Nguyễn Văn Thắng trên cương vị này.Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị Lê Quang Tùng cũng đã được Quốc hội bầu vào Ủy ban Thường vụ Quốc hội và bầu làm tổng thư ký Quốc hội, chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội thay cho ông Bùi Văn Cường, người vừa mất chức do bị kỷ luật.
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c8dmvpnz90yo
Việt Nam, Trung Quốc và việc chuyển hướng hàng hóa: Khi nhận thức quan trọng như thực tế
Tóm tắt: Thặng dư thương mại ngày càng tăng của Việt Nam với Mỹ cho thấy rõ ràng rằng Trung Quốc sử dụng Việt Nam như một cửa sau để né thuế quan của Mỹ. Việc chuyển hướng hàng hóa như vậy thực sự thấp hơn so với tưởng tượng. Với nhận thức chi phối chính trị, Việt Nam có khả năng vẫn nằm trong tầm ngắm của chính quyền Trump.Trước việc thuế quan của Mỹ tăng vọt đối với hàng xuất khẩu của Trung Quốc, Trung Quốc đã tìm cách chuyển hướng xuất khẩu sang Mỹ thông qua Việt Nam. Việc Việt Nam có thặng dư thương mại lớn với Mỹ dường như nhấn mạnh sự đồng lõa của Việt Nam trong việc chuyển hướng hàng hóa giúp Trung Quốc. Mặc dù thực tế phức tạp hơn những gì người ta tưởng tượng, Hà Nội vẫn phải nỗ lực hết sức để thuyết phục chính quyền mới của Trump rằng, họ không hoàn toàn đồng lõa với Trung Quốc.Kể từ khi chiến tranh thương mại Mỹ – Trung nổ ra vào năm 2018, Việt Nam đã nổi lên như một trong những nước hưởng lợi lớn nhất. Xuất khẩu sang Mỹ tăng vọt, với thặng dư đạt 104 tỷ đô la Mỹ vào năm 2023 — gần gấp ba lần mức 38 tỷ đô la Mỹ được ghi nhận vào năm 2017. Trong giai đoạn này, Việt Nam đã vươn lên từ vị trí thứ sáu lên thứ ba trong danh sách các quốc gia có sự mất cân bằng thương mại lớn nhất với Mỹ, chỉ sau Trung Quốc và Mexico.Tuy nhiên, thành công này đã gây ra sự nghi ngờ. Các quan chức Mỹ lo ngại rằng các công ty Trung Quốc đang lợi dụng Việt Nam như một cửa sau để trốn thuế, mà đã lên tới 25% đối với một số hàng hóa Trung Quốc, bằng cách dán nhãn lại những hàng hóa do Trung Quốc sản xuất như là hàng Việt Nam trước khi vận chuyển chúng đến Mỹ, một hoạt động được gọi là định tuyến lại hoặc chuyển hướng. Thặng dư thương mại ngày càng tăng của Việt Nam với Mỹ và thâm hụt ngày càng tăng với Trung Quốc càng thúc đẩy nhận thức này.
Trung ương Đảng họp bất thường, xử lý hàng loạt nhân vật cấp cao
Sáng 25/11, Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã triệu tập hội nghị bất thường, với nội dung bao gồm việc kỷ luật cán bộ đảng viên cấp cao. Hội nghị chỉ diễn ra trong nửa ngày.Theo thông cáo do Văn phòng Trung ương Đảng vừa ban hành, tại hội nghị, Trung ương Đảng đã đồng ý để cựu Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường và Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương Nguyễn Văn Thể, cựu Bộ trưởng Giao thông vận tải, thôi ủy viên Trung ương Đảng khóa 13.Ban Chấp hành Trung ương cũng đã quyết định khai trừ đảng các ông: Phạm Văn Vọng, cựu Ủy viên Trung ương Đảng, cựu Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc, cựu Chủ tịch HĐND tỉnh Vĩnh Phúc; Ngô Đức Vượng, cựu Ủy viên Trung ương Đảng, cựu Bí thư Tỉnh ủy Phú Thọ; Nguyễn Doãn Khánh, cựu Ủy viên Trung ương Đảng, cựu Bí thư Tỉnh ủy Phú Thọ.Phát biểu khai mạc hội nghị, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh Bộ Chính trị, Ban Bí thư “đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, quán triệt” triển khai nhiệm vụ lớn mà hội nghị lần thứ 10 Trung ương Đảng khóa 13 đã xác định. Trong đó, quan trọng là xin ý kiến Trung ương về chủ trương tổng kết sớm toàn diện Nghị quyết số 18 và tiếp tục sắp xếp, hoàn thiện tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn hoạt động hiệu quả, nhất là cấp Trung ương.Việc tinh gọn bộ máy đã được Tổng Bí thư Tô Lâm nhắc đi nhắc lại liên tục trong các cuộc họp gần đây.Hàng loạt các tờ báo Việt Nam như Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Dân Trí đều có nhiều bài viết lấy ý kiến của các chuyên gia hiến kế, góp ý theo chiến thuật truyền thông “tiền hô hậu ủng”, “nhất hô bá ứng”.
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cew29d8vkrdo
Nếu Tổng Bí thư Tô Lâm muốn cách mạng hệ thống chính trị…
Như một lái xe chuyên nghiệp, TBT Tô Lâm biết rằng động cơ của cỗ xe đang hỏng hóc nghiêm trọng. Nhưng thay toàn bộ hệ thống dường như là nhiệm vụ bất khả. Ông đành cố gắng vá víu để trấn an các đồng chí trong Đảng cũng như dư luận xã hội. Ngày 19/11/2024, Tổng Bí thư [TBT] Tô Lâm kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo Tổng kết đã chủ trì Phiên họp thứ nhất nhằm xem xét việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ban hành từ năm 2017 bởi Ban Chấp hành Trung ương [BCHTƯ] khóa XII. Tại phiên họp này, TBT nhấn mạnh rằng việc đổi mới, tinh gọn và sắp xếp lại tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị là một đòi hỏi cấp thiết của thực tiễn. Ông nhấn mạnh rằng công cuộc này đã nhận được sự kỳ vọng lớn lao và sự ủng hộ mạnh mẽ từ cán bộ, đảng viên, cũng như toàn thể nhân dân. Tuy nhiên, ông cũng khẳng định đây không chỉ là nhiệm vụ trọng yếu mà còn là một cuộc cách mạng, đòi hỏi quyết tâm cao nhất cùng hành động quyết liệt từ toàn hệ thống [1].Thế nhưng, bảy năm đã trôi qua kể từ khi Nghị quyết số 18 được ban hành, thực tế cho thấy 70% ngân sách quốc gia vẫn phải dùng để duy trì bộ máy Đảng và Nhà nước. Điều này đặt ra câu hỏi nghiêm túc: Vì sao nghị quyết không mang lại hiệu quả như mong đợi?Phải chăng chúng ta chỉ dừng lại ở việc đặt vấn đề, nêu nguyên nhân, mà không ai dám đi đến tận cùng của sự thật? Và nếu đi đến tận cùng, liệu có ai đủ can đảm để thực hiện những thay đổi triệt để? Ngày 5/11/2024 trước đó, TBT Tô Lâm cũng đã có bài trên Cổng Thông tin Điện tử Chính phủ, với đầu đề “Tinh – Gọn – Mạnh – Hiệu năng – Hiệu lực – Hiệu quả” [2]. Dù khẩu hiệu này thể hiện khát vọng cải cách, nhưng vẫn “hoài niệm” về một hệ thống dựa trên các tiêu chí Lê-nin-nít. Câu hỏi đặt ra là: Nếu tư duy Lê-nin là đáp án đúng trong lịch sử, thì tại sao Liên bang Xô-viết và hàng loạt quốc gia theo mô hình này lại sụp đổ vào cuối thế kỷ 20? [3] Nếu các Hội nghị tổng kết lần này vẫn tái sử dụng những công thức cũ, hoặc lặp lại các khẩu hiệu cách đây hàng chục, thậm chí cả trăm năm, thì rõ ràng chúng ta đang bỏ lỡ cơ hội vàng để đổi mới thực sự.
https://baotiengdan.com/2024/11/24/neu-tong-bi-thu-to-lam-muon-cach-mang-he-thong-chinh-tri/
Tô Lâm: Kẻ luôn luôn đeo mặt nạ ra diễn tuồng
Ông Tô Lâm vừa trải qua 100 ngày đầu trong cương vị tổng bí thư, người đứng đầu Đảng Cộng Sản Việt Nam nắm quyền sinh sát đối với vận mệnh của cả một dân tộc. Ngay sau khi nắm chức vụ tổng bí thư vào thượng tuần Tháng Tám, 2024, thay thế người tiền nhiệm là ông Nguyễn Phú Trọng đầy bảo thủ và giáo điều, ông Tô Lâm liên tiếp đưa ra nhiều tuyên bố tích cực ra vẻ hợp lòng dân trong các bài báo, diễn văn, họp báo từ trong và ngoài nước, như:-Về cam kết chống tham nhũng: “Sẽ tiếp tục công cuộc phòng chống tham nhũng, tiêu cực, không ngừng, không nghỉ, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai.” Phát biểu trong buổi họp báo ngày 3 Tháng Tám, 2024, sau lễ nhậm chức tổng bí thư;-Về nhận thức cải cách: “Từ bỏ tư duy không quản được thì cấm.” Phát biểu tại Quốc Hội sáng ngày 21 Tháng Mười, 2024, và tại Bộ Tư Pháp ngày 7 Tháng Mười Một, 2024;-Về tư tưởng pháp trị: “Xây dựng nhà nước pháp quyền Xã Hội Chủ Nghĩa,” trích bài viết “Phát huy tính đảng trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam;”-Về hoạch định chính sách: Xác định các điểm nghẽn “Trong ba điểm nghẽn lớn nhất hiện nay là thể chế, hạ tầng và nhân lực, thì thể chế là ‘điểm nghẽn’ của “điểm nghẽn,” phát biểu tại Quốc Hội sáng ngày 21 Tháng Mười, 2024;-Về cải cách giáo dục: “Chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, tri thức pháp luật và ý thức công dân,” phát biểu tại Trường Đại Học Kinh Tế Hà Nội ngày 18 Tháng Mười Một, 2024;-Về hứa hẹn dân túy: “Nhất định Việt Nam sẽ tiến vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc,” phát biểu tại Nhà Hát Hồ Gươm Hà Nội ngày 29 Tháng Tám kỷ niệm ngày Quốc Khánh;
https://www.nguoi-viet.com/viet-nam/to-lam-ke-luon-luon-deo-mat-na-ra-dien-tuong/
Điện hạt nhân Việt Nam: Chọn đối tác nào và vì sao?
Theo thông tin mới nhất từ Bộ Công thương Việt Nam, Bộ Chính trị đã đồng ý chủ trương tái khởi động chương trình điện hạt nhân sau nhiều năm trì hoãn, trong bối cảnh thiếu điện thường xuyên và áp lực của cam kết phát thải bằng 0 (năm 2050).Việt Nam đã đàm phán với Nga, Canada và Hàn Quốc cho các dự án nhà máy điện hạt nhân tiềm năng.Trong đó, Nga được cho là ứng cử viên nặng ký nhất khi nước này hiện đang hỗ trợ Việt Nam thực hiện dự án Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Công nghệ Hạt nhân, với lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu công suất 10MW. Việt Nam cũng đã ký kết với Đại học Bách Khoa Tomsk và Đại học Nghiên cứu Hạt nhân Quốc gia Nga để đào tạo cán bộ.Vào tháng 6/2024, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã hội đàm tại Hà Nội, ra tuyên bố chung, trong đó có: “Tính đến tiềm năng hợp tác trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử, quyết tâm đẩy nhanh triển khai dự án xây dựng Trung tâm Nghiên cứu khoa học công nghệ hạt nhân tại Việt Nam.”Trước đó, trong chuyến thăm Việt Nam vào tháng 4/2023, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Chernyshenko khẳng định nước này sẵn sàng tham gia xây dựng nhà máy điện hạt nhân tại Việt Nam.Việt Nam được cho là đang xem xét các lò phản ứng mô đun nhỏ (SMR), bao gồm các lò phản ứng nổi, với công suất 300 MW mỗi lò.
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c5yrkxl20xdo
Việt Nam chuẩn bị “địa bàn” tránh để Trump lại coi là “kẻ lạm dụng thương mại tồi tệ nhất”
Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong nhiều năm qua. “Trong 10 tháng năm 2024, thương mại Việt-Mỹ đạt gần 111 tỷ đô la, trong đó tăng mạnh mẽ hơn ở chiều xuất khẩu với kim ngạch gần 98,5 tỷ đô la, tăng 24,2% so với cùng kỳ”, theo báo Đầu Tư ngày 06/11. Thặng dư thương mại của Việt Nam với Mỹ sẽ sớm vượt ngưỡng 100 tỷ đô la, sau khi cũng ở mức khoảng 100 tỷ năm 2023. Mỹ chiếm hơn 1/4 tổng khối lượng xuất khẩu của Việt Nam. Những con số này sẽ không làm tân tổng thống Donald Trump hài lòng. Ông vẫn tuyên bố sẽ “mang việc làm về Mỹ”, tăng thuế hải quan 20% đối với mọi mặt hàng nhập khẩu vào Hoa Kỳ, riêng với hàng Trung Quốc ít nhất là 60%. Việt Nam có thể sẽ là một trong những nước ở châu Á bị tác động nặng nề nhất, theo nhận định của nhiều chuyên gia, được Japan Times trích dẫn ngày 12/11, do thặng dư thương mại với Mỹ quá lớn, gấp đôi so với nhiệm kỳ đầu của ông Trump. Ngoài ra, Việt Nam chưa hẳn đã được hưởng lợi lớn trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, được cho là sẽ trầm trọng hơn dưới thời ông Trump.Việt Nam, “kẻ lạm dụng thương mại tồi tệ nhất” theo cách gọi của ông Trump, đang từng bước chuẩn bị đối sách. Ngay ngày 07/11, khi có số liệu chính xác về kết quả bầu cử, tổng bí thư Tô Lâm, chủ tịch nước Lương Cường và thủ tướng Phạm Minh Chính đã gửi điện chúc mừng, khẳng định “Việt Nam coi Hoa Kỳ là đối tác có tầm quan trọng chiến lược”. Đến ngày 11/11, theo báo Chính phủ, tổng bí thư Tô Lâm đã điện đàm với ông Donald Trump, “đánh giá cao những đóng góp của tổng thống đắc cử trong quá trình phát triển của quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ”. Ông “cũng trao đổi với tổng thống đắc cử Donald Trump về một số phương hướng lớn nhằm tăng cường quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư giữa hai nước trong các lĩnh vực hai bên có thế mạnh và nhu cầu”.Ngoài ra, phải kể đến một sự kiện trùng hợp, có thể giúp Việt Nam “ghi điểm” trong mắt tổng thống tân cử Mỹ: Một tháng trước cuộc bầu cử, ngày 08/10/2024, công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc thông báo tập đoàn Trump (Trump Organization) đã đồng ý đầu tư xây dựng tổ hợp khách sạn, sân golf cao cấp tại tỉnh Hưng Yên, quê nhà của tổng bí thư Tô Lâm cũng như của những người thân cận với ông.
Tô Lâm “xáo bài” nhân sự của Tổng Trọng!
Phải chăng nụ cười bí hiểm của “người tử tế” Nguyễn Tấn Dũng trong đám tang Tổng Trọng đã có lời giải đáp? “Đèn đom đóm” mất suất kế vị, hạ cánh không an toàn. “Thể cá tra”, “Cường chân vịt” vừa được cho thôi chức vụ, nguy cơ tù tội rập rình. Thường trực Ban Bí Thư Đinh Thế Huynh sau bảy năm vắng bóng trị bệnh bí ẩn đã tái xuất hiện phong độ ngời ngời. Tô Tổng xóa bài, đảo ngược chiều những quân cờ chiến lược của Tổng Trọng. Hóa ra bàn tay người “đốt lò” cũng bê bết bụi than và cả mùi tử khí.Trung ương đảng vừa biểu quyết cho thôi giữ chức hai ủy viên nhem nhuốc Nguyễn Văn Thể, xú danh “Thể Cá Tra”, và Bùi Văn Cường, xú danh “Cường Chân Vịt”. Chỉ với hai cái tên đầy miệt thị ấy, đủ thấy lòng dân ác cảm với tội ác của họ ra sao.Nguyễn Văn Thể, Bộ trưởng Giao thông Vận tải, lừng lẫy tiếng tăm cấp phép và bảo kê BOT bẩn tràn lan, và đẻ ra chiêu trò lộ liễu đổi tên trạm thu phí thành trạm thu giá, mở đường cho các doanh nghiệp tự tung tự tác định giá thu phí cầu đường. Bị dư luận xã hội và cả đại biểu Quốc hội chất vấn, phản đối, Thể cố gắng ngụy biện, đổ trách nhiệm cho Tổng cục Đường bộ ra công văn yêu cầu các nhà đầu tư, các chủ dự án, Tổng công ty thực hiện thay thế biển hiệu “Trạm thu phí” thành “Trạm thu giá”, đồng thời đôn đốc các Cục Đường bộ kiểm tra, giám sát.Với từng ấy tội ác, bị cả nước nguyền rủa, lẽ ra Thể phải bị cách chức, khởi tố. Thế nhưng, đến khóa 13, Thể vẫn được Tổng Trọng cho tái nhiệm Trung ương và Bộ trưởng Giao thông Vận tải. Sau đó, Bộ Chính trị quyết định điều động, phân công đồng chí Nguyễn Văn Thể, Ủy viên Trung ương Đảng, thôi giữ chức Bí thư Ban cán sự đảng, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, để chỉ định tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, giữ chức Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương, nhiệm kỳ 2020-2025.
Tổ chức Nhân quyền châu Á chỉ trích Việt Nam bỏ tù 9 nhà sư và nhà hoạt động Khmer Krom
Tổ chức Bảo vệ Nhân quyền và Lao động châu Á (AHRLA) hôm 27/11 lên án việc chính quyền Việt Nam tuyên phạt hơn 26 năm tù cho 9 người Khmer Krom vì họ lên tiếng bảo vệ quyền của người thuộc nhóm sắc dân thiểu số, và gọi các bản án này là “không thể chấp nhận được.”Tòa án ở tỉnh Vĩnh Long hôm 26/11 tuyên án những người này sau khi cáo buộc họ phạm tội “lợi dụng quyền tự do dân chủ” và “bắt giữ người trái phép.” Giới hoạt động dẫn lời người thân cho VOA biết hôm 26/11 rằng họ bị xét xử mà không có luật sư bào chữa và gia đình cũng không được thăm gặp họ.“Việc chính phủ Việt Nam truy tố và tuyên án 6 nhà sư Phật giáo Khmer Krom và 3 nhà hoạt động tôn giáo với những bản án dài là vô lý và không thể chấp nhận được, đồng thời cho thấy chính phủ tuyệt đối không khoan nhượng về quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng bên ngoài các cấu trúc chính thức được kiểm soát chặt chẽ,” Phil Robertson, giám đốc AHRLA có trụ sở ở Bangkok, cho biết trong tuyên bố.Ngay sau phiên xử hôm 26/11, tổ chức Liên đoàn Khmer Krom (KKF) có trụ sở ở Mỹ đã chỉ trích chính quyền Việt Nam vì “đã tiến hành một phiên tòa không công bằng, dẫn đến những bản án khắt khe và không chính đáng đối với những cá nhân không làm gì khác hơn là ủng hộ một cách ôn hòa cho quyền tôn giáo và văn hóa của họ”. Nhóm này cho rằng chính quyền Việt Nam đã thực hiện “giam giữ bất công” và “cưỡng bức nhận tội” đối với các nhà sư và nhà hoạt động Khmer Krom này trong 8 tháng trước khi đưa họ ra xét xử.
Bí thư tỉnh ủy nhận án 15 năm tù vì ăn hối lộ của doanh nghiệp
Ông Lê Đức Thọ, cựu bí thư Tỉnh ủy Bến Tre, đã bị tòa án ở thành phố Hồ Chí Minh kết án 28 năm tù cho hai tội danh là ‘Nhận hối lộ’ và ‘Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi’ trong vụ án Xuyên Việt Oil, theo báo chí trong nước.Cụ thể, về tội Nhận hối lộ, ông Thọ nhận mức án 15 năm tù, còn về tội ‘Lợi dụng chức vụ, quyền hạn’, ông nhận mức án 13 năm tù. Ngoài ra, ông còn bị phạt bổ sung mỗi tội danh 100 triệu đồng, tổng cộng 200 triệu đồng cho hai tội danh, Tuổi Trẻ cho biết. Ông Thọ bị cáo buộc nhận hối lộ hơn 1 triệu đô la Mỹ, gậy đánh golf tiền tỷ, xe Mercedes S450 và đồng hồ Patek Philippe từ bà Mai Thị Hồng Hạnh, giám đốc Công ty Xuyên Việt Oil, theo kết qua luận điều tra của Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an được báo Tiền Phong dẫn lại.Ông Thọ được cho là đã nhận hối lộ từ bà Hạnh từ khi ông còn là Chủ tịch Hội đồng Quản trị ngân hàng Vietinbank để cấp giới hạn tín dụng và kéo dài thời gian duy trì giới hạn tín dụng cho Xuyên Việt Oil.Khi trở thành bí thư Bến Tre, ông bị cáo buộc đã tác động đến Giám đốc Vietinbank chi nhánh Bến Tre để cho Xuyên Việt Oil vay với điều kiện ưu đãi, cũng theo kết luận điều tra.Hội đồng xét xử phán quyết rằng cần xử lý nghiêm ông Thọ vì ông là người nhận hối lộ nhiều nhất trong vụ án, nhưng cho rằng ông Thọ cũng chỉ vì muốn tận dụng mối quan hệ với Xuyên Việt Oil để phát triển kinh tế xã hội tỉnh, tạo thêm công ăn việc làm cho người dân và bản thân ông Thọ đã nộp lại 34 tỷ đồng nên được giảm nhẹ một phần hình phạt, theo tường thuật của trang mạng VnExpress.Trong cùng vụ án, bà Mai Thị Hồng Hạnh nhận mức án 11 năm tù về tội Đưa hối lộ, 19 năm tù về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí, tổng hợp là 30 năm tù, theo Tuổi Trẻ.
Việt Nam tiếp tục bắt giữ hai người bị cáo buộc tham gia tổ chức Chính phủ Quốc gia Việt Nam lâm thời
Công an tỉnh Kiên Giang vào ngày 27/9 khởi tố và bắt tạm giam hai người phụ nữ là hai mẹ con với cáo buộc tham gia tổ chức Chính phủ Quốc gia Việt Nam lâm thời, đưa số người bị bắt vì tham gia tổ chức của người Việt tại Mỹ này từ dịp Quốc khánh 2/9 đến nay lên ít nhất bảy người.Truyền thông Nhà nước cho biết, hai người bị bắt là Trần Thị Hồng Duyên (40 tuổi) và Bùi Thị Ánh Ngọc (66 tuổi) cùng ngụ tại TP Rạch Giá. Cả hai đều bị cáo buộc tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”.Vụ bắt giữ hai người này xảy ra chỉ trong vòng hai ngày sau khi Tổng bí thư – Chủ tịch nước Tô Lâm kết thúc chuyến thăm New York, Mỹ từ ngày 22 đến ngày 25/9. Ông Tô Lâm cũng vừa gặp Tổng thống Mỹ Joe Biden bên lề cuộc họp của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc vào ngày 25/9 vừa qua và khẳng định quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Mỹ trên nhiều lĩnh vực trong đó có nhân quyền.Báo Nhà nước dẫn kết quả điều tra của công an Kiên Giang cho biết, từ cuối năm 2018, bà Duyên sử dụng mạng xã hội Facebook tìm hiểu, liên lạc với một số đối tượng là thành viên của tổ chức Chính phủ Quốc gia Việt Nam lâm thời do ông Đào Minh Quân cầm đầu tại Mỹ. Đây là tổ chức bị Chính phủ Việt Nam xếp vào danh sách khủng bố. Người đại diện của tổ chức này đã từng lên tiếng với RFA để phản bác cáo buộc này.
Ông Nguyễn Văn Thể và Bùi Văn Cường bị cho thôi chức Ủy viên Trung ương Đảng
Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức hội nghị không báo trước chỉ trong một ngày, qua đó khai trừ đảng đối với ba cựu bí thư Tỉnh ủy và cho thôi chức Ủy viên Trung ương Đảng đối với hai quan chức cấp cao là Nguyễn Văn Thể và Bùi Văn Cường.Báo Tin tức chiều 25/11 đăng tải thông cáo báo chí của hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII cho biết, Ban chấp hành đã cho ý kiến về nhân sự để Bộ Chính trị quyết định giới thiệu Quốc hội khoá XV phê chuẩn chức danh Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải; bầu Uỷ viên Uỷ ban Thường vụ, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.Ngoài ra, cơ quan lãnh đạo thường trực cao nhất của ĐCSVN cũng quyết định thi hành kỷ luật các cựu bí thư tỉnh ủy Vĩnh Phúc – Phạm Văn Vọng và hai cựu bí thư tỉnh ủy Phú Thọ là Ngô Đức Vượng và Nguyễn Doãn Khánh bằng hình thức khai trừ ra khỏi Đảng.Ba cựu bí thư tỉnh ủy này trong thời gian tại vị bị cho là đã suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; vi phạm nghiêm trọng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi phạm Quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương; gây hậu quả rất nghiêm trọng, dư luận bức xúc, ảnh hưởng rất xấu đến uy tín của tổ chức đảng và chính quyền địa phương.Bên cạnh đó, Ban chấp hành T.Ư cũng đồng ý để hai ông Bùi Văn Cường, Nguyễn Văn Thể thôi giữ chức Uỷ viên Trung ương Đảng khoá XIII.
Tiết lộ đường dây buôn người kinh hoàng từ Việt Nam sang Campuchia
Qua sự việc ông Từ Anh Tú, một nhà hoạt động dân chủ độc lập tại Bắc Giang tìm đường đi ra khỏi Việt Nam, được cảnh sát Campuchia “giải cứu” khỏi tay bọn buôn người, trên người đầy thương tích đã tiết lộ một trong những đường đây buôn người công khai hoạt động tại Việt Nam. Điều đáng nói, hiện ông Tú vẫn chưa được ra khỏi đồn cảnh sát, và đang đối diện với 2 nguy cơ: Hoặc sẽ “được” trả về Việt Nam, hoặc sẽ bị giao lại vào tay các ông chủ “nói tiếng Trung Quốc”!Nguồn tin gửi về Việt Nam từ Campuchia cho biết, ông Tú (cùng với 7 người Việt khác trong vụ buôn người vừa được Saigonnho đưa tin) đã được giải cứu khỏi những kẻ buôn người, hiện đang ở trong trụ sở cảnh sát tỉnh Kampot (Kampot Provincial Police, số điện thoại +85581298511), Campuchia. Đáng chú ý, trước đó ông Tú (cùng các nạn nhân nêu trên) bị những kẻ buôn người “nói tiếng Trung Quốc” đánh đập dã man, bị tước điện thoại, sau khi chúng phát hiện ra nỗ lực liên lạc với người nhà để đến giải cứu của ông Tú.Một nhà hoạt động giấu tên vì lý do an toàn cá nhân, tại Hà Nội, cho hay:“Ai đó đã chụp ảnh những người bị nạn bị đánh đập thương tích nặng rồi gửi cho gia đình với mục đích nhắn gia đình gửi tiền chuộc từ 200 đến 500 triệu đồng.”
Ngưỡng thấp của văn học Việt Nam
Sau 50 năm từ khi chiến tranh kết thúc (1975), thống nhất đất nước, và gần 40 năm đổi mới, quy mô nền kinh tế Việt Nam đang bước vào nhóm các nước có ngưỡng trung bình cao trên thế giới.Còn văn học Việt Nam đang ở ngưỡng nào của thế giới? Câu trả lời của tôi là: Ở ngưỡng thấp, dưới trung bình.1. Trong nửa thế kỷ qua, tác phẩm văn học Việt Nam được dịch nhiều nhất, được biết đến nhiều nhất trên thế giới là tiểu thuyết “Nỗi buồn chiến tranh” của nhà văn Bảo Ninh. Sau khi xuất bản năm 1990 và được giải thưởng của Hội nhà văn Việt Nam (HNVVN) năm 1991, “Nỗi buồn chiến tranh” được các dịch giả Phan Thanh Hảo, Võ Băng Thanh và Katerina A. Peirce dịch sang tiếng Anh và xuất bản đầu tiên năm 1992 tại NXB Martin Secker & Warburg (Anh). Từ bản dịch tiếng Anh đó, nhiều bản dịch “Nỗi buồn chiến tranh” sang các thứ tiếng khác đã được thực hiện, cho tới nay theo con số chưa đầy đủ “Nỗi buồn chiến tranh” đã được dịch ở hơn hai chục ngữ. Nó trở thành tác phẩm tiêu biểu của văn học Việt Nam trên thế giới.Năm 2008, tôi có bài tổng quan về sự tiếp nhận tác phẩm này ở Mỹ cho thấy nó được đánh giá rất cao, có người xếp ngang với cuốn tiểu thuyết nổi tiếng “Phía Tây không có gì lạ” của nhà văn Đức E.R. Remaque. Bản dịch “Nỗi buồn chiến tranh” gần đây nhất là bản tiếng Trung của dịch giả Hạ Lộ, Phó giáo sư, tiến sĩ văn học Việt Nam tại Đại học Bắc Kinh (Trung Quốc). Nhà văn hàng đầu của văn học Trung Quốc hiện nay Diêm Liên Khoa trong bài giới thiệu đã đánh giá “Nỗi buồn chiến tranh” cực kỳ cao. Ông đặt tên bài viết của mình là “Tầm cao của văn học chiến tranh Phương Đông”.
Điểm danh những gương mặt chủ chốt trong chính quyền Trump
Đội ngũ mới được giao phó thực hiện chương trình nghị sự của Donald Trump đang dần thành hình, với một số lựa chọn gây tranh cãi.Trước khi trở lại Nhà Trắng vào ngày 20 tháng 1 năm 2025, tổng thống đắc cử đã chỉ định Pete Hegseth, người dẫn chương trình của Fox News và là cựu quân nhân, làm ứng viên bộ trưởng quốc phòng. Ông cũng muốn Robert F. Kennedy Jr. giữ chức Bộ trưởng Y tế.Marco Rubio có thể trở thành ngoại trưởng tiếp theo. Và tỷ phú ủng hộ ông, Elon Musk, sẽ đóng vai trò trong nỗ lực cắt giảm chi phí.Dưới đây là cái nhìn chi tiết hơn về các vị trí mà ông Trump đã đề cử người đảm nhiệm, cũng như những cái tên đang được cân nhắc cho các chức vụ quan trọng chưa được bổ nhiệm.Chúng ta sẽ bắt đầu với các vai trò trong nội các – những vị trí này cần được Thượng viện thông qua. Nếu có 4 thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa và toàn bộ thượng nghị sĩ Đảng Dân chủ phản đối bất kỳ cá nhân nào, đề cử đó sẽ thất bại.
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cdxy7v7d275o
Derek Trần: dân biểu liên bang gốc Việt đầu tiên của California là ai?
Ông Derek Trần (Đảng Dân chủ) đã giành chiến thắng trước dân biểu đương nhiệm của Đảng Cộng hòa Michelle Steel ở địa hạt 45 của California, ngay từ lần tranh cử đầu tiên. “Thật là một vinh dự lớn khi được bầu để phục vụ nhân dân trong Địa hạt bầu cử số 45 tại California,” ông viết trên mạng xã hội X vào ngày 27/11, không quên cảm ơn người thân trong gia đình, bạn bè, người ủng hộ và các cử tri.Phần lớn cử tri trong hạt này là người Mỹ gốc Á.Theo ông Trần, cũng trong ngày 27/11, bà Steel đã gọi điện cho ông để thừa nhận thua cuộc.Trước đó vài ngày, ông Derek Trần đã tự tuyên bố chiến thắng trên X, trong đó có đoạn: “Chỉ có ở nước Mỹ, một người tị nạn chạy trốn trên mình không có gì ngoài quần áo mới có thể vươn lên trở thành nghị sĩ Quốc hội chỉ trong một thế hệ.”Ông Derek Trần là người Mỹ gốc Việt đầu tiên trở thành dân biểu liên bang đại diện cho California, tiểu bang có khu Little Saigon, Quận Cam. Đây được coi là một dấu mốc lịch sử vì sau 50 năm định cư, lần đầu tiên thủ phủ của người Việt tị nạn tại Mỹ có đại diện trong quốc hội liên bang.Tuy nhiên, nếu nhìn vào số liệu, người dân ở Quận Cam bầu cho bà Steel nhiều hơn, với hiện tại là 142.674 phiếu so với 139.048 phiếu dành cho ông Trần. Ông Trần đã lật ngược tình thế với cách biệt hơn 4.000 phiếu tại Quận Los Angeles (số liệu tính tới sáng 27/11).Theo Politico, cuộc đua giữa ông Trần và bà Steel là cuộc tranh cử dân biểu tốn kém nhất trong cuộc bầu cử lần này, khi ít nhất có đến 46 triệu USD được chi.
.https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c93q0pge4zno
Việt Nam ủng hộ thỏa thuận ngừng bắn giữa Israel và Hezbollah
Việt Nam hôm 28/11 bày tỏ sự ủng hộ đối với thỏa thuận ngừng bắn mới đạt được giữa Israel và Hezbollah, và kêu gọi thực hiện thỏa thuận nhằm hướng đến hòa bình lâu dài và bền vững trong khu vực, Bộ Ngoại giao và chính phủ Việt Nam cho biết trên trang web chính thức. “Việt Nam hoan nghênh thỏa thuận ngừng bắn giữa Israel và Hezbollah”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, Phạm Thu Hằng, nói khi trả lời câu hỏi của báo chí hôm 28/11.“Chúng tôi ủng hộ mọi nỗ lực nhằm đạt được thoả thuận ngừng bắn tại Dải Gaza, chấm dứt xung đột, góp phần tạo dựng môi trường hoà bình và ổn định ở Trung Đông”, bà Hằng nói thêm.Israel và Hezbollah tại Lebanon đạt được thoả thuận ngừng bắn hôm thứ Tư (27/11) sau khi cả hai chấp nhận một thỏa thuận do Hoa Kỳ và Pháp làm trung gian. Đây được xem là một thành tựu ngoại giao hiếm hoi trong một khu vực đang bị tàn phá bởi xung đột, giúp chấm dứt cuộc đối đầu đẫm máu nhất giữa Israel và nhóm chiến binh Hezbollah trong nhiều năm, theo Reuters.
https://www.voatiengviet.com/a/7881370.html
Đặc phái viên của ông Trump đề xuất cách ép Ukraine và Nga hòa đàm
Việc Tổng thống mới đắc cử Mỹ Donald Trump chọn Trung Tướng nghỉ hưu Keith Kellogg làm đặc phái viên về Ukraine và Nga đang khơi dậy sự quan tâm đối với đề xuất của ông về chấm dứt xung đột.Theo báo Guardian, ông Kellogg và cựu chuyên gia phân tích CIA Fred Fleitz hồi tháng 4 đã trình lên ông Trump một tài liệu chính sách do họ là đồng tác giả, trong đó đề xuất chấm dứt xung đột giữa 2 nước láng giềng ở châu Âu bằng cách dừng cung cấp thêm vũ khí cho Ukraine nếu nước này không tham gia đàm phán hòa bình với Nga, đồng thời cảnh báo Moscow rằng nếu họ từ chối ngồi vào bàn thương lượng với Kiev, sự trợ giúp của Washington cho Ukraine sẽ tăng lên.Tài liệu cáo buộc chính sách đối ngoại “thiếu nghiêm túc và không mạch lạc” của chính quyền Tổng thống Joe Biden đã khiến cuộc xung đột Nga – Ukraine kéo dài 3 năm. Ông Kellogg và đồng tác giả báo cáo cũng buộc tội chính quyền Biden đặt “chương trình nghị sự lý tưởng của giới tinh hoa toàn cầu lên trên mối quan hệ hiệu quả với Nga, tạo thành “chính sách thù địch khiến Nga trở thành kẻ thù của Mỹ”.
Trump bổ nhiệm CEO của Viện Chính sách nước Mỹ trên hết làm Bộ trưởng Nông nghiệp
Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Donald Trump chọn bà Brooke Rollins, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành (CEO) của Viện Chính sách nước Mỹ trên hết, làm Bộ trưởng Nông nghiệp.”Là Bộ trưởng Nông nghiệp kế tiếp, bà Brooke sẽ dẫn đầu nỗ lực bảo vệ các nông dân Hoa Kỳ, những người thực sự là xương sống của đất nước chúng ta”, ông Trump cho biết trong một tuyên bố. Nếu được Thượng viện phê chuẩn, bà Rollins sẽ lãnh đạo một cơ quan có 100.000 nhân viên với các văn phòng tại mọi địa hạt trên cả nước, có phạm vi công việc bao gồm các chương trình nông trại và dinh dưỡng, lâm nghiệp, cho vay làm nông trại, an toàn thực phẩm, phát triển nông thôn, nghiên cứu nông nghiệp, thương mại…Cơ quan liên bang này có ngân sách là 437,2 tỷ đô la vào năm 2024. Chương trình nghị sự của người được đề cử sẽ có tác động đến chế độ ăn uống và ví tiền của người Mỹ, cả ở thành thị và nông thôn.
https://www.voatiengviet.com/a/7875097.html
Mỹ nghiên cứu bố trí tên lửa tại Nhật Bản trong trường hợp khủng hoảng Đài Loan
Quân đội Hoa Kỳ sẽ thiết lập các căn cứ tạm thời dọc theo chuỗi đảo Nansei phía tây nam Nhật Bản và tại Philippines, để bố trí các đơn vị tên lửa trong trường hợp xảy ra tình huống khẩn cấp ở Đài Loan. Theo nhiều nguồn tin được hãng thông tấn Nhật Bản Kyodo ngày 24/11/2024, dẫn lại, việc bố trí các đơn vị tên lửa sẽ được đưa vào kế hoạch tác chiến chung đầu tiên giữa Mỹ và Nhật Bản để ứng phó với nguy cơ xảy ra khủng hoảng với Trung Quốc. Kế hoạch này phải được triển khai trong tháng 12/2024.Một trung đoàn Thủy quân Lục chiến, đơn vị sở hữu Hệ thống pháo phản lực đa nòng cơ động cao (HIMARS), sẽ được triển khai dọc theo chuỗi đảo trải dài từ các tỉnh Kagoshima và Okinawa của Nhật Bản về hướng Đài Loan.Cũng theo nguồn tin trên, ngay từ giai đoạn đầu, khi tình hình ở Đài Loan trở nên cấp bách, các căn cứ tạm thời sẽ được thiết lập trên các đảo có người ở của quần đảo Nansei. Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản chủ yếu sẽ hỗ trợ hậu cần như cung cấp nhiên liệu và đạn dược.
Mexico cảnh cáo Trump đánh thuế 25% sẽ làm mất 400,000 việc làm ở Mỹ, đe dọa trả đũa
MEXICO CITY, Mexico (NV) – Hôm Thứ Tư, 27 Tháng Mười Một, Tổng Thống Mexico Claudia Sheinbaum tuyên bố Mexico sẽ trả đũa nếu Tổng Thống tân cử Mỹ Donald Trump đánh mức thuế 25% lên hàng nhập cảng từ Mexico, một hành động mà chính phủ của vị nữ tổng thống cảnh cáo rằng có thể làm mất đến 400,000 việc làm và đẩy giá cả hàng tiêu thụ lên cao tại Mỹ, thông tấn xã Reuters loan tin hôm Thứ Năm.“Nếu Mỹ áp đặt quan thuế thì Mexico cũng sẽ tăng thuế đánh lên hàng hóa Mỹ,” Tổng Thống Sheinbaum nói vậy, và trong một lời tuyên bố rõ ràng nhất của mình, bà nói thêm rằng Mexico đang chuẩn bị các biện pháp trả đũa thương mại chống lại đối tác thương mại hàng đầu của mình.Cũng trong dịp này, Bộ Trưởng Kinh Tế Mexico Marcelo Ebrard đã lên tiếng kêu gọi sự hợp tác và hội nhập trong khu vực nhiều hơn thay vì mở cuộc chiến thuế nhập cảng để trả đũa lẫn nhau.
Cuộc không kích của Nga làm ít nhất 15 người bị thương ở Kharkiv
Các quan chức Ukraine hôm 25/11 nói rằng rằng một cuộc tấn công của Nga vào thành phố Kharkiv ở đông bắc nước này đã làm ít nhất 19 người bị thương.Oleh Syniehubov, thống đốc vùng Kharkiv, cho biết trên Telegram rằng lực lượng Nga đã tấn công một khu vực ở trung tâm Kharkiv, làm hư hại hơn 40 ngôi nhà.Tại vùng Odesa của Ukraine, Thống đốc Oleh Kiper cho biết một cuộc tấn công bằng tên lửa đã đánh trúng thành phố Odesa và gây ra thương vong.Một cuộc tấn công khác của Nga, ở vùng Zaporizhzhia, đã làm một đứa trẻ bị thương và phá hủy một số ngôi nhà, theo Thống đốc Ivan Fedorov.Trong khi đó Thống đốc Vitaliy Kim của vùng Mykolaiv cho biết trên Telegram hôm 25/11 rằng các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Nga nhắm vào cơ sở hạ tầng năng lượng và làm gián đoạn mạng lưới điện.
Tổng thống Biden bí mật yêu cầu Quốc hội Mỹ cấp thêm 24 tỷ USD cho Ukraine
Trong số 24 tỷ USD này, có 16 tỷ USD được cho là sẽ dùng để bổ sung kho vũ khí Mỹ sẽ chuyển giao cho Ukraine, trong khi phần còn lại dành cho Sáng kiến Hỗ trợ An ninh cho Kiev.Politico ngày 27/11 dẫn một tài liệu cho biết Tổng thống Mỹ Joe Biden đã bí mật yêu cầu Quốc hội nước này giải ngân thêm 24 tỷ USD viện trợ cho Ukraine.Chính quyền Biden muốn số tiền này được bổ sung vào nguồn tài trợ của Mỹ, mà các nhà lập pháp nước này dự kiến sẽ thông qua vào tháng 12 tới. Hai quan chức Quốc hội Mỹ đã xác nhận thông tin với tờ báo, đồng thời cho biết thêm rằng yêu cầu đã được tiếp nhận hôm 25/11.Trong số 24 tỷ USD, 2/3 (16 tỷ USD) được cho là sẽ dùng để bổ sung kho vũ khí Mỹ sẽ chuyển giao cho Ukraine, trong khi phần còn lại dành cho Sáng kiến Hỗ trợ An ninh cho nước này./.
Ukraina mất kiểm soát hơn 40% lãnh thổ chiếm được tại khu vực Kursk của Nga
Theo một nguồn tin quân sự cấp cao của Ukraina, được Reuters hôm qua 23/11/2024 dẫn lại, sau khi Matxcơva tăng cường phản công, Kiev đã mất kiểm soát hơn 40% lãnh thổ trong khu vực Kursk của Nga, mà quân đội Ukraina đã chiếm được trong cuộc tấn công mùa hè 2024.Từ Kiev, thông tín viên Emmanuelle Chaze cho biết cụ thể :“Ở Ukraina, mọi chú ý đều đổ dồn vào các hoạt động ở Kursk kể từ khi tình hình trở nên phức tạp hơn cho quân đội Ukraina sau cuộc phản công đến trễ của Nga. Sau bốn tháng chuẩn bị, Nga đã tái áp dụng một chiến thuật đã chứng tỏ hiệu quả trên mặt trận phía Đông, đó là các cuộc tấn công của bộ binh lặp đi lặp lại. Chiến thuật này dù gây tổn thất nặng nề nhưng mang lại nhiều bước tiến. Tuy nhiên, thông báo về việc Ukraina bị mất lãnh thổ ở khu vực Kursk vào lúc này không có nghĩa là quân đội Ukraina sẽ phải rút lui khỏi khu vực đó vì họ vẫn kiểm soát khoảng 800 km² lãnh thổ theo thông tin từ phía Kiev, hoặc 600 km² theo nhận định từ các nhà quan sát độc lập.
Đại hội đồng nghị viện NATO thúc giục các đồng minh sớm kết nạp Ukraine vào khối
Đại hội đồng Nghị viện NATO đã kêu gọi các đồng minh huy động mọi nỗ lực giúp Ukraine sớm được kết nạp vào liên minh quân sự do Mỹ đứng đầu này.”Đại hội đồng yêu cầu các chính phủ và quốc hội của Liên minh Bắc Đại Tây Dương tăng gấp đôi nỗ lực giúp Ukraine đạt được tư cách thành viên đầy đủ càng sớm càng tốt bằng cách đẩy nhanh quá trình hội nhập vào NATO”, trích khuyến nghị về chính sách được thông qua sau phiên họp thường niên của Đại hội đồng nghị viện NATO hôm 25/11.Theo Sputnik, các khuyến nghị được công bố ngày 26/11 đã thúc giục các đồng minh sử dụng ” tối đa” các dạng thức hợp tác song phương hiện có, kể cả Hội đồng NATO – Ukraine và Trung tâm Đào tạo – giáo dục cũng như thành lập một phái bộ của liên minh tại Ukraine. Tài liệu cũng kêu gọi ủng hộ “kế hoạch chiến thắng” của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và tăng cường hỗ trợ quân sự cho đất nước của ông trong cuộc xung đột với Nga.
Nga cảnh báo Mỹ về ‘vòng xoáy leo thang’
Thứ trưởng Ngoại giao Nga cáo buộc Mỹ leo thang căng thẳng khi cung cấp thêm vũ khí cho Ukraine, nhưng khẳng định Moskva vẫn duy trì kênh trao đổi.”Chính quyền hiện tại của Mỹ phải chấm dứt vòng xoáy leo thang này. Họ phải làm vậy nếu không tình hình sẽ trở nên rất nguy hiểm đối với tất cả, kể cả Mỹ”, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov nói hôm nay.Bình luận được ông Ryabkov đưa ra 6 ngày sau khi Nga phóng tên lửa đạn đạo tầm trung mang đầu đạn siêu vượt âm phi hạt nhân Oreshnik, một trong các vũ khí mới nhất của Moskva, vào Ukraine. Thứ trưởng Nga mô tả đây là thông điệp rõ ràng mà Moskva gửi tới phương Tây.”Tín hiệu rõ ràng là hãy dừng lại. Các vị không nên cung cấp cho Kiev mọi thứ họ muốn, đừng khuyến khích họ thực hiện những cuộc phiêu lưu quân sự mới. Chúng quá nguy hiểm”, ông nói.
https://vnexpress.net/nga-canh-bao-my-ve-vong-xoay-leo-thang-4821178.html
Vụ Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Đổng Quân ‘bị điều tra’: Bắc Kinh nói không có căn cứ
Báo Financial Times ngày thứ Tư 27/11 dẫn lời các cựu và quan chức Mỹ đương nhiệm nắm vấn đề cho biết Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Đổng Quân đang bị điều tra về tham nhũng. Phía Trung Quốc nói thông tin này “không có căn cứ”. Các quan chức Mỹ cho Financial Times biết cuộc điều tra ông Đổng Quân là một phần của chiến dịch với quy mô lớn hơn, nhằm truy quét tham nhũng trong Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA).Ông Đổng Quân là bộ trưởng quốc phòng thứ ba liên tiếp đương chức hoặc từng tại nhiệm của Trung Quốc bị điều tra liên quan đến cáo buộc tham nhũng, theo Financial Times. Tuy nhiên, đáp lại câu hỏi về thông tin trên Financial Times, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 27/11 nói đó là chuyện đoán mò, không có căn cứ.Đô đốc Đổng Quân, cựu Tư lệnh Hải quân, đã trở thành bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc vào tháng 12/2023, hai tháng sau khi người tiền nhiệm là Thượng tướng Lý Thượng Phúc bị bãi chức với cáo buộc tham nhũng.Tướng ba sao Đổng Quân trở thành tướng hải quân đầu tiên lãnh đạo bộ này.
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c87xzy0w8pro
Sợ bị loại khỏi hiệp định với Mỹ-Canada, Mexico đổi luật, loại bỏ phụ tùng Trung Quốc
MEXICO CITY, Mexico (NV) – Hồi gần đây, Mexico đã bị chỉ trích vì lót đường cho các phụ tùng và sản phẩm của Trung Quốc tiến vào Bắc Mỹ, và các giới chức Mexico nay lo sợ những sự kiện như việc cựu Tổng Thống Donald Trump tái đắc cử hoặc Thủ Tướng Canada Justin Trudeau đang gặp khó khăn chính trị khiến hai quốc gia này có thể loại bỏ đất nước của họ ra khỏi hiệp định thương mại tự do Mỹ-Mexico-Canada, thông tấn xã AP loan tin hôm Chủ Nhật, 24 Tháng Mười Một.Đảng cầm quyền Morena của Mexico quá sợ mất thỏa thuận thương mại đến mức Tổng Thống Claudia Sheinbaum, vào hôm Thứ Sáu, cho biết chính phủ đã buộc các công ty phải thay thế các phụ tùng của Trung Quốc bằng các bộ phận máy móc được sản xuất trong nước.“Chúng tôi đã có kế hoạch thay thế những món hàng nhập cảng từ Trung Quốc bằng phần lớn các món hàng do các công ty Mexico hoặc các công ty ở Bắc Mỹ chế tạo,” Tổng Thống Sheinbaum nói.
Liên Hiệp Quốc : 85.000 phụ nữ bị giết hại trong năm 2023
Ít nhất 85.000 phụ nữ đã bị giết hại một cách có chủ đích trên toàn thế giới vào năm 2023, theo số liệu do Liên Hiệp Quốc công bố hôm nay, 25/11/2024, nhân Ngày quốc tế xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ. Báo cáo của Liên Hiệp Quốc cho biết “nhà vẫn là nơi nguy hiểm nhất” đối với phụ nữ, bởi 60% trong số những người bị giết là nạn nhân của “chồng hoặc các thành viên khác trong gia đình”. Báo cáo cũng nhấn mạnh mỗi ngày có 140 vụ giết hại phụ nữ, tức cứ 10 phút là xảy ra một vụ.Hiện tượng này “xảy ra ở khắp mọi nơi, ở tất cả các tầng lớp xã hội và nhóm tuổi”, những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất là Caribê, Trung Mỹ, Châu Phi và Châu Á.Tại Thổ Nhĩ Kỳ, nạn giết hại phụ nữ cũng không hề thuyên giảm, trong bối cảnh nhà chức trách làm ngơ trước những vụ việc này, theo phóng sự của thông tín viên Anne Andlauer từ Ankara :
Cựu thủ tướng Đức Merkel bình luận về Ukraine, Tổng thống Putin và ông Trump
Cựu Thủ tướng Đức Angela Merkel đã bày tỏ quan điểm thẳng thắn về cuộc xung đột ở Ukraine, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống mới đắc cử Mỹ Donald Trump.Bà Merkel, người phụ nữ từng được mô tả quyền lực nhất thế giới, đã lãnh đạo nước Đức trong 16 năm, vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính, đối mặt với cuộc khủng hoảng di cư năm 2015 và chứng kiến xung đột ở Ukraine năm 2014.Trong cuộc phỏng vấn với BBC hôm 24/11, bà Merkel đã nhận được các câu hỏi về việc liệu khi còn cầm quyền bà có quá mềm mỏng với Nga, quá chậm để trợ giúp Kiev hoặc nếu bà không ngăn chặn việc Ukraine gia nhập NATO vào năm 2008, liệu xung đột giữa hai nước láng giềng có xảy ra vào thời điểm hiện tại hay không.Cựu nữ thủ tướng Đức cho rằng, cuộc khủng hoảng ở Ukraine có thể bắt đầu sớm hơn và có thể sẽ tồi tệ hơn nữa nếu nước này bắt đầu tiến trình trở thành thành viên NATO vào năm 2008. “Với tôi, rõ ràng Tổng thống Nga Putin sẽ không đứng yên và nhìn Ukraine gia nhập NATO. Khi đó, Ukraine chắc chắn sẽ không được chuẩn bị tốt như vào tháng 2/2022”, bà Merkel giải thích
Israel tuyên bố đã hạ 2.500 thành viên Hezbollah trong gần 14 tháng
Quân đội Israel cho hay đã hạ ít nhất 2.500 tay súng, tập kích hơn 12.500 mục tiêu của Hezbollah trong gần 14 tháng, trước khi đạt lệnh ngừng bắn.”Hơn 12.500 mục tiêu Hezbollah, trong đó có khoảng 1.600 sở chỉ huy và 1.000 kho vũ khí, ở mặt trận phía bắc đã bị tấn công”, Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) ngày 28/11 thông báo, đề cập số liệu tính từ khi giao tranh giữa hai bên bùng phát vào đầu tháng 10/2023.IDF cho biết 14 nhóm tác chiến cấp lữ đoàn đã tham gia vào chiến dịch trên bộ từ ngày 1/10 ở miền nam Lebanon, tiến hành hơn 100 nhiệm vụ đặc biệt. Quân đội Israel xác nhận ít nhất 2.500 tay súng Hezbollah đã thiệt mạng, song ước tính con số này có thể lên tới khoảng 3.500 người.Trong số những thành viên Hezbollah bị hạ có thủ lĩnh Hassan Nasrallah và 13 thành viên trong ban lãnh đạo cấp cao. Ngoài ra, quân đội Israel còn hạ 4 sư đoàn trưởng, 24 lữ đoàn trưởng cùng loạt chỉ huy khác của Hezbollah.IDF cũng nói đã tịch thu 12.000 thiết bị nổ và máy bay không người lái (drone); 13.000 rocket, bệ phóng, vũ khí phòng không và chống tăng, bên cạnh 121.000 thiết bị truyền thông và máy tính.